Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Mùa Hoa Năm Nào

28/08/201117:10(Xem: 2759)
01. Mùa Hoa Năm Nào

Diệu Nga
DỐC MƠ ĐỒI MỘNG
Tu Viện Trúc Lâm Canada Xuất Bản PL. 2547 DL. 2003

Mùa Hoa Năm Nào

Thật là một sự trùng hợp lý thú, một ngạc nhiên đầy thi vị khi vợ chồng Quảng được nhìn ngắm hoa Đào hồng thắm rợp nở trên đường phố California vào dịp Tết Nguyên Đán. Đâu khác gì Đà Lạt với hơi lạnh quyện trong sương vào buổi sáng và đường hoa rực rỡ trong ánh nắng êm ái dịu dàng như lụa mỏng…
Cảnh quang đảng tươi đẹp của mùa Xuân nơi thung lũng hoa vàng của miền Bắc Cali, cái nôi của ngành điện tử trên thế giới, là vùng đất hứa cho những người có khả năng chuyên môn đặc biệt và có tham vọng thành triệu phú. Quảng là một trong những người ấy.
Vừa tốt nghiệp đại học MIT - trường của những sinh viên xuất sắc, của những nhân tài - ở miền Bắc, nơi mà mùa Đông nhiệt kế thường xuống độ âm và mùa Xuân hãy còn là những ngày 0 độ, hai vợ chồng Quảng quyết định nhận job ở San Jose – nơi đây khí hậu lý tưởng và cảnh trí nên thơ như tranh vẽ.
Diệu mơ mộng:
- Anh ơi, chừng nào có nhà, mình trồng hai hàng đào trên lối đi và sân sau thì trồng cây ăn trái nha! Vùng này không có tuyết, hầu như ấm áp quanh năm, chắc trồng ổi, mận, thanh long, hồng dòn được đó!
Quảng âu yếm nắm tay vợ siết nhẹ thay lời hứa. Hai người bước chầm chậm dưới hàng đào đang độ nở. Những chùm hoa mềm mại trắng hồng phớt màu tím nhạt hòa trộn với nhau một cách toàn bích, in trên nền trời xanh lơ. Hai vợ chồng son nhìn nhau mỉm cười. Tương lai tươi đẹp, bầu trời hạnh phúc mở rộng trước mắt.

Họ thuộc về thế hệ thứ hai của người Việt di tản. Theo cha mẹ xuống tàu đi bán chính thức năm 1978 lúc mới lên tám, lên mười, Diệu và Quảng hấp thụ nền học vấn xứ người rất dễ dàng. Họ gặp nhau tại đại học, yêu nhau và cưới nhau. Chuyện tình suôngsẻ và chứa nhiều kỷ niệm của thời sinh viên.

***

Bác sĩ David bắt tay bịnh nhân với nụ cười và cái nhìn sắc bén. Bộ đồ màu xám tro đắt tiền với cà vạt màu lụa đỏ sang trọng không làm tươi được vẻ mặt nặng nề của Quảng. Trên khuôn mặt đều đặn nở nang ấy chìm sâu hai hòn bi màu nâu đen, đờ đẫn như mất hồn. Vàng trán rộng xếp nếp quá sớm công thêm cặp mày rậm lúc nào cũng nhíu nhăn một cách cau có khiến kẻ đối diện, nếu không phải là nhà chữa bịnh tâm lý, ắt phải mất cảm tình.
“Người đàn ông trẻ này thành công sớm nhưng không có hạnh phúc”. Đó là nhận xét đầu tiên của David. Là một bác sĩ yêu nghề, David có nhiều thân chủ về sau trở thành bạn bè của ông. Đây là bịnh nhân gốc Á châu đầu tiên.
Ông cảm thấy thích thú, gợi chuyện một cách thoải mái tự nhiên. Phòng mạch trở thành nơi để bầu bạn tâm sự.
Quảng có dịp phơi bày mọi khúc mắt, u uẩn trong lòng:
- Người Á châu chúng tôi thường tin vào luật bù trừ, hể được cái này thì mất cái kia. Lúc còn nghèo, tôi có hạnh phúc, bây giờ giàu hơn người, tôi bị cô đơn - sở làm, đa số đều ghét tôi vì tôi có khả năng thiên phú đặc biệt.
Khả năng này đưa tôi lên địa vị giám đốc lúc mới ba mươi mốt tuổi, còn ở gia đình, vợ con thì lạt lẽo, lầm lì. Không ai thương tôi cả!
Là một bác sĩ tâm lý trị liệu, David không tò mò hỏi ngay “thiên phú đặc biệt của anh là gì?” Ông khơi nguồn cho câu chuyện từ chỗ bắt đầu:
- Anh tốt nghiệp kỹ sư điện tử, thay đổi sở làm hai lần, mỗi lần đổi là một sự thăng tiến?
Quảng duỗi chân ra trên ghế Lazy boy, ngã người ra sau trong tư thế nằm thoải mái.
Giọng anh đều đều:
- Tôi ra trường năm hai mươi ba tuổi. Đầu tiên tôi làm cho hãng AT&T với chức vụ kiểm soát phẩm chất (quality control) mặt hàng sản xuất. Vừa tỉ mỉ lại thêm ý hướng kiện toàn hoàn hảo, tôi trả lại hàng khối sản phẩm. Chỉ sau ba tháng làm việc, nhân viên ở đây đặt tên tôi là “Mr. No” vì tôi thường từ chối hơn là chấp nhận. Họ chạy mặt tôi, họ chế diễu, bóng gió, họ nói xấu sau lưng… Nhưng tôi lại được chủ cưng vì chất lượng của hãng được nâng cao, sức bán mạnh hơn trước. Cái mặt non choẹt của một sinh viên mới ra lò trở nên có giá, tôi được chủ tăng lương, được bonus khá nhiều rồi lại lên chức trưởng nhóm một năm sau đó.
Vợ chồng tôi mua ngay căn nhà chuẩn bị cho đứa con đầu lòng sắp sửa ra đời. Diệu, vợ tôi, làm việc cho một nhà băng. Nàng không có tham vọng, chỉ muốn an hưởng hạnh phúc gia đình.
David dò hỏi:
- Anh có phàn nàn chi về sự an phận của vợ anh?
Quảng lắc đầu cười héo hắt:
- Không! Đó cũng là sự thường tình. Đa số phụ nữ đều như vậy. Căn nhà đầu tiên của chúng tôi già hai mươi tuổi, có ba phòng với sân sau rộng rãi. Đó là nơi vợ chồng tôi trải qua những năm vui vẻ hạnh phúc với tiếng cười của bé Cẩm và sau đó là bé Giao.
Quảng châm điếu thuốc. Anh rít một hơi dài, im lặng nhìn khói thuốc xanh xao lãng đãng như những sợi mây lạc lõng cô đơn.
- Tôi làm ở đấy hai năm, đang có ý định bay nhảy vì phong trào sản xuất máy điện toán đang lên cao, không lợi dụng thời cơ này cũng uổng. Một công ty nhỏ mới thành lập tìm tới Mr. No. Họ cần một người như tôi. Họ đề nghị chức vụ manager với lương bổng hậu hỉ, lại thêm nhiều cổ phần, nếu trúng stock, tôi sẽ trở thành triệu phú.
Thành thật mà nói, tôi đã đem tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ và tài năng thiên phú ra làm việc cho công ty này và chúng tôi đã thành công vượt bực. Tôi trở thành triệu phú lúc mới ba mươi tuổi.
Bác sĩ David dịu dàng xen vào:
- Anh Quảng, tôi rất muốn được nghe anh nói về tài năng đặc biệt đã giúp anh thành công trong nghề nghiệp.
Chàng thanh niên vói tay gạt tàn thuốc rồi ngã người ra sau. Thế nằm làm anh dễ chịu hơn trong cuộc nói chuyện này.
- Tôi muốn cái gì cũng phải hoàn hảo, không sơ sót. Do ý muốn đó tôi hay “bới lông tìm vết”, tôi luôn luôn chú ý tới khía cạnh xấu của sự việc hoặc của người đối diện. Tôi luôn luôn đề phòng những rủi ro, bất trắc. Ít khi tôi bằng lòng những đề nghị, những dự án của nhân viên mà không có sự sửa đổi. Trên bàn họp, trong khi mọi người hân hoan khen ngợi một ý kiến mới, một đề xuất đặc biệt hay một mẫu design mới, tôi chỉ cần phán ra một câu là vấn đề bị đảo ngược. Nhờ vậy chúng tôi tiết kiệm được những tổn phí dò dẫm vô ích và thành phẩm của hảng vừa tốt lại vừa rẻ. Đó là yếu tố thành công.
Trong lúc David nhanh tay ghi vài điểm mà ông thấy cần lưu tâm, Quảng tiếp tục kể, máy lọc không khí vẫn từ tốn xoay:
- Chúng tôi mua một biệt thự mới xây trên đồi. Ngôi nhà này lộng lẫy và khang trang hơn sự mơ ước của chúng tôi rất nhiều. Có hồ bơi, sân tennis và mười mẫu đất trống.
- Vợ ông tha hồ hoạch định việc trang trí nội thất cũng như trồng cây cảnh chung quanh?
Quảng lắc đầu:
- Diệu không đủ trình độ để trang trí một tòa biệt thự 5000 sf cho phù hợp với kiến trúc tân thời.
Còn về cây cảnh, cô ta chỉ muốn trồng cây anh đào đầy sân. Tôi bác bỏ ý kiến đó ngay lập tức. Tất cả đều phải nhờ chuyên viên. Tôi không thích cái gì có tính cách nửa mùa, vá víu.
- Hai đứa con ông thích nhà mới chứ?
- Bé Cẩm mới sáu tuổi đã có một phòng riêng rộng bằng master bedroom của căn nhà tôi lúc trước. Bé Giao có riêng một phòng để đồ chơi. Tụi nó hí hửng lắm, nhưng mà con nít không biết giữ gìn. Tôi thường bắt gặp những vết dơ trên thảm, trên tường. Tôi giận lắm!
- Mỗi lần như vậy, ông có phạt các cháu không?
- Tôi la hét dữ dội. Tụi nó sợ xanh mặt. Thấy cũng tội, tôi không nỡ phạt. Nhưng rồi chúng lại tiếp tục. Tôi lại la ó. Dần dần chúng trốn tránh tôi như trốn con voi điên.
Vốn giàu kinh nghiệm, bác sĩ David đã nhìn thấy vấn đề. Ông chậm rãi uống một ngụm nước lọc rồi hỏi thêm:
- Phản ứng của vợ ông ra sao?
Quảng cười gằn:
- Dĩ nhiên là nàng binh con dù không nói ra. Thật tình tôi không hiểu nỗi người bạn đời của tôi. Tất cả sự nghiệp tôi tạo ra là để cho vợ con. Tôi là người chồng tốt, thủy chung. Nhưng hình như càng ngày nàng càng lạnh nhạt xa cách tôi. Ban đầu, tôi tưởng nàng binh con nên giận chồng nhưng cả những lúc tôi cố gắng thân mật với con, Diệu cũng lầm lì, lạnh băng.
Ông tưởng tượng xem, ở sở làm, tôi phải đối phó với những vấn đề nan giải, đầu óc luôn luôn căng thẳng. Cho nên khi về nhà, tôi mong được sự an ủi vỗ về, hạnh phúc vui vẻ cho đầu óc êm dịu lại hầu tôi có thể tiếp tục đối phó với đời. Nhưng than ôi, tôi có cảm tưởng tòa biệt thự thênh thang ấy là một ngôi nhà mồ lạnh lẽo ghê người.
Bác sĩ nghiêng mình về phía trước. Ông hỏi một câu quan trọng:
- Trước khi tình trạng này xảy ra, ông bà có thường chuyện trò, tâm sự…?
Quảng thành thật:
- Hai năm nay, từ ngày làm giám đốc điều hành, quả tình tôi không có nhiều thì giờ riêng tư. Về nhà, cơm nước xong, mở tivi xem tin tức một chập là tôi vào phòng làm việc. Đọc sách, nghiên cứu, suy nghĩ, tính toán… Vợ tôi tôn trọng những giờ phút này, nàng không hề quấy rầy tôi.
- Ông và bà có trao đổi ý kiến khi cần quyết định một điều gì không? Bà vẫn còn đi làm chứ?
- Không. Diệu đã nghỉ việc từ khi chúng tôi trở nên giàu có. Nàng thích ở nhà chăm sóc con cái. Có lẽ vì thế mà nàng ngày càng có vẻ khù khờ. Những ý nghĩ của nàng đơn giản, ngô nghê, tôi không thể chấp thuận được. Thành ra mọi chuyện lớn nhỏ chỉ mình tôi là người đề quyết.
David gật gù. Mái tóc nâu vàng của ông rủ xuống trán, óng ánh. Đôi mắt sâu của ông toát ra vẻ tự tin, chững chạc. Giọng ông nhẹ nhàng hơn:
- Tình trạng này khác biệt với thuở trước, lúc hai ông bà mới thành hôn và chưa giàu có?
Nhờ sự khéo léo của David, Quảng không cảm thấy khó chịu. Anh thành thật tiếp:
- Tôi công nhận có sự thay đổi về cá tánh của tôi. Chắc là do ảnh hưởng của nghề nghiệp. Đôi khi Diệu phàn nàn: “Anh khó tánh quá! Anh hay chỉ trích người này người nọ, toàn là chú ý tới khuyết điểm của người. Đời này, đâu ai hoàn toàn, trừ phi người ấy tu thành Phật.”David lộ vẻ vui mừng như bắt gặp tia sáng ở cuối đường hầm:
- Ông bà đều theo Phật giáo?
- Chúng tôi ở trong gia đình theo Phật giáo thì đúng hơn. Vợ chồng tôi chưa biết gì về đạo Phật.
Bác sĩ đứng lên. Nụ cười hân hoan của ông làm Quảng ngạc nhiên. Anh im lặng chờ đợi. David tiến đến tủ sách, rút ra một quyển sách bìa mỏng, màu vàng. Vừa trao cho Quảng ông vừa nói:
- Tâm sự của anh và nỗi đau khổ của anh cũng giống y như tôi thuở trước. Lý do là mình không biết cách sống hòa hợp thôi. Quyển sách này đã khiến tôi đi tìm gặp tác giả, đó là một vị Lạt Ma Tây Tạng. Người dạy tôi cách hóa giải phiền muộn để sống hạnh phúc.
Anh hãy đọc đi, và nếu muốn, chúng ta sẽ đi đến nghe người giảng dạy. Tôi là đệ tử của Thầy.
Bây giờ, trước khi ra về, anh vui lòng nghe lại cuốn băng ghi âm những gì anh đã nói với tôi. Có dịp lắng nghe và nghĩ về chính mình, anh sẽ thấy rõ vấn đề hơn. Chào anh!

***

Hai tháng hè trôi qua thật nhanh. Từ giã Boston, thành phố xinh đẹp của nghệ thuật và âm nhạc, cả ba mẹ con đều lưu luyến. Ở đấy, họ được hưởng tình cảm chứa chan của nội, của ngoại, họ được tự do thoải mái, khỏi phập phồng lo sợ vì sự vui buồn thất thường cũng như sự nghiêm khắc quá đáng của Quảng.
Máy bay đã hạ cánh. Diệu đứng lên lấy hành lý. Hai đứa nhỏ đã gọn gàng với túi cá nhân trên lưng. Khi ba mẹ con theo đoàn người ra khỏi cái hộp cầu thang dài, họ đã thấy Quảng đứng đợi. Hôm nay trông anh đơn giản và trẻ trung với cái áo thun trắng, quần jean xanh, tóc hớt ngắn.
Quảng quì xuống, hai cánh tay mở rộng để đón con. Cẩm chập chạp tiến đến với cha, Giao cúi nhìn đôi giày lấm lem của mình, chỉ sợ cha nổi giận. Nó quên nhắc mẹ giặt trước khi trở về.
Diệu dừng chân lại, như một khách bàng quan. Quảng hôn các con xong, đứng lên, nhìn sang Diệu. Áo sơ mi màu tím hoa cà làm anh nhớ lại thời gian theo đuổi nàng, lúc hai người mới vào học năm thứ nhứt. Diệu yêu màu tím và anh thường hái trộm bông hồng tím ở nhà ông giáo sư để tặng nàng.
Rung động với kỷ niệm xưa, Quảng âu yếm tìm ánh mắt vợ nhưng than ôi, trong cửa sổ tâm hồn ấy, giờ đây anh chỉ thấy sự nhẫn nhục câm nín, sự chịu đựng le lói mầm oán hận.
Thái độ lầm lì này giống y như thái độ của nhân viên đối với anh trong thời gian anh làm manager trực tiếp điều khiển họ. Chính vì không chịu nỗi những cặp mắt u trầm ấy, anh đã bỏ hảng cũ. Tự nghĩ rằng với chức vụ giám đốc ở sở mới, không phải trực tiếp điều khiển nhân viên, anh sẽ được yên ổn nhẹ nhàng hơn.
Nhưng Quảng đã lầm. Dù anh làm việc có hiệu quả cao, người chung quanh, thiệt tình không ai ưa Quảng cả, họ chỉ đóng kịch để giữ job.
Quảng nở một nụ cười với vợ, gởi gấm trong đó sự hối lỗi ăn năn. Diệu đáp lễ chồng bằng cái nhìn u uẩn, cánh môi chỉ hơi nhếch lên chút xíu làm vẻ mặt nàng thêm héo hon. Quảng hiểu rằng cây hoa ấy đã vì anh mà khô héo, cần phải kiên nhẫn và khéo léo lắm mới cứu vãn được hạnh phúc gia đình.
Từ miền Bắc mát mẻ trở về, Diệu cảm thấy Cali nóng quá dù trời sắp sửa vào Thu. Nàng lơ đãng nhìn đường phố với xe cộ nối đuôi không dứt, nhìn những dãy đồi thoai thoải chập chùng phơi mình trong ánh nắng còn gay gắt của một ngày hè muộn.
Nếu hôm nay không có Quảng ở nhà, ba mẹ con nàng sẽ nhảy ùm xuống hồ bơi tung tăng đùa giỡn với nhau trong nước mát. Sự hiện diện của Quảng làm tụi nhỏ lúc nào cũng phải “đề phòng” thành ra không đứa nào, kể cả Diệu, muốn Quảng tham gia trong bất cứ trò vui nào. Vô tình, họ cô lập ông chủ khó tánh trong cái tháp do chính ông tạo ra.
Chiếc xe Mercedes của họ bắt đầu lên đồi, rẽ vào con đường riêng của khu vực. Hai đứa nhỏ tiếc ngày vui qua mau, Diệu chán ngán những ngày chịu đựng sắp tới. Nàng phải tiếp tục sống vô vị mãi bên ông “chỉ huy trưởng” khô khan nóng tánh này chăng?
Con đường nhỏ với hai hàng thông xanh dẫn họ tới nhà. Quảng không bấm nút mở garage như thường lệ, anh chạy ra khu đậu xe phía sau. Không để ai kịp hỏi han điều gì, anh đi vòng qua mở cửa cho vợ. Hai đứa nhỏ tinh mắt, chúng chạy ùa ra khu vườn mới kiến tạo. Quảng nhẹ nhàng nắm tay Diệu dẫn nàng chầm chậm bước qua cái cổng nhỏ bằng tre khô trên có đề hai chữ “Vườn Thiền”.
Diệu linh cảm có một biến chuyển lớn lao nào đó trong tâm tư chồng. Trước mắt nàng là một khu vườn Nhật xinh xắn, bao bọc chung quanh là những hàng trúc xanh tươi. Con đường đất đỏ dài ngoằn ngoèo chầm chậm đưa hai người đi qua một cái suối róc rách chảy từ bờ đá ong nâu sậm đổ xuống cái ao rộng, điểm lơ thơ vài bông súng trắng ngần, vài chòm bông lục bình tím nhạt.
Hai chị em Cẩm đang trố mắt nhìn những chú cá vàng nhởn nhơ bơi lội trong đó. Chúng tưởng đây là một phéo lạ thần tiên. Đầu óc thơ trẻ, hai đứa không thể tin rằng chỉ sau hai tháng hè xa nhà, mảnh đất trống phía sau đã biến thành một khu vườn xinh đẹp.
Cạnh hồ sen là nhà thủy tạ lợp tranh, hình bát giác. Trên sàn gỗ bóng chỉ thấy một bàn trà thấp đan bằng mây và những chiếc gối tròn, dẹp, màu nâu sậm.
Hai đứa trẻ thích thú đi sâu hơn nữa để thấy những chùm hoa tím bất chợt hiện ra giữa các kẻ đá, những cây cảnh mới trồng đã lớn… Rồi con đường dốc tẻ ra làm nhiều ngã: đây là đồi cỏ mịn như rêu xanh, nọ là dốc đá trắng đục như sữa đang lấp lánh trong nắng và những bậc thang nhỏ bằng cây nối tiếp nhau dẫn lên cao mãi …
Diệu cảm thấy lòng dịu lại những ưu phiền, nhưng kinh nghiệm bản thân khiến nàng không dám vui vội. Dù biết Quảng muốn chuộc lỗi với vợ con, Diệu cũng nơm nớp lo âu vì tánh khí thất thường của chồng.
Đôi vợ chồng đã bước lên nấc thang cuối cùng để thấy những cây anh đào mọc thành hàng, chừa lối đi ở giữa.
Quảng dịu dàng:
- Mùa xuân này chúng ta có dịp ngắm hoa đào nở, và khu vườn sẽ rực rỡ như tranh, những bức tranh trong các phòng triển lãm ở Boston và ngày xưa chúng mình hay nhìn ngắm xuýt xoa.
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh.
Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
Nàng đã bắt gặp trở lại những hàng đào năm xưa với ước mong bình dị tươi vui lúc hai người còn hàn vi và Quảng hãy còn dễ thương lắm…Quảng có nhiều điều để bày tỏ với vợ. Chàng kiên nhẫn chờ đến khuya, khi trăng rằm đã sáng tỏ khắp vườn, chàng pha trà mời Diệu đối ẩm. Họ ngồi trong nhà thủy tạ, xếp bằng trên tọa cụ. Mặt hồ tĩnh lặng phản chiếu ánh trăng vằng vặc trên cao.
- Thở đi em!
Diệu bật cười:
- Lúc nào em lại không thở!
- Phải, mọi người đều thở cả nhưng ít ai ý thức đến hơi thở của mình. Lạt Ma G.D. đã dạy anh tập trung tư tưởng vào hơi thở nhờ đó anh hiểu được chính mình và cuộc sống. Nhờ quán chiếu hơi thở, anh biết mạng sống mong manh, biết trân trọng sự sống trong từng phút giây. Lâu nay anh đã phí phạm đời sống, đã quan niệm sai lầm về hạnh phúc, anh đem hai thứ quí báu ấy đổi lấy quyền uy, thỏa mãn tham vọng. Chỉ là thả mồi bắt bóng mà thôi.
Diệu cảm thấy phấn chấn
- Lạt Ma G.D. là ai?
Quảng cúi đầu, giọng nói đầy kính cẩn:
- Đó là một tu sĩ Tây Tạng, phái Mật tông. Chính bác sĩ David, bạn anh, đã hướng dẫn anh đến gặp người: một nhà sư già, mặc áo vá, ốm tong teo. Người đã tiếp anh bằng một nụ cười cởi mở và ánh mắt tràn ngập thương yêu.
Khi anh quì xuống, người đặt tay trên đầu anh, ngay lúc ấy anh tiếp nhận nguồn an lạc vô biên. Luồng từ điện này biến đổi một kẻ ngoan cường kiêu mạn thành người điềm đạm, biết hồi quang tự kỷ.
Thiếu phụ ngẩng mặt lên. Ánh trăng soi chiếu vào đôi mắt tinh anh của nàng, trong đó phảng phất những nghi ngờ, dè dặt.
Quảng hiểu vợ sắp hỏi điều gì. Anh tiếp tục bày tỏ một cách chân thật, say sưa:
- Em ơi! từ lâu rồi, anh là một người cô độc, một kẻ đói khát tình thương, thiếu thốn nguồn an ủi tâm linh. Trong khoảnh khắc thôi, sư G.D. cho anh tất cả. Sau khi ban cho anh liều thuốc an thần vô giá ấy, người dạy anh phương cách sống sao cho có hạnh phúc.
Diệu im lặng tự hỏi: “Hồng phúc nào đã xui khiến con người độc tài khó tánh như Quảng bỗng nhiên biết thay đổi?”
- Người dạy anh mỗi đêm dành ít nhất ba mươi phút để thực tập tư duy. Trước tiên là tập thở nhẹ nhàng, theo dõi sự ra vào của hơi thở một cách êm ái. Điều hòa hơi thở là cách làm thư giản sự căng thẳng của trí óc, giúp ta trút bỏ được những phiền muộn. Đa số chúng ta thường đem những khó khăn trong sở làm về nhà để mất ăn mất ngủ vì nó và làm cho người nhà cũng khổ lây.
Thấy Diệu gật gù biểu đồng tình, Quảng hứng chí thêm:
- Thầy nói: “Sự sai lầm chung của con người là hay phán xét tha nhân, soi mói khuyết điểm của người để chê bai. Thái độ đó dễ gây hiềm khích và làm tăng ngã mạn. Càng ngã mạn, con người càng khổ đau. Thái độ sống đúng đắn là luôn luôn phải hồi quang tự kỷ.”
Sống đúng mới có hạnh phúc. Thầy quả quyết như vậy, và anh cảm nhận được điều ấy. Mỗi đêm, sau khi điều hòa hơi thở, anh đã nhìn lại chính mình để quán xét những gì đã nói, đã làm hay đã nghĩ trong ngày, xem có gì sái quấy thì kịp thời chỉnh đốn lại. Sau đó, anh quán xét về cách liên hệ với người chung quanh, từ gia đình để sở làm…
Những giọt lệ tủi hờn bắt đầu lăn dài trên đôi gò má xanh xao. Ai gặp lại nàng những năm sau này cũng ngạc nhiên hỏi: “Tại sao ở trong cảnh giàu sang nhung lụa mà trông nàng hốc hác bơ phờ đến thế này?” Than ôi! đâu phải tiền bạc đồng nghĩa với hạnh phúc!
Quảng hiểu giây phút quan trọng đã đến. Chàng quì xuống, nâng tay vợ, hôn nhẹ lên đôi tay gầy guộc của nàng. Giọng chàng run run:
- Anh xin lỗi em. Bấy lâu nay anh làm em đau khổ vì lúc nào anh cũng cho mình là bậc trưởng thượng, anh luôn luôn ra lệnh, chỉ huy… Anh không tôn trọng em như xưa. Anh biến em thành một người phục dịch câm nín… Anh làm em đau khổ biết bao! Bây giờ anh mới nhận ra mối tương quan hai chiều giữa em và anh: nếu anh làm em khổ, anh cũng đâu được hưởng niềm vui.
Em Diệu, anh chân thành sám hối. Em và các con hãy tha thứ cho anh…
Những tiếng nấc nghẹn ngào, tức tửi của Diệu khiến Cẩm và Giao nóng ruột. “Ba lại làm khổ mẹ nữa, chúng mình ra can đi, ba muốn đánh mình thì đánh, em không sợ nữa đâu!”
Hai đứa nắm tay nhau bước ra khỏi lùm cây, nơi chúng đã núp sẵn tự nãy giờ. Cả hai xấn tới trong tư thế của người cảnh binh bảo vệ…
Nhưng hai đứa ngạc nhiên biết bao khi thấy ba dịu dàng đỡ mẹ đúng lên và âu yếm hôn lên đôi mắt đẫm lệ của mẹ. Chợt thấy các con, Diệu bẻn lẻn đẩy Quảng ra. Một nụ cười rạng rỡ như đóa hoa Quỳnh vừa nở dưới ánh trăng...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2014(Xem: 3622)
T huở nhỏ tôi mồ côi bố sớm, ở vào cái tuổi con nít vừa mới chập chững biết đi chưa nói được câu gọi bố lần đầu, bố tôi đã đi về miền cát bụi. Sự ra đi của ông đột ngột quá, còn trẻ quá mới 27 tuổi đầu làm sao không để lại bao luyến tiếc cho người ở lại. Dĩ nhiên mẹ tôi là người chịu nhiều đau đớn nhất, mới lấy chồng được hai năm cộng thêm đời chiến binh nên chỉ ở gần chồng vỏn vẹn có một tháng là nhiều. Con thơ còn bế ngửa trên tay, đầu quấn khăn tang người chồng yêu quí, đã phải xách tay nải leo lên chiếc thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường như một bài hát nào đó.
01/12/2014(Xem: 13041)
Nguyên gốc tác phẩm này là của Genro, một Thiền sư thuộc tông Tào động Nhật Bản, viết và xuất bản năm 1783. Mỗi câu chuyện là một công án mà tác giả đã có lời bình và kệ đi kèm. Fugai, người thừa kế Genro, thêm nhận xét của sư, câu đối câu, vào sách của thầy. Tôi sẽ dịch các câu chyện hay tắc, gồm cả lời bình của Genro và nhận xét của Fugai trong hầu hết các câu chuyện để tham khảo. Có khi gặp bài kệ cũng dịch để khuyến khích học tập.
28/11/2014(Xem: 4243)
Tôi và cả vợ tôi nữa, hình như mấy ngày hôm nay, lòng lúc nào cũng tràn ngập niềm vui, hạnh phúc vô cùng! Chuyện chẳng có gì to tát lắm đâu mà sao chúng tôi vui mừng đến vậy. Tối thứ bảy vừa qua, sau khi tắt đèn, mở cửa phòng đi tìm nước uống chuẩn bị đi ngủ, tôi phát hiện ngay trước cửa phòng một túi quà nhỏ, món quà nhỏ bé của các con tôi, với một tờ giấy võn vẹn sáu chữ "Happy 40th year from your children". Chỉ với sáu chữ võn vẹn đó...đã khiến vợ chồng tôi ngẩn ngơ, quên đi hai chiếc đồng hồ tuyệt đẹp trên tay vợ tôi! Vợ tôi thì xúc động lắm, còn tôi, miệng thì luôn hỏi sao tụi nó lại nhớ đến ngày cưới của mình, nhưng lòng lại mơ màng nghĩ về những ngày này của 40 năm trước...Tôi cưới vợ!
16/11/2014(Xem: 5003)
Sau khi kết hôn hai năm, chồng tôi bàn với tôi đón mẹ lên ở chung để chăm sóc bà những năm tuổi già.Chồng tôi mất cha từ ngày anh còn nhỏ, mẹ chồng tôi là chỗ dựa duy nhất, mẹ nuôi anh khôn lớn, cho anh học hết đại học. “Khổ đau cay đắng” bốn chữ ấy vận đúng vào số phận mẹ chồng tôi! Tôi nhanh chóng gật đầu, liền đi thu dọn căn phòng có ban công hướng Nam, phòng có thể đón nắng, trồng chút hoa cỏ gì đó.Chồng tôi đứng giữa căn phòng ngập tràn nắng, không nói câu nào, chỉ đột ngột bế bổng tôi lên quay khắp phòng, khi tôi giãy giụa cào cấu đòi xuống, anh nói: “Đi đón mẹ chúng ta thôi!”.
15/11/2014(Xem: 10231)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì ...
14/11/2014(Xem: 4741)
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới. Cô Thompson là giáo viên phụ trách dạy lớp Năm. Cô giáo đứng trước các học sinh trong lớp học của mình và tương tự như các giáo viên khác, cô cũng nhìn khắp lượt vào các em học sinh và nói là cô sẽ thương yêu tất cả các học trò của cô như nhau, không có sự phân biệt nào cả. Cô đã nói với các đứa trẻ này điều đó, một điều mà cô tự biết là không thật lòng và cô biết là mình sẽ không thực hiện được.
08/11/2014(Xem: 6092)
Người đàn bà ngồi tựa vào tường trên lối mòn của một con hẻm. Mệt mỏi và thiếp đi cạnh quang gánh của mình. Hai đầu gánh là đủ thứ quà vặt như bánh tráng, kẹo, đến chanh, ớt… rồi có cả đồ chơi trẻ con chằng cột. Chị như muốn kéo cả thế giới chung quanh đi theo mình trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn không có ngày tháng cuối.
07/11/2014(Xem: 7528)
Tại sao lại là những bài học bình dị? Vì những câu truyện ở đây sẽ chỉ ra cho các em thấy được những bài học đạo đức rất gần gũi trong cuộc sống...
07/11/2014(Xem: 31935)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
01/11/2014(Xem: 5417)
Trước 1975, tôi là một phi công Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Tôi qua Mỹ từ ngày mất nước, khi tuổi đời vừa mới 25. Mang tiếng pilot bay bướm nhưng tôi không có lấy một mảnh tình, bởi vì tôi không có tài tán gái. Thời đó mặc dù phụ nữ Việt nam cao giá, mấy thằng bạn không quân lanh lẹ vẫn vớt được một cô vợ Việt. Tôi khù khờ, vài năm sau đành yên bề gia thất với một thiếu nữ Mỹ tuổi đôi mươi. Hồi mới cưới, cuối tuần tôi thường dẫn Carrol hội họp bạn bè, nhưng nàng cảm thấy lạc lõng giữa đám người Việt bất đồng ngôn ngữ và từ chối những buổi họp mặt. Xuất giá tòng thê, mất liên lạc với đám bạn cũ, tôi hoàn toàn hội nhập vào đời sống Mỹ. Khi đứa con gái lên 5, chẳng may Carrol bị bịnh thận. Căn bịnh quái ác kéo dài hành hạ nàng hơn 20 năm và nàng qua đời vào thời gian đứa cháu ngoại vừa tròn 3 tuổi. Gần 2 năm qua, nỗi buồn mất người vợ Mỹ tuy đã nguôi ngoai nhưng tôi vẫn giữ thói quen sống không bè bạn, vẫn âm thầm cô đơn chiếc bóng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]