Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

41. Đại Ca Diếp quy y

05/04/201113:34(Xem: 7300)
41. Đại Ca Diếp quy y

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

PHẦN I: Những chuyện đương thời Đức Phật

41. Đại Ca Diếp quy y

Có một hôm, đức Phật thị hiện tướng bệnh, ngài lặng lẽ nghỉ ngơi tịnh dưỡng. Vua Tần Bà Sa La nghe tin ấy, vội gọi ngự y là Kỳ Bà đi gặp Thế Tôn để trị bệnh cho Ngài.

Khi đức Phật đã lành bệnh, ngự y Kỳ Bà cứ muốn đem một lễ vật nào để cúng dường Ngài, nhưng nghĩ tới nghĩ lui hoài, ông không biết phải tặng lễ vật nào mới thích hợp. Cuối cùng, ông nhớ đã có lần chữa bệnh cho vua nước láng giềng, và vị vua này đã đền ơn ông bằng cách tặng một bộ quần áo thượng hảo hạng. Loại quần áo này ngoài những bậc đế vương ra thì duy chỉ có đức Phật mới xứng đáng mặc mà thôi. Ông đem bộ quần áo nói trên dâng lên đức Phật và nói:

– Thế Tôn, từ khi con bái kiến Như Lai cho đến nay, trong lòng cứ thắc mắc một chuyện. Thế Tôn thường nói, trên thế gian này thân thể của chúng ta khả dĩ đáng quý trọng, thế nhưng con thấy các vị đệ tử của Thế Tôn thường mặc quần áo rách rưới, dơ bẩn. Đứng trên cương vị của một y sĩ, con thấy có giải thích như thế nào đi nữa, làm như thế vẫn không hợp vệ sinh. Bộ quần áo này là do vua nước láng giềng thưởng tặng cho con, xin cho con được đem cúng dường Phật, cho con được trồng chút ít hạt giống phúc đức. Con cũng cúi xin Thế Tôn hãy nói với chư tỳ-kheo, từ nay đừng mặc quần áo dơ bẩn rách rưới nữa.

Đức Phật không hề cố chấp vào một điều gì, nên đón nhận ý kiến của Kỳ Bà một cách vui vẻ, và cho người đi truyền nói với chư đệ tử tỳ-kheo rằng:

– Mặc quần áo, không cần biết cũ hay mới, đều phải đơn sơ và sạch sẽ, và nhất định phải được khử trùng bằng ánh sáng mặt trời. Nếu như tham đắm ưa thích những bộ quần áo đẹp đẽ sang trọng là một điều không phải, thì mặc y phục dơ bẩn rách rưới để tỏ ra mình là người học đạo cũng không đúng pháp.

Lời đức Phật được truyền ra rồi, dân chúng thành Vương Xá bèn tranh nhau may rất nhiều quần áo đem cúng dường chư tỳ-kheo. Người cúng dường đức Phật và chư tỳ-kheo rất đông, nên tin đồn ấy truyền đến tai một vị đại phú hào.

Vị phú hào ấy tên là Đại Ca Diếp, ở thôn Ma Ha Sa La Dà cách thành Vương Xá không xa lắm. Ông thông minh học rộng, giàu có nhất thiên hạ, là nhân vật xuất chúng nhất của giai cấp Bà-la-môn. Mỗi khi đức Phật thuyết pháp tại tinh xá Trúc Lâm, ông đều đến nghe giảng. Cuối cùng tâm ông từ từ thâm nhập những lời giảng của Như Lai, ông còn nghĩ đến việc xuất gia theo Phật nữa.

Một hôm trên đường về, ông vừa đến gần tháp Đa Tử ở thành Vương Xá, trong một vùng có rất nhiều gốc cây to cành lá xum xuê giao nhau, thì lạ thay, đức Phật cũng đang ngồi ngay tại đấy mà tĩnh tọa. Ông nhìn mãi đức Phật trang nghiêm, uy nghi dường ấy, và thấy rằng không thể không đến lễ lạy Ngài. Ông đến trước toà Như Lai chắp tay đảnh lễ xong, khẩn khoản cảm động mà nói:

– Bạch Thế Tôn, bậc Thầy của con! Xin chấp nhận cho Đại Ca Diếp này quy y, từ nay Đại Ca Diếp là đệ tử của Phật.

Đức Phật thấy rõ tín tâm của Đại Ca Diếp nên nói:

– Đại Ca Diếp, ông là đệ tử của ta, ta là thầy của ông. Trên thế gian này, nếu ai chưa chứng được Chính đẳng Chính giác thì không thể thu nhận ông làm đệ tử. Ông hãy đi cùng ta.

Đức Phật lẳng lặng đứng dậy, hướng về phía tinh xá Trúc Lâm mà đi, Đại Ca Diếp đi sau lưng đức Phật một cách cung kính mà nước mắt ròng ròng tuông xuống. Đức Phật quay đầu lại nhìn Đại Ca Diếp rồi nói:

– Hôm nay ta biết cơ duyên được độ hóa của ông đã đến. Tốt lắm, sau này việc lưu truyền Phật Pháp sẽ cần đến ông rất nhiều.

Đức Phật hóa độ Đại Ca Diếp rồi, Phật Pháp tại thành Vương Xá đã có cơ sở vững chắc, tinh xá ở núi Linh Thứu cũng đã được thành lập vào thời điểm này. Vua chúa, người trí thức đến quy y rất đông, và sự giáo hóa của đức Phật càng được phổ biến thêm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/03/2011(Xem: 8633)
Theo đạo Phật, luật nhân quả không chỉ giới hạn trong một đời sống hiện tại này, mà là một quy luật chi phối trong suốt dòng thời gian...
13/03/2011(Xem: 10606)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
13/03/2011(Xem: 6589)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
10/03/2011(Xem: 11763)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
09/03/2011(Xem: 10984)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
04/03/2011(Xem: 5468)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
04/03/2011(Xem: 10700)
Đây là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên rất sống động, được thuật lại với nhiều chi tiết thú vị.
04/03/2011(Xem: 8253)
Một hôm, Hàn Sơn hỏi Thập Đắc: Ở đời, có người đánh tôi, mắng tôi, làm nhục tôi, khi dễ tôi, dọa tôi, gạt tôi, chê tôi, khinh tôi, ăn hiếp tôi, cười ngạo tôi cho đến đối xử khắc nghiệt với tôi, thì phải xử trí như thế nào? Thập Đắc đáp: Chỉ cần nhịn nhục họ, kính họ, sợ họ, tránh họ, nhường họ, khiêm tốn với họ, không chống cự họ, không cần để ý đến họ, rồi chờ ít năm ông hãy nhìn họ xem.
04/03/2011(Xem: 7278)
Ngài Hàn-Sơn : Trong thế gian mà bị người phỉ báng, khi dễ , nhục mạ, cười chê, khinh khi , chà đạp, ghen ghét , đè bẹp, đố kị ta. Như thế, ta phải xử trị cách nào ? Ngài Thập-Đắc trả lời : Thản nhiên vì họ mà nhẫn, mà nhường,  mà cung kính, là trọng tự do của họ, mà tránh đi, cuối cùng đừng để ý tới họ nữa. Chờ vài năm sau sẽ gặp họ. Hàn-Sơn lại hỏi : Họ vẫn giữ quyết liệt như vậy ! Có thể trốn núp được chăng ? Ngài Thập-Đắc nói : " Tôi đã từng thuộc Bài Kệ của Bồ-Tát Di-Lặc. Bạn lắng nghe ! Tôi vì Bạn mà niệm bài kệ :
24/02/2011(Xem: 2846)
Cách đây 28 năm (1973), hồi đó tôi 16 tuổi (1945), nghe kinh Bát Nhã và pháp Bảo Đàn, bỗng nhiên lòng tôi không còn luyến tiếc gì bản thân và muốn xa lìa tất cả để lên non cao tu luyện. Tôi đem ý nguyện ấy thưa với Bổn sư là Hòa thượng Diệu Quang, Tổ thứ sáu của Tổ đình Thiên Ấn và là vị khai sơn chùa Viên Giác núi Thanh Thanh - nơi tôi đang tu học. Hòa thượng nhìn tôi và nghiêm trọng bảo - ông nên dẹp bớt lòng bồng bột ấy đi! Vì khi đang học đạo thì ai cũng tưởng mình có thể thực hành sáu pháp lục độ chẳng mấy khó. Nhưng khi va chạm vào thực cảnh, chịu đói lạnh vài ba tháng, những cơn sốt rét ở rừng sâu và biết bao cảnh trạng kỳ quái cứ đêm đêm lại hiện về như trêu cợt, như dọa nạt thì thối chí ngay. Nếu chí thoát trần mạnh mẽ có thể vượt qua được, thì bấy giờ cái "Động" ở nội tâm lại hiện ra. Tổ xưa đã dạy: "Cực tịnh sanh động". Ông nên tham cứu nghĩa lý ấy và nán lại năm sau, hay đợi khi thọ đại giới rồi sẽ cho ông đi cũng không muộn. Rồi Hòa thượng đưa tay chỉ về trảng núi phía tâ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]