Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Tham thiền lần đầu

21/03/201103:50(Xem: 5415)
6. Tham thiền lần đầu

TRUYỆN PHẬT THÍCH-CA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

HỒI THỨ NHẤT

6. THAM THIỀN LẦN ĐẦU

Năm thái tử lên 8 tuổi, vua Tịnh-phạn quyết định cho ngài tham gia buổi lễ Hạ điền lần đầu tiên.

Theo phong tục Ấn Độ thời bấy giờ, cứ mỗi đầu vụ mùa, người ta tổ chức một buổi lễ rất trang trọng để cầu khấn các vị thần linh cùng trời đất ban cho sự tươi tốt, bội thu. Lễ này có ý nghĩa quan trọng đối với toàn dân, vì xã hội bấy giờ sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tại nơi cử hành lễ chính, nhà vua đích thân đứng ra chủ trì, khấn vái cùng trời đất, rồi tự mình bước xuống ruộng mà đặt lưỡi cày cho đường cày đầu tiên của vụ mùa.

Sáng hôm đó, thái tử ngồi cùng một chiếc kiệu với nhà vua đi đến tham gia buổi lễ Hạ điền đầu tiên trong đời mình.

Tại nơi cử hành buổi lễ, người ta đã chuẩn bị trang hoàng rất uy nghiêm và rực rỡ, vì nhà vua cũng muốn nhân chuyến đi này làm vui lòng thái tử, khiến cho ngài càng thêm ham thích đời sống vương giả.

Vì thế, các vị quan phụ trách đã được lệnh phải tổ chức thật linh đình, vui nhộn, hơn hẳn các cuộc lễ những năm trước.

Ngờ đâu, thái tử chẳng hề quan tâm đến những gì mà người ta đã dày công chuẩn bị. Những đèn hoa trang trí cùng cờ phướn rực rỡ, âm nhạc rền vang với các điệu múa tinh xảo lạ lùng... thảy đều không làm ngài để tâm gì đến.

Trong khi mọi người bước vào cuộc lễ, đức vua thân hành cùng các thầy bà-la-môn đọc kinh cầu nguyện và thực hiện các nghi thức cúng tế, thì thái tử lẳng lặng rời xa nơi lễ hội, tung tăng chạy nhảy nô đùa trên cánh đồng rộng gần nơi đó.

Lần đầu tiên rời khỏi hoàng cung, chính cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp nơi đồng quê thôn dã lại làm ngài thấy vui thích thực sự. Dưới ánh nắng ban mai, cây cỏ xanh tươi như đều vươn lên tỏa sáng, và nghe tiếng chim ca hót rộn ràng trên những cành cao, ngài cảm nhận được sự hài hòa hơn cả những nhạc công của chốn cung đình.

Dần trưa, ánh nắng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Thái tử đến ngồi dưới một gốc cây cao mà nhìn ra quang cảnh đồng ruộng, xa xa đang diễn ra cuộc lễ linh đình.

Sau các nghi lễ thật long trọng, vua Tịnh-phạn đích thân bước xuống ruộng đặt lưỡi cày cho đường cày đầu tiên. Sau đó, các lực điền bắt đầu công việc của họ. Từng cặp trâu bò to khỏe được đưa xuống ruộng để đua nhau cày đất. Người ta nô nức với không khí vừa là lễ hội, vừa là khởi đầu của một vụ mùa đầy hy vọng.

Khi các nông phu dần thấm mệt, những tấm lưng trần của họ loang loáng mồ hôi dưới ánh nắng càng lúc càng gay gắt. Những con trâu cũng không còn lanh lẹ như lúc đầu, chúng chậm bước dần đi vì mỏi mệt và vì trời trưa nắng gắt. Nông phu bắt đầu vung cao những lằn roi hung dữ và la hét để thúc đẩy chúng cất bước kéo cày.

Trên đồng ruộng, khi những lưỡi cày vỡ đất được kéo qua, các loại côn trùng bị một phen xáo động. Những con giun đất bị hất tung lên, đứt làm nhiều đoạn, quằn quại trên đất. Cào cào, châu chấu và nhiều loại côn trùng khác hốt hoảng bay ra tứ tán. Khi ấy, nhiều loài chim lớn nhỏ khác nhau đều chực sẵn trên những cành cây ven ruộng. Rồi chúng bay vụt xuống, đớp lấy những con mồi bé nhỏ thảm thương không nơi ẩn náu...

Trong khi tất cả những cảnh ấy diễn ra thật bình thường và tự nhiên đến mức chẳng làm ai quan tâm đến, thì vị thái tử tám tuổi đầu kia lại chẳng thể nào xao lãng nổi. Ngài ngồi yên lặng dưới bóng cây, nhìn tất cả quang cảnh với một sự thương cảm dâng tràn.

Ngài thấy thương xót cho những nông phu đang phơi lưng trần dưới nắng, trong khi quan lại và những người trong hoàng tộc chè chén say sưa có tàn che lọng phủ. Cuộc sống của họ nhọc nhằn vất vả chỉ để vừa đổi lấy chén cơm manh áo, thật đáng thương biết bao.

Ngài lại thấy thương xót cho sinh mạng của những côn trùng bé bỏng, như bất lực trước cuộc cạnh tranh khốc liệt để sinh tồn.

Ngài trầm ngâm suy nghĩ và chợt nhận ra một quy luật khắc nghiệt trong sự tồn tại của muôn loài. Những người nắm giữ sức mạnh sẽ đè bẹp những kẻ thấp hèn để giành lấy đời ấm no sung sướng; cũng như những loài mạnh mẽ hơn sẽ cướp đi mạng sống của những loài nhỏ bé khác để nuôi dưỡng cuộc sống của chính mình.

Và dòng suy tư của thái tử tiếp tục với những điều chiêm nghiệm sâu xa hơn nữa về cuộc sống và ý nghĩa của nó. Ngài lấy làm băn khoăn trước cảnh tranh sống giữa muôn loài và tự hỏi có lẽ nào con người sinh ra rồi chết đi chỉ để trải qua một cuộc tranh giành như thế?

Một hồi lâu, ngài chuyển sang tư thế ngồi kết già dưới bóng cây và tập trung tư tưởng hoàn toàn vào những suy tư chiêm nghiệm của mình. Ngài đã nhập định lần đầu tiên trong đời mình ngay dưới bóng cây này, báo trước một tương lai chuyển hóa tươi đẹp cho nhân loại và cho cả muôn loài.

Buổi sáng dần qua đi, rồi buổi trưa, và giờ đây mặt trời đã chếch nhiều về phương tây, nhưng lạ thay, bóng cây che mát chỗ ngài ngồi tham thiền vẫn còn nguyên đó, không chuyển dời đi theo sự dịch chuyển của mặt trời.

Đức vua Tịnh-phạn không biết thái tử đi đâu, bèn sai người đi tìm khắp nơi. Mọi người tìm đến, thấy ngài đang trong cơn thiền định, với vẻ mặt thanh thoát hiền từ. Tất cả đều yên lặng đứng nhìn và lấy làm kinh ngạc khi thấy trời đã xế rồi mà cái bóng che cho thái tử hãy còn nguyên nơi vị trí của buổi sáng.

Có người liền trở về báo tin cho vua hay. Vua lập tức ngự ra tận nơi, rồi yên lặng đứng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thái tử khi ngài ngồi nhập định. Ngài bảo tùy tùng rằng:

“Thái tử ngồi đây, đẹp đẽ và uy nghi như một đỉnh núi. Vẻ mặt từ hòa và sáng suốt này báo trước việc thái tử sẽ trở nên ánh đuốc sáng trong đời. Trẫm rất mừng khi thấy thái tử nhập định, và cũng rất lo lắng mà biết rằng lời dự báo của tiên A-tư-đà hẳn là không sai. Một ngày không xa có lẽ thái tử sẽ không còn ở mãi nơi hoàng cung này cùng trẫm nữa.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2023(Xem: 3727)
Thưa các bạn, câu chuyện tôi muốn kể sau đây về sức vươn lên của cậu bé chăn trâu 11 tuổi tên Quảng. Quảng và tôi có một nhân duyên kỳ lạ có lẽ kết từ bao kiếp trước để run rủi kiếp này có những ràng buộc dù muốn hay không đã trở thành con nuôi của tôi. Quảng sinh ra và lớn lên tại núi đồi Yên Bái, vùng sâu và xa, nơi đa số toàn người sắc tộc thiểu số, đêm đêm chỉ có tiếng ếch nhái ểnh ương nỉ non hay khỉ ho cò gáy từ rừng xa vọng lại.
17/12/2022(Xem: 3791)
Đồng tiền có hai mặt sấp ngửa, vũ trụ đất trời có ngày và đêm, sáng và tối, con người có hai mặt thiện và ác. Chồng của tôi có hai mặt đối nghịch mà tôi phải dùng Bát Nhã Tâm Kinh quán chiếu "Không dơ cũng không sạch" để sống còn đến ngày kỷ niệm 50 năm ngày cưới, một đám cưới vàng. Đến thời điểm này tôi mới dám viết lại câu chuyện thật của đời tôi, và cũng nhờ Phật pháp nhiệm mầu, những giáo lý vi diệu của Đức Phật mà tôi đã học hỏi được để chuyển hóa một ông chồng Nghịch Duyên hạng nặng, trở thành một ông chồng Trợ Duyên hữu dụng.
03/12/2022(Xem: 4331)
Tại kinh thành Lạc Dương có một tay, trước là thương buôn sau chuyển sang nghề cờ bạc. Nhờ lanh lợi trong mánh lới buôn bán, gã học được nghề bịp rất nhanh. Tài bịp của gã giỏi tới mức không một ai biết mà chỉ cho rằng gã “số đỏ” hoặc “thiên tài”. Bao nhiêu tiền ngày hôm nay đều do cờ bạc mà có. Thế nhưng không hiều sao, có thể do ‘tổ trác” hay do “hết thời” mà gã thua liên tiếp, mất 50 lượng vàng tại một sòng bài lớn. Vừa tiếc của, vừa tức giận, vừa xấu hổ, gã cho mời viên quản lý ra, lớn tiếng nói: -Ta sống bằng nghề đánh bạc đã hơn hai mươi năm, chỉ có ăn mà không có thua. Nếu ta thua tức sòng bài gian lận. Yêu cầu quản lý trả lại 50 lượng vàng, nếu không ta sẽ thưa lên quan phủ.
21/11/2022(Xem: 5530)
Năm 2004, sau khi tốt nghiệp trung cấp Phật học tại Đà Nẵng, bản thân phát nguyện ăn ngày 1 bữa (chỉ dùng đúng Ngọ 12h trưa, trước và sau Ngọ sẽ không dùng bất kỳ thức ăn gì). Lúc đó, không ngoài tâm nguyện “Trên tìm cầu tu học Giáo Pháp giải thoát và trong tâm luôn hướng nghĩ đến sự giác ngộ của muôn loài” do vậy mà bản thân phát nguyện ăn ngày 1 buổi và chuyên tâm trì tụng Chú Đại Bi tiếng Phạn.
12/11/2022(Xem: 4210)
Có những bước chân đi chỉ để mà đi, nhưng có nhưng bước chân đi là để trở về. Trở về về với những nơi thân thương, trở về với chính bản thân mình, trở về với cội nguồn, trở về với miền đất Phật. Trong chuyến đi để trở về ấy, chúng tôi _ đoàn Thái Hà Books và gia đình “Thiền trong từng phút giây” đã có những khoảng khắc tĩnh tâm, những khoảnh khắc nhìn lại chính mình, và những khoảng khắc vô cùng xúc động.
11/11/2022(Xem: 3022)
Bút giả đến Mỹ cũng khá lâu, cách nay cũng trên 40 năm. Đầu tiên tôi sinh hoạt chính thức Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tiểu bang Colorado, thành phố Denver. Được hơn một năm, không chịu đựng với cái lạnh không quen ở đây nên về sinh hoạt với Phật Học Viện Quốc Tế và cũng là Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Nghi lễ của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Hoa Kỳ, trụ sở là chùa Việt Nam Los Angeles bây giờ. Sau đó, quý thầy lớn : Đức Niệm, Thiện Thanh, Tịnh Hạnh . . . lớp quý thầy ngang lứa như chúng tôi (Tín Nghĩa), Nguyên Đạt, Pháp Châu, Nguyên Trí núi (tức là Hòa thượng Nguyên Trí chùa Bát Nhã bây giờ) và Nguyên Trí già (tức là Hòa thượng Đạo Quang bây giờ). Tôi là Phó Chủ tịch đặc trách Gia đình Phật tử. . . còn quý Trí thức Cư sĩ gồm có : Bác sĩ Tôn Thất Niệm, Dược sĩ Tâm Thường, Đạo hữu Thiện Bửu . . . còn một số nữa, lâu quá chúng tôi không nhớ hết.
02/11/2022(Xem: 19142)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
15/05/2022(Xem: 10872)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật. “Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên “Kinh Pháp Cú” còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy”.
01/05/2022(Xem: 15262)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]