Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

32. Phật khuyên thái tử A-xà-thế

21/03/201103:50(Xem: 5640)
32. Phật khuyên thái tử A-xà-thế

TRUYỆN PHẬT THÍCH-CA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

HỒI THỨ NHÌ

32. PHẬT KHUYÊN THÁI TỬ A-XÀ-THẾ

Vua Tần-bà-sa-la được tin đức Phật sắp từ giã cảnh rừng Trúc Lâm mà về thăm quê nhà. Vua liền đi với con là thái tử A-xà-thế đến viếng ngài.

Đức Phật nhìn thái tử và quay sang nói với vua rằng: “Tôi mong cho thái tử xứng đáng với lòng yêu thương của bệ hạ.”

Ngài lại nhìn thái tử và dạy rằng:

“Này A-xà-thế! Hãy nghe ta giảng đây mà suy nghĩ. Những kế xảo trá nhiều khi không thành, những điều gian ác nhiều khi bại lộ. Ta có một câu chuyện sẽ kể cho người nghe đây.

“Thuở ấy, trong một cụm rừng kia có một cây đại thọ. Cây đại thọ ấy mọc lên giữa hai cái hồ, một cái nhỏ không đẹp, còn cái lớn đẹp đẽ hơn. Trong hồ nhỏ có nhiều cá lắm, còn trong hồ lớn thì nhiều hoa sen nở. Một mùa hè nọ, trời nắng gắt, cái hồ nhỏ lần lần sắp cạn khô, còn cái hồ lớn đã sâu lại nhờ hoa sen che mát, nên vẫn còn chứa nhiều nước và mát mẻ luôn.

“Một con sếu tình cờ bay ngang qua hai cái hồ. Nó thấy cá dưới hồ nhỏ. Nó bèn ngừng cánh đáp xuống, đứng một chân mà suy nghĩ: ‘Cha chả! Cá này ngon lắm, nhưng chúng nó rất khôn lanh, nếu ta xuống bắt thì chúng trốn mất hết. Chi bằng ta nên dùng kế mà gạt chúng.’

“Vì hồ gần cạn nên cá bơi lội tù túng lắm. Còn bên hồ lớn kia, nước mát mẻ mặc tình bơi lội thảnh thơi. Con sếu suy nghĩ, vẻ mặt rất nghiêm trang, đạo mạo.

“Một con cá dưới hồ nhìn lên thấy, hỏi rằng: ‘Anh làm gì mà đứng đó, anh chim đáng kính? Anh ra vẻ nghĩ ngợi gì thế?’

“Sếu đáp: ‘Phải đấy. Tôi đang suy nghĩ tìm cách giúp các anh ra khỏi chỗ chật chội, tù túng này.’

“Cá hỏi: ‘Sao anh bảo rằng chật chội, tù túng?’

“Sếu cười nói: ‘Anh còn chưa biết sao? Các anh đang ở dưới nước cạn. Càng ngày nước lại càng rút cạn hơn. Rồi đây các anh sẽ chết khô hết. Tôi thấy vậy mà lấy làm thương hại lắm.’

“Mấy con cá nghe sếu nói như vậy, đều lấy làm sợ hãi, bèn hỏi rằng: ‘Anh chim đáng kính ơi! Anh có biết kế gì để cứu chúng tôi chăng?’

“Con sếu làm bộ suy nghĩ một lát, rồi bảo: ‘Tôi có cách này, có thể cứu được các anh. Bên kia cây đại thọ này là một cái hồ lớn còn nhiều nước lắm, nhưng các anh không thể sang đó được. Bây giờ tôi sẽ giúp việc mang các anh sang đó, nhưng chỉ có thể mang từng anh một mà thôi, bằng cách ngậm các anh trong mỏ rồi bay sang bên đó.’

“Mấy con cá đều lấy làm mừng, chỉ có một con tôm là ngạc nhiên, nói rằng: ‘Từ khi có trời đất đến giờ, chưa nghe chuyện chim sếu cứu cá, chỉ nghe nó nuốt cá vào bụng mà thôi.’

“Con sếu nghe lời ấy, nhưng làm ra bộ rất hiền lành, nói rằng: ‘Này anh tôm! Anh đa nghi chi lắm vậy? Tôi đã lấy lòng bác ái mà lo lắng cho các anh, mà anh còn trao tiếng oán cho tôi sao? Đâu anh thử chỉ cho tôi một anh cá nào, rồi tôi lấy mỏ mà mang qua hồ sen cho anh xem.’

“Mấy con cá cho là phải, liền chỉ một con cá già có tiếng là khôn lanh ở dưới hồ. Con sếu liền vớt lấy con cá ấy, mang qua hồ sen mà thả xuống nước, cá lội thảnh thơi ra tuồng đắc ý lắm. Rồi sếu mang con cá trở về bên hồ cạn. Nó hết lời khen tặng con sếu và ca ngợi sự mát mẻ, rộng rãi ở bên hồ sen.

“Bấy giờ, mấy con cá đều chen nhau mà để cho con sếu vớt đi. Con sếu lại vớt con cá già đi, nhưng không đem bỏ dưới hồ kia, lại để xuống đất mà ăn tươi và bỏ xương dưới cây đại thọ.

“Con sếu trở về hồ cạn, lần lượt đem mấy con cá kia lên chỗ ấy mà ăn hết.

Sau rốt còn lại con tôm. Nó nghĩ rằng: ‘Ta chắc là con sếu đã hại mạng bầy cá kia hết rồi. Nhưng phần ta, tuy không tin con sếu nhưng cũng muốn nó mang ta qua bên hồ rộng. Vậy ta phải cẩn thận kẻo bị nó hại. Nếu như nó đã lường gạt mà giết hết mấy con cá kia thì ta phải báo thù.’

“Con sếu bay đến bảo con tôm qua hồ. Tôm hỏi mang đi thế nào? Sếu bảo sẽ ngậm vào trong mỏ, cũng như đã mang mấy con cá kia. Tôm bảo vỏ mình trơn, có thể rớt xuống đất, nên muốn lấy càng mà đeo cổ chim, nhưng hứa sẽ không làm trầy cổ. Con sếu bằng lòng liền mang tôm đi.

“Rồi nó ngừng lại chỗ cây đại thọ. Tôm hỏi: ‘Ngừng giữa đường mà làm gì, chẳng lẽ mệt lắm sao? Đường không xa lắm mà?’

“Con sếu không biết đáp thế nào. Con tôm mới níu lấy cổ con sếu. Tôm nhìn xuống thấy đống xương, nó biết bao nhiêu cá đều bị ăn hết rồi. Nó nhất định không cho chim hại nó, thà là nó chết mà chim cũng không sống được.

“Con tôm liền kẹp mạnh càng lại. Chim đau lắm, nước mắt chảy ra, liền la lên rằng: ‘Anh tôm ơi! Đừng kẹp tôi nữa, tôi không ăn thịt anh đâu, để tôi mang anh đến hồ.’

“Tôm nới càng ra, sếu bay đến hồ sen, đưa cổ ngay ra đặng cho tôm buông càng mà rớt xuống nước. Nhưng con tôm lấy hết sức mà kẹp riết làm cho sếu đứt cổ.”

Đức Phật dừng một lát rồi nói tiếp:

“Chuyện là như vậy. Này thái tử! Cho nên phải biết rằng, những kế xảo trá nhiều khi không thành, những điều gian ác nhiều khi bại lộ. Không chóng thì chầy, con sếu sẽ phải gặp con tôm. Thái tử nên ghi nhớ bài học ấy.”

Vua Tần-bà-sa-la cám ơn đức Phật muốn dạy thái tử điều lành. Sau đó, vua muốn xin một ít tóc và móng tay của Phật để thờ trong một ngôi chùa ở trong cung, để mỗi ngày đốt hương, dâng hoa. Đức Phật liền trao cho và nói:

“Những thứ này bệ hạ có thể để trong chùa, còn đạo lý ta đã dạy, bệ hạ nên để trong tâm.”

Vua Tần-bà-sa-la từ biệt trở về. Không bao lâu sau, đức Phật lên đường trở về thành Ca-tỳ-la-vệ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2015(Xem: 3458)
Chuyện sẽ không có gì để nói nếu hôm đó cô Susanne không mang mấy cánh hoa vào phòng làm việc của tôi. - Anh có muốn cắm mấy cánh hoa này trong phòng không? - Vì sao? Ở đâu cô có vậy? - Trong phòng họp ngày hôm qua, mấy người khách họ mang đến. - Sao tôi không thấy? - Tại tôi dồn hai bình vào một. - Vậy thì cứ để ở phòng của cô đi. Mấy cái hoa sẽ vui hơn khi nó ở trong phòng cô chứ? - Mới đầu tôi cũng nghĩ thế, nhưng ngày mai tôi bắt đầu đi nghỉ hè rồi. - Ừ thì cũng được, tùy cô. Nhưng cô nghĩ nên để ở đâu? - Trên bàn làm việc của anh, kế bên hình ông Phật đó. - Không được. Cô biết, hoa cũ và không tươi chúng tôi không mang cúng Phật đâu. - Thế anh muốn để đâu? - Ừ... để suy nghĩ!
27/08/2015(Xem: 4687)
Kinh đô ánh sáng, thành phố mộng mơ của Pháp quốc vào mùa hè năm nay đã là điểm hẹn của những người con Phật đa số là tỵ nạn từ bốn châu kéo về. Họ đến đây để làm gì nhỉ? Có liên quan gì đến ngôi chùa Khánh Anh nổi tiếng với nhiều kỷ lục nhất trong những ngôi Chùa của cộng đồng người Việt Nam tại hải ngoại. Nào là ngôi Chùa to nhất, mái Chùa mang nhiều nét văn hóa nhất, chi phí xây cất ngất ngưởng nhất đến 23 triệu Euro và thời gian xây dựng lâu nhất đến 2 thập niên của một kiếp người. Nhưng ưu việt nhất vẫn là được dự lễ Đại Tường của cố Hòa Thượng Minh Tâm, người với những công trạng to lớn gắn liền với ngôi Chùa Khánh Anh nhiều kỷ lục ấy.
21/08/2015(Xem: 4140)
Tuy vườn sau nhà tôi ở hướng tây, mùa hè nóng thế mà góc vườn vẫn không đến nỗi nào, nhờ có vách tường đá dựng cao và cây mộc lan cổ thụ với những tán lá rộng che kín hai phần ba khu vườn. Chim, thỏ, sóc và nai vẫn tìm đến mỗi ngày. Nhất là nai, sáng sớm chim chưa kịp hót, người chưa ai dậy đã nghe tiếng chân nai bước lạo xạo trên đásỏi. Chúng vào tìm ăn những nụ hồng.
01/08/2015(Xem: 4745)
Ngọn đồi không cao nhưng diện tích khá rộng. Nếu đi bộ một vòng quanh chân đồi, cũng mất gần một ngày. Cây cối trên đồi đã được đốn hạ trụi lủi từ năm năm trước để tiến hành công trình xây dựng ngôi chùa, đạt kỷ lục là có chánh điện rộng lớn nhất nước; bên cạnh đó, lại thêm một kỷ lục là có tượng Phật tọa thiền vĩ đại nhất châu lục. Thế nên, khi công trình xây dựng hoàn tất, nhìn từ xa, chỉ thấy ngôi chùa nguy nga với mái ngói xanh đỏ và tượng Phật to lớn thếp vàng nhũ lóng lánh, nổi bật giữa trời mây, không còn thấy ngọn đồi. Ngoài chánh điện, nơi đây còn có nhiều tòa nhà rộng lớn, bao gồm tiền sảnh, hậu sảnh, tăng xá, tàng kinh các, bảo tàng viện, tăng quán, v.v… với ngói lợp nhập cảng và cột kèo chạm trổ tinh vi, tiếp nối liền lạc nhau tạo nên một quần thể kiến trúc qui mô, chiếm hết diện tích ngọn đồi, từ chân lên đỉnh, từ mặt trước đến mặt sau.
12/07/2015(Xem: 9501)
Từ trong tâm khảm mình con cảm ơn mẹ đã cho con một lần sinh, một lần ra đời. Mẹ đã nâng niu nhẹ nhàng từng bước đi chậm chạp, lúc cất tiếng khóc chào đời.
16/06/2015(Xem: 16952)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
07/06/2015(Xem: 11655)
Tối qua con bé cháu nội 3 tuổi nhảy lên lòng, hai tay úp chặt quyển sách vào mặt nó rồi nói : Đố bà nội tìm thấy bé. Bà nội bày đặt nói : Ủa bé đi đâu mà bà nội tìm không thấy. Nó cười ngặt ngoẹo, làm bà nội phải ôm chặt nó cho nó khỏi té. Nó lại tiếp tục: Bà nội tìm đi, tìm coi bé trốn ở đâu. Rồi lại úp kín mặt vào cuốn sách. Bà nội nói không biết nó trốn ở đâu là nó lại cười. Cứ thế mà nó kéo cả 20 phút chưa chán. Thấy nó cười nhiều quá, bà nội phải chịu thua, nó nói bé trốn trong quyển sách. Nó lấy quyển sách ra rồi lại líu lo. Bé trốn trong quyển sách mà bà nội tìm không thấy, rồi nó cười như nắc nẻ. Tiếng cười trong vắt thì thôi.
06/06/2015(Xem: 4373)
Với địa vị và tiền tài sẵn có Hoạn Thư đã cùng mẹ soạn thảo một âm mưu thâm độc để bắt cóc Nàng Kiều, ra tay là một bọn Khuyển, Ưng thuộc dòng xã hội đen chuyên nghiệp. Họ tạo hiện trường giả “người chết“ sau khi đã đốt nhà và mang vật chứng Thúy Kiều đi giấu nhẹm trong dinh quan Lại Bộ. Trước khi mở màn vở tuồng “Ghen kiểu Hoạn Thư“ lừng danh kim cổ, người viết có vài lời bàn Mao Tôn Cương cho người phụ nữ có bản lãnh phi thường ấy. Thiên hạ cứ đồng hóa nhân vật Hoạn Thư với hai chữ “ghen tương“ tầm thường, mà không để ý đến khả năng ứng xử tuyệt vời trong mọi tình huống của nàng.
31/05/2015(Xem: 5423)
Người phụ nữ tóc bạc trắng, đã 57 tuổi, lam lũ với công việc bán trứng vịt và chuối ở chợ Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) vừa nhận bằng cử nhân Luật vào ngày 10-5. Bà là PhạmThị Kim Hoa, ngụ ấp Thạnh Lạc Đông, xã Thạnh Nhựt. Bà có 4 người con, lập gia đình trễ nên con trai lớn mới học năm thứ nhất của Trường Cao đẳng Cao Thắng (TP. Hồ Chí Minh), 3 con còn lại đang học bậc phổ thông.
24/05/2015(Xem: 6482)
Tình Trong Đóa Hoa, là tác phẩm được diễn lại hình ảnh của tiền thân Đức Thích Ca Mâu Ni trong vô lượng A –tăng-kỳ kiếp, tên Tất Đạt, con trai duy nhất trong gia đình tin Phật, hết lòng tôn kính Tam Bảo, phụng Phật. Vì vậy mà sau khi biết được Đức Phật Nhiên Đăng về thuyết pháp tại bản huyện, cách nhà cả chục cây số, chàng Tất Đạt liền xin phép mẹ đến nghe Đức Phật NHIÊN ĐĂNG thuyết pháp. Trên đường đi, Tất Đạt ghé vào những nơi bán hoa sen bên vệ đường, để mua hoa cúng dường lên Phật Nhiên Đăng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]