Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Cây Khô Trổ Bông

27/03/201104:59(Xem: 4544)
7. Cây Khô Trổ Bông

MẸ QUAN ÂM CỬU LONG
Huỳnh Trung Chánh

CÂY KHÔ TRỔ BÔNG

Từ Kim Lăng, Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Đức Tướng đã lội suối băng rừng chịu đựng bao gian khổ mới đến được vùng núi Nhạn Đãng, thuộc huyện Lạc Thanh, thị xã Oân Châu, tỉnh Triết Giang, hi vọng tìm được một đạo tràng thanh tịnh nương náo tu tập. Thế nhưng, tuy đến tự viện nào chàng cũng cần mẫn chấp tác, rồi mới thành khẩn thiết tha đạo đạt nguyện vọng của mình, nhưng Đức Tướng vẫn chẳng được tự viện nào cho nhập chúng. Thất vọng não nề chàng thẫn thờ xuống núi, bâng khuâng chẳng biết thân phận của mình sẽ phải nổi trôi ở chốn nào?

Đức Tướng tục danh Lý sĩ Tú, là con của một gia đình nho gia thanh bần tại Kim Lăng. Cha mất sớm, bà mẹ Tú tảo tần mua bán, tuy tiền bạc thiếu hụt vẫn hi sinh chắt mót từng đồng gởi con đến chùa Báo
Ân học hành, hi vọng đứa con sẽ đỗ đạt làm quan rạng rỡ tông môn. Vào triều đại nhà Minh, các ngôi chùa lớn như Báo Ân, được cải biến thành những trung tâm giáo dục đặt dưới sự kiểm soát của triều đình, để dạy dỗ chung tam giáo: Nho, Phật và Đạo. Môn sinh dành phần lớn thời giờ trao dồi văn chương thi phú của Nho gia, đồng thời, cũng phải nghiền ngẫm thông suốt giáo lý Phật đà và nghi lễ của Đạo gia, vì đề thi gồm cả những câu hỏi về Phật và Đạo. Tuy quyết tâm theo đuổi mộng ước quan trường để chiều lòng mẹ, nhưng Tú rất say mê học Phật, nhất là triết lý Bát Nhã và tu tập thiền quán, do đó, chàng thường tham dự các thời khóa tụng niệm và hành thiền tại chùa. Chàng học trò nghèo, hiếu học và có đạo tâm, sớm được hòa thượng Tây Lâm, trụ trì Chùa Báo Aân chú ý. Hòa thượng thương yêu miễn cho chàng học phí, bù lại, chàng cũng tình nguyện gánh vác công quả cực nhọc tại khu nhà trù. Ngày thi cử chưa đến, ước mơ của mẹ chưa thực hiện, thì bất ngờ bà mẹ bị lâm trọng bệnh rồi qua đời. Khổ đau mất mẹ khiến Tú nhận chân rõ rệt lý vô thường vô ngã trên cuộc đời, nên ngay sau khi hoàn tất lễ thất tuần cho mẹ, Tú liền quì lạy hòa thượng Tây Lâm thỉnh cầu xuất gia. Hòa thượng hoan hỷ chấp nhận cho chàng tu tập sự, làm lễ thí phát và cho chàng thọ giới sa di với pháp danh Đức Tướng, đoạn ủy thác chàng cho thầy giáo thọ đặc trách dạy dỗ. Chùa Báo Ân tu tập theo truyền thống thiền tông hệ phái Quy Ngưỡng, chuyên chú đặc biệt vào Kinh Kim Cang để tham cứu tu tập, chớ không đặt nặng việc xử dụng công án như phái Lâm Tế. Chủ trương nầy dựa trên truyền thuyết theo đó lục tổ Huệ Năng, trong khi còn là cư sĩ đang gánh củi đã nghe Kinh Kim Cang mà phát tâm, về sau, khi nghe Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, liền đại ngộ và được Ngũ tổ trao truyền y bát. Hòa thường Tây Lâm, tuổi đã ngoài bảy mươi lăm, hàng ngày vẫn nghiêm túc hành thiền và trì tụng Kinh Kim Cương Bát Nhã chẳng chút xao lãng. Hòa thượng thường vân du chiêm bái các đại tùng tâm “hang ổ” của chư tổ sư thiền ngày xưa như chùa Nam Hoa của Lục tổ, chùa Mật Aán, tổ đình Quy Ngưỡng, chùa Nam Đài tổ Thạch Đầu, chùa Lâm Tế tại Thạch gia Trang... Mùa thu năm Gia Tĩnh thứ 43 (1564), Ngài hướng dẫn phái đoàn đệ tử trong đó có Đức Tướng chiêm bái Ngũ Đài sơn đảnh lễ Bồ Tát Văn Thù. Đầu xuân năm sau, đang khi vẫn còn mạnh khỏe, hòa thượng bỗng khẩn cấp họp chúng từ giã, rồi long trọng nhắc nhở : “Theo lý vô thường thì chùa Báo Aân sẽ có lúc bị hủy hoại và các con sẽ gặp khó khăn. Dù trong hoàn cảnh nào, thầy mong sao các con vẫn tiếp tục kiên trì tu tập, giữ giới luật như giữ đôi tròng mắt của mình”. Kế đến, hòa thượng dặn dò riêng từng đệ tử lớn, rồi cuối cùng, Ngài ngoắc Đức Tướng đến phán dạy : “Rất tiếc là ta chỉ có nhân duyên chỉ cho con cánh cửa, con đường tu tập gian nan còn lại phải do con chọn lựa và tự khám phá mà bước vào. Ta chỉ nhắc con một điều là Đức Tướng tức là Không, mà Không cũng tức là Đức Tướng. Con nên tâm niệm điều đó để làm yếu chỉ mà hội nhập thiền môn”. Sau khi phú chúc xong hậu sự, hòa thượng chấp tay lầm thầm đọc tụng trọn bộ Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, rồi lặng lẽ nhập diệt. Sự ra đi tự tại của hòa thượng khiến cho tứ chúng vừa hân hoan vừa thương cảm, ai ai cũng thệ nguyện tinh tấn tu tập để khỏi phụ lòng tin yêu của thầy. Đúng theo lời tiên đoán của hòa thượng, chỉ hơn một năm sau thì ngôi tự viện nguy nga bị sét đánh gây hỏa hoạn cháy rụi. Chùa Báo Ân được coi là tài sản quốc gia nên chánh quyền có trách nhiệm liền tức tốc mở cuộc điều tra : thầy trụ trì và 17 tăng sĩ phụ trách điều hành tự viện bị dẫn giải về huyện đường chấp cung rồi bị giam giữ. Chùa Báo Ân tuy tấp nập thiện tín lễ bái, nhưng theo tinh thần tu tập đạm bạc của hòa thượng Tây Lâm, chùa không thừa tiền bạc để biết “lễ nghĩa”, nên giới chức điều tra không chấp nhận thuyết thiên tai và nhất quyết cho rằng hỏa hoạn do phá hoại, do đó, cuộc điều tra ngày càng trở nên gay gắt, số phận của chư tăng đang bị câu lưu rất mờ mịt. Nhóm tu sĩ trẻ còn lại như rắn không đầu, đói rách, không mái lá che nắng mưa, lại nơm nớp lo sợ bị liên lụy, nên lần lần tản mác đến các tự viện khác nương thân. Đức Tướng là một trong số ít tu sĩ gắng gượng ở lại, hằng ngày thay phiên nhau cơm nước thăm nuôi chư tăng tù tội. Cuộc điều tra bỗng chuyển hướng sang nhóm phụ trách khu nhà trù, nơi xuất phát ngọn lửa. Từ ngục thất, thầy trụ trì nhắn tin khuyên bảo nhóm nhà trù nên lánh mặt thật xa để tránh nguy cơ bị lùng bắt, tra tấn, tù đày. Thế là Đức Tướng đành gạt nước mắt hấp tấp lủi trốn khỏi thành phố Nam Kinh. Chàng chỉ kịp mang theo chút lương khô và bản kinh Kim Cang làm của tùy thân. Đức Tướng lo lắng đi liên tục ngày đêm chẳng dám nghỉ ngơi, mệt lắm thì chàng chui vào lùm cây kín đáo xa xa đường lộ nằm chợp mắt, vừa tỉnh dậy đã vội vã lên đường. Mãi đến khi đã vượt sang địa phận tỉnh Triết Giang, mối hiểm nguy giảm thiểu, chàng mới thư thả ngắm cảnh và chiêm bái các ngôi chùa gần xa. Thật ra, lúc bấy giờ lương khô mang theo đã cạn, Đức Tướng rất cần tìm đến các ngôi chùa địa phương để xin bữa cơm chay, và sau đó, nếu thấy ngôi chùa hợp ý, thì sẽ khẩn khoản xin được nương náo tu tập. Chùa nào cũng vui vẻ bố thí cho chàng bữa ăn, nhưng việc xin lưu trú thì chẳng có dấu hiệu gì sáng sủa. Có nơi khéo léo từ chối viện lẽ luật lệ triều đình khó khăn đã ngăn cấm họ chứa chấp kẻ xa lạ, có nơi lạnh lùng xua đuổi chẳng một lời giải thích. Trong cảnh nhục nhã bẽ bàng nào Đức Tướng cũng chẳng sanh tâm sân hận, chàng tự biết mình tuy cạo đầu nhưng chỉ là một sa di, chưa có tăng tịch, không giấy giới thiệu của bổn sư, dáng điệu bệ rạc, quần áo xốc xếch, nên nếu họ nghi ngờ chàng là kẻ lưu manh giả dạng tu sĩ cũng là chuyện bình thường. Từ nơi nầy lang thang đến nơi khác, Đức Tướng vô tình lần mò đến dãy núi Nhạn Đãng, thuộc huyện Lạc Thanh, thị xã Oân Châu. Nhạn Đãng sơn là một dãy núi thanh tú có trên trăm ngọn, rừng cây sầm uất, hang động thâm u, thác nước hồ suối mỹ miều và cũng có hằng hai mươi ngôi chùa rải rác khắp nơi. Đức Tướng trèo lên Nhạn Hồ Cương, Linh Nham, Đại Long Thu, Ỷ Thiên đỉnh... chiêm bái hơn 10 ngôi tự viện mà vẫn chẳng thấy có chút tia hi vọng về chốn dung thân. Tình trạng tỏ vẻ khả quan hơn tại chùa Hiển Thánh. Sau khi nghe Đức Tướng tha thiết đạo đạt nguyện vọng, và giải đáp suôn sẻ vài vấn nạn về thiền, hòa thượng trụ trì tỏ vẻ hoan hỷ như sẽ thu nhận chàng. Đức Tướng đang khấp khởi mừng thầm, bỗng nghe Ngài gạn hỏi lý do rời chùa, rời thầy. Tuy hiểu rằng nếu trả lời thành thật chắc chắn sẽ gặp khó khăn, nhưng Đức Tướng đã nguyện giữ giới cẩn trọng như giữ đôi tròng mắt, nên chẳng cần suy nghĩ dông dài, chàng trình bày rõ rệt cội nguồn. Dầu tin tưởng chàng vô tội và ái ngại cho thân phận của chàng, hòa thượng cũng buộc lòng từ chối. Đức Tướng lại lặn lội sang ngọn Linh Phong, chiêm bái chùa Linh Phong và Quan Aâm động. Chàng trèo lên tầng điện thứ 10, đảnh lễ Bồ Tát Quán Thế Aâm rồi lặng lẽ ra đi. Chàng nghĩ thỉnh cầu nhập chúng chỉ chuốc thêm một lần đau thương nhục nhã chớ chẳng ích lợi gì, huống chi, chùa nầy chuyên tu Tịnh Độ, chẳng khế hợp với căn cơ thiền của chàng. Chàng lủi thủi xuống núi, dừng chân bên quán nước ọp ẹp nằm sát đường mòn, gọi chén trà nóng rồi lơ đãng nhìn về chốn xa xôi mù mịt, quên mất thời gian, quên cả tách trà. Bà chủ quán hiền hậu thương hại nhìn chàng, bà ngập ngừng mấy lần rồi mới khơi chuyện :

- Chú uống trà kẻo nguội. Trông chú có vẻ là người từ phương xa đến đây hành hương. Chẳng hay chú đã tham bái khắp các đỉnh núi chưa?

Đức Tướng sực tỉnh cơn mộng mơ, hớp miếng trà, cất tiếng thở dài rồi bùi ngùi đáp :
- Thưa bà! Con từ Kim Lăng đến đây mong tìm một ngôi tự viện để xin tu tập, chớ thật ra, không nhằm mục đích hành hương.
- Quý hóa lắm! Thế chú đã chọn ngôi chùa nào vậy?
- Con nào dám chọn lựa. Con khẩn cầu khắp nơi, mong tìm một chốn an ổn tu tập mà chẳng chùa nào chấp nhận cả!
- Sao kỳ vậy kìa?
- Con vốn là sa di chùa Báo Aân. Chùa cháy, thầy trụ trì và 17 tăng sĩ phụ tá bị câu lưu để điều tra. Thầy trụ trì khuyên con trốn đi để khỏi liên lụy. Khi thỉnh cầu nhập chúng, con sợ phạm giới vọng ngữ không dám dấu diếm điều nầy, mà khai thật thì chẳng chùa nào chịu chứa chấp cả! Oâi! trời đất mênh mông, nhưng tìm được một chỗ dung thân thì gian nan khôn xiết!
- Tội chú quá! sao chú không tự mình chọn một địa điểm vắng vẻ trên non cao, cất cái thảo am, tự sống tự tu, thì ai ngăn cấm chú được?
- Con đã nghĩ đến điều đó rồi bà ạ! Tu một mình thì ngoài việc dựng thảo am mình lại cần phát hoang một khoảnh đất trồng tỉa để tự túc. Mà dựng thảo am hay phát hoang đều đòi hỏi phải có chút đỉnh tiền mua vật liệu, dụng cụ, hạt giống... cùng phần thực phẩm dự trữ tối thiểu để tạm sống trong thời gian chờ đợi gặt hái hoa mầu. Ở đây xứ lạ, làm sao con có thể tìm ra vị thí chủ giúp đỡ con bước đầu cho được?
- Tưởng chuyện gì khó chớ chuyện nầy thì già có thể làm được. Nếu chú tha thiết tu tập thì già sẽ giúp chú dựng thảo am và hằng ngày sẽ mang cơm nước cúng dường chú, chú chỉ cần dụng công tu mà thôi, và chẳng phải bận tâm điều gì khác nữa!

Thế rồi bà lão thuê dân làng đưa chàng trở lên ngọn Linh Phong, vượt khỏi động Quan Aâm một khoảng ngắn, thì khám phá ra được một địa điểm thanh vắng, thuận tiện cho việc dựng ngôi tịnh thất để chàng tạm trú mà hạ thủ công phu. Tịnh thất mái tranh vách lá sơ sài, bé nhỏ xinh xinh, ẩn dưới bóng đại thụ râm mát, có tầm nhìn toàn cảnh Nhạn Đãng sơn hùng vĩ. Đáng tiếc là khoảnh đất nầy tương đối hẹp, chỉ vừa đủ cho Đức Tướng trồng vài cụm hoa trang trí, chớ chẳng canh tác được. May mắn là chàng không phải bận tâm chuyện ẩm thực, vì lão bà luôn luôn giữ vẹn lời hứa là mỗi ngày mang cơm nước lên một lần trước giờ ngọ. Đức Tướng bắt đầu lập thời khóa tu tương tợ theo sinh hoạt của chùa Báo Aân, theo đó, ngoài các thời tọa thiền, chàng cũng giữ hai thời công phu khuya và tối, đặc biệt với phần trì tụng Kinh Kim Cang. Thoạt đầu, Đức Tướng tu tập rất dõng mãnh, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, chàng bắt đầu cảm thấy uể oải buồn chán và đôi khi còn bị khủng hoảng đến nỗi muốn hoàn tục. Nguyên Đức Tướng âm thầm mang tự ti mặc cảm là sa di, cộng với nỗi ám ảnh về lời răn dạy của chư cổ đức rằng tăng mà sớm lìa chúng thì nguy hiểm như con hỗ xa rừng “hỗ ly sơn hỗ bại, tăng ly chúng tăng tàn”, nên cứ phập phòng sợ gặp ma chướng và vì vậy đôi khi mất tự tin nên sanh tâm giãi đãi. Ngoài ra, chàng vốn quen thuộc cái không khí rộn rịp của ngôi chùa thị thành đông đảo Phật tử ra vào, nay lại phải sống thui thủi một mình, không thầy không bạn, nên cảm thấy cô đơn chán nãn cùng cực. Cũng may là những cơn khủng hoảng hành hạ chàng chỉ kéo dài cho đến giờ ngọ, khi Đức Tướng nhác thấy bóng dáng lão bà mang cơm nước lên núi thì nó liền tan biến. Sự kiện trùng hợp nầy thật khó hiểu. Có lẽ, khi thấy bà chàng vừa ấm lòng, vừa cảm thấy xấu hỗ nên tâm tinh tấn phát sanh chăng? Hoặc giả, chính thái độ thành khẩn cúng dường của bà đã tạo cho chàng niềm hứng khởi chăng? Thật ra, Đức Tướng chẳng thể suy tìm ra nguyên nhân nào rõ rệt. Chàng chỉ cảm nhận rằng mỗi khi thấy bà thì chàng đón nhận được nguồn tươi mát an vui, rồi bỗng nhiên phục hồi được niềm tin và nghị lực để tu tập. Vô tình mà lão bà biến thành điểm tựa tinh thần cho chàng trong thời gian khó khăn lúc ban đầu.

Năm năm, mười năm, rồi hai mươi năm trôi qua. Đức Tướng vẫn kiên trì tọa thiền. Thân tâm chàng biến thành một khối rắn chắc như kim cương, thách đố cái lạnh mùa đông, cái oi ả mùa hè, và tâm chàng thì rỗng không chẳng có chỗ để cho ngũ trần - thanh hương vị xúc pháp - chen vào khuấy phá nhiễm ô.

Vào một buổi trưa mùa đông, khác hơn thường lệ, một cô gái tuổi chừng đôi mươi xinh đẹp đã mang cơm lên tịnh thất thay cho lão bà. “Sắc bất dị không, nhan sắc khuynh thành đó chẳng khiến ta động tâm”, chành bình thản tự hào. Cô gái bỗng ngọt ngào lên tiếng :
- Mẹ con đau, nên con thay thế bà mang cơm nước cúng dường sư!

Ââm thanh là không nên lời nói nhu mì dễ nghe đó chẳng ảnh hưởng đến chàng chút xíu gì cả, nó chỉ khiến chàng khó chịu vì mất sự yên tĩnh. Lão bà lẵng lặng mang cơm đến, rồi lẵng lặng đi, đâu có nói năng phiền hà như thế nầy. Trong khi chàng vẫn an nhiên bất động thì cô gái bỗng run rẩy lập cập, rồi ấp úng :
- Nơi nầy có ngọn gió luồn lạnh quá! Sư ơi! Con lỡ quên mang theo áo ấm, con lạnh chịu không nỗi! sư làm ơn ôm con vào lòng một chút cho ấm lại, kẻo con chết mất!

Đức Tướng cười nhạt, khoát tay bỏ đi, rồi lạnh lùng ngâm nga :

Ta tợ cây khô dựa đá lạnh
Chẳng còn sinh khí đã ba đông.(1)
(Khô mộc ỷ hàn nham
Tam đông vô noãn khí)

Hốt nhiên Đức Tướng thấy lão bà đứng trước cửa tự lúc nào. Có lẽ, bà đã xuất hiện đúng lúc để chứng kiến được mẩu đối thoại “hào hùng” của chàng. Lạ quá! sao lão bà chẳng lộ vẻ khâm phục vậy kìa? Đức Tướng đang chờ đợi bà lão cất lời tán thán, nào ngờ bà chợt lắc đầu, rồi với giọng nói hiền hòa bình thường, bà chậm rãi lên tiếng :
- Thật là uổng cho công của già bấy lâu nay! Già đã lầm lẫn cúng dường cho thứ “cây khô” vô tri giác như ngươi! Oâi! tiếc quá! đáng tiếc quá!

Đức Tướng không tin tưởng lỗ tai của mình. Chàng còn phân vân tự hỏi chẳng biết bà nói thật hay đùa cợt, thì bỗng thấy bà lão, trong tay cầm sẵn mồi lửa từ lúc nào, ung dung dí lửa vào vách lá khiến ngôi tịnh thất bùng cháy tan tành. Thế rồi, bà quay lưng bước đi chẳng thèm nói với Đức Tướng một lời nào nữa.

Biến cố đột ngột khiến Đức Tướng choáng váng lặng người. Chàng tu đến mức độ không bị thanh sắc lung lạc những tưởng được người người bái phục, ngờ đâu, chính lão bà thí chủ trong hai mươi năm trời lại bày tỏ thái độ bất mãn, phũ phàng đốt tịnh thất xua đuổi chàng. Đức Tướng suy nghĩ điên cả đầu mà vẫn không hiểu nỗi hành động quái lạ của lão bà, chàng chua xót nhìn lại mớ tro tàn, rồi uể oải bước đi, mà chẳng biết đi đâu và làm cái gì? Chàng đi lang thang lạc lõng trong rừng cây thưa đến khi trời tối đen không lui tới được mới ngồi bệt xuống, mà đầu óc vẫn nặng trĩu với bao câu hỏi quay cuồng. “Có thật mình đã biến thành thứ cây khô vô tri giác chăng? Giới tu hành thường nhắc nhở nhau rằng tụng kinh Kim Cang dễ bị biến tánh trở thành khô khan nóng nảy. Điều nầy có đúng không và mình đã lâm vào trạng huống nầy sao? Sư phụ Tây Lâm cũng tu thiền theo Kinh Kim Cang mà sư phụ dào dạt từ bi, đâu có khô khan tình cảm như ta?”. Vừa nghĩ đến thầy, Đức Tướng liền hồi tưởng lại thời gian tung tăng theo thầy chiêm bái Ngũ Đài sơn. Ngày đó, đang khi tham quan chùa Hiển Thông, sắp bước vào điện Văn Thù, bỗng sư phụ khoát tay bảo chàng dừng lại, chỉ hai câu đối trước cửa rồi bảo :
- Con đọc to hai câu đối nầy cho thầy nghe .
- Thưa : “Đức tướng phi không phi hữu, ứng tùy cơ dĩ hằng chu” và “Pháp thân vô khứ vô lai, trụ tịch quang nhi bất động”.(2)
- Ta đã đặt pháp danh con là Đức Tướng là muốn con thâm cứu huyền nghĩa của vế đối nầy. Con đã hiểu rõ Ngài Văn Thù là tượng trưng của Bát Nhã trí, là Pháp thân tịch quang thường trụ mà đức tướng vẫn luôn luôn hằng khởi chu biến để tùy cơ cứu độ chúng sanh. Và tuy cứu độ vô lượng vô biên chúng sanh mà Bồ Tát vẫn chẳng thấy có chúng sanh nào được cứu độ, bởi vì Bồ Tát nào có phân biệt tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ mạng...

Lời dạy của thầy bỗng bùng nổ như tiếng sấm sét vang lừng, khiến thân tâm chàng cực kỳ giao động. Chàng chợt khám phá được điểm sai lầm của mình. Chàng đã đi tìm cái “không” trong chấp ngã, bị điên đảo vì mãi thấy “tướng người tướng chúng sanh tướng thọ mạng”, vì vậy nên cái “không” chỉ là thứ không trong tự ngã khô khan cằn cỗi. Thảo nào thầy đã căn dặn mình phải thấy tướng của đức là không, không còn tướng phân biệt ta, người, thì mình mới mong thâm nhập vào Trí Bát Nhã, trải tâm trùm khắp pháp giới chúng sanh mà phát tâm đại bi. Khi tâm từ bi không phân biệt rộng mở, thì thân tâm sẽ tươi mát như hoa lá xum xuê chớ đâu khô héo cằn cỗi nữa. Tình thương dạt dào nhắc nhớ chàng đến ân tình của thí chủ, rồi chàng bỗng buột miệng than thầm : “Oâi! hai mươi năm qua, bà lão đã bền bĩ lo lắng cho mình không nề hà nắng mưa giá lạnh mà mình cứ coi đó là bổn phận, mình là người xứng đáng thụ hưởng cúng dường, và vì tất cả là “không” nên chẳng mảy may nảy sanh lòng cảm khích. Từ nay, mình nguyện chỉ thọ dụng cúng dường với tâm hoan hỷ là sẽ kết duyên đạo với thí chủ, ý thức rõ rệt rằng mình nguyện sẽ theo họ khắp các nẽo luân hồi để cứu độ, chớ không thọ nhận một cách ơ hờ như xưa nữa”. Đức Tướng bèn hồi tưởng lại câu chuyện buổi trưa để quán sát lại tâm mình : Khi thấy cô gái mang cơm đến thì mình sanh tâm tự hào là không nhiễm sắc, chớ chẳng mảy may thấu hiểu lòng hi sinh, nỗi khổ nhọc của người thí chủ đã lặn lội đường xa trong giá lạnh để phục vụ mình. Khi nghe cô gái thỏ thẻ ngọt ngào thì mình chống trả lại bằng niệm khó chịu. Thì ra, mình tưởng mình chẳng động tâm nhưng niềm tự hào, niệm khó chịu là gì? Đến khi nghe báo tin bà lão đau, thấy cô gái run rẩy vì lạnh mà mình vẫn dửng dưng chẳng chút xót thương, mình quả là thứ cây khô vô tri vô giác mà. Oâi! lão bà chính thực là bậc cao nhân đã thấy rõ nhược điểm của mình, nên mới đốt tịnh thất để cảnh tỉnh mình, có thể nói lão bà đã tạt cho mình một gáo nước lạnh buốt, mà nhờ vậy cây khô nay mới bắt đầu trổ hoa.

Niềm vui mang mang tràn ngập, Đức Tướng tìm đường quay lại chốn cũ để mong gặp lại lão bà cảm tạ thâm ân. Chàng lặn lội khắp ngọn Linh Phong, nhưng lạ lùng làm sao, chàng lên xuống núi nhiều lần, hỏi thăm nhiều người, mà vẫn hoài công. Chàng chẳng tìm được dấu vết gì của quán nước dưới chân núi lẫn địa điểm ngôi tịnh cốc mà chàng đã ẩn tu bao năm trường. Chàng đứng tần ngần trước Quan Aâm động, tại chốn linh thiêng nầy 20 năm trước, chàng đã đảnh lễ khẩn khoản Bồ Tát cứu khổ cứu nạn và hộ trì chàng tu tập, sau đó duyên phúc đã đến với chàng. Thế rồi, bỗng nhiên chàng thấu hiểu ngọn nguồn. Thì ra, diễn biến trong hai mươi năm qua có lẽ chỉ là hóa hiện của Bồ Tát Quán Thế Âm, và vị lão bà Bồ Tát đó đã hằng gia bị cho chàng, đã từng ban cho chàng nguồn an lạc và niềm tin vô bờ để tu tập. Trong niềm xúc động vô biên, Đức Tướng chân thành đảnh lễ Bồ Tát Quán Thế Aâm và thệ nguyện đời đời kiếp kiếp sẽ nương theo Ngài mà hành hạnh nguyệïn lắng nghe tiếng đau thương của chúng sanh để cứu khổ cứu nạn.

Sau nhiều năm ẩn tu, râu tóc mọc dài như cư sĩ nên Đức Tướng quyết định tạm giữ nguyên hình dạng nầy để đi lại dễ dàng mong tìm ra việc làm, sống chung đụng với kẻ thế tục hầu có cơ hội tùy nghi thực hành hạnh cứu khổ. Vừa xuống núi, gặp nông trại đầu tiên Đức Tướng liền dừng lại, ghé vào xin việc và may mắn được gia chủ thu nạp, tạm giao cho đàn bò hai mươi con để chăn giữ. Trong đàn có ba con bò cồ sừng sõ hung dữ thường chém lộn nhau và hay cắn phá ruộng lúa người, đám mục đồng trẻ coi sóc không xuể nên chủ nhân mới quyết định chọn một người lớn tuổi chăn giữ. Đức Tướng vốn đã phát lồ tình thương không phân biệt, chàng quan niệm bò cũng là mình, mà mình cũng là bò, chàng tận tụy thương yêu chăm sóc bò như chăm sóc bầy con của mình. Chàng nâng niu vỗ về từng con, lựa cỏ non cho chúng ăn nước trong cho chúng uống, để ý từng vết trầy, từng mục ghẻ, lau rửa sạch sẽ ghèn ráy, xua đuổi ruồi nhặng bu chúng... Chàng cũng nô đùa, ngọt ngào trò chuyện, chăm chú lắng nghe chúng, nên lần lần hiểu tính nết từng đứa, bù lại, chúng cũng mến chàng, răm rắp vâng lời chàng. Chỉ trong một thời gian ngắn, đàn bò của chàng mập mạnh ra, chúng đi đứng trật tự theo hàng lối, không đâm chém nhau, không chạy hoang phá phách ruộng người, nên chủ nhân rất hài lòng. Chăn bò nổi tiếng, chàng được chuyển sang nghề chăn ngựa, và nhờ tình thương không biên giới, nhờ biết lắng nghe từng con vật nên chàng lại thành công dễ dàng. Những bậc danh gia vọng tộc quí trọng ngựa đổ xô tìm đến, tranh nhau mua chuộc chàng về săn sóc tàu ngựa quí. Lần lần, có người khám phá ra thằng chăn ngựa lại có biệt tài văn chương, nên đề bạt chàng làm thơ ký, rồi thăng lần đến chức quản gia. Ở địa vị nghề nghiệp nào, Đức Tướng cũng cần mẫn làm việc mà vẫn có thừa thãi thời giờ tu tập và thực hành hạnh nguyện ban vui cứu khổ. Tiền công thấp hay cao chẳng phải là điều đáng quan tâm vì có bao nhiêu tiền thì chàng cũng đều đem phân phát cho những kẻ nghèo khó. Chàng cũng dành nhiều thời giờ chăm sóc kẻ bệnh hoạn già yếu, gánh vác công việc nặng nhọc dơ bẩn cho chúng bạn tôi tớ, dạy dỗ trẻ con, cứu người té sông, khuyên lơn kẻ hư đốn say sưa bài bạc..., thậm chí, nhỏ nhặt như chuyện dắt kẻ mù lòa, người già yếu băng qua đường, giúp xỏ mũi kim, đắp vá ổ gà, dời tảng đá vào lề đường... chàng cũng vui vẻ hành trì. Tình thương của chàng cũng tràn trề đối với loài vật : cứu thương con mèo hoang, săn sóc chim non lạc mẹ, sưởi ấm con chó nhỏ... Tóm lại, lúc nào chàng cũng tỉnh thức lắng nghe tiếng kêu thương của chúng sanh để giúp đỡ, không từ nan việc nhỏ, không quản ngại việc lớn, dẫu mình có thể bị nguy hiểm đến tánh mạng cũng không sờn lòng.

Sau mười năm nhập thế, lưu lạc từ nơi nầy đến chốn khác, Đức Tướng nhận thấy đã đến lúc nên dừng lại. Chàng dự định hành hương Phổ Đà sơn, chiêm bái thánh địa của Bồ Tát Quán Thế Aâm, rồi sau đó sẽ tùy duyên xin vào chùa nhập chúng nghiêm trì tu tập. Lúc bấy giờ, chàng đang giữ chức vụ quản lý cho tiệm thuốc Hoa Đà Đại Dược Phòng tại thị xã Hàng Châu, tương đối rất tiện đường viếng Phổ Đà sơn. Chàng chỉ cần thuê xe ngựa trực chỉ một ngày đến bến Ninh Ba, từ đó sẽ mua vé tàu đò vượt biển đến Phổ Đà. Sau khi dành dụm được số tiền cần thiết đủ cho sở phí di chuyển và lưu trú tự túc độ chừng một năm tại thánh địa, chàng van nài chủ nhân cho nghỉ việc. Mới xuất hành được nửa ngày, chàng bỗng chứng kiến cảnh hỏa hoạn khiến ba căn nhà lá cất san sát bên nhau bị thiêu hủy tan tành. Tai nạn không chết người, nhưng chứng kiến cảnh nheo nhóc kêu gào khóc than thảm thiết của nạn nhân, ai chẳng động lòng trắc ẩn. Đức Tướng nhận thấy nếu phải dời ngày đi hành hương lại thì cũng chả sao, do đó, chàng phân chia tiền cho các nạn nhân rồi lên xe trở về. Chàng xin chủ nhân cho làm việc lại và sau mười hai tháng dành dụm chàng đã hội đủ số tiền cần thiết để lên đường. Đức Tướng đến bến Ninh Ba, đang lay quay dọ hỏi chuyến đi thì vô tình nghe kể một hoàn cảnh cực kỳ thương tâm xảy ra tại địa phương nầy. Năm ngày trước, trời trong biển lặng, bỗng có đám mây đen tràn về bao phủ, rồi một cơn giông nhỏ kéo đến. Lúc đó có ba cha con hành nghề thả lưới giăng câu đang trúng một mẻ cá to, nên tiếp tục say mê làm việc bất chấp cuồng phong. Tuy chỉ là cơn giông nhỏ, nhưng vì thuyền đầy khẳm cá, nên chỉ sau vài lượn sóng dập vùi, chiếc thuyền mất thăng bằng lật úp. Người con trai lớn may mắn ôm được miếng ván nhỏ chịu đựng qua cơn sóng gió nhưng cha và em đã chết. Nay hai xác chết được vớt lên, gia đình khốn khổ đó lại không tiền chôn cất, nên hoàn cảnh thêm phần bi đát. Đức Tướng vội vã hỏi thăm đường tìm đến nhà nạn nhân an ủi và trao tất cả số tiền mang theo cho họ. Ở xứ lạ tìm gấp việc làm rất khó khăn. Thời may, có kẻ biết chàng là người tốt bụng nên giới thiệu chàng làm nghề khâu vá lưới sống qua ngày. Lần nầy, Đức Tướng dự trù chỉ gắng sức làm việc vừa đủ tiền mua vé tàu đò thì đi ngay, còn chuyện sinh sống tại Phổ Đà sẽ định liệu sau. Sau một tháng dè sẻn từng xu, Đức Tướng gom đủ tiền mua vé, ung dung lên tàu và yên tâm chờ đợi. Tàu vừa mở giây chuẩn bị tách bến, thì có chàng thanh niên hấp tấp dẫn bà già chạy đến, kêu réo tàu chờ đợi. Chàng thanh niên lí nhí năn nỉ chủ tàu, dúi cho ông ta nắm tiền lẻ, rồi dợm dẫn bà già bước lên tàu. Chủ tàu giơ tay chận lại, kiểm điểm tiền rồi nhăn mặt nạt lớn :

- Hừ! tiền nầy chỉ đủ cho một vé. Chỉ một người được lên tàu mà thôi!
- Con chỉ có chừng đó tiền, xin ông chủ thông cảm dùm!
- Thông cảm cái khỉ mốc! Ai cũng xin thông cảm kiểu đó thì chết cha tao rồi!
- Con lạy ông chủ! Mẹ con suốt đời ước mơ hành hương thánh địa một lần. Xin ông chủ làm ơn làm phước cho bà đi chuyến nầy!
- Vậy thì mẹ mầy lên tàu, còn mầy ở lại.
- Mẹ con đau yếu rề rề hà! con cần đi theo để săn sóc bả ông chủ à!
- Nè! đừng có nói nhây mãi! Tao đã nói không là không, nghe chưa?

Không thể chần chờ thêm được nữa, Đức Tướng bước xuống tàu, trao cho thanh niên vé đò, rồi ôn tồn lên tiếng :
- Tôi xin biếu chú vé tàu để hai mẹ con chú cùng đi. Chú em có hiếu đáng khen lắm! Chúc mẹ con chú đi hành hương chuyến nầy được nhiều lợi lạc.

Đức Tướng thanh thản ra đi. Chàng thầm nghĩ mình chưa có duyên chiêm bái thánh địa chuyến nầy, thì sẽ còn bao dịp khác, lo gì. Trời sắp tối, chàng đi bộ về khu phố chợ Ninh Ba, hỏi thăm đường mong tìm đến ngôi chùa gần nhất xin tá túc qua đêm. Đường xa, chàng lại nhởn nhơ không hối hả, nên khi đến nơi thì cửa chùa đã đóng kín. Chàng ngắm nhìn cỗng tam quan nguy nga, và hân hoan khám phá ngôi chùa mang danh hiệu A Dục Vương(3). Ngôi cổ tự nầy nổi tiếng lâu đời, với truyền thuyết về sự xuất hiện nhiệm mầu của bảo tháp ngọc Xá Lợi. Chàng chưa từng dám ước mơ mà nay vô tình chàng đã có duyên tìm đến. Chàng lóng ngóng nhìn vào chùa chẳng thấy bóng ai, nên dự định tìm chỗ khuất ngồi dầm sương suốt đêm chờ sáng, rồi sẽ vào chùa xin phép đảnh lễ Xá Lợi. Chàng lại nghĩ nếu mình may mắn được đón nhận vào ngôi chùa nổi tiếng nầy tu tập thì phước đức vô cùng. Thình lình cánh cửa hông chùa bỗng mở toang, rồi một vị sư già hấp tấp bước ra ngoài. Đức Tướng mừng rỡ ấp úng vái chào :
- Kính bạch hòa thượng!
- Con đi đâu mà giờ nầy mới đến?
- Thưa con ra bến tàu dự định hành hương Phổ Đà sơn, nhưng giờ chót con đã đổi ý. Con nghĩ con chưa có duyên chiêm bái Bồ Tát tại thánh địa nên đành tìm đường đến chùa lễ bái Bồ Tát vậy!
- Con lầm rồi ! Phải nói là con có đại nhân duyên với Bồ Tát mới đúng, nếu không, tại sao Bồ Tát lại báo mộng dạy ta đón nhận con vào chùa tu tập...

Đức Tướng xúc động nghẹn ngào, ú ớ :
- Dạ ! dạ !
- Con ạ ! - hòa thượng ôn tồn tiếp lời - hành hương chỉ là chuyện hình thức. Biết bao người đã đến thánh địa mà chẳng thấy biết, chẳng gần gũi, cảm thông với Bồ Tát. Ngược lại, những kẻ biết nương theo hạnh nguyện của Ngài tu tập, chân thành lắng nghe tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để cứu khổ cứu nạn, thì tuy chưa từng đến thánh địa, mà đích thực đã chiêm bái thánh địa, và diện kiến Bồ Tát tự bao giờ.


Tháng 6.2001

Ghi chú :

1. Đây là mẩu chuyện thiền đã gợi hứng tác giả dựng truyện ngắn nầy :

Xưa kia có một bà lão nhiều đạo tâm, cất một ngôi tịnh am, và lo lắng đầy đủ tứ sự cúng dường để ủng hộ một vị thiền sư tu tập. Qua hai mươi năm ròng rã, vị sư tu hành tinh tấn, giữ giới hạnh nghiêm túc, đạo đức cao siêu.

Lão bà có một người con gái đến tuổi thanh xuân, nhan sắc mặn mà gợi cảm. Một hôm. muốn thử lòng nhà sư, lão bà dặn con gái : “Trưa nay, khi đem cơm nước đến cho sư thọ trai, con hãy thừa lúc bất ngờ ôm chặt lấy nhà sư mà hỏi : “Thế nào, những lúc cô đơn lạnh lẽo như thế nầy, có khi nào thầy thấy lòng trống trải, thiếu thốn gì chăng?”. Sư trả lời ra sao, con về thuật lại cho mẹ rõ.”

Cô gái vâng lời mẹ dạy, ôm sư vuốt ve, rồi thỏ thẻ lời đường mật.
Sư đáp : “Khô mộc ỷ hàn nham
Tam đông vô noản khí”
(cây khô bám vào tảng đá lạnh,
trải qua ba năm chẳng còn sinh khí gì nữa)
Cô gái thuật tự sự cho mẹ. Bà lão lộ vẻ không vui, than thở : “Thật là uổng phí công ta nuôi dưỡng suốt 20 năm trường, không ngờ ủng hộ nhằm kẻ phàm phu!”. Nói xong bà lão ra lệnh đuổi nhà sư ra khỏi cửa, rồi châm lửa đốt thảo am cho mất tích.

2. Đức tướng phi không phi hữu, ứng tùy cơ dĩ hằng chu : Tướng công đức (tướng do công đức kết thành) không phải không, không phải có, ứng theo căn cơ chúng sanh mà hằng chu biến ra.
Pháp thân vô khứ vô lai, trụ tịch quang nhi bất động : Thân là bản thể pháp (Bồ Tát Văn Thù là tượng cho bản thể tánh, là pháp thân, là bát nhã trí...) không đi không đến trụ ở cõi tịch quang (ánh sáng tịch tĩnh) mà không động.

3. A Dục Vương Quảng Lợi thiền tự tọa lạc tại Ninh Ba, tỉnh Triết Giang, gồm có các điện Thiên Vương, Bảo Hùng, Xá Lợi và Pháp Đường. Điện Xá Lợi cao 15.3 thước, bên trong có tháp Xá Lợi bằng đá đựng một tháp gỗ khảm thất bảo chứa tháp Phật Đảnh Xá Lợi. Theo truyền thuyết thì vua A Dục đã cho mang tháp Xá Lợi chôn dấu khắp nơi, đợi đúng cơ duyên thì Xá Lợi sẽ ứng hiện cho Phật tử chiêm bái. Vào năm 282 thời Tây Tấn, ẩn sĩ Lưu thái Hà mộng thấy vị Phạn tăng chỉ dẫn địa điểm có xá lợi bảo tháp. Lưu thái Hà tìm đến Lưu sơn, nghe dưới đất có tiếng chuông khánh, Ngài thành tâm cầu nguyện, và đào đất khám phá được Bảo tháp, bên trong có chiếc chung vàng chứa Phật Đảnh Xá Lợi. Để bảo tồn thánh vật, một ngôi chùa đã được xây dựng để tàng trử và thờ phượng vào đời nhà Tống (năm 425), đến năm 522, Vua Lương Vũ Đế cho xây thêm điện đường và ban danh hiệu A Dục Dương tự. Xá Lợi chùa A Dục Vương nổi tiếng rất linh thiêng. Chư tổ sư như Tỉnh Am, Hư Vân đã từng lưu lại chùa nầy để đảnh lễ và chiêm bái.

SÁCH CÙNG MỘT TÁC GIẢ

1. Trở Về, Nguồn sống xuất bản năm 1988 (hết)
2. Vết nhạn lưng trời, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản năm 1990
3. Cửa Thiền dính bụi, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản năm 1991
4. Như thế mà trôi, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản năm 1994
5. Con đường vô tận, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản năm 1998

CÂY KHÔ TRỔ BÔNG

Từ Kim Lăng, Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Đức Tướng đã lội suối băng rừng chịu đựng bao gian khổ mới đến được vùng núi Nhạn Đãng, thuộc huyện Lạc Thanh, thị xã Oân Châu, tỉnh Triết Giang, hi vọng tìm được một đạo tràng thanh tịnh nương náo tu tập. Thế nhưng, tuy đến tự viện nào chàng cũng cần mẫn chấp tác, rồi mới thành khẩn thiết tha đạo đạt nguyện vọng của mình, nhưng Đức Tướng vẫn chẳng được tự viện nào cho nhập chúng. Thất vọng não nề chàng thẫn thờ xuống núi, bâng khuâng chẳng biết thân phận của mình sẽ phải nổi trôi ở chốn nào?

Đức Tướng tục danh Lý sĩ Tú, là con của một gia đình nho gia thanh bần tại Kim Lăng. Cha mất sớm, bà mẹ Tú tảo tần mua bán, tuy tiền bạc thiếu hụt vẫn hi sinh chắt mót từng đồng gởi con đến chùa Báo Aân học hành, hi vọng đứa con sẽ đỗ đạt làm quan rạng rỡ tông môn. Vào triều đại nhà Minh, các ngôi chùa lớn như Báo Aân, được cải biến thành những trung tâm giáo dục đặt dưới sự kiểm soát của triều đình, để dạy dỗ chung tam giáo : Nho, Phật và Đạo. Môn sinh dành phần lớn thời giờ trao dồi văn chương thi phú của Nho gia, đồng thời, cũng phải nghiền ngẫm thông suốt giáo lý Phật đà và nghi lễ của Đạo gia, vì đề thi gồm cả những câu hỏi về Phật và Đạo. Tuy quyết tâm theo đuổi mộng ước quan trường để chiều lòng mẹ, nhưng Tú rất say mê học Phật, nhất là triết lý Bát Nhã và tu tập thiền quán, do đó, chàng thường tham dự các thời khóa tụng niệm và hành thiền tại chùa. Chàng học trò nghèo, hiếu học và có đạo tâm, sớm được hòa thượng Tây Lâm, trụ trì Chùa Báo Aân chú ý. Hòa thượng thương yêu miễn cho chàng học phí, bù lại, chàng cũng tình nguyện gánh vác công quả cực nhọc tại khu nhà trù. Ngày thi cử chưa đến, ước mơ của mẹ chưa thực hiện, thì bất ngờ bà mẹ bị lâm trọng bệnh rồi qua đời. Khổ đau mất mẹ khiến Tú nhận chân rõ rệt lý vô thường vô ngã trên cuộc đời, nên ngay sau khi hoàn tất lễ thất tuần cho mẹ, Tú liền quì lạy hòa thượng Tây Lâm thỉnh cầu xuất gia. Hòa thượng hoan hỷ chấp nhận cho chàng tu tập sự, làm lễ thí phát và cho chàng thọ giới sa di với pháp danh Đức Tướng, đoạn ủy thác chàng cho thầy giáo thọ đặc trách dạy dỗ. Chùa Báo Aân tu tập theo truyền thống thiền tông hệ phái Quy Ngưỡng, chuyên chú đặc biệt vào Kinh Kim Cang để tham cứu tu tập, chớ không đặt nặng việc xử dụng công án như phái Lâm Tế. Chủ trương nầy dựa trên truyền thuyết theo đó lục tổ Huệ Năng, trong khi còn là cư sĩ đang gánh củi đã nghe Kinh Kim Cang mà phát tâm, về sau, khi nghe Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, liền đại ngộ và được Ngũ tổ trao truyền y bát. Hòa thường Tây Lâm, tuổi đã ngoài bảy mươi lăm, hàng ngày vẫn nghiêm túc hành thiền và trì tụng Kinh Kim Cương Bát Nhã chẳng chút xao lãng. Hòa thượng thường vân du chiêm bái các đại tùng tâm “hang ổ” của chư tổ sư thiền ngày xưa như chùa Nam Hoa của Lục tổ, chùa Mật Aán, tổ đình Quy Ngưỡng, chùa Nam Đài tổ Thạch Đầu, chùa Lâm Tế tại Thạch gia Trang... Mùa thu năm Gia Tĩnh thứ 43 (1564), Ngài hướng dẫn phái đoàn đệ tử trong đó có Đức Tướng chiêm bái Ngũ Đài sơn đảnh lễ Bồ Tát Văn Thù. Đầu xuân năm sau, đang khi vẫn còn mạnh khỏe, hòa thượng bỗng khẩn cấp họp chúng từ giã, rồi long trọng nhắc nhở : “Theo lý vô thường thì chùa Báo Aân sẽ có lúc bị hủy hoại và các con sẽ gặp khó khăn. Dù trong hoàn cảnh nào, thầy mong sao các con vẫn tiếp tục kiên trì tu tập, giữ giới luật như giữ đôi tròng mắt của mình”. Kế đến, hòa thượng dặn dò riêng từng đệ tử lớn, rồi cuối cùng, Ngài ngoắc Đức Tướng đến phán dạy : “Rất tiếc là ta chỉ có nhân duyên chỉ cho con cánh cửa, con đường tu tập gian nan còn lại phải do con chọn lựa và tự khám phá mà bước vào. Ta chỉ nhắc con một điều là Đức Tướng tức là Không, mà Không cũng tức là Đức Tướng. Con nên tâm niệm điều đó để làm yếu chỉ mà hội nhập thiền môn”. Sau khi phú chúc xong hậu sự, hòa thượng chấp tay lầm thầm đọc tụng trọn bộ Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, rồi lặng lẽ nhập diệt. Sự ra đi tự tại của hòa thượng khiến cho tứ chúng vừa hân hoan vừa thương cảm, ai ai cũng thệ nguyện tinh tấn tu tập để khỏi phụ lòng tin yêu của thầy. Đúng theo lời tiên đoán của hòa thượng, chỉ hơn một năm sau thì ngôi tự viện nguy nga bị sét đánh gây hỏa hoạn cháy rụi. Chùa Báo Aân được coi là tài sản quốc gia nên chánh quyền có trách nhiệm liền tức tốc mở cuộc điều tra : thầy trụ trì và 17 tăng sĩ phụ trách điều hành tự viện bị dẫn giải về huyện đường chấp cung rồi bị giam giữ. Chùa Báo Aân tuy tấp nập thiện tín lễ bái, nhưng theo tinh thần tu tập đạm bạc của hòa thượng Tây Lâm, chùa không thừa tiền bạc để biết “lễ nghĩa”, nên giới chức điều tra không chấp nhận thuyết thiên tai và nhất quyết cho rằng hỏa hoạn do phá hoại, do đó, cuộc điều tra ngày càng trở nên gay gắt, số phận của chư tăng đang bị câu lưu rất mờ mịt. Nhóm tu sĩ trẻ còn lại như rắn không đầu, đói rách, không mái lá che nắng mưa, lại nơm nớp lo sợ bị liên lụy, nên lần lần tản mác đến các tự viện khác nương thân. Đức Tướng là một trong số ít tu sĩ gắng gượng ở lại, hằng ngày thay phiên nhau cơm nước thăm nuôi chư tăng tù tội. Cuộc điều tra bỗng chuyển hướng sang nhóm phụ trách khu nhà trù, nơi xuất phát ngọn lửa. Từ ngục thất, thầy trụ trì nhắn tin khuyên bảo nhóm nhà trù nên lánh mặt thật xa để tránh nguy cơ bị lùng bắt, tra tấn, tù đày. Thế là Đức Tướng đành gạt nước mắt hấp tấp lủi trốn khỏi thành phố Nam Kinh. Chàng chỉ kịp mang theo chút lương khô và bản kinh Kim Cang làm của tùy thân. Đức Tướng lo lắng đi liên tục ngày đêm chẳng dám nghỉ ngơi, mệt lắm thì chàng chui vào lùm cây kín đáo xa xa đường lộ nằm chợp mắt, vừa tỉnh dậy đã vội vã lên đường. Mãi đến khi đã vượt sang địa phận tỉnh Triết Giang, mối hiểm nguy giảm thiểu, chàng mới thư thả ngắm cảnh và chiêm bái các ngôi chùa gần xa. Thật ra, lúc bấy giờ lương khô mang theo đã cạn, Đức Tướng rất cần tìm đến các ngôi chùa địa phương để xin bữa cơm chay, và sau đó, nếu thấy ngôi chùa hợp ý, thì sẽ khẩn khoản xin được nương náo tu tập. Chùa nào cũng vui vẻ bố thí cho chàng bữa ăn, nhưng việc xin lưu trú thì chẳng có dấu hiệu gì sáng sủa. Có nơi khéo léo từ chối viện lẽ luật lệ triều đình khó khăn đã ngăn cấm họ chứa chấp kẻ xa lạ, có nơi lạnh lùng xua đuổi chẳng một lời giải thích. Trong cảnh nhục nhã bẽ bàng nào Đức Tướng cũng chẳng sanh tâm sân hận, chàng tự biết mình tuy cạo đầu nhưng chỉ là một sa di, chưa có tăng tịch, không giấy giới thiệu của bổn sư, dáng điệu bệ rạc, quần áo xốc xếch, nên nếu họ nghi ngờ chàng là kẻ lưu manh giả dạng tu sĩ cũng là chuyện bình thường. Từ nơi nầy lang thang đến nơi khác, Đức Tướng vô tình lần mò đến dãy núi Nhạn Đãng, thuộc huyện Lạc Thanh, thị xã Oân Châu. Nhạn Đãng sơn là một dãy núi thanh tú có trên trăm ngọn, rừng cây sầm uất, hang động thâm u, thác nước hồ suối mỹ miều và cũng có hằng hai mươi ngôi chùa rải rác khắp nơi. Đức Tướng trèo lên Nhạn Hồ Cương, Linh Nham, Đại Long Thu, Ỷ Thiên đỉnh... chiêm bái hơn 10 ngôi tự viện mà vẫn chẳng thấy có chút tia hi vọng về chốn dung thân. Tình trạng tỏ vẻ khả quan hơn tại chùa Hiển Thánh. Sau khi nghe Đức Tướng tha thiết đạo đạt nguyện vọng, và giải đáp suôn sẻ vài vấn nạn về thiền, hòa thượng trụ trì tỏ vẻ hoan hỷ như sẽ thu nhận chàng. Đức Tướng đang khấp khởi mừng thầm, bỗng nghe Ngài gạn hỏi lý do rời chùa, rời thầy. Tuy hiểu rằng nếu trả lời thành thật chắc chắn sẽ gặp khó khăn, nhưng Đức Tướng đã nguyện giữ giới cẩn trọng như giữ đôi tròng mắt, nên chẳng cần suy nghĩ dông dài, chàng trình bày rõ rệt cội nguồn. Dầu tin tưởng chàng vô tội và ái ngại cho thân phận của chàng, hòa thượng cũng buộc lòng từ chối. Đức Tướng lại lặn lội sang ngọn Linh Phong, chiêm bái chùa Linh Phong và Quan Aâm động. Chàng trèo lên tầng điện thứ 10, đảnh lễ Bồ Tát Quán Thế Aâm rồi lặng lẽ ra đi. Chàng nghĩ thỉnh cầu nhập chúng chỉ chuốc thêm một lần đau thương nhục nhã chớ chẳng ích lợi gì, huống chi, chùa nầy chuyên tu Tịnh Độ, chẳng khế hợp với căn cơ thiền của chàng. Chàng lủi thủi xuống núi, dừng chân bên quán nước ọp ẹp nằm sát đường mòn, gọi chén trà nóng rồi lơ đãng nhìn về chốn xa xôi mù mịt, quên mất thời gian, quên cả tách trà. Bà chủ quán hiền hậu thương hại nhìn chàng, bà ngập ngừng mấy lần rồi mới khơi chuyện :

- Chú uống trà kẻo nguội. Trông chú có vẻ là người từ phương xa đến đây hành hương. Chẳng hay chú đã tham bái khắp các đỉnh núi chưa?

Đức Tướng sực tỉnh cơn mộng mơ, hớp miếng trà, cất tiếng thở dài rồi bùi ngùi đáp :
- Thưa bà! Con từ Kim Lăng đến đây mong tìm một ngôi tự viện để xin tu tập, chớ thật ra, không nhằm mục đích hành hương.
- Quý hóa lắm! Thế chú đã chọn ngôi chùa nào vậy?
- Con nào dám chọn lựa. Con khẩn cầu khắp nơi, mong tìm một chốn an ổn tu tập mà chẳng chùa nào chấp nhận cả!
- Sao kỳ vậy kìa?
- Con vốn là sa di chùa Báo Aân. Chùa cháy, thầy trụ trì và 17 tăng sĩ phụ tá bị câu lưu để điều tra. Thầy trụ trì khuyên con trốn đi để khỏi liên lụy. Khi thỉnh cầu nhập chúng, con sợ phạm giới vọng ngữ không dám dấu diếm điều nầy, mà khai thật thì chẳng chùa nào chịu chứa chấp cả! Oâi! trời đất mênh mông, nhưng tìm được một chỗ dung thân thì gian nan khôn xiết!
- Tội chú quá! sao chú không tự mình chọn một địa điểm vắng vẻ trên non cao, cất cái thảo am, tự sống tự tu, thì ai ngăn cấm chú được?
- Con đã nghĩ đến điều đó rồi bà ạ! Tu một mình thì ngoài việc dựng thảo am mình lại cần phát hoang một khoảnh đất trồng tỉa để tự túc. Mà dựng thảo am hay phát hoang đều đòi hỏi phải có chút đỉnh tiền mua vật liệu, dụng cụ, hạt giống... cùng phần thực phẩm dự trữ tối thiểu để tạm sống trong thời gian chờ đợi gặt hái hoa mầu. Ở đây xứ lạ, làm sao con có thể tìm ra vị thí chủ giúp đỡ con bước đầu cho được?
- Tưởng chuyện gì khó chớ chuyện nầy thì già có thể làm được. Nếu chú tha thiết tu tập thì già sẽ giúp chú dựng thảo am và hằng ngày sẽ mang cơm nước cúng dường chú, chú chỉ cần dụng công tu mà thôi, và chẳng phải bận tâm điều gì khác nữa!

Thế rồi bà lão thuê dân làng đưa chàng trở lên ngọn Linh Phong, vượt khỏi động Quan Aâm một khoảng ngắn, thì khám phá ra được một địa điểm thanh vắng, thuận tiện cho việc dựng ngôi tịnh thất để chàng tạm trú mà hạ thủ công phu. Tịnh thất mái tranh vách lá sơ sài, bé nhỏ xinh xinh, ẩn dưới bóng đại thụ râm mát, có tầm nhìn toàn cảnh Nhạn Đãng sơn hùng vĩ. Đáng tiếc là khoảnh đất nầy tương đối hẹp, chỉ vừa đủ cho Đức Tướng trồng vài cụm hoa trang trí, chớ chẳng canh tác được. May mắn là chàng không phải bận tâm chuyện ẩm thực, vì lão bà luôn luôn giữ vẹn lời hứa là mỗi ngày mang cơm nước lên một lần trước giờ ngọ. Đức Tướng bắt đầu lập thời khóa tu tương tợ theo sinh hoạt của chùa Báo Aân, theo đó, ngoài các thời tọa thiền, chàng cũng giữ hai thời công phu khuya và tối, đặc biệt với phần trì tụng Kinh Kim Cang. Thoạt đầu, Đức Tướng tu tập rất dõng mãnh, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, chàng bắt đầu cảm thấy uể oải buồn chán và đôi khi còn bị khủng hoảng đến nỗi muốn hoàn tục. Nguyên Đức Tướng âm thầm mang tự ti mặc cảm là sa di, cộng với nỗi ám ảnh về lời răn dạy của chư cổ đức rằng tăng mà sớm lìa chúng thì nguy hiểm như con hỗ xa rừng “hỗ ly sơn hỗ bại, tăng ly chúng tăng tàn”, nên cứ phập phòng sợ gặp ma chướng và vì vậy đôi khi mất tự tin nên sanh tâm giãi đãi. Ngoài ra, chàng vốn quen thuộc cái không khí rộn rịp của ngôi chùa thị thành đông đảo Phật tử ra vào, nay lại phải sống thui thủi một mình, không thầy không bạn, nên cảm thấy cô đơn chán nãn cùng cực. Cũng may là những cơn khủng hoảng hành hạ chàng chỉ kéo dài cho đến giờ ngọ, khi Đức Tướng nhác thấy bóng dáng lão bà mang cơm nước lên núi thì nó liền tan biến. Sự kiện trùng hợp nầy thật khó hiểu. Có lẽ, khi thấy bà chàng vừa ấm lòng, vừa cảm thấy xấu hỗ nên tâm tinh tấn phát sanh chăng? Hoặc giả, chính thái độ thành khẩn cúng dường của bà đã tạo cho chàng niềm hứng khởi chăng? Thật ra, Đức Tướng chẳng thể suy tìm ra nguyên nhân nào rõ rệt. Chàng chỉ cảm nhận rằng mỗi khi thấy bà thì chàng đón nhận được nguồn tươi mát an vui, rồi bỗng nhiên phục hồi được niềm tin và nghị lực để tu tập. Vô tình mà lão bà biến thành điểm tựa tinh thần cho chàng trong thời gian khó khăn lúc ban đầu.

Năm năm, mười năm, rồi hai mươi năm trôi qua. Đức Tướng vẫn kiên trì tọa thiền. Thân tâm chàng biến thành một khối rắn chắc như kim cương, thách đố cái lạnh mùa đông, cái oi ả mùa hè, và tâm chàng thì rỗng không chẳng có chỗ để cho ngũ trần - thanh hương vị xúc pháp - chen vào khuấy phá nhiễm ô.

Vào một buổi trưa mùa đông, khác hơn thường lệ, một cô gái tuổi chừng đôi mươi xinh đẹp đã mang cơm lên tịnh thất thay cho lão bà. “Sắc bất dị không, nhan sắc khuynh thành đó chẳng khiến ta động tâm”, chành bình thản tự hào. Cô gái bỗng ngọt ngào lên tiếng :
- Mẹ con đau, nên con thay thế bà mang cơm nước cúng dường sư!

Ââm thanh là không nên lời nói nhu mì dễ nghe đó chẳng ảnh hưởng đến chàng chút xíu gì cả, nó chỉ khiến chàng khó chịu vì mất sự yên tĩnh. Lão bà lẵng lặng mang cơm đến, rồi lẵng lặng đi, đâu có nói năng phiền hà như thế nầy. Trong khi chàng vẫn an nhiên bất động thì cô gái bỗng run rẩy lập cập, rồi ấp úng :
- Nơi nầy có ngọn gió luồn lạnh quá! Sư ơi! Con lỡ quên mang theo áo ấm, con lạnh chịu không nỗi! sư làm ơn ôm con vào lòng một chút cho ấm lại, kẻo con chết mất!

Đức Tướng cười nhạt, khoát tay bỏ đi, rồi lạnh lùng ngâm nga :

Ta tợ cây khô dựa đá lạnh
Chẳng còn sinh khí đã ba đông.(1)
(Khô mộc ỷ hàn nham
Tam đông vô noãn khí)

Hốt nhiên Đức Tướng thấy lão bà đứng trước cửa tự lúc nào. Có lẽ, bà đã xuất hiện đúng lúc để chứng kiến được mẩu đối thoại “hào hùng” của chàng. Lạ quá! sao lão bà chẳng lộ vẻ khâm phục vậy kìa? Đức Tướng đang chờ đợi bà lão cất lời tán thán, nào ngờ bà chợt lắc đầu, rồi với giọng nói hiền hòa bình thường, bà chậm rãi lên tiếng :
- Thật là uổng cho công của già bấy lâu nay! Già đã lầm lẫn cúng dường cho thứ “cây khô” vô tri giác như ngươi! Oâi! tiếc quá! đáng tiếc quá!

Đức Tướng không tin tưởng lỗ tai của mình. Chàng còn phân vân tự hỏi chẳng biết bà nói thật hay đùa cợt, thì bỗng thấy bà lão, trong tay cầm sẵn mồi lửa từ lúc nào, ung dung dí lửa vào vách lá khiến ngôi tịnh thất bùng cháy tan tành. Thế rồi, bà quay lưng bước đi chẳng thèm nói với Đức Tướng một lời nào nữa.

Biến cố đột ngột khiến Đức Tướng choáng váng lặng người. Chàng tu đến mức độ không bị thanh sắc lung lạc những tưởng được người người bái phục, ngờ đâu, chính lão bà thí chủ trong hai mươi năm trời lại bày tỏ thái độ bất mãn, phũ phàng đốt tịnh thất xua đuổi chàng. Đức Tướng suy nghĩ điên cả đầu mà vẫn không hiểu nỗi hành động quái lạ của lão bà, chàng chua xót nhìn lại mớ tro tàn, rồi uể oải bước đi, mà chẳng biết đi đâu và làm cái gì? Chàng đi lang thang lạc lõng trong rừng cây thưa đến khi trời tối đen không lui tới được mới ngồi bệt xuống, mà đầu óc vẫn nặng trĩu với bao câu hỏi quay cuồng. “Có thật mình đã biến thành thứ cây khô vô tri giác chăng? Giới tu hành thường nhắc nhở nhau rằng tụng kinh Kim Cang dễ bị biến tánh trở thành khô khan nóng nảy. Điều nầy có đúng không và mình đã lâm vào trạng huống nầy sao? Sư phụ Tây Lâm cũng tu thiền theo Kinh Kim Cang mà sư phụ dào dạt từ bi, đâu có khô khan tình cảm như ta?”. Vừa nghĩ đến thầy, Đức Tướng liền hồi tưởng lại thời gian tung tăng theo thầy chiêm bái Ngũ Đài sơn. Ngày đó, đang khi tham quan chùa Hiển Thông, sắp bước vào điện Văn Thù, bỗng sư phụ khoát tay bảo chàng dừng lại, chỉ hai câu đối trước cửa rồi bảo :
- Con đọc to hai câu đối nầy cho thầy nghe .
- Thưa : “Đức tướng phi không phi hữu, ứng tùy cơ dĩ hằng chu” và “Pháp thân vô khứ vô lai, trụ tịch quang nhi bất động”.(2)
- Ta đã đặt pháp danh con là Đức Tướng là muốn con thâm cứu huyền nghĩa của vế đối nầy. Con đã hiểu rõ Ngài Văn Thù là tượng trưng của Bát Nhã trí, là Pháp thân tịch quang thường trụ mà đức tướng vẫn luôn luôn hằng khởi chu biến để tùy cơ cứu độ chúng sanh. Và tuy cứu độ vô lượng vô biên chúng sanh mà Bồ Tát vẫn chẳng thấy có chúng sanh nào được cứu độ, bởi vì Bồ Tát nào có phân biệt tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ mạng...

Lời dạy của thầy bỗng bùng nổ như tiếng sấm sét vang lừng, khiến thân tâm chàng cực kỳ giao động. Chàng chợt khám phá được điểm sai lầm của mình. Chàng đã đi tìm cái “không” trong chấp ngã, bị điên đảo vì mãi thấy “tướng người tướng chúng sanh tướng thọ mạng”, vì vậy nên cái “không” chỉ là thứ không trong tự ngã khô khan cằn cỗi. Thảo nào thầy đã căn dặn mình phải thấy tướng của đức là không, không còn tướng phân biệt ta, người, thì mình mới mong thâm nhập vào Trí Bát Nhã, trải tâm trùm khắp pháp giới chúng sanh mà phát tâm đại bi. Khi tâm từ bi không phân biệt rộng mở, thì thân tâm sẽ tươi mát như hoa lá xum xuê chớ đâu khô héo cằn cỗi nữa. Tình thương dạt dào nhắc nhớ chàng đến ân tình của thí chủ, rồi chàng bỗng buột miệng than thầm : “Oâi! hai mươi năm qua, bà lão đã bền bĩ lo lắng cho mình không nề hà nắng mưa giá lạnh mà mình cứ coi đó là bổn phận, mình là người xứng đáng thụ hưởng cúng dường, và vì tất cả là “không” nên chẳng mảy may nảy sanh lòng cảm khích. Từ nay, mình nguyện chỉ thọ dụng cúng dường với tâm hoan hỷ là sẽ kết duyên đạo với thí chủ, ý thức rõ rệt rằng mình nguyện sẽ theo họ khắp các nẽo luân hồi để cứu độ, chớ không thọ nhận một cách ơ hờ như xưa nữa”. Đức Tướng bèn hồi tưởng lại câu chuyện buổi trưa để quán sát lại tâm mình : Khi thấy cô gái mang cơm đến thì mình sanh tâm tự hào là không nhiễm sắc, chớ chẳng mảy may thấu hiểu lòng hi sinh, nỗi khổ nhọc của người thí chủ đã lặn lội đường xa trong giá lạnh để phục vụ mình. Khi nghe cô gái thỏ thẻ ngọt ngào thì mình chống trả lại bằng niệm khó chịu. Thì ra, mình tưởng mình chẳng động tâm nhưng niềm tự hào, niệm khó chịu là gì? Đến khi nghe báo tin bà lão đau, thấy cô gái run rẩy vì lạnh mà mình vẫn dửng dưng chẳng chút xót thương, mình quả là thứ cây khô vô tri vô giác mà. Oâi! lão bà chính thực là bậc cao nhân đã thấy rõ nhược điểm của mình, nên mới đốt tịnh thất để cảnh tỉnh mình, có thể nói lão bà đã tạt cho mình một gáo nước lạnh buốt, mà nhờ vậy cây khô nay mới bắt đầu trổ hoa.

Niềm vui mang mang tràn ngập, Đức Tướng tìm đường quay lại chốn cũ để mong gặp lại lão bà cảm tạ thâm ân. Chàng lặn lội khắp ngọn Linh Phong, nhưng lạ lùng làm sao, chàng lên xuống núi nhiều lần, hỏi thăm nhiều người, mà vẫn hoài công. Chàng chẳng tìm được dấu vết gì của quán nước dưới chân núi lẫn địa điểm ngôi tịnh cốc mà chàng đã ẩn tu bao năm trường. Chàng đứng tần ngần trước Quan Aâm động, tại chốn linh thiêng nầy 20 năm trước, chàng đã đảnh lễ khẩn khoản Bồ Tát cứu khổ cứu nạn và hộ trì chàng tu tập, sau đó duyên phúc đã đến với chàng. Thế rồi, bỗng nhiên chàng thấu hiểu ngọn nguồn. Thì ra, diễn biến trong hai mươi năm qua có lẽ chỉ là hóa hiện của Bồ Tát Quán Thế Âm, và vị lão bà Bồ Tát đó đã hằng gia bị cho chàng, đã từng ban cho chàng nguồn an lạc và niềm tin vô bờ để tu tập. Trong niềm xúc động vô biên, Đức Tướng chân thành đảnh lễ Bồ Tát Quán Thế Aâm và thệ nguyện đời đời kiếp kiếp sẽ nương theo Ngài mà hành hạnh nguyệïn lắng nghe tiếng đau thương của chúng sanh để cứu khổ cứu nạn.

Sau nhiều năm ẩn tu, râu tóc mọc dài như cư sĩ nên Đức Tướng quyết định tạm giữ nguyên hình dạng nầy để đi lại dễ dàng mong tìm ra việc làm, sống chung đụng với kẻ thế tục hầu có cơ hội tùy nghi thực hành hạnh cứu khổ. Vừa xuống núi, gặp nông trại đầu tiên Đức Tướng liền dừng lại, ghé vào xin việc và may mắn được gia chủ thu nạp, tạm giao cho đàn bò hai mươi con để chăn giữ. Trong đàn có ba con bò cồ sừng sõ hung dữ thường chém lộn nhau và hay cắn phá ruộng lúa người, đám mục đồng trẻ coi sóc không xuể nên chủ nhân mới quyết định chọn một người lớn tuổi chăn giữ. Đức Tướng vốn đã phát lồ tình thương không phân biệt, chàng quan niệm bò cũng là mình, mà mình cũng là bò, chàng tận tụy thương yêu chăm sóc bò như chăm sóc bầy con của mình. Chàng nâng niu vỗ về từng con, lựa cỏ non cho chúng ăn nước trong cho chúng uống, để ý từng vết trầy, từng mục ghẻ, lau rửa sạch sẽ ghèn ráy, xua đuổi ruồi nhặng bu chúng... Chàng cũng nô đùa, ngọt ngào trò chuyện, chăm chú lắng nghe chúng, nên lần lần hiểu tính nết từng đứa, bù lại, chúng cũng mến chàng, răm rắp vâng lời chàng. Chỉ trong một thời gian ngắn, đàn bò của chàng mập mạnh ra, chúng đi đứng trật tự theo hàng lối, không đâm chém nhau, không chạy hoang phá phách ruộng người, nên chủ nhân rất hài lòng. Chăn bò nổi tiếng, chàng được chuyển sang nghề chăn ngựa, và nhờ tình thương không biên giới, nhờ biết lắng nghe từng con vật nên chàng lại thành công dễ dàng. Những bậc danh gia vọng tộc quí trọng ngựa đổ xô tìm đến, tranh nhau mua chuộc chàng về săn sóc tàu ngựa quí. Lần lần, có người khám phá ra thằng chăn ngựa lại có biệt tài văn chương, nên đề bạt chàng làm thơ ký, rồi thăng lần đến chức quản gia. Ở địa vị nghề nghiệp nào, Đức Tướng cũng cần mẫn làm việc mà vẫn có thừa thãi thời giờ tu tập và thực hành hạnh nguyện ban vui cứu khổ. Tiền công thấp hay cao chẳng phải là điều đáng quan tâm vì có bao nhiêu tiền thì chàng cũng đều đem phân phát cho những kẻ nghèo khó. Chàng cũng dành nhiều thời giờ chăm sóc kẻ bệnh hoạn già yếu, gánh vác công việc nặng nhọc dơ bẩn cho chúng bạn tôi tớ, dạy dỗ trẻ con, cứu người té sông, khuyên lơn kẻ hư đốn say sưa bài bạc..., thậm chí, nhỏ nhặt như chuyện dắt kẻ mù lòa, người già yếu băng qua đường, giúp xỏ mũi kim, đắp vá ổ gà, dời tảng đá vào lề đường... chàng cũng vui vẻ hành trì. Tình thương của chàng cũng tràn trề đối với loài vật : cứu thương con mèo hoang, săn sóc chim non lạc mẹ, sưởi ấm con chó nhỏ... Tóm lại, lúc nào chàng cũng tỉnh thức lắng nghe tiếng kêu thương của chúng sanh để giúp đỡ, không từ nan việc nhỏ, không quản ngại việc lớn, dẫu mình có thể bị nguy hiểm đến tánh mạng cũng không sờn lòng.

Sau mười năm nhập thế, lưu lạc từ nơi nầy đến chốn khác, Đức Tướng nhận thấy đã đến lúc nên dừng lại. Chàng dự định hành hương Phổ Đà sơn, chiêm bái thánh địa của Bồ Tát Quán Thế Aâm, rồi sau đó sẽ tùy duyên xin vào chùa nhập chúng nghiêm trì tu tập. Lúc bấy giờ, chàng đang giữ chức vụ quản lý cho tiệm thuốc Hoa Đà Đại Dược Phòng tại thị xã Hàng Châu, tương đối rất tiện đường viếng Phổ Đà sơn. Chàng chỉ cần thuê xe ngựa trực chỉ một ngày đến bến Ninh Ba, từ đó sẽ mua vé tàu đò vượt biển đến Phổ Đà. Sau khi dành dụm được số tiền cần thiết đủ cho sở phí di chuyển và lưu trú tự túc độ chừng một năm tại thánh địa, chàng van nài chủ nhân cho nghỉ việc. Mới xuất hành được nửa ngày, chàng bỗng chứng kiến cảnh hỏa hoạn khiến ba căn nhà lá cất san sát bên nhau bị thiêu hủy tan tành. Tai nạn không chết người, nhưng chứng kiến cảnh nheo nhóc kêu gào khóc than thảm thiết của nạn nhân, ai chẳng động lòng trắc ẩn. Đức Tướng nhận thấy nếu phải dời ngày đi hành hương lại thì cũng chả sao, do đó, chàng phân chia tiền cho các nạn nhân rồi lên xe trở về. Chàng xin chủ nhân cho làm việc lại và sau mười hai tháng dành dụm chàng đã hội đủ số tiền cần thiết để lên đường. Đức Tướng đến bến Ninh Ba, đang lay quay dọ hỏi chuyến đi thì vô tình nghe kể một hoàn cảnh cực kỳ thương tâm xảy ra tại địa phương nầy. Năm ngày trước, trời trong biển lặng, bỗng có đám mây đen tràn về bao phủ, rồi một cơn giông nhỏ kéo đến. Lúc đó có ba cha con hành nghề thả lưới giăng câu đang trúng một mẻ cá to, nên tiếp tục say mê làm việc bất chấp cuồng phong. Tuy chỉ là cơn giông nhỏ, nhưng vì thuyền đầy khẳm cá, nên chỉ sau vài lượn sóng dập vùi, chiếc thuyền mất thăng bằng lật úp. Người con trai lớn may mắn ôm được miếng ván nhỏ chịu đựng qua cơn sóng gió nhưng cha và em đã chết. Nay hai xác chết được vớt lên, gia đình khốn khổ đó lại không tiền chôn cất, nên hoàn cảnh thêm phần bi đát. Đức Tướng vội vã hỏi thăm đường tìm đến nhà nạn nhân an ủi và trao tất cả số tiền mang theo cho họ. Ở xứ lạ tìm gấp việc làm rất khó khăn. Thời may, có kẻ biết chàng là người tốt bụng nên giới thiệu chàng làm nghề khâu vá lưới sống qua ngày. Lần nầy, Đức Tướng dự trù chỉ gắng sức làm việc vừa đủ tiền mua vé tàu đò thì đi ngay, còn chuyện sinh sống tại Phổ Đà sẽ định liệu sau. Sau một tháng dè sẻn từng xu, Đức Tướng gom đủ tiền mua vé, ung dung lên tàu và yên tâm chờ đợi. Tàu vừa mở giây chuẩn bị tách bến, thì có chàng thanh niên hấp tấp dẫn bà già chạy đến, kêu réo tàu chờ đợi. Chàng thanh niên lí nhí năn nỉ chủ tàu, dúi cho ông ta nắm tiền lẻ, rồi dợm dẫn bà già bước lên tàu. Chủ tàu giơ tay chận lại, kiểm điểm tiền rồi nhăn mặt nạt lớn :

- Hừ! tiền nầy chỉ đủ cho một vé. Chỉ một người được lên tàu mà thôi!
- Con chỉ có chừng đó tiền, xin ông chủ thông cảm dùm!
- Thông cảm cái khỉ mốc! Ai cũng xin thông cảm kiểu đó thì chết cha tao rồi!
- Con lạy ông chủ! Mẹ con suốt đời ước mơ hành hương thánh địa một lần. Xin ông chủ làm ơn làm phước cho bà đi chuyến nầy!
- Vậy thì mẹ mầy lên tàu, còn mầy ở lại.
- Mẹ con đau yếu rề rề hà! con cần đi theo để săn sóc bả ông chủ à!
- Nè! đừng có nói nhây mãi! Tao đã nói không là không, nghe chưa?

Không thể chần chờ thêm được nữa, Đức Tướng bước xuống tàu, trao cho thanh niên vé đò, rồi ôn tồn lên tiếng :
- Tôi xin biếu chú vé tàu để hai mẹ con chú cùng đi. Chú em có hiếu đáng khen lắm! Chúc mẹ con chú đi hành hương chuyến nầy được nhiều lợi lạc.

Đức Tướng thanh thản ra đi. Chàng thầm nghĩ mình chưa có duyên chiêm bái thánh địa chuyến nầy, thì sẽ còn bao dịp khác, lo gì. Trời sắp tối, chàng đi bộ về khu phố chợ Ninh Ba, hỏi thăm đường mong tìm đến ngôi chùa gần nhất xin tá túc qua đêm. Đường xa, chàng lại nhởn nhơ không hối hả, nên khi đến nơi thì cửa chùa đã đóng kín. Chàng ngắm nhìn cỗng tam quan nguy nga, và hân hoan khám phá ngôi chùa mang danh hiệu A Dục Vương(3). Ngôi cổ tự nầy nổi tiếng lâu đời, với truyền thuyết về sự xuất hiện nhiệm mầu của bảo tháp ngọc Xá Lợi. Chàng chưa từng dám ước mơ mà nay vô tình chàng đã có duyên tìm đến. Chàng lóng ngóng nhìn vào chùa chẳng thấy bóng ai, nên dự định tìm chỗ khuất ngồi dầm sương suốt đêm chờ sáng, rồi sẽ vào chùa xin phép đảnh lễ Xá Lợi. Chàng lại nghĩ nếu mình may mắn được đón nhận vào ngôi chùa nổi tiếng nầy tu tập thì phước đức vô cùng. Thình lình cánh cửa hông chùa bỗng mở toang, rồi một vị sư già hấp tấp bước ra ngoài. Đức Tướng mừng rỡ ấp úng vái chào :
- Kính bạch hòa thượng!
- Con đi đâu mà giờ nầy mới đến?
- Thưa con ra bến tàu dự định hành hương Phổ Đà sơn, nhưng giờ chót con đã đổi ý. Con nghĩ con chưa có duyên chiêm bái Bồ Tát tại thánh địa nên đành tìm đường đến chùa lễ bái Bồ Tát vậy!
- Con lầm rồi ! Phải nói là con có đại nhân duyên với Bồ Tát mới đúng, nếu không, tại sao Bồ Tát lại báo mộng dạy ta đón nhận con vào chùa tu tập...

Đức Tướng xúc động nghẹn ngào, ú ớ :
- Dạ ! dạ !
- Con ạ ! - hòa thượng ôn tồn tiếp lời - hành hương chỉ là chuyện hình thức. Biết bao người đã đến thánh địa mà chẳng thấy biết, chẳng gần gũi, cảm thông với Bồ Tát. Ngược lại, những kẻ biết nương theo hạnh nguyện của Ngài tu tập, chân thành lắng nghe tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để cứu khổ cứu nạn, thì tuy chưa từng đến thánh địa, mà đích thực đã chiêm bái thánh địa, và diện kiến Bồ Tát tự bao giờ.



Tháng 6.2001

Ghi chú :

1. Đây là mẩu chuyện thiền đã gợi hứng tác giả dựng truyện ngắn nầy :

Xưa kia có một bà lão nhiều đạo tâm, cất một ngôi tịnh am, và lo lắng đầy đủ tứ sự cúng dường để ủng hộ một vị thiền sư tu tập. Qua hai mươi năm ròng rã, vị sư tu hành tinh tấn, giữ giới hạnh nghiêm túc, đạo đức cao siêu.

Lão bà có một người con gái đến tuổi thanh xuân, nhan sắc mặn mà gợi cảm. Một hôm. muốn thử lòng nhà sư, lão bà dặn con gái : “Trưa nay, khi đem cơm nước đến cho sư thọ trai, con hãy thừa lúc bất ngờ ôm chặt lấy nhà sư mà hỏi : “Thế nào, những lúc cô đơn lạnh lẽo như thế nầy, có khi nào thầy thấy lòng trống trải, thiếu thốn gì chăng?”. Sư trả lời ra sao, con về thuật lại cho mẹ rõ.”

Cô gái vâng lời mẹ dạy, ôm sư vuốt ve, rồi thỏ thẻ lời đường mật.
Sư đáp : “Khô mộc ỷ hàn nham
Tam đông vô noản khí”
(cây khô bám vào tảng đá lạnh,
trải qua ba năm chẳng còn sinh khí gì nữa)
Cô gái thuật tự sự cho mẹ. Bà lão lộ vẻ không vui, than thở : “Thật là uổng phí công ta nuôi dưỡng suốt 20 năm trường, không ngờ ủng hộ nhằm kẻ phàm phu!”. Nói xong bà lão ra lệnh đuổi nhà sư ra khỏi cửa, rồi châm lửa đốt thảo am cho mất tích.

2. Đức tướng phi không phi hữu, ứng tùy cơ dĩ hằng chu : Tướng công đức (tướng do công đức kết thành) không phải không, không phải có, ứng theo căn cơ chúng sanh mà hằng chu biến ra.
Pháp thân vô khứ vô lai, trụ tịch quang nhi bất động : Thân là bản thể pháp (Bồ Tát Văn Thù là tượng cho bản thể tánh, là pháp thân, là bát nhã trí...) không đi không đến trụ ở cõi tịch quang (ánh sáng tịch tĩnh) mà không động.

3. A Dục Vương Quảng Lợi thiền tự tọa lạc tại Ninh Ba, tỉnh Triết Giang, gồm có các điện Thiên Vương, Bảo Hùng, Xá Lợi và Pháp Đường. Điện Xá Lợi cao 15.3 thước, bên trong có tháp Xá Lợi bằng đá đựng một tháp gỗ khảm thất bảo chứa tháp Phật Đảnh Xá Lợi. Theo truyền thuyết thì vua A Dục đã cho mang tháp Xá Lợi chôn dấu khắp nơi, đợi đúng cơ duyên thì Xá Lợi sẽ ứng hiện cho Phật tử chiêm bái. Vào năm 282 thời Tây Tấn, ẩn sĩ Lưu thái Hà mộng thấy vị Phạn tăng chỉ dẫn địa điểm có xá lợi bảo tháp. Lưu thái Hà tìm đến Lưu sơn, nghe dưới đất có tiếng chuông khánh, Ngài thành tâm cầu nguyện, và đào đất khám phá được Bảo tháp, bên trong có chiếc chung vàng chứa Phật Đảnh Xá Lợi. Để bảo tồn thánh vật, một ngôi chùa đã được xây dựng để tàng trử và thờ phượng vào đời nhà Tống (năm 425), đến năm 522, Vua Lương Vũ Đế cho xây thêm điện đường và ban danh hiệu A Dục Dương tự. Xá Lợi chùa A Dục Vương nổi tiếng rất linh thiêng. Chư tổ sư như Tỉnh Am, Hư Vân đã từng lưu lại chùa nầy để đảnh lễ và chiêm bái.

SÁCH CÙNG MỘT TÁC GIẢ

1. Trở Về, Nguồn sống xuất bản năm 1988 (hết)
2. Vết nhạn lưng trời, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản năm 1990
3. Cửa Thiền dính bụi, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản năm 1991
4. Như thế mà trôi, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản năm 1994
5. Con đường vô tận, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản năm 1998

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/10/2010(Xem: 3759)
Trong đời, tôi đã thấy mặt trăng lần nào chưa? Nhìn trăng, tôi nhìn cả đời. Nhưng thấy trăng, tôi không dám nói chắc. Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó, ngày xưa, tôi nằm nhìn mây bay. Nhìn trăng, tôi không thấy trăng. Chỉ thấy lá chuối, chõng tre. Thấy cả tôi với trẻ con hàng xóm nô đùa. Có lần tôi trốn tìm với chúng nó, bị lộ, tôi nhảy bừa vào bụi tre, bất ngờ có đứa con gái đã ngồi sẵn trong đó. Tôi sợ hoảng, toan vọt ra thì nó kéo tay tôi lại, ấn vai tôi xuống, cười đồng lõa. Trong loáng thoáng của cây lá, tôi thấy hai cái răng cửa của nó sáng ngời ánh trăng. Bây giờ, nhìn trăng non, tôi thấy cái miệng và hai cái răng. Tựa như hai cái răng của nó phát ánh sáng và in hình miệng nó lên bầu trời.
16/10/2010(Xem: 3021)
Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em
16/10/2010(Xem: 2846)
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ.
16/10/2010(Xem: 2693)
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm...
15/10/2010(Xem: 3082)
Một danh tướng về già muốn tặng thanh kiếm báu của mình cho một tướng quân ở xa. Ông giao trọng trách đó cho một gia nhân, cũng là một tay kiếm xuất chúng. Cẩn thận như vậy, ông vẫn không yên lòng, nghĩ rằng kiếm sĩ này chưa chắc đã đủ chín chắn để giữ kiếm không bị cướp dọc đường. Thanh kiếm không những quý về chất thép mà còn quý vì chuôi kiếm có nạm vàng và ngọc vua ban.
13/10/2010(Xem: 2504)
Có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn...
13/10/2010(Xem: 4073)
Vào Thứ Sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010, Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình Na Uy đã công bố giải Nobel Hòa Bình năm 2010 được trao cho Lưu Hiểu Ba. Lưu Hiểu Ba, sinh năm 1955 tại thủ phủ Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc, là nhà tranh đấu bất bạo động cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Trung Quốc. Ông đã từng tham gia phong trào sinh viên đấu tranh trong biến cố Thiên An Môn năm 1989 và sau đó liên tục bị sách nhiễu, quản chế tại gia và tù tội. Ngày 8 tháng 12 năm 2008, ông đã bị bắt vì cùng một số nhà tranh đấu dân chủ và nhân quyền Trung Quốc công bố Hiến Chương 2008 đòi xóa bỏ chế độ cai trị độc đảng để tiến tới một xã hội dân chủ cho Trung Quốc. Hiến Chương 2008 cho đến nay đã có hơn 8,500 người tham gia ký tên. Vì Hiến Chương 2008, Lưu Hiểu Ba đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc kết án 11 năm tù. Hiện ông vẫn còn ngồi tù ở Liễu Ninh, Trung Quốc.
11/10/2010(Xem: 3095)
Không ngờ tôi lại có được duyên lành đi chung với Thầy Trụ Trì Chùa Tâm Giác một đoạn đường khá xa. Tôi vẫn thường hay đến chùa, vãn hay gặp Thầy nhưng lúc nào Thầy cũng „Phật sự đa đoan“ nên tôi có rất ít thì giờ gần gũi và tiếp xúc với Thầy nhiều. Chuyến đi này thật hữu ích cho tôi vô cùng, tôi đã nghe và thấm nhuần được rất nhiều điều về Giáo lý Phật Đà - một niềm tin mà tôi luôn luôn tôn thờ và say mê khi vừa mới lớn cho đến tận bây giờ và cũng nhờ Thầy mà đoạn đường đi về 260 km không còn xa vời vợi nữa.
07/10/2010(Xem: 3234)
Hiện nay, truyền thuyết Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài được lưu truyền dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác như kể chuyện, ca dao, truyền kỳ, kịch, khúc nghệ, âm nhạc, v.v
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]