Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

39. Đức cổ Phật Thích-ca

26/03/201108:33(Xem: 5891)
39. Đức cổ Phật Thích-ca

CHUYỆN PHẬT ĐỜI XƯA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

ĐỨC CỔ PHẬT THÍCH-CA

Thuở xưa, có một thế giới gọi tên là cõi Ta-bà, có đức Phật Thế Tôn hiệu là Thích-ca Mâu-ni. Ngài ở giữa đại chúng mà thuyết giảng kinh Đại Bát Niết-bàn.

Thuở ấy, có một người nghe bạn hữu lan truyền rằng có đức Phật đang thuyết giảng kinh Đại Bát Niết-bàn với đại chúng. Người ấy nghe rồi, trong lòng hoan hỷ, phát nguyện cúng dường. Nhưng người nghèo khó lắm, chẳng có vật chi để cúng dường cả.

Người ấy trở về nhà, trên đường đi gặp được một người khác, bèn nói rằng: “Tôi muốn bán thân này, ông có thể mua hay chăng?”

Người kia đáp: “Nhà tôi có một việc không ai làm được. Như chú có thể làm, tôi sẽ mua chú.”

Người ấy liền hỏi rằng: “Nhà ông có việc chi mà không ai làm được.”

Người kia đáp rằng: “Tôi có bệnh kỳ quái, lương y hốt thuốc, dặn mỗi ngày phải ăn ba lạng thịt người. Nếu như chú có thể mỗi ngày cắt lấy ba lạng thịt trong thân mình mà chu cấp cho tôi, tôi sẽ mua về và nuôi dưỡng chú, với giá năm đồng tiền vàng.”

Người ấy nghe vậy lấy làm hoan hỷ, nhận lời và nói rằng: “Ông trao tiền cho tôi, rồi cho tôi hẹn trong bảy ngày. Công việc của tôi xong, tôi sẽ theo ông.”

Người kia đáp: “Bảy ngày thì không được, hãy thỏa thuận thế này, tôi cho chú nghỉ một ngày.”

Người ấy bằng lòng. Nhận đủ tiền rồi, liền đi ngay đến chỗ Phật, cúi đầu và mặt lễ sát chân Phật, rồi mang hết số tiền vàng vừa nhận được mà cúng dường. Sau đó, người ở trong pháp hội thành tâm lắng nghe Phật thuyết giảng Kinh Đại Bát Niết-bàn. Tuy thành tâm lắng nghe, nhưng tâm trí người ấy còn ngu tối, chỉ có thể thọ trì được một bài kệ sau đây mà thôi:

Như-lai chứng Niết-bàn,

Vĩnh đoạn ư sanh tử.

Nhược hữu chí tâm thính.

Thường đắc vô lượng lạc.

Dịch nghĩa:

Như lai chứng Niết-bàn,

Dứt hẳn cuộc sanh tử.

Ai chí tâm lắng nghe,

Thường an vui khôn xiết.

Thọ trì bài kệ ấy rồi, người ấy liền đến nhà người chủ đã bỏ tiền mua thân mình.

Từ đó, tuy mỗi ngày người ấy đều phải cắt xẻo ba lạng thịt trên thân thể để trao cho chủ, nhưng nhờ nhân duyên nhớ tưởng bài kệ trên, nên người chẳng lấy làm đau đớn. Chịu đựng sự đau đớn ấy cho đến trọn đủ một tháng.

Rồi nhờ công đức thọ trì bài kệ trong kinh, bệnh của người chủ qua một tháng được lành, mà thân người ấy dù bị cắt xẻo cũng bình phục, thậm chí không có để lại một vết sẹo nào cả. Người ấy thấy sự kỳ diệu nhiệm mầu như thế, liền phát tâm Bồ-đề, nguyện tu hành cho đến khi thành quả Phật.

Uy lực của một bài kệ trong kinh còn lớn lao như vậy, huống hồ là ai có thể thọ trì, đọc tụng được trọn bộ kinh?

Người thuở ấy thọ trì bài kệ, không phải ai xa lạ mà chính là tiền thân của đức Phật Thích-ca Mâu-ni ở hiện kiếp này. Ngài nhờ có nhân duyên thọ trì một bài kệ trong kinh Đại Bát Niết-bàn do đức cổ Phật Thích-ca Mâu-ni thuyết giảng, thấy được sự lợi ích lớn lao như vậy, nên đã phát nguyện rằng ngày sau khi thành Phật cũng sẽ lấy hiệu là Thích-ca Mâu-ni.

(Theo kinh Đại Bát Niết-bàn, quyển 22)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4436)
Sừng sững trên cánh đồng lúa chiêm vùng bắc ngạn sông Đuống, thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, tụ hội năm ngọn núi khôi vĩ Ma Khám...
10/04/2013(Xem: 4622)
Hạ bước vào quán lúc 12 giờ trưa, cô đảo mắt nhìn quanh, thật khó tìm một chỗ ngồi rộng rãi ở cái quán nổi tiếng là thức ăn ngon này...
10/04/2013(Xem: 7804)
Thuở xưa có một gia đình nọ, cha mẹ chết để lại cho hai anh em một cơ sở khá vững vàng. Hai anh em vui sống trong cảnh hòa thuận và được sự ...
10/04/2013(Xem: 8752)
Một sinh thể đã xuất hiện trong cuộc đời như chưa từng có, đến lúc từ giã ra đi cũng thật nhẹ nhàng như cánh nhạn lưng trời. Vốn xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, được bẩm thụ cái gen của tổ phụ từng nổi tiếng văn chương, lại hấp thụ tinh hoa của địa linh sông Hương, núi Ngự - một vùng đất được xem là cái nôi của văn hóa Phật giáo miền Trung. Khi trưởng thành, thể hiện phong thái của một bậc nữ lưu tài sắc vẹn toàn, nhưng túc duyên thôi thúc, sớm rõ lẽ vô thường, dễ dàng từ bỏ cảnh phú quí vinh hoa, hâm mộ nếp sống Thiền môn thanh đạm.
10/04/2013(Xem: 4447)
Bác Lý, anh Dần và một số đông dân làng Cẩm Thành đã hai ba đêm nay rồi, họ cứ tụ nhau ở bên hàng giậu bông bụt của nhà ông đội Giai. Ông này ...
10/04/2013(Xem: 4329)
Trong thơ văn Phật giáo có hai câu thơ quen thuộc : Thấy nguyệt tròn thì kể tháng...
10/04/2013(Xem: 4676)
Vợ chồng người em gái tôi ở tận Gành Đỏ, Sông Cầu, điện thoại tha thiết mời tôi đến nhà thăm chơi. Từ ngày hai vợ chồng em đến đó lập nghiệp, tôi ...
10/04/2013(Xem: 4744)
Chú Ðôi bao giờ cũng hát chỉ mỗi giai điệu ấy! Ðó là bài hát “Ánh trăng sáng ngời, có cây đa to, có thằng cuội già, ôm một mối mơ...” Chú không ...
10/04/2013(Xem: 5404)
Nếu không muốn nói rằng chúng ta chưa thật sự quan tâm đến lãnh vực này trong sự nghiệp truyền bá chánh pháp, thì còn lại là hiện trạng tre đã ...
10/04/2013(Xem: 4344)
Ðại Ðức NÀRADA, Mahà Thera là một vị Tỳ Khưu trứ danh người Tích Lan. Ngài là một vị cao tăng đã nắm vững chắc phần giáo lý cao siêu nhà Phật...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]