Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22. Tự cứu lấy mình

05/04/201113:34(Xem: 5929)
22. Tự cứu lấy mình

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

PHẦN I: Những chuyện đương thời Đức Phật

22. Tự cứu lấy mình

Thiện La Ni Tân nghe nói đức Phật đang thuyết pháp tại Tinh xá Kỳ Viên. Ngày hôm ấy, ông thành tâm cung kính một mình đến vườn Kỳ Viên mong được đức Phật khai thị. Nhưng ông không vào thẳng trong tinh xá trang nghiêm hùng vĩ mà chỉ đứng lảng vảng ngoài rừng cây do dự, từ xa nhìn vào toà Kỳ Viên tĩnh lặng u mỹ, trong lòng vô cùng hâm mộ.

Lâu lâu ông ngóng về phía tinh xá, lẩm bẩm tự bảo:

– Thế nào đức Phật cũng sẽ bước ra!

Từ hơn mười năm qua ông cứ mãi tìm cách thoát khỏi sự đau khổ của đời người nhưng không sao tìm ra được giải pháp, và bị kẹt vào một sự mâu thuẫn khiến cho ông cứ khổ sở không một phút giây nào yên tịnh.

Trong quá khứ, hễ có chuyện gì không vui là ông chạy đi xem bói, cầu thần linh, nhưng sau bao nhiêu năm, những vị thần linh mà ông vẫn cung phụng đó, không vị nào thỏa mãn được điều ông mong cầu. Dần dần ông sinh tâm hoài nghi: “Thần linh liệu có giải trừ được sự đau khổ của kiếp người, và có đem lại được hạnh phúc cho nhân thế hay không?”

Thế là ông rơi vào hố sâu của sự mâu thuẫn, không thể nào thoát ra được. Vì thế ông sinh đủ thứ bệnh, tinh thần thì đa sầu đa cảm, thân thể thì héo úa, bất an.

Trong lúc ông đang chìm đắm trong những suy tư ấy thì từ bên ngoài có một vị tỳ-kheo trở về tinh xá. Thiện La Ni Tân thấy vị tỳ-kheo trang nghiêm, thái độ uy nghi trầm tĩnh, không cầm lòng được bèn bước đến trước vị ấy cung kính hỏi:

– Ngài có phải là một đạo sư Bà-la-môn không?

– Không, tôi là một tỳ-kheo, đệ tử của đức Phật.

Thiện La Ni Tân giương to cặp mặt kinh ngạc, tỳ-kheo là gì? Đệ tử của đức Phật có nghĩa là sao? Ông chưa từng nghe qua những điều ấy, và mập mờ phỏng đoán rằng:

– Ngài là một vị thánh đang tìm cầu chân lý của nhân sinh chăng?

– Không những tôi đang tìm cầu chân lý của nhân sinh, mà còn là một người xuất gia đang tìm cầu giải thoát sự đau khổ của chính cuộc đời này nữa!

– Vậy thì ngài có thể nói cho tôi biết làm cách nào để giải thoát sự đau khổ của đời người?

– Hãy dựa vào sự cố gắng của chính mình!

Vị tỳ-kheo trả lời một cách giản dị nhưng rất khẳng định.

Như sấm sét bùng nổ giữa bầu trời quang đãng, Thiện La Ni Tân vừa nghe được tiếng chuông chân lý, đánh đổ quan niệm của ông vẫn cho rằng tất cả con người chỉ có thể nương vào sức cứu độ của thần linh mới thoát được mọi khổ đau mà thôi. Ông bàng hoàng khâm phục hỏi tiếp:

– Dùng sức của chính mình để tự giải trừ khổ đau, phải chăng đó là kiến giải thù thắng mà ngài tự mình đặc biệt khám phá ra?

– Không! Đó là lời thầy tôi dạy, tôi chỉ nhắc lại lời của thầy tôi cho ông nghe, riêng phần tôi thì không có kiến giải thù thắng đặc biệt nào của riêng mình.

– Thầy của ngài! Thầy của ngài là ai?

– Thầy tôi là bậc đã hoàn toàn giác ngộ chân lý của nhân sinh và vũ trụ, thầy tôi chính là đức Phật!

– A! Tôi nghe nói có một vị gọi là Phật, hôm nay tôi đến đây cũng chính là để tìm gặp vị ấy.

Thiện La Ni Tân nói như chợt nhớ ra tại sao mình đang có mặt ở chỗ này.

– Thế à, thế thì ông đã gặp đức Phật chưa?

– Chưa, tôi chưa gặp Ngài. Tuy nhiên tôi thường nghe người ta tán tụng rằng đức Phật có phẩm cách cao quý và tinh thần cứu thế cao cả, nên tôi ngưỡng mộ Ngài đã từ lâu.

– Ông tới đây là vì muốn bái kiến đức Phật phải không?

– Đúng vậy. Tôi muốn bái kiến đức Phật, nhưng tôi là một người quá đỗi tầm thường, liệu đức Phật có bằng lòng cho tôi gặp mặt hay không?

– Xin ông đừng do dự nữa, trong tâm từ bi quảng đại của đức Phật không có sự phân biệt sang hèn. Ngài thường hộ niệm tất cả chúng sinh một cách bình đẳng cho nên dĩ nhiên sẽ vui lòng cho ông gặp.

Thiện La Ni Tân nghe thế bèn đi theo sau vị tỳ-kheo ấy tiến vào bên trong tinh xá để bái kiến đức Phật. Lúc ấy đức Phật đang trụ trong thiền định, Ngài mở mắt dùng từ nhãn nhìn Thiện La Ni Tân mà nói:

– Thiện La Ni Tân! Ông đến thật đúng lúc. Ông có vấn đề chi cứ việc hỏi ta!

Thiện La Ni Tân không ngờ đức Phật lại ưu ái mình như vậy, ông vội gieo cả năm vóc xuống đất đảnh lễ và nhìn lên khuôn mặt trang nghiêm từ ái của đức Phật, nói:

– Bạch Thế Tôn! Thân con nay đã hư hoại hết rồi! Cũng vì cái thân gầy mòn suy nhược và bệnh hoạn này mà con kinh nghiệm được cái khổ nạn của sinh lão bệnh tử, và biết rõ rằng thân thể là căn nguyên của mọi sự đau khổ. Vì lý do đó mà con đã tin tưởng những gì Bà-la-môn ngoại đạo nói, và cầu xin sự gia bị của thần linh. Nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo và bệnh vẫn hoàn bệnh, nên dần dần con bắt đầu nghi ngờ thần linh. Thế Tôn! Trong tâm con hiện nay đầy dẫy những mâu thuẫn, nên con xin thỉnh ý Ngài. Con nên hay không nên đặt hết niềm tin vào thần linh?

Đức Phật yên lặng nghe Thiện La Ni Tân nói hết rồi mới đưa tay chỉ một ngôi làng cách khu Kỳ Viên không xa lắm, nhẹ nhàng hỏi:

– Thiện La Ni Tân! Ông hãy nhìn những người nông phu trong ngôi làng kia! Giả sử vào mùa xuân, khi vạn vật đang sinh trưởng, họ không lo khổ công cày ruộng gieo giống mà ngày ngày chỉ ngồi trước mặt thần linh cầu nguyện để có một mùa gặt phong phú vào mùa thu, thì ông nghĩ sao? Nếu tự họ không cày bừa gieo hạt, thần linh có sẽ làm cho họ được mùa hay không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn! Nếu không cày bừa gieo giống thì có cầu nguyện mấy đi nữa, đứng trước một bãi đất hoang cũng không thu hoạch được gì cả.

– Thiện La Ni Tân, ông trả lời rất đúng. Thì cũng thế thôi, có nhiều người không làm việc theo chính nghiệp, không chịu vận động, thân thể ngày càng suy yếu, gia cảnh ngày càng nghèo khó, giống như một thủa ruộng không được cày bừa ngày càng hoang phế, chắc chắn không phải nhờ cầu thần linh mà thân thể khoẻ mạnh, gia cảnh khá giả, và đến mùa thu thì lại được một mùa gặt phong phú đâu!

Thiện La Ni Tân im lặng gật đầu, ông cảm thấy lòng mình từ từ trở nên thư thái, nhẹ nhàng. Đức Phật hỏi tiếp :

– Thiện La Ni Tân! Nếu có một người nông phu, đang lúc mùa xuân vạn vật xinh tươi, khổ công cày bừa gieo hạt, nhưng lại không cầu xin ân huệ gì của thần linh, thì ông nghĩ xem, có phải do vì người ấy không cầu xin thần linh mà không gặt hái được gì trong ruộng của mình không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn! Chỉ cần cày bừa gieo hạt trong ruộng thì tuy không cầu xin thần linh, đến mùa thu vẫn được mùa như thường!

– Thiện La Ni Tân! Thì cũng y như thế, nếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta, chúng ta chịu cần kiệm, chịu vận động, thì tự nhiên thân thể sẽ khoẻ mạnh, gia đình sẽ giàu có, y hệt như việc gieo hạt trong ruộng đất kia vậy.

Cho nên Bà-la-môn ngoại đạo cầu thần linh không phải là một biện pháp để giải thoát sự đau khổ của đời người, chỉ có từ trong sự hoạt động bình thường của thân tâm mà tinh tiến làm việc thiện, ngưng bặt mọi chuyện ác, khiến thân tâm thanh tịnh, chúng ta mới giải thoát được sự đau khổ và bước vào đất thánh tịnh lạc được!

Thiện La Ni Tân nghe diệu pháp của đức Phật như được uống thuốc thánh để trị bệnh, căn bệnh mâu thuẫn trong tâm ông được chữa lành trong khoảnh khắc. Ông cảm thấy chưa bao giờ hoan hỉ như thế. Ông chí thành đảnh lễ đức Phật để cảm tạ, và từ đó nguyện quy y Tam bảo, nỗ lực hành trì theo lời đức Phật dạy!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2021(Xem: 2869)
Hình 1: Chư tôn tịnh đức Tăng già Phật giáo Butan thực hiện nghi lễ gia trì sái tịnh, chúc phúc cát tường 500.000 liều Vaccine Moderna do Hoa Kỳ viện trợ. Sân bay Quốc tế Paro ngày 12/7/2021. Ảnh: apnews.com Vương quốc Phật giáo Bhutan, đất nước nhỏ nhắn cheo leo trên những triền núi của dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ, đã được khen ngợi bởi đã nhanh chóng triển khai chương trình tiêm chủng Covid-19, đã chứng kiến quốc gia Phật giáo Kim Cương thừa tiêm phòng đầy đủ cho 90% dân số từ tuổi trưởng thành trở lên trong một tuần. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã miêu tả Vương quốc Phật giáo Bhutan là “Ngọn hải đăng hy vọng cho khu vực, vào thời điểm đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng và tàn phá nhiều gia đình”. (UNICEF)
31/07/2021(Xem: 25627)
Chủ đề: Thiền Sư Thảo Đường, Sơ Tổ Thiền Phái Thảo Đường tại VN Đây là Thời Pháp Thoại thứ 266 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 31/07/2021 (22/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
28/07/2021(Xem: 4176)
Một chàng cưới được vợ xinh Nàng tuy rất đẹp, tính tình lại hoang Chàng thương vợ thật nồng nàn Nhưng nàng trái lại phũ phàng chẳng yêu
28/07/2021(Xem: 4423)
Hồi còn tại thế xưa kia Trên đường giáo hóa Phật đi qua làng Ngài đi cùng ông A Nan Khai tâm gieo ánh đạo vàng giúp dân
28/07/2021(Xem: 4686)
Ở bên Ấn Độ thuở xưa Nơi thành Xá Vệ, buổi trưa một ngày Gia đình kia thật duyên may Phật thương hóa độ, dừng ngay tại nhà
27/07/2021(Xem: 11162)
Thật không ngờ trong bối cảnh xã hội mà toàn cầu thế giới đang khẩn trương đối phó với đại dịch kinh hoàng của thế kỷ 21 thế nhưng những người con đầy tâm huyết của Đức Thế Tôn chỉ trong nửa năm đầu 2021 đã thành lập được hai trang Website Phật học tại hải ngoại : Thư viện Phật Việt tháng 2/2021. do nhóm cư sĩ sáng tạo trang mạng của HĐHP, ( hoangpháp.org ) do ban Báo chí và xuất bản của Hội đồng Hoằng pháp tháng 6/2021 thành lập với sự cố vấn chỉ đạo của HT Thích Tuệ Sỹ Từ ngày có cơ hội tham học lại những hoa trái của Phật Pháp ( không phân biệt Nguyên Thủy, Đại Thừa ) , Tôi thật sự đã cắt bỏ rất nhiều sinh hoạt ngày xưa mình yêu thích và để theo kịp với sự phát triển vượt bực theo đà tiến văn minh cho nên đã dùng toàn bộ thời gian còn lại trong ngày của một người thuộc thế hệ 5 X khi về hưu để tìm đọc lại những tác phẩm , biên soạn, dịch thuật của Chư Tôn Đức,qua Danh Tăng, Học giả nghiên cứu khắp nơi .
27/07/2021(Xem: 7940)
Chuông là một pháp khí linh thiêng, quan trọng trong nghi thức Phật giáo, nhất là Đại Hồng Chung (chuông lớn, còn gọi là chuông u minh). Tiếng chuông chùa hằng ngày thong thả vang xa khắp chốn không gian, thâm trầm giữa bao náo nhiệt của cuộc đời, ngân nga giữa những tang thương dâu bể, thức tỉnh biết bao khách trọ trần gian, còn mãi mê lo “hướng ngoại tìm cầu” chạy theo đuổi bắt ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), gọi thế nhân đang mê đắm nơi bể khổ trầm luân, trở về cõi an nhiên. Cho đến nay nhiều ngôi chùa, nhất là chùa Việt Nam đã có mặt khắp nơi trên thế giới, cho nên "Tiếng chuông chùa thật là gần gũi, không thể thiếu trong đời sống dân lành của mọi thời đại, mọi quốc độ”. Kinh Tăng Nhất A Hàm có bàn về vấn đề này: “Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân vang thì những hình phạt trong ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh chịu hình phạt được tạm thời an vui”.
27/07/2021(Xem: 25750)
Chủ đề: Thiền Sư Định Hương (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 264 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 27/07/2021 (18/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com
26/07/2021(Xem: 8129)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi. Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.
26/07/2021(Xem: 3031)
Đêm văn nghệ của bọn con nít tuổi chỉ 11, 12, 13 do cô bé Trần Anh Nam đầu nêu làm bầu show đã thành công mỹ mãn về mặt nội dung cũng như «tài chánh» (thu bằng dây thun). Từ ban tổ chức đến đám khán giả con nít đã vô cùng hỉ hả với những trận cười thoải mái. Tản hát về nhà, đứa nào cũng mong đợi, hứa hẹn sẽ có những trò như thế tiếp tục nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]