Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Nắm Hạt Trai

29/11/201115:17(Xem: 4234)
02. Nắm Hạt Trai
TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
TRUYỆN THƠ - TẬP 1
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Diệu Phương tái bản 2002

(2)

Nắm Hạt Trai

Một hôm đạo sĩ A La

Trên đường khất thực ghé qua một nhà

Chuyên buôn vàng bạc, ngọc ngà

Giàu sang tột bực, xa hoa tuyệt vời.

Chủ nhà đang chọn hạt trai

Ðể xâu thành một chuỗi dài đeo chơi

Ðón mừng đạo sĩ tới nơi

Chủ nhà để nắm hạt trai xuống thềm

Vái chào cung kính trang nghiêm

Rồi xin vào lấy cơm đem cúng dường.

*

Một con ngỗng chạy ngoài vườn

Cánh dang thật rộng, cổ vươn thật dài

Ngỗng nhìn thấy đám hạt trai

Phô mầu óng ả, không người giữ canh

Tưởng đồ ăn rất ngon lành

Le te chạy đến đớp nhanh tức thì,

A La vội đuổi ngỗng đi

Tiếc thay quá chậm, còn gì nữa đâu

A La bối rối hồi lâu

Rồi ngồi trầm tĩnh, ngửng đầu ngắm hoa.

*

Khi đem cơm cúng dường ra

Hạt trai thấy mất chủ nhà hoảng kinh

Nhìn A La. Thấy lặng thinh

Hỏi người. Người vẫn một mình nín câm.

Chủ bèn hô bọn gia nhân

Mang giây ra trói tay chân của người

Rồi mời hương chức tới nơi

Khảo tra, đánh mắng nặng lời trước sau

A La im chịu đớn đau

Tới khi ngất xỉu máu trào thềm hoang.

*

Ngỗng bay lại hút máu loang

Chủ đang cơn giận lẹ làng cầm cây

Ðập đầu ngỗng chết lăn quay,

A La vừa tỉnh đưa tay vỗ về

Xoa đầu ngỗng, giọng từ bi

Lâm râm tiếng kệ, thầm thì câu kinh

Nguyện cầu cho ngỗng siêu sinh

Rồi sau kể rõ sự tình đầu đuôi

Nói rằng ngỗng nuốt hạt trai!

Chủ tuy nghe rõ lời người. Chưa tin.

Truyền đem mổ ngỗng ra xem

Hạt trai còn đó, trắng đen rành rành.

*

Chủ nhà sám hối tâm thành

Quỳ xin đạo sĩ niệm tình thứ tha

Hỏi: "Sao Ngài chẳng nói ra

Ðể cho nông nỗi xót xa thế này?".

A La đáp: "Nếu nói ngay

Ta e ngươi giết ngỗng này mất thôi

Không nên gây hại ở đời

Từ bi vô hạn, nhớ lời Phật ban!".

*

Nhà buôn tỉnh ngộ tự than:

"Chúng sanh nếu bỏ lòng tham tràn trề

Thực hành theo hạnh từ bi

Còn chi khổ não, còn gì đau thương

Nếu coi vật chất tầm thường

Thì đâu tăm tối lầm đường như ta!".

Nhà buôn lòng bỗng nở hoa

Thành tâm đảnh lễ, thiết tha nguyện thề

Noi gương đạo sĩ mọi bề

Cùng chung xây Ðạo Từ Bi cho đời,

Gieo hương giải thoát nơi nơi

Ánh vàng giác ngộ sáng ngời muôn phương.

(phỏng theo bản văn xuôi
của Thích Tâm Nguyên)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/05/2011(Xem: 2452)
Ngày xưa có một ông vua và một bà hoàng hậu ngày nào cũng nói: "Ước gì mình có đứa con!" mà mãi vẫn không có.
05/05/2011(Xem: 2503)
Một người có ba con trai, cả cơ nghiệp có một cái nhà. Người con nào cũng muốn sau này, khi bố mất, nhà sẽ về mình.
26/04/2011(Xem: 10636)
Mỹ Uyên tần ngần đứng trước cổng Tam quan chùa, lâu lắm rồi vì nhiều lý do nàng đã không đến đây dù rằng mỗi kỳ lễ Tết nàng đều từ thành phố về nhà thăm cha mẹ và nhà nàng cách chùa không xa lắm. Dù sao, ngôi chùa này với nàng cũng có biết bao kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu.
26/04/2011(Xem: 4282)
Ai đã từng đọc tác phẩm “Đoạn Trường Tân Thanh“ tức “Truyện Kiều“ của đại thi hào Nguyễn Du mà chẳng biết Hoạn Thư, người đàn bà “biết ghen“ thông minh vào bậc nhất nhì trên đời. Hoạn Thư thì quá nổi tiếng rồi (nhưng chẳng biết trên đời có thật hay không?), bây giờ thì tôi xin được kể về một Hoạn Thư khác hoàn toàn có thật, thật như mặt trời mọc ở đằng đông và lặn ở đằng tây vậy.
26/04/2011(Xem: 2421)
Một buổi tối, chàng đánh trống trẻ tuổi đi một mình giữa cánh đồng. Tới bên một cái hồ, anh thấy trên bờ ba chiếc áo trắng của ai vứt đó.
26/04/2011(Xem: 2116)
Xưa có một người trước khi đi xa từ biệt ba con gái, hỏi các con muốn lấy quà gì. Cô cả muốn lấy ngọc, cô thứ hai xin kim cương, cô út nói...
26/04/2011(Xem: 3038)
Xưa có một người lính như vậy bị thải hồi. Bác ta không học được nghề gì nên không kiếm tiền được, đành đi lang thang ăn xin thiên hạ.
26/04/2011(Xem: 2718)
Ngày xưa có một người đàn bà góa sống cô quạnh trong một túp lều gianh. Trước cửa là một cái vườn có hai cây hoa hồng, một cây ra hoa đỏ, một cây ra hoa trắng.
26/04/2011(Xem: 2505)
Ngày xưa có một ông vua trị vì vào thời nào, tên là gì, tôi không nhớ rõ nữa. Vua không có con trai, chỉ có độc một cô con gái, luôn luôn đau ốm...
25/04/2011(Xem: 3625)
Ông Tư bị ung thư và biết chắc không thể sống lâu hơn sáu tháng. Ông bình tỉnh chờ cái chết, và vui vẻ sống những ngày ngắn ngủi còn lại, mà không bi ai, không sợ hãi. Ông muốn sau khi chết, gia đình làm đám tang theo ý riêng của ông. Bà vợ nghe dặn dò cách thức làm đám tang kỳ dị, thì nói giọng buồn, với đôi mắt cầu khẩn: - Em nghe nói ngày xưa ở Huế, người đàn bà đầu tiên đi xe đạp, bị cả thành phố phỉ nhổ, xem như là Me Tây, như kẽ phá hoại phong hóa nơi đất thần kinh. Cho đến khi chiếc xe gắn máy hiệu “Velo solex” ra đời, người đàn bà đầu tiên xữ dụng, cũng bị xem như là thứ côn đồ, cao bồi du đảng, chẵng ai dám giao du thân mật. Đến như bà Thu, vốn là một công chúa, dù là con của vị phế đế, là người đàn bà có xe hơi, và lái xe hơi dầu tiên ở Huế, cũng bị thiên hạ nghi ngờ oan ức đến cái đức hạnh của bà, mà suốt đời không kiếm được một tấm chồng. Thế mà bây giờ, anh bảo em làm đám tang khác thiên hạ, không giống ai, thì chịu sao nỗi lời tiếu đàm của bà con, họ hàng! Ông Tư cười,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]