Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Người giao hàng cần mẫn

05/09/201103:08(Xem: 3767)
12. Người giao hàng cần mẫn

HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG
Huệ Trân 2008

Người giao hàng cần mẫn

Trong những sinh hoạt hàng ngày, không ai trong chúng ta không từng phải đi mua sắm những nhu yếu phẩm, những vật dụng cần thiết để phục vụ cho cái thân sống lâu, sống mạnh. Có những món ta tự đi, có những món người bán sẽ đến giao tận nhà. Có những món giao đột suất, có những món giao định kỳ… Những người giao hàng định kỳ đó, trông thì có vẻ siêng năng, đều đặn, nhưng thế nào chả có lúc trái gió, trở trời hay có việc gia đình bất thường mà người đó đã không thể giao hàng đúng hẹn! Nhưng có một người giao hàng không bao giờ trễ hẹn và món hàng người ấy giao không bao giờ suy suyển chất lượng. Chẳng phải người ấy chỉ giao hàng cho một nhà, một phố, mà người ấy giao khắp nơi, khắp chốn, bất cứ nơi nào, dù nơi đó có sự hiện hiện của nhân loại hay không. Người giao hàng này không có tên gọi, chẳng có hình dung nhưng không ai có thể chối bỏ công năng tận tụy, bền bỉ, cần mẫn của người đó. Món hàng được giao có tên là “hai mươi bốn giờ”.

Từ hửng đông khi mở mắt thức dậy, dù ta muốn hay không, người-giao-hàng-không-chân-dung đã đứng ngay bên giường, trao cho ta món hàng hai mươi bốn giờ. Món hàng đó, chất lượng đồng đều như nhau, từ Âu sang Á, nhưng cách xử dụng thế nào là tùy từng người nhận.

Thức dậy miệng mỉm cười
Hăm bốn giờ tinh khôi
Xin nguyện sống trọn vẹn
Mắt thương nhìn cuộc đời (*)

Sống thế nào để được coi là sống trọn vẹn? Tất nhiên, đi vào chi tiết, cái nhìn của mỗi người mỗi khác, nhưng cũng có những điểm chung khó có thể phủ nhận. Đơn giản, đan cử ngũ giới trong đạo Phật. Khi một người Phật tử thọ tam quy ngũ giới thì năm giới này sẽ là thành trì giúp người đó xử dụng món hàng hai mươi bốn giờ một cách xứng đáng. Năm giới đó là:

Không sát sanh
Không trộm cắp
Không tà dâm
Không nói dối
Không uống rượu

Năm giới rất đơn giản, rất dễ hiểu này chính là cái NHÂN căn bản để làm người.

Ta sơ ý đứt tay, đau thế nào thì con sâu cái kiến khi bị thương tích cũng đau thế ấy. Người con Phật, ý thức được những đau đớn này phải thể hiện lòng đại bi, tránh sát hại sinh linh.

Ta mất của, tiếc rẻ và sót sa thế nào thì người bị ta lấy món chi cũng cùng trong tâm trạng đó. Người con Phật phải đem lòng đại từ mà tôn trọng tư hữu của người khác.

Ta bị phản bội, phụ bạc, đau khổ thế nào thì người khác cũng rơi vào tuyệt vọng như thế. Người con Phật phải lấy đạo lý làm trọng, không xâm phạm vào hạnh phúc người khác.

Ta nói dối để đạt điều mình muốn, tất sẽ tác hại ngược lại tới người nghe. Người con Phật phải biết tôn trọng sự thật, không thêu dệt nói lời sai trái.

Rượu là chất có thể làm ta rơi vào tình trạng mất tự chủ, mất sáng suốt, kéo theo bao tác hại vô lường do không còn tỉnh táo. Người con Phật phải biết tránh trước, bằng cách không xử dụng rượu và các chất độc tố.

Chỉ cần tỉnh giác và tuân theo ngũ giới, ta đã xử dụng món hàng hai mươi bốn giờ một cách rất xứng đáng rồi. Nếu ta siêng năng thêm chút nữa, quán chiếu và tu tập Bát Chánh Đạo là con đường cao quý Đức Thế Tôn từng chỉ dạy thì ta còn còn làm đẹp biết bao cho đời sống. Mỗi bài pháp Đức Thế Tôn tuyên giảng đều có thể dẫn giải qua mọi trình độ từ cạn đến sâu, tùy căn cơ chúng sanh. Ở đây, chỉ tạm nhìn bằng khía cạnh đơn giản nhất để dễ giúp ta an lạc qua mỗi giây, mỗi phút.

Vậy Bát Chánh Đạo là gì?

Đó là: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. Nói một cách dễ hiểu hơn thì tám điều đó là: Nhận thức chân chính, Suy nghĩ chân chính, Lời nói chân chính, Hành động chân chính, Sinh kế chân chính, Chuyên cần chân chính, Niệm lực chân chính và Định lực chân chính.

Nhận thức chân chính được xếp đứng đầu Bát Chánh Đạo vì điểm này rất quan trọng. Khi cái thấy biết của ta được suy lường cẩn trọng thì bẩy điểm sau sẽ được nuôi dưỡng bằng chánh niệm để tưới tẩm hạt giống lành thiện trong từng ý nghĩ, từng hành động. Theo đạo lý duyên khởi thì cái nọ vì cái kia mà có. Tất cả mọi hiện tượng đều là Nhân và đồng thời cũng là Quả, không có cái gì thuần túy chỉ là nhân hay quả. Được sắp đặt đứng đầu Bát Chánh Đạo, với tư cách là Nhân, Nhận thức chân chính nuôi dưỡng bẩy phần kia; nhưng với tư cách là Quả thì bẩy phần kia lại nuôi dưỡng Nhận thức chân chính. Như quan sát chiếc lá, tưởng lá chỉ sinh ra nhờ cây, lá là con của cây, nhưng nhìn sâu sắc hơn thì lá cũng là mẹ của cây vì ngay thời gian lá đang ở trên cây, lá đã góp phần biến những nhựa nguyên thành nhựa luyện để không chỉ nuôi lá mà còn trở về nuôi cây. Sư Ông Làng Mai đã đưa ra hình ảnh rất hay này.

Khi khởi niệm, Nhận thức chân chính chỉ là những kiến thức có tính cách khái niệm bên ngoài nhưng khi có Suy nghĩ chân chính cùng làm việc thì Nhận thức chân chính bắt đầu có sự phát triển sâu sắc ở bên trong. Tiếp tục như thế, ta sẽ hiểu rằng việc xử dụng Lời nói chân chính chẳng những làm đẹp ta mà còn là gạch nối cần thiết để làm đẹp người…

Sau khi đã dựng được nền móng như thế, làm sao ta lại không tiến tới những điểm son tiếp nối của bài pháp được mệnh danh là Bát Thánh Đạo Phần?

Một người Phật tử, chỉ cần nương chừng đó pháp mầu thôi cũng có thể giúp ta sống đời đáng sống. Huống chi Đức Thế Tôn còn để lại bao lời dạy vàng ngọc qua những bài pháp khác như Tứ vô lượng tâm, Thất giác chi, Tam giải thoát môn, Lục độ ba la mật v.v…; bao tư tưởng uyên áo qua rừng kinh điển như Bát Nhã, Hoa Nghiêm, Viên Giác, Pháp Hoa, Duy Ma Cật v.v… để những ai có đủ duyên bước sâu vào cửa Phật mới thấy được lòng đại từ đại bi của Đức Thế Tôn sau bốn mươi chín năm thuyết pháp không ngừng nghỉ.

Hiện tại, rồi sẽ là quá khứ và sẽ thành tương lai. Thế nên, hãy sống thế nào cho xứng đáng ở hiện tại thì đó chính là quá khứ và tương lai.

Hai mươi bốn giờ mỗi ngày đang có trước mắt, đang có trong tay mà không làm chủ được thì nói chi tới quá khứ đã qua, tương lai chưa tới? Mỗi con người bình thường đều có tuệ giác, có khả năng đạt tới Định, Niệm, Tuệ, nghĩa là, mỗi chúng sanh đều có Phật trong tâm, vô minh dày thì Phật khuất, vô minh mỏng thì Phật mờ, vô minh diệt thì Phật tỏ. Tu là siêng năng quét bụi vô minh để ông Phật trong ta hiển lộ

Siêng năng quét đất Bụt
Cây tuệ nẩy mầm xanh (*)

Hãy tự thành thật với mình khi mỗi ngày, kiểm điểm đã xử dụng món hàng hai mươi bốn giờ như thế nào, ta sẽ biết ta có đang sống không, hay ta chỉ có mặt mà mỗi hai mươi bốn giờ trôi qua, chẳng làm gì có ích cho mình, cho người thì có thực là ta đang sống?

Chớ nói sống như thế là sống như cỏ cây, sẽ oan cho cỏ cây lắm! vì mỗi hơi thở của cỏ cây cũng góp phần làm trong lành không khí.

Trong khi uế nhiễm từ tâm địa sân hận đang làm khô héo bao tình người!!!

(Cốc Thảnh Thơi - Tháng Ba, 2008)

(*) Thi kệ nhật tụng Làng Mai
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/03/2011(Xem: 8633)
Theo đạo Phật, luật nhân quả không chỉ giới hạn trong một đời sống hiện tại này, mà là một quy luật chi phối trong suốt dòng thời gian...
13/03/2011(Xem: 10606)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
13/03/2011(Xem: 6589)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
10/03/2011(Xem: 11763)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
09/03/2011(Xem: 10985)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
04/03/2011(Xem: 5468)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
04/03/2011(Xem: 10700)
Đây là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên rất sống động, được thuật lại với nhiều chi tiết thú vị.
04/03/2011(Xem: 8253)
Một hôm, Hàn Sơn hỏi Thập Đắc: Ở đời, có người đánh tôi, mắng tôi, làm nhục tôi, khi dễ tôi, dọa tôi, gạt tôi, chê tôi, khinh tôi, ăn hiếp tôi, cười ngạo tôi cho đến đối xử khắc nghiệt với tôi, thì phải xử trí như thế nào? Thập Đắc đáp: Chỉ cần nhịn nhục họ, kính họ, sợ họ, tránh họ, nhường họ, khiêm tốn với họ, không chống cự họ, không cần để ý đến họ, rồi chờ ít năm ông hãy nhìn họ xem.
04/03/2011(Xem: 7278)
Ngài Hàn-Sơn : Trong thế gian mà bị người phỉ báng, khi dễ , nhục mạ, cười chê, khinh khi , chà đạp, ghen ghét , đè bẹp, đố kị ta. Như thế, ta phải xử trị cách nào ? Ngài Thập-Đắc trả lời : Thản nhiên vì họ mà nhẫn, mà nhường,  mà cung kính, là trọng tự do của họ, mà tránh đi, cuối cùng đừng để ý tới họ nữa. Chờ vài năm sau sẽ gặp họ. Hàn-Sơn lại hỏi : Họ vẫn giữ quyết liệt như vậy ! Có thể trốn núp được chăng ? Ngài Thập-Đắc nói : " Tôi đã từng thuộc Bài Kệ của Bồ-Tát Di-Lặc. Bạn lắng nghe ! Tôi vì Bạn mà niệm bài kệ :
24/02/2011(Xem: 2846)
Cách đây 28 năm (1973), hồi đó tôi 16 tuổi (1945), nghe kinh Bát Nhã và pháp Bảo Đàn, bỗng nhiên lòng tôi không còn luyến tiếc gì bản thân và muốn xa lìa tất cả để lên non cao tu luyện. Tôi đem ý nguyện ấy thưa với Bổn sư là Hòa thượng Diệu Quang, Tổ thứ sáu của Tổ đình Thiên Ấn và là vị khai sơn chùa Viên Giác núi Thanh Thanh - nơi tôi đang tu học. Hòa thượng nhìn tôi và nghiêm trọng bảo - ông nên dẹp bớt lòng bồng bột ấy đi! Vì khi đang học đạo thì ai cũng tưởng mình có thể thực hành sáu pháp lục độ chẳng mấy khó. Nhưng khi va chạm vào thực cảnh, chịu đói lạnh vài ba tháng, những cơn sốt rét ở rừng sâu và biết bao cảnh trạng kỳ quái cứ đêm đêm lại hiện về như trêu cợt, như dọa nạt thì thối chí ngay. Nếu chí thoát trần mạnh mẽ có thể vượt qua được, thì bấy giờ cái "Động" ở nội tâm lại hiện ra. Tổ xưa đã dạy: "Cực tịnh sanh động". Ông nên tham cứu nghĩa lý ấy và nán lại năm sau, hay đợi khi thọ đại giới rồi sẽ cho ông đi cũng không muộn. Rồi Hòa thượng đưa tay chỉ về trảng núi phía tâ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]