Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Tìm Mộ

29/08/201112:48(Xem: 5139)
4. Tìm Mộ

TÂM HƯƠNG TẢI ĐẠO
Tuyển tập truyện ngắn thắp lên tinh thần Đạo Giác Ngộ giữa chốn vô minh
Gió Đông xuất bản 2002
Linh Linh Ngọc

TÌM MỘ

Mâm cỗ chay chiều ba mươi Tết vừa dọn xong trên ban thờ gia tiên. Tôi đốt nhang trầm trong lư đồng nhỏ, cắm hai bình hoa huệ trắng muốt hai góc ban thờ Phật và rót trà mạn sen vào những tách sứ. Mẹ tôi mặc aó tràng nâu, tay cầm chuỗi hạt, ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu hoa trải trước ban thờ. Tôi vái một vái dài, thỉnh chuông mõ trên ban thờ Phật xuống rồi cũng ngồi xếp bằng, sau mẹ.

Hương trầm ngan ngát tỏa lan, quyện vào ánh nến ấm áp. Khung cửa sổ mở rộng, nhìn ra vườn sau, ở đấy, hai cây mai tứ qúi tôi cẩn thận tỉa lá từ trong năm, đang trổ những bông vàng rực rỡ bên gốc lê gìa điểm nụ trắng tinh khôi.

Mẹ tôi khai chuông. Sau lễ dâng hương, tôi nhịp mõ. Hai mẹ con bắt đầu tụng phiên Kinh Bát Nhã.

Khi mẹ chưa qua, trong những dịp lễ lạc, tôi hay đến chùa. Ở đó, giữa bao Phật tử thành tâm tụng niệm, tôi thường chỉ im lặng qùy gối suốt phiên kinh. Tiếng chuông mõ thường đưa tâm hồn tôi bay bổng về quê hương, nơi bàng bạc có tiếng chuông ngân từ ngôi từ-đường họ Nguyễn-Hữu. Ngôi từ-đường đó, sau năm 86, mẹ tôi đã cùng với ít ỏi con cháu giòng Nguyễn Hữu còn sót lại ở miền Bắc, chung lòng chung sức hoàn thành để vong linh Ông Bà Tổ Tiên có nơi nhang khói. 

Tôi tưởng mẹ đã tạm yên vui. Nhưng chưa.

Nhang trên ban thờ gia tiên vừa tàn. Xấp nhỏ theo bố mẹ chúng đi mua sắm chưa về. Tôi thắp thêm tuần nhang nữa. Hai mẹ con quyết định chờ con cháu về mới dọn cỗ xuống cùng ăn.

Vẫn ngồi trên chiếu trong tư thế tụng kinh, mẹ bỗng nhìn tôi, nói: 

-Qua Tết, mẹ định thu xếp về quê tìm mộ ông ngoại của cô.

Tôi ngạc nhiên:

-Tìm mộ ông ngoại con ? Làm sao tìm được ? Năm, sáu chục năm qua mẹ không liên lạc được với ai ở bên ngọai, biết bắt đầu từ đâu mà tìm ?

Mẹ tôi ngước nhìn lên làn khói nhang lan tỏa trên ban thờ, nói một cách tin tưởng: - Ông ngọai cô linh thiêng, sẽ phù hộ cho mẹ tìm được.

Tôi biết tính mẹ, tuy đôn hậu dịu dàng nhưng cương quyết. Tôi biết, rồi mẹ sẽ về quê tìm mộ ông ngoại, như mẹ đã từng quyết tâm dựng lại nhà thờ Tổ trên đất cũ ở quê nội. Trên tinh thần, hai sự việc có thể mang ý nghĩa như nhau, nhưng trên thực tế, việc tìm mộ ông ngoại tôi , chắc chắn không giản dị.
Ông ngọai mất khi mẹ mới mười bốn tuổi. Mẹ không hề có được một tấm hình của ông, nhưng lạ thay, tôi vẫn thường tưởng tượng được ông ngoại qua những mẩu chuyện mẹ kể.

Ông ngoại tôi là một, trong những người sáng lập ra công ty rượu Văn-Điển, cung cấp rượu cho hầu hết miền Bắc. Ông theo Tây học, đã từng xuất ngoại học ngành quản trị xí nghiệp ở Paris. Dẫu thế, ông vẫn không qua khỏi những cổ tục ở quê nhà. Bà ngọai tôi là vợ chính thức do sự sắp xếp của đôi bên gia đình, nhưng chưa hề có một tờ hôn thú cũng như chưa hề theo ông ra tỉnh. Bà ngoại tôi ở quê đủ bốn mùa nắng mưa, đủ hai mùa cầy cấy, bình an thanh thản. Ông cứ đi Tây đi Tầu, cứ ở Hà-Nội, Hải-Phòng, Nghệ-An, Hà-Tĩnh... bao giờ ông ghé về quê thì bà lại tất tả bắt gà vịt nấu nướng, hái những cây trái tươi tốt nhất trong vườn mời ông nếm thử ...

Đời làm vợ của bà ngoại tôi chỉ có thế nhưng ngọai tôi an vui lắm. Mẹ tôi cho rằng ngoại an vui vì ngoại không hề biết đòi hỏi.

Ông ngoại tôi chu du khắp nơi rồi cũng trở về Hà-Nội. Ông cưới bà vợ hai để hy vọng có con trai, với sự đồng ý của gia đình, vì bà ngoại tôi chỉ có hai con gái là bác Xuân và mẹ tôi. Bà vợ hai của ông là dân tỉnh thành nên từ hình thức đến nội dung,bà hoàn toàn khác hẳn bà ngoại tôi. Điều đó khiến bà ngoại tôi rất vui mừng vì yên lòng ông đã có người tương xứng cận kề bầu bạn.

Việc ông ngoại tôi cưới vợ hai, hầu như chẳng ảnh hưởng gì nhiều tới gia đình, trừ mẹ tôi. Đây là một khúc quanh đau thương của mẹ. Một năm, sau khi về làm bạn với ông tôi, bà vợ hai đề nghị đưa mẹ tôi lên tỉnh. Bà nói rằng, con gái học chữ tới lớp ba là đủ rồi, phải lên tỉnh để bà dạy buôn bán, nội trợ ...

Với tâm hồn đôn hậu, chất phác, bà ngoại đưa mẹ tôi lên tỉnh để mẹ tôi được ở gần bố và được dì ghẻ dậy dỗ những điều thiết thực hơn. Bà ngoại tôi không bao giờ ngờ -và ngay cả ông ngoại tôi cũng không bao giờ biết - rằng trong ngôi nhà nguy nga kia, với năm, bẩy kẻ hầu người hạ, mẹ tôi đã bị đầy đọa thế nào. Tuổi thơ của mẹ tôi là những lời chửi rủa tục tằn, những trận đòn vô lý. Chị bếp nêm muối qúa tay, mẹ cũng bị lôi ra đánh vì “Mày mải chơi ở đâu, sao không trông chừng con bếp nấu nướng?“. Anh làm vườn vô ý để gẫy nhánh hải-đường, mẹ cũng bị một trận roi mây vì “Mày không biết nhắc nhở thằng Cán là phải nhẹ tay hả?“....Như thế, tuổi thơ của mẹ tôi là từng chuỗi dài sợ hãi, hồi hộp từng phút từng giây không biết lúc nào, chuyện gì xẩy ra , ở đâu, và roi mây từ tay người dì ghẻ sẽ ráng xuống như mưa rào. Trong những cơn mưa rào ấy, mẹ chỉ có thể làm được hai việc là khóc và xin lỗi bà dì ghẻ. Khóc là phản ứng tự nhiên của thể xác, vì bị đòn đau, nhưng xin lỗi bà dì ghẻ thì cho đến bây giờ, mẹ tôi cũng không hiểu tại sao phải xin lỗi.

Mỗi khi mẹ tôi kể chuyện cũ, tôi thường tức giận mà hỏi, sao mẹ tôi không mách ông ngoại. Thật là tội nghiệp, mẹ tôi sợ bà dì ghẻ tới mức nếu mách ông mà bà ta biết được, chắc bà ta sẽ cầm dao phay, chặt mẹ ra từng khúc !!!.

Thế nên, hơn bẩy năm trời sống gần bố là hơn bẩy năm sống trong địa ngục . Những người thương yêu và che chở cho mẹ tôi chính là bà bếp, anh làm vườn, chú tài xế, con sen ...Nhưng họ cũng chỉ là tôi tớ trong nhà, họ có nhận hết lỗi lầm của họ thì mẹ tôi cũng vẫn bị đòn. Họ chỉ còn biết xót xa, lấy dầu xoa bóp cho mẹ sau mỗi trận mưa roi ...

Thời thơ ấu tối tăm,đau đớn này của mẹ, tôi có viết ngàn trang cũng chưa hết. Tôi chỉ gợi lên một phần nhỏ để phác họa về những bối cảnh quanh ông ngoại tôi. Ông là mẫu người có đầy đủ tất cả trong xã hội , từ tiền tài danh vọng tới vợ đẹp con ngoan. Vậy mà, thảm kịch đã đến khi mẹ tôi mới mười bốn tuổi. 

Thảm kịch này chỉ một mình ông ngoại tôi biết nguyên nhân, và cái nguyên nhân ấy đã theo ông xuống lòng đất lạnh.

Mùa hè Hà-Nội, trời nóng và khô. Hè cũng là mùa có nhiều cây trái ngon nhất trong năm. Nhưng ông ngoại tôi không thích gì ngoài chuối tiêu. Ông có thể ăn cả nải chuối một lúc nếu bữa cơm nào nhằm món không được vừa ý. Mẹ tôi biết thế, lúc nào cũng chọn những qủa chuối chín vàng, thơm ngon nhất, để sẵn trong phòng ông. 

Hôm đó là ngày 17 tháng 8 năm 1936, ông gọi chú tài xế đến sở đón ông về sớm hơn mọi ngày. Thấy ông tôi về sớm, mẹ tôi vội vã chạy lên lầu, chuẩn bị phòng tắm để ông đi tắm cho khỏe. Bà dì ghẻ thì đang bận rộn với mấy người hàng cốm, vừa gánh những mẹt cốm ngon nhất mùa tới theo lời bà dặn.
Mẹ tôi lo phòng tắm cho ông tôi xong, chạy xuống nhà bếp xem chị bếp đang nấu món gì. Mẹ xắt chưa xong mấy củ su hào thì chợt nghe từ trên lầu, một tiếng nổ chát chúa như tiếng súng. Chị bếp nghĩ là mấy đứa trẻ hàng xóm lại rình rập bắn chim bằng ná, những viên sỏi lớn bằng ngón tay cái thường rơi lộp độp trên mái bếp.

Mẹ buông su hào, chạy lên phòng ông ngoại. Mẹ không tin tiếng động vừa rồi là tiếng sỏi bắn chim.

Cửa phòng ông ngoại tôi chỉ khép hờ. Mẹ run giọng, gọi khẽ :

-Thầy ơi !

Không có tiếng ông ngoại tôi trả lời, mẹ đẩy nhẹ cửa, bước vào.

Ông ngoại tôi nằm vắt nửa người trên giường, nửa người như nhoài xuống đất. Khẩu súng lục văng trên nền đá hoa, máu loang đỏ cả tấm khăn phủ giường mầu trắng...

Mẹ tôi không thể nhớ nổi đã sợ hãi, đã đau đớn đến thế nào, cũng không thể nhớ đã chết lặng trước thi hài ông bao lâu. Chỉ biết khi mẹ đủ sức vùng chạy xuống nhà, bà dì ghẻ vẫn đang kỳ kèo thêm bớt với bà hàng cốm. Mẹ vừa nấc, vừa lắp bắp nói:

-Thầy ...thầỵ...chết ... rồi ...

Dù hốt hoảng, bà vẫn theo thói quen, giơ tay giáng hai cái tát nẩy lửa hai bên má mẹ, quát lên:

-Mày nói gì nhảm nhí thế, hả con chết bằm ?

Mẹ đã từng bị đánh chửi oan ròng rã bẩy, tám năm trời nhưng chưa bao giờ mẹ cảm thấy uất ức, thù ghét, khinh miệt bà dì ghẻ như phút giây đó. Có lẽ, trong tiềm thức, mẹ câm lặng, nhịn nhục vì yêu thương ông ngoại. Nếu ông biết mẹ bị dì ghẻ hành hạ, ông sẽ buồn và gia đình sẽ xào xáo. Ông vừa chết rồi, sự nhịn nhục bấy lâu như ùa vỡ. Mẹ nhớ rằng, mẹ bỗng cảm thấy cứng cỏi, mạnh mẽ. Mẹ nhìn thẳng bà dì ghẻ, và, lần đầu tiên trong đời, mẹ dám đổi cách xưng hô:

-Tôi nói, thầy tôi chết rồi, vừa chết rồi, bà nghe chưa ?

Mở lớn mắt, thực sự hốt hoảng, bà dì ghẻ vụt chạy lên lầu.

Hầu như bao nhiêu sức lực của mẹ chỉ có chừng ấy. Mẹ khóc nức lên rồi ngất xỉu.

Cái chết của ông ngoại tôi như thế. Đầy tức tưởi, đầy nghi vấn, nhưng theo lời mẹ tôi, trong gia đình không ai dám tỏ lộ niềm nghi hoặc.

Đám tang ông ngoại tôi lớn lắm. Ngoại họ hàng thân thuộc, bè bạn khắp nơi, phủ Toàn Quyền Đông Dương cũng cử phái đoàn tới phân ưu. Ai cũng tiếc rằng một người đang có đầy đủ hết mọi thứ trên đời như ông ngoại tôi, sao lại vì, buồn chuyện chi mà tự sát !!!.

Ông ngoại tôi được mai táng ở nghĩa địa Bạch Mai, tỉnh Hà-Nội.

Ngay sau tang lễ, mẹ tôi trở về quê sống với bà ngoại tôi.

Trong sáu chị em tôi, có lẽ chỉ có tôi là thỉnh thoảng lại thắc mắc về cái chết của ông. Mỗi tuổi, sự thắc mắc của tôi mỗi lớn dần. Nhưng tôi không biết hỏi ai ngoài bà ngoại và mẹ. Bà ngoại tôi thì không sống gần ông, lại qúa chất phác, còn mẹ tôi, khi thảm kịch xẩy ra mẹ chỉ là một cô bé yếu đuối, nhút nhát. Cả hai người không giúp gì nhiều cho tôi với những dấu hỏi mà, đối với tôi, phải có một giải đáp thích đáng.

Tôi cũng thực sự không hiểu tại sao tôi cứ bận tâm về cái chết của ông ngoại như thế. Mỗi năm, đến ngày giỗ ông, tôi lại còn ngớ ngẩn xin ông linh thiêng phù hộ cho tôi biết được nguyên do nào khiến ông phải tự sát tức tưởi như thế. Ở thế giới nào, ông có cảm động về những băn khoăn của đứa cháu mà ông chưa từng biết đến hay không ?.

Một lần, tôi mua tặng mẹ chiếc vòng hổ phách. Mẹ tôi ngắm nghía, mỉm cười. Tôi sung sướng hỏi:

-Mẹ thích không ?

Thật bất ngờ, mẹ tôi trả lời:

-Thích. Chiếc vòng này làm mẹ nhớ ông ngoại cô. Ngày xưa ông cũng cho mẹ chiếc vòng tương tự như chiếc này khi ông đi Nam-Kinh về.

Tôi ngạc nhiên:

-Nam-Kinh ? Bên Tầu ? Ông đi Tầu về ?

-Ừ, ông đi Tầu luôn.

-Sao mẹ nhớ được cái tên Nam-Kinh ? Sao con không bao giờ nghe mẹ nói đến ?

Mẹ tôi lại mỉm cười:

-Cô có hỏi đâu mà mẹ nói. Còn mẹ nhớ được tên Nam-Kinh vì khi ông ngoại cô đưa chiếc vòng cho mẹ, ông bảo là những người cùng đi với ông nói, vòng hổ phách đẹp nhất chỉ có ở Nam-Kinh.

Tôi không dấu được sự hồi hộp:

-Mẹ còn giữ không ?

Mẹ tôi thở dài:

-Mẹ chỉ được đeo có một ngày hôm đó. Bà dì ghẻ bảo tháo ra đưa bà giữ cho kẻo mất. Thế là mẹ mất luôn từ đó.

Câu chuyện chiếc vòng hổ phách cho tôi hy vọng có thể có thêm dữ kiện về cái chết của ông. Điều khó là tôi không biết mẹ tôi biết những gì để hỏi, và nếu tôi không biết hỏi, mẹ tôi cũng không bỗng dưng nhớ để nói ra.

Một lần khác, chở mẹ trên xa lộ, mẹ tôi bảo:

-Cô lái xe nhanh qúa, coi chừng bị phạt đấy.

Tôi giảm tốc độ rồi cười với mẹ rằng:

-Lái xe nhanh cũng thú lắm, nếu con có tiền cũng không mướn tài xế đâu. Ngày xưa các cụ con nhà giầu đều có tài xế riêng, chắc chẳng cụ nào biết lái xe, mất một cái thú trên đời.

Mẹ tôi buột miệng:

-Ông ngoại cô biết lái xe đấy chứ, nhưng lần đó, lái thế nào lại đâm vào xe của ông Toàn Quyền người Pháp.

-Trời, tài xế đâu mà ông ngoại phải lái xe ?

-Chẳng hiểu sao ông ngoại cô cho tài xế nghỉ hôm đó. Buổi sáng ông lái xe đi, nhưng trưa không thấy về ăn cơm mà mãi tận chiều tối mới thấy ông. Mẹ nghe lõm bõm ông nói với bà dì ghẻ là lỡ đụng phải xe ông Toàn Quyền trên dốc đê Yên-Phụ. Khúc quanh đó nguy hiểm lắm, lại không phải là đường ông ngoại cô đến công ty. Không biết ông đi đâu. Ông Toàn Quyền người Pháp không sao nhưng hai chiếc xe đều bị vỡ đèn và móp méo. Rồi ông ngoại cô phải tới ty cảnh sát khai báo và làm mọi thủ tục rắc rối.

Mẹ tôi nói lại mẩu chuyện cũ bằng một giọng bình thản, nhưng tôi cảm thấy tim mình như đập loạn nhịp khi mẹ nói thêm rằng tai nạn đụng xe chỉ mới ba ngày trước khi ông tự sát.

Hôm đó, ngay khi về tới nhà, tôi lao vào phòng, lục kệ sách, tìm cuốn sử về cuộc cách mạng cận đại những thập niên ba mươi, bốn mươi. Tôi đọc được những giòng “...Tháng tám năm 1934, tại Nam-Kinh, các nhà cách mạng Vũ hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần, Hồ Học Lãm cùng các đại biểu Việt Nam Quốc Dân Đảng đến từ Xiêm, Quảng Tây và từ trong nước ra để bí mật chuẩn bị hội nghị. Hội nghị này nhằm kết hợp anh em cách mạng tất cả các đảng phái thành một tổ chức duy nhất, gom sức chống ngoại xâm ....”

Tôi đã ngồi lặng nhiều buổi, kết nối những sự việc ít ỏi mà tôi biết được về ông ngoại để tìm cho riêng mình một lời giải đáp. Với tôi, ông là một đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng đã từng bôn ba nhiều lần sang Côn Minh, Nam Kinh bên Tầu để gặp các nhà cách mạng lưu vong, hầu tìm một giải pháp tranh đấu cho nền độc lập của xứ sở. Ở một thời điểm đúng, cho một sứ mạng nào đó, ông đã cho anh tài xế nghỉ việc để tự mình lái xe, đâm vào xe của viên Toàn Quyền. Việc không thành như mưu định, ông phải tự giải quyết bằng phát súng định mệnh để khỏi liên lụy anh em khác. Đó là cách giải quyết mà tôi thường đọc thấy trong sử liệu về các nhà cách mạng của Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Gạn lọc nhiều gỉa thuyết, tôi vẫn không tìm được kết luận nào tương đối có thể chấp nhận được hơn. Có điều lạ là từ khi tự tìm cho mình lời giải đáp đó, mỗi lần giỗ ông ngoại, lòng tôi không còn ray rứt nữa. Tôi hãnh diện được có ông ngoại, một người không cúi đầu trước ngoại xâm, không hèn nhát ích kỷ hưởng phú qúy sang giầu mà quên mối nhục của người dân bị trị.

Hơn sáu mươi năm đã trôi qua. Mẹ tôi, nay da đã mồi, tóc đã bạc, cố trở về quê xưa một lần tìm lại mộ cha dù không có một chi tiết nào hơn ngoài bốn chữ: nghĩa địa Bạch-Mai, nhưng nghĩa địa này đã bị san bằng từ nhiều năm qua !!!.

Vậy mà, như phép lạ, mẹ tôi tìm đến được người giữ sổ nghĩa địa năm xưa. Họ nói rằng, có thông báo trước khi san bằng, để ai có thân nhân thì lo dời đi. Theo sổ sách, mộ ông ngoại tôi đã được dời lên nghĩa trang Tân-Kỳ thuộc Sơn-Tây, do một người ở Thịnh-Hào, thuộc Ô Chợ Dừa đảm trách. Họ cho mẹ tôi địa chỉ người ở Thịnh Hào. 

Khi mẹ tôi tìm đến, gia đình này đã dọn đi khỏi từ hai năm nay, chủ nhà mới không biết họ đi đâu...

Cùng với hai người cô bên ngoại, mẹ tôi ôm gói nhang đèn, vừa khóc vừa leo lên đồi khu nghĩa trang Tân-Kỳ tìm ngôi mộ số 16, khu E dãy 14 ...

Trên ngọn đồi lộng gío, những ngôi mộ trắng, mấp mô, nằm im lìm giữa những bụi gai dại , những lùm hoa vàng anh, hoa nghệ tím, xen lẫn dăm gốc hoa dừa trắng đỏ, lay động trong làn gío se lạnh...

Khi người cô nói: <Đây rồi !!>, là lúc mẹ tôi qụy xuống như một tàu lá trong cơn bão lớn. Sáu mươi năm, mẹ tưởng như chớp mắt, dù cuộc đời đã trải qua bao cảnh bể dâu ...

Tấm bia cổ nguyên thủy trên mộ ông ngoại được người dời mộ mang đi theo việc cải táng lên nghĩa trang Tân-Kỳ, mẹ tôi còn nhận ra được. Tấm bia ghi tên ông và những giòng chữ bằng tiếng Pháp:

CI GIT
Trần Quang Vinh
Decede Le 17 Aôut 1936

Trước khi rời Việt Nam, mẹ tôi đã xây lại mộ ông ngoại. Tấm bia mới được ghi:

Thầy Trần Quang Vinh
Mất ngày 17 tháng 8 năm 1936
Tại Hà-Nội 

Góc phải tấm bia, mẹ gắn miếng đồng nhỏ tôi đã làm sẵn đưa mẹ. Miếng đồng chỉ khắc bốn chữ: Vị Quốc Vong Thân.

Linh Linh Ngọc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/11/2021(Xem: 31828)
316. Thi Kệ Bốn Núi do Vua Trần Thái Tông biên soạn. Trần Thái Tông (1218-1277), là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam (triều đại kéo dài đến 175 năm sau, ông cũng là một Thiền sư đắc đạo và để lại những tác phẩm Phật học vô giá cho đời sau). Đây là Thời Pháp Thoại thứ 316 của TT Nguyên Tạng, cũng là bài giảng cuối của năm thứ 2 (sẽ nghỉ qua sang năm sẽ giảng lại) từ 6.45am, Thứ Ba, 30/11/2021 (26/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com
26/11/2021(Xem: 4623)
“‘Giống như một vị Bồ Tát’ là người mà tôi có thể mô tả về thuyền trưởng Jeon Je Young,” ông Nguyễn Hùng Cường, người tổ chức lễ tưởng niệm vị thuyền trưởng vừa qua đời, tại chùa Huệ Quang, Santa Ana, nói hôm Thứ Bảy, 14 Tháng Mười Hai. Ông Cường là một trong 96 người được vị thuyền trưởng vớt trong hành trình vượt biển vào lúc 6 giờ 45 phút chiều ngày 14 Tháng Mười Một, 1985, trong lúc chiếc thuyền chở ông đang lênh đênh trên Biển Đông, bị nhiều tàu khác làm lơ trước đó. Ông Cường nói thêm: “Ông là ‘tộc trưởng’ của nhóm 96 người chúng tôi. Ông vừa ra đi với hai bàn tay trắng, nhưng ông để lại biết bao yêu thương của không những 96 người, mà với cộng đồng Việt Nam.”
25/11/2021(Xem: 37118)
315. Sáu Thời Sám Hối do Vua Trần Thái Tông biên soạn Đây là Thời Pháp Thoại thứ 315 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 25/11/2021 (20/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
23/11/2021(Xem: 20383)
314. Vua, Thiền Sư Trần Thái Tông Người thiết lập nền tảng cho Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Đây là Thời Pháp Thoại thứ 314 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 23/11/2021 (19/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
18/11/2021(Xem: 31590)
312. Thiền Sư Hiện Quang (? - 1221) (Đời thứ 14, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, đời Vua Lý Huệ Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 311 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 18/11/2021 (14/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
16/11/2021(Xem: 6610)
Sào Phủ Hứa Do là tên một tích truyện cổ Trung Quốc, lấy tên hai nhân vật trong đó là Sào Phủ (chữ Hán:巢父) và Hứa Do (許由). Theo truyền thuyết, hai nhân vật này sống đời vua Nghiêu. Câu chuyện như sau (lời đối thoại theo "Chuyện giải buồn" của Huỳnh Tịnh Của): Hứa Do được tiếng là người hiền, vua Nghiêu vời vào để truyền ngôi. Hứa Do từ chối, cười mà về rồi ra suối rửa tai. Khi đó, Sào Phủ mới dắt trâu tới suối uống nước, thấy Hứa Do rửa tai, bèn hỏi tại sao. Hứa Do trả lời: "Ông Nghiêu đòi tôi, biểu tôi thì làm vua." Sào Phủ bèn dắt trâu bỏ lên trên giòng nước cho uống. Hứa Do hỏi tại sao, Sào Phủ đáp: "Anh rửa tai anh xuống đó tôi sợ trâu tôi uống nhằm." Sào Phủ lại nói: "Anh đi đâu cho người ta biết vua mà muốn nhường ngôi vua cho anh, ấy là tại bụng anh vẫn còn danh lợi." Huỳnh Tịnh Của phê rằng, "Nghe mà rửa, chi bằng giữ vẹn đừng nghe."
16/11/2021(Xem: 6656)
Sức mạnh của thiên nhiên rốt cuộc đáng sợ như thế nào? Thông qua những hình ảnh dưới đây, chúng ta cùng cảm nhận. Ngày nay, dưới vòng hào quang của sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, rất nhiều người đã dần quên rằng, con người thực tế chỉ là một bộ phận của thiên thiên. Thế nên con người mới sinh ra tư tưởng làm chủ thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên, ‘bắt thiên nhiên’ phục vụ con người, và lầm tưởng rằng, thiên nhiên cũng chẳng qua như thế mà thôi. Con người đã đánh mất cái tâm kính úy đối với thiên nhiên. Nhưng sự thực có thực như vậy không? Trước sức mạnh tuyệt đối của thiên nhiên, tất cả những gì mà chúng ta lấy làm tự hào đều bị hủy diệt trong khoảnh khắc. Khi núi lửa Kilauea phun trào ở Hawaii, dùng nham thạch nóng chảy giống như một dòng sông của địa ngục...
16/11/2021(Xem: 9847)
Hạnh phúc luôn là “KPI” của mỗi người và mỗi quốc gia. Mỗi người hạnh phúc sẽ góp phần xây nên một một quốc gia hạnh phúc. Vậy quốc gia nào hạnh phúc nhất thế giới? Hãy cùng mayvesinhmienbac.com.vn gọi tên top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong năm 2021 nhé!
11/11/2021(Xem: 29509)
309. Thiền Sư Thần Nghi (? - 1216) Đời 13, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Huệ Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 309 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 11/11/2021 (07/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169 631
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]