Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Đi tìm quê hương

05/09/201103:08(Xem: 2845)
04. Đi tìm quê hương

HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG
Huệ Trân 2008

Đi tìm quê hương

Có lẽ trong đời, nhiều người đã từng nói, hoặc từng nghĩ tới câu này “Đi tìm quê hương”. Ai đi tìm quê hương? Chắc hẳn phải ngầm có chủ từ Tôi, Anh, Chị, v.v…

Khi lòng ta hướng về tâm trạng đi tìm quê hương thì không phải chỉ vì ta đang xa quê hương, đang nhớ quê hương mà ngay cả khi đang sống giữa lòng quê hương lại cảm thấy ta như khách lạ! Nên đi tìm quê hương không phải chỉ là đi tìm mảnh đất quê hương mà còn là tìm về quê hương tâm linh.

Vậy, tìm quê hương là đích thực tìm gì?

Mỗi người đều có cái nhìn khác nhau. Riêng tôi, quê hương đích thực là những phút giây tôi an lạc, tôi vững chãi, tôi thảnh thơi, tôi biết yêu mình và yêu người.

Quê hương với ta phải là Một. Tìm quê hương ngoài ta sẽ chẳng thể thấy.
Tôi đã từng lạc quê hương.
Tôi đã từng lạc tôi.

Những khi ấy, tôi vô cùng hoang mang, sợ hãi vì tôi chưa biết cách tự vệ và chấp nhận sự bất xứng do lòng người thâm độc gây ra, nên nhìn cành cây cong nào cũng ngỡ là cung tên! Trong cơn hoảng hốt, tôi lại sai lầm khi cất bước chạy trốn với ý nghĩ “Tôi phải đi tìm cho ra quê hương. Where’s my true home?”

Nói như thế, giống như TÔI là sự ĐÃ tìm ra rồi, trong khi tôi đang lạc tôi, tôi không biết tôi là gì, tôi là ai, mới để cho sự tuyệt vọng, sự sợ hãi lấn áp mình như thế! Khi tôi chưa tìm ra tôi thì tôi chỉ là VỌNG. Một cái đang còn là vọng lại khởi bước đi tìm một cái khác thì làm sao thấy được! Thật đáng tội nghiệp!

Người xưa thường nói “cùng tất biến”. Không biết cái vòng tội nghiệp mà tôi phải lăn trôi đã tới cùng chưa, nhưng khi chuỗi Bồ Đề 108 hạt, lần trên tay, bỗng đứt ở hạt thứ 99, đang trên câu niệm Đức Quan Thế Âm thì tôi đã biết.

Đây chính là lời tôi phát nguyện trước Đại Tôn Tượng Quan Thế Âm trong Lễ Hội Quan Âm lần thứ sáu tại chùa Việt Nam, Houston, Texas. Tôi đến trước ngày khai mạc Lễ Hội, quỳ rất lâu trước Tôn Tượng hiển linh và xin Đức Đại Từ Đại Bi chỉ cho tôi con đường tìm về Quê Hương qua bất cứ một hình thức nào khi tôi đang niệm danh hiệu Ngài. Đó cũng là thời gian đài khí tượng địa phương chính thức thông báo sẽ có giông bão và mưa đá trút xuống thành phố. Khi tôi bước qua chiếc cầu gỗ bắc ngang hồ Hương Thủy để đến quỳ trước Tôn Tượng thì gió bốn phía đang ào ạt thổi tới, làm nghiêng ngả hàng dừa cao vút, tưởng như những đám rễ dưới lòng đất đang hoảng sợ, rên xiết trước sức mạnh hung hãn của cuồng phong! Gió bão ngoài trời và gió bão trong lòng tưởng sẽ quật ngã một sinh linh vô minh yếu đuối như tôi. Nhưng lạ thay, khi tôi phải hết sức ngửa cổ ra sau mới có thể nhìn suốt tới vầng hào quang trên đỉnh đầu Tôn Tượng, thì lòng tôi bỗng bình lặng. Tôi nhìn thấy rõ ánh mắt Mẹ Quan Âm. Đó là ánh mắt của “Từ nhãn thị chúng sanh”, mắt thương nhìn xuống chúng sanh khổ lụy.

Đại Tôn Tượng Mẹ Quán Âm hùng vĩ lắm, tưởng như chạm tới khung trời Đâu Suất. Vậy mà Mẹ đã nhìn thấy tôi, một sinh linh nhỏ bé đang quỳ dưới chân Mẹ. Quả thật, Mẹ không bỏ sót một ai thành tâm cầu khẩn Mẹ. Nếu không thế, giông bão trong lòng tôi sao bỗng nhiên êm ả khi tôi vừa chạm vào ánh mắt từ bi của Mẹ?

Rồi chẳng phải chỉ bão trong lòng lắng yên mà bão ngoài trời do những chuyên viên khí tượng đo lường và dự đoán cũng đứng ngoài hết mọi chương trình Lễ Hội, như một phép lạ mà những ai không có lòng tin sẽ chẳng thể hiểu nổi! Sự nhiệm mầu này, hàng ngàn Phật tử khắp nơi về dự Lễ Hội Quan Âm lần thứ sáu, vào ba ngày cuối tuần của cuối tháng ba năm 2007 đều đã chứng kiến!

Từ ngày cầu nguyện trước Tôn Tượng Mẹ, tôi đã tụng niệm danh xưng Mẹ bao nhiêu ngàn lần trong suốt hơn một năm qua nhưng chưa thấy một biểu hiện nào rõ nét. Tôi biết, đó là vì nghiệp mình chưa dứt. Tôi chưa trả hết nợ đời, nợ người, cho đến khi xâu chuỗi lần trên tay đứt ở hạt thứ 99, đồng thời với mũi tên tẩm thuốc cực độc do lòng ích kỷ, dối trá của nhân thế bắn ra, thì tôi biết đã đến lúc tôi được lên đường.

Ngay lập tức, tôi nhìn thấy Quê Hương mình.

Bao nhiêu khổ đau phiền não bỗng tan biến, như phẩm Gánh Nặng trong kinh Tạp Hàm, có một người thường nhẫn nhục, gánh một gánh mà đi trong khổ nhọc. Nhưng khi người ấy nhận ra, cái gánh vẫn oằn vai khiêng vác bấy lâu chỉ là gánh nặng, người ấy liền bỏ gánh xuống, rồi đứng thẳng, nhìn con đường thênh thang trước mắt và mỉm cười, tiếp tục đi.

Những bước chân sau đó là những bước chân an lạc, thảnh thơi.
Chỉ cần biết buông bỏ gánh nặng, người ấy không cần nhọc công tìm cũng đã thấy Quê Hương.

Hôm nay, tôi nhận được một lá thư, đóng dấu bưu điện từ tiểu bang xa gửi tới. Lá thư của một đạo hữu thân thương, hằng theo dõi bước chân tôi. Mở ra thì đây không thuần túy lá thư mà là một bài viết được cắt ra từ một tờ báo, kèm theo năm chữ “Thân quý tặng sư cô”. Đạo hữu này biết là bấy lâu nay tôi không đọc báo, cũng không mở những website chỉ có những thị phi làm vẩn đục thân tâm, nên đã gửi cho tôi trang báo này. Đây là bài viết của một Phật tử trong lần ghé thăm Thầy Tuệ Sỹ tại Quảng Hương Già Lam ở Quận Gò Vấp. Chỉ vừa nhìn tấm ảnh kèm theo cũng đoán được phần nào nội dung. Hình chụp Thầy ngồi trên chiếc võng, trước Thị Ngạn Am, tiếp người bạn trẻ đến thăm.

Hình ảnh Thầy và chiếc võng trên hành lang nhỏ hẹp dẫn vào Thị Ngạn Am là hình ảnh quá thân quen đối với Phật tử Việt Nam khắp năm châu, vì hình ảnh đó không hề thay đổi từ khi vị tu sỹ mang bản án tử hình, được đổi thành chung thân khổ sai, rồi quản thúc vô thời hạn tại tu viện Quảng Hương Già Lam cho đến ngày nay. Tất cả những từ ngữ “tử hình, chung thân, quản thúc …” rồi bây giờ đang là “thân cộng, phản bội, chạy theo danh lợi v.v…” đều do tâm địa và miệng lưỡi thế gian đặt cho. Còn Thầy ư? Thầy vẫn lặng thinh như vạn hữu. Vạn hữu có nói gì đâu mà vẫn đủ bốn mùa mưa nắng! Thầy có nói gì đâu mà tâm lượng Bồ Tát vẫn tỏa rộng năm châu! Chỉ có lòng người đổi thay, tự biến dạng thành những ngọn gió đen, làm ngả nghiêng hoa trái. Thầy vẫn ngồi đó, trên chiếc võng năm xưa, rồi công phu sớm tối ba thời, ngày ăn một bữa, đêm đắp một chăn đơn, chứ có lẽ Thầy cũng chưa tận dụng đủ tới ba Y một Bát!

Nhẩn nha đọc bài báo thì tôi cũng bật cười như Thầy đã cười vậy. Khi người phương xa ghé thăm, hỏi Thầy về những lời cáo buộc bên ngoài, rằng Quảng Hương Già Lam là “bản doanh của Hội Thân Hữu Già Lam, là đầu não những âm mưu lật đổ GHPGVNTN”! Kẻ phàm phu nào mà bị cáo buộc như vậy, chắc chắn sẽ có nhiều phản ứng ngoạn mục lắm. Nhưng Thầy Tuệ Sỹ chỉ mỉm cười nhẹ nhàng: “Thì quý vị đến thăm bất ngờ đó, quý vị cứ tham quan và nhìn xem có những ai và những gì nơi đây”

Thầy nói, có lẽ chỉ để đáp lòng khách, chứ nói như thế cũng như không nói! Chỉ có hương trà, hương thanh khiết từ những giò lan dọc hành lang hẹp và thanh âm thánh thót, lao xao từ những phong linh treo quanh vườn đang len nhẹ vào hồn, chuyển hóa uẩn khúc thế gian thành an lạc, mới là câu trả lời cho khách.

Tinh thần Hoa Nghiêm từng dạy một câu rất thâm sâu nhưng chỉ cần lắng tâm là có thể nắm bắt được. Đó là: “Khoảnh khắc chứa đựng thiên thu”. Mỗi phút giây là mỗi thách thức của ta qua sự hiện hữu ở cõi Ta Bà này. Ta phải nghĩ thế nào để có chánh niệm, thở thế nào để có tỉnh thức, sống thế nào để có an lạc. Bước được một bước chân vào Tịnh Độ thì cần gì trăm năm?! Khoảnh khắc đó chính là thiên thu đấy.

Vị tu sỹ ngồi đó, tâm không lay động như thiết thạch vạn cổ, nhưng nụ cười nhẹ lại là vô lượng từ ái của phút giây hiện tại.

Nên tôi nhìn Thầy, dù chỉ qua tấm ảnh, mà thấy Thầy có mặt ở cả tích-môn lẫn bản-môn.

Không thở không khí nhiễm ô thì tâm không ô nhiễm.
Không lụy nơi uế trược thì thân không vấy bẩn.

Nhìn hình ảnh Thầy, trước sau như một, xuất thế gian mà không rời thế gian pháp, tôi lại thấy cả một trời Quê Hương.

Với tôi, Thầy Tuệ Sỹ vẫn mãi mãi đồng nghĩa là Quê Hương Đích Thực.

(Cốc Thảnh Thơi, Tháng Ba, 2008)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/09/2010(Xem: 8072)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
10/09/2010(Xem: 51105)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
02/09/2010(Xem: 5589)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không, Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
02/09/2010(Xem: 2527)
Tha phương sinh sống xứ người, tuy thâm tâm lúc nào cũng hướng về quê hương mến yêu, thế nhưng phải chờ đợi đến hơn hai mươi năm trời, sau bao ngày khắc khoải suy tư Thanh mới đột ngột quyết định về nước nghỉ hè hai tháng. Chàng về Saigon viếng thăm họ hàng vài ngày, rồi lang thang du ngoạn khắp các vùng biển từ Sầm Sơn đến Vũng Tàu, sau cùng quay lại Nha Trang, chiều chiều thơ thẩn đi dài dài trên bãi, mắt lơ láo nhìn biển khơi xa xăm với nỗi buồn vời vợi.
02/09/2010(Xem: 2550)
“Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm, rồi dường như đang bâng khuâng thả hồn theo những chiếc lá phong đỏ thẩm từng chiếc, từng chiếc rụt rè buông rời cành theo làn gió chiều mơn man. Còn Phước thì cầm chung trà, đi tới lui đăm chiêu suy nghĩ, mấy lần định lên tiếng mà cố đè nén chưa chịu hở môi.
02/09/2010(Xem: 2433)
Nghĩa háo hức theo mẹ về Việt Nam thăm viếng quê hương. Sau mấy ngày vui nhộn làm sống lại những kỹ niệm ấu thơ tại Thủ Đức với bà con họ nội xa gần, chàng theo mẹ về quê ngoại, tạm trú tại nhà cậu Út ở thành phố Phan Rang, Ninh Thuận. Vì thuở nhỏ chàng không có cơ hội liên lạc với họ ngoại, nên dù được cậu tiếp đón rình rang, nhưng chàng muốn thân thiết với hai đứa em cô cậu thật khó.
01/09/2010(Xem: 4406)
Dù dòng thời gian đã xoá nhòa những hình ảnh quý gíá xa xưa, dù dấu chân của các Ngài đã rêu phong phủ kín. Nhưng những dấu chân ấy đã đi vào lịch sử nhân gian, dù tiếng nói các Ngài đã hòa vào không gian tĩnh lặng. Nhưng đâu đây vẫn còn vang vọng pháp âm của các Ngài, làm chấn động tâm tư huyết mạch của bao người con Phật. Trong quyển “Những Vị Phật ở Miền Tây Nam Việt Nam” này. Chúng tôi sưu tầm, nghiên cứu và ghi chép trung thực theo lời thuật của các vị Trưởng Lão uy tín; hay các vị trí thức trung hậu; hoặc trích trong các tài liệu giá tri được mọi người tin tưởng.
28/08/2010(Xem: 52893)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 3520)
Tết Mậu Thân 1968, một cái Tết mà Việt Cộng tràn về quá bất ngờ, tôi không thể tin rằng đó là sự thật. Mồng Một Tết vẫn ăn Tết sắm sửa bình thường. Nhà tôi ở lầu 2 trường Đồng Khánh vì tôi làm Giám Học tại trường này, bên hông là Tòa Hành Chánh và Lao xá Thừa Thiên - nơi giam giữ nhiều tù binh Việt Cộng. Cả ngày vẫn tấp nập bà con tới lui thắm viếng, chiều lại còn có con của các nhân viên trong trường đến thăm chuyện trò hàn huyên vui như ngày hội. Tối đến cả nhà còn bàn nhau nên đi ngủ sớm để ngày mai xuống phi trường đón gia đình người anh chồng về Huế ăn Tết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567