Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

32. Phật khuyên thái tử A-xà-thế

21/03/201103:50(Xem: 5623)
32. Phật khuyên thái tử A-xà-thế

TRUYỆN PHẬT THÍCH-CA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

HỒI THỨ NHÌ

32. PHẬT KHUYÊN THÁI TỬ A-XÀ-THẾ

Vua Tần-bà-sa-la được tin đức Phật sắp từ giã cảnh rừng Trúc Lâm mà về thăm quê nhà. Vua liền đi với con là thái tử A-xà-thế đến viếng ngài.

Đức Phật nhìn thái tử và quay sang nói với vua rằng: “Tôi mong cho thái tử xứng đáng với lòng yêu thương của bệ hạ.”

Ngài lại nhìn thái tử và dạy rằng:

“Này A-xà-thế! Hãy nghe ta giảng đây mà suy nghĩ. Những kế xảo trá nhiều khi không thành, những điều gian ác nhiều khi bại lộ. Ta có một câu chuyện sẽ kể cho người nghe đây.

“Thuở ấy, trong một cụm rừng kia có một cây đại thọ. Cây đại thọ ấy mọc lên giữa hai cái hồ, một cái nhỏ không đẹp, còn cái lớn đẹp đẽ hơn. Trong hồ nhỏ có nhiều cá lắm, còn trong hồ lớn thì nhiều hoa sen nở. Một mùa hè nọ, trời nắng gắt, cái hồ nhỏ lần lần sắp cạn khô, còn cái hồ lớn đã sâu lại nhờ hoa sen che mát, nên vẫn còn chứa nhiều nước và mát mẻ luôn.

“Một con sếu tình cờ bay ngang qua hai cái hồ. Nó thấy cá dưới hồ nhỏ. Nó bèn ngừng cánh đáp xuống, đứng một chân mà suy nghĩ: ‘Cha chả! Cá này ngon lắm, nhưng chúng nó rất khôn lanh, nếu ta xuống bắt thì chúng trốn mất hết. Chi bằng ta nên dùng kế mà gạt chúng.’

“Vì hồ gần cạn nên cá bơi lội tù túng lắm. Còn bên hồ lớn kia, nước mát mẻ mặc tình bơi lội thảnh thơi. Con sếu suy nghĩ, vẻ mặt rất nghiêm trang, đạo mạo.

“Một con cá dưới hồ nhìn lên thấy, hỏi rằng: ‘Anh làm gì mà đứng đó, anh chim đáng kính? Anh ra vẻ nghĩ ngợi gì thế?’

“Sếu đáp: ‘Phải đấy. Tôi đang suy nghĩ tìm cách giúp các anh ra khỏi chỗ chật chội, tù túng này.’

“Cá hỏi: ‘Sao anh bảo rằng chật chội, tù túng?’

“Sếu cười nói: ‘Anh còn chưa biết sao? Các anh đang ở dưới nước cạn. Càng ngày nước lại càng rút cạn hơn. Rồi đây các anh sẽ chết khô hết. Tôi thấy vậy mà lấy làm thương hại lắm.’

“Mấy con cá nghe sếu nói như vậy, đều lấy làm sợ hãi, bèn hỏi rằng: ‘Anh chim đáng kính ơi! Anh có biết kế gì để cứu chúng tôi chăng?’

“Con sếu làm bộ suy nghĩ một lát, rồi bảo: ‘Tôi có cách này, có thể cứu được các anh. Bên kia cây đại thọ này là một cái hồ lớn còn nhiều nước lắm, nhưng các anh không thể sang đó được. Bây giờ tôi sẽ giúp việc mang các anh sang đó, nhưng chỉ có thể mang từng anh một mà thôi, bằng cách ngậm các anh trong mỏ rồi bay sang bên đó.’

“Mấy con cá đều lấy làm mừng, chỉ có một con tôm là ngạc nhiên, nói rằng: ‘Từ khi có trời đất đến giờ, chưa nghe chuyện chim sếu cứu cá, chỉ nghe nó nuốt cá vào bụng mà thôi.’

“Con sếu nghe lời ấy, nhưng làm ra bộ rất hiền lành, nói rằng: ‘Này anh tôm! Anh đa nghi chi lắm vậy? Tôi đã lấy lòng bác ái mà lo lắng cho các anh, mà anh còn trao tiếng oán cho tôi sao? Đâu anh thử chỉ cho tôi một anh cá nào, rồi tôi lấy mỏ mà mang qua hồ sen cho anh xem.’

“Mấy con cá cho là phải, liền chỉ một con cá già có tiếng là khôn lanh ở dưới hồ. Con sếu liền vớt lấy con cá ấy, mang qua hồ sen mà thả xuống nước, cá lội thảnh thơi ra tuồng đắc ý lắm. Rồi sếu mang con cá trở về bên hồ cạn. Nó hết lời khen tặng con sếu và ca ngợi sự mát mẻ, rộng rãi ở bên hồ sen.

“Bấy giờ, mấy con cá đều chen nhau mà để cho con sếu vớt đi. Con sếu lại vớt con cá già đi, nhưng không đem bỏ dưới hồ kia, lại để xuống đất mà ăn tươi và bỏ xương dưới cây đại thọ.

“Con sếu trở về hồ cạn, lần lượt đem mấy con cá kia lên chỗ ấy mà ăn hết.

Sau rốt còn lại con tôm. Nó nghĩ rằng: ‘Ta chắc là con sếu đã hại mạng bầy cá kia hết rồi. Nhưng phần ta, tuy không tin con sếu nhưng cũng muốn nó mang ta qua bên hồ rộng. Vậy ta phải cẩn thận kẻo bị nó hại. Nếu như nó đã lường gạt mà giết hết mấy con cá kia thì ta phải báo thù.’

“Con sếu bay đến bảo con tôm qua hồ. Tôm hỏi mang đi thế nào? Sếu bảo sẽ ngậm vào trong mỏ, cũng như đã mang mấy con cá kia. Tôm bảo vỏ mình trơn, có thể rớt xuống đất, nên muốn lấy càng mà đeo cổ chim, nhưng hứa sẽ không làm trầy cổ. Con sếu bằng lòng liền mang tôm đi.

“Rồi nó ngừng lại chỗ cây đại thọ. Tôm hỏi: ‘Ngừng giữa đường mà làm gì, chẳng lẽ mệt lắm sao? Đường không xa lắm mà?’

“Con sếu không biết đáp thế nào. Con tôm mới níu lấy cổ con sếu. Tôm nhìn xuống thấy đống xương, nó biết bao nhiêu cá đều bị ăn hết rồi. Nó nhất định không cho chim hại nó, thà là nó chết mà chim cũng không sống được.

“Con tôm liền kẹp mạnh càng lại. Chim đau lắm, nước mắt chảy ra, liền la lên rằng: ‘Anh tôm ơi! Đừng kẹp tôi nữa, tôi không ăn thịt anh đâu, để tôi mang anh đến hồ.’

“Tôm nới càng ra, sếu bay đến hồ sen, đưa cổ ngay ra đặng cho tôm buông càng mà rớt xuống nước. Nhưng con tôm lấy hết sức mà kẹp riết làm cho sếu đứt cổ.”

Đức Phật dừng một lát rồi nói tiếp:

“Chuyện là như vậy. Này thái tử! Cho nên phải biết rằng, những kế xảo trá nhiều khi không thành, những điều gian ác nhiều khi bại lộ. Không chóng thì chầy, con sếu sẽ phải gặp con tôm. Thái tử nên ghi nhớ bài học ấy.”

Vua Tần-bà-sa-la cám ơn đức Phật muốn dạy thái tử điều lành. Sau đó, vua muốn xin một ít tóc và móng tay của Phật để thờ trong một ngôi chùa ở trong cung, để mỗi ngày đốt hương, dâng hoa. Đức Phật liền trao cho và nói:

“Những thứ này bệ hạ có thể để trong chùa, còn đạo lý ta đã dạy, bệ hạ nên để trong tâm.”

Vua Tần-bà-sa-la từ biệt trở về. Không bao lâu sau, đức Phật lên đường trở về thành Ca-tỳ-la-vệ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4602)
Lời giới thiệu : Khi nói về đạo Phật, người ta thường liên tuởng tới những triết lý thâm sâu và khô khan. Tuy nhiên, đôi khi các Thầy cũng có tính nói ...
10/04/2013(Xem: 4169)
Vinh bực mình về ông già "chùa" hết sức, lúc không cần ý kiến ổng thì ở đâu ổng nhẩy vô, lúc cần ý kiến ổng thì ổng lại thối thác: "chuyện này tôi vô ý ...
10/04/2013(Xem: 4340)
(Lời giới thiệu : Thượng tọa Tuệ Sỹ còn là một thi sĩ, một học giả, một nhà văn. Trước 1975, ông là Khoa trưởng Phật học Viện Đại Học Vạn Hạnh, tác giả nhiều cuốn sách biên thảo đặc sắc về Văn học và Triết học Trung Hoa; thơ Tô Đông Pha, một số thơ, truyện và thơ dịch đã đăng liên tiếp trên nhiều Tạp chí Văn học tại Sài Gòn, trong đó đa số đăng trên tờ Thời Tập
10/04/2013(Xem: 3701)
Ngày xửa ngày xưa, có một người trải đã nhiều kiếp, kiếp nào từ bé đến lớn cũng giữ mình đức hạnh và thành bậc chân tụ Cứ luân hồi chuyển kiếp như vậy liên tiếp đến 9 lần, nhưng chưa kiếp nào được thành Phật. Đến kiếp thứ 10, Đức Thích Ca muốn thử lòng, bắt vào đầu thai làm con gái một nhà họ Mãng ở nước Cao Lỵ
10/04/2013(Xem: 4680)
Pháp Sư Tự Lập, người huyện Thái, tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Phật học viện Thượng Hải, từng gần gũi với Pháp sư Từ Hàng, được pháp sư nhận làm ...
10/04/2013(Xem: 5621)
Vở kịch Dạ cổ hoài lang đã làm rung động trái tim cũng như bài hát Dạ cổ hoài lang đã làm “rụng rún” biết bao người! Tim và rún không nằm xa nhau ...
10/04/2013(Xem: 4496)
Vào khoảng trước hay sau năm 1945 gì đó, nay không nhớ rõ; phải nói thực rằng đấy là thời gian đánh dấu một chuyển hướng quan trọng trong ...
10/04/2013(Xem: 5463)
Ma Ca là bút danh của Pháp Sư Tinh Vân. Sư người Giang Đô, Tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Phật Học Viện Tiêu Sơn, học viện Luật Thê Hà, từng trụ trì ...
10/04/2013(Xem: 4414)
Hôm nay Chủ nhật, ngày 14 tháng 10 năm 1990 tức là ngày 26 tháng tám năm Canh ngọ; tôi trang hoàng một bàn thờ đơn giản trước chánh điện để ...
10/04/2013(Xem: 9298)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]