Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

37. Chu Thọ Xương hết lòng tìm mẹ

19/03/201113:48(Xem: 4733)
37. Chu Thọ Xương hết lòng tìm mẹ

NHÂN QUẢ BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI
Đường Tương Thanh biên soạn, Đạo Quang dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHU THỌ XƯƠNG HẾT LÒNG TÌM MẸ

Chu Thọ Xương triều Tống là con của quan Hình bộ thị lang Chu Tốn. Mẹ ông là Lưu thị, xuất thân thấp hèn. Năm Thọ Xương lên 7 tuổi, cha mẹ chia tay nhau không còn sống chung. Về sau mẹ ông tái giá rồi theo chồng, biệt vô âm tín.

Sau khi Thọ Xương lớn lên, thường luôn nhớ nghĩ đến mẹ, song không còn chút manh mối nào để có thể biết được hiện giờ mẹ đang lưu lạc nơi đâu. Ông vì thương nhớ mẹ mà trong lòng không lúc nào nguôi được nỗi buồn. Cuối cùng, ông quyết định từ quan, nhất định lên đường tìm gặp cho được mẹ.

Ông trải qua vạn dặm đường đời, nếm đủ trăm cay ngàn đắng, lưu lạc khắp nơi nhưng vẫn chưa đạt được ý nguyện. Mỗi khi dò la được chút tin tức gì ở nơi đâu, dù rất mơ hồ, ông cũng lập tức băng đèo lội suối tìm đến tận nơi, hy vọng tìm gặp lại được người đã mang nặng đẻ đau ra mình.

Sự tìm kiếm của Chu Thọ Xương quả thật chẳng khác nào mò kim đáy bể! Thời gian trôi qua đã xóa hết đi mọi dấu vết mong manh mà mẹ ông để lại. Những lần dọ hỏi tìm tòi của ông phần lớn chỉ nhận được những cái lắc đầu ngơ ngác và những câu trả lời không manh mối. Dù vậy, ông vẫn nuôi hy vọng sẽ gặp lại được mẹ hiền, vẫn không mỏi mệt đêm ngày tìm kiếm khắp nơi.

Chu Thọ Xương vốn từ nhỏ đã tin theo Phật giáo, thường đến chùa lễ Phật, cúng dường Tam bảo, cứu giúp người nghèo khó. Trên đường gian nan tìm mẹ, ông càng vững lòng tin hơn nữa, lúc nào cũng cầu nguyện chư Phật gia hộ cho việc tìm mẹ của mình sớm được kết quả. Hơn thế nữa, ông còn phát nguyện tự mình sao chép trọn bộ Thủy sám thành rất nhiều bản, truyền rộng ra khắp nơi để làm lợi ích cho nhiều người. Bản thân ông cũng thường trì tụng không mệt mỏi và luôn để tâm tự xét những lỗi lầm của mình để sám hối và tu dưỡng.

Quả nhiên, sự quyết tâm và những nỗ lực của Chu Thọ Xương cuối cùng rồi cũng được đền đáp. Một hôm, ông phiêu bạt đến vùng Đồng Châu thuộc tỉnh Thiểm Tây, hết sức tình cờ gặp lại được mẹ. Tuy tóc bà đã bạc trắng, khuôn mặt khô gầy thay đổi rất nhiều qua thời gian, nhưng ông vẫn còn nhớ rõ như in và lập tức nhận ra ngay khi nhìn thấy bà đang chậm rãi bước đi trên đường. Kể cũng lạ, lúc bà ra đi thì Thọ Xương chỉ là đứa bé 7 tuổi, hôm nay đã lớn khôn trưởng thành, trải qua hơn hai mươi năm dài, thế mà hình dáng của mẹ vẫn được ông ghi khắc kỹ trong lòng, vừa thoáng nhìn là đã nhận ra được ngay.

Nhưng mẹ ông thì không tài nào nhận biết được ông. Ông vội vàng chạy đến gọi mẹ, vẫn thiết tha như ngày còn bé:

– Mẹ ơi, mẹ ơi! Con là Thọ Xương con của mẹ đây!

Bà mẹ đứng sững lại, ngẩn người kinh ngạc:

– Trời ơi! Thật là con của mẹ đó sao! Làm sao con biết mẹ ở nơi này mà tìm đến?

Hai mẹ con đã hai mươi mấy năm không gặp, ôm nhau òa khóc giữa đường, quả thật là mừng chảy nước mắt! Rồi bà mẹ khóc nức nở, hỏi han việc những năm qua con sống thế nào. Thọ Xương đem việc lang thang khắp nơi tìm mẹ kể lại, khiến bà không khỏi ngậm ngùi rơi nước mắt.

Thế là Chu Thọ Xương liền rước mẹ về nhà, hết lòng hiếu dưỡng. Từ đó ông mới nhận làm chức quan Tư nông thiếu khanh, ngoài việc triều chính ra thì dành hết thời gian để chăm sóc, phụng dưỡng mẹ già, dốc lòng hiếu thuận.

Không bao lâu, câu chuyện tìm mẹ của Chu Thọ Xương đã trở thành một giai thoại được truyền đi khắp nơi, ai nghe thấy cũng hết lòng ngưỡng mộ, kính phục.

(trích Mộng Khê bút đàm)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/03/2011(Xem: 8714)
Theo đạo Phật, luật nhân quả không chỉ giới hạn trong một đời sống hiện tại này, mà là một quy luật chi phối trong suốt dòng thời gian...
13/03/2011(Xem: 10731)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
13/03/2011(Xem: 6662)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
10/03/2011(Xem: 11925)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
09/03/2011(Xem: 11144)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
04/03/2011(Xem: 5520)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
04/03/2011(Xem: 10791)
Đây là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên rất sống động, được thuật lại với nhiều chi tiết thú vị.
04/03/2011(Xem: 8423)
Một hôm, Hàn Sơn hỏi Thập Đắc: Ở đời, có người đánh tôi, mắng tôi, làm nhục tôi, khi dễ tôi, dọa tôi, gạt tôi, chê tôi, khinh tôi, ăn hiếp tôi, cười ngạo tôi cho đến đối xử khắc nghiệt với tôi, thì phải xử trí như thế nào? Thập Đắc đáp: Chỉ cần nhịn nhục họ, kính họ, sợ họ, tránh họ, nhường họ, khiêm tốn với họ, không chống cự họ, không cần để ý đến họ, rồi chờ ít năm ông hãy nhìn họ xem.
04/03/2011(Xem: 7353)
Ngài Hàn-Sơn : Trong thế gian mà bị người phỉ báng, khi dễ , nhục mạ, cười chê, khinh khi , chà đạp, ghen ghét , đè bẹp, đố kị ta. Như thế, ta phải xử trị cách nào ? Ngài Thập-Đắc trả lời : Thản nhiên vì họ mà nhẫn, mà nhường,  mà cung kính, là trọng tự do của họ, mà tránh đi, cuối cùng đừng để ý tới họ nữa. Chờ vài năm sau sẽ gặp họ. Hàn-Sơn lại hỏi : Họ vẫn giữ quyết liệt như vậy ! Có thể trốn núp được chăng ? Ngài Thập-Đắc nói : " Tôi đã từng thuộc Bài Kệ của Bồ-Tát Di-Lặc. Bạn lắng nghe ! Tôi vì Bạn mà niệm bài kệ :
24/02/2011(Xem: 2906)
Cách đây 28 năm (1973), hồi đó tôi 16 tuổi (1945), nghe kinh Bát Nhã và pháp Bảo Đàn, bỗng nhiên lòng tôi không còn luyến tiếc gì bản thân và muốn xa lìa tất cả để lên non cao tu luyện. Tôi đem ý nguyện ấy thưa với Bổn sư là Hòa thượng Diệu Quang, Tổ thứ sáu của Tổ đình Thiên Ấn và là vị khai sơn chùa Viên Giác núi Thanh Thanh - nơi tôi đang tu học. Hòa thượng nhìn tôi và nghiêm trọng bảo - ông nên dẹp bớt lòng bồng bột ấy đi! Vì khi đang học đạo thì ai cũng tưởng mình có thể thực hành sáu pháp lục độ chẳng mấy khó. Nhưng khi va chạm vào thực cảnh, chịu đói lạnh vài ba tháng, những cơn sốt rét ở rừng sâu và biết bao cảnh trạng kỳ quái cứ đêm đêm lại hiện về như trêu cợt, như dọa nạt thì thối chí ngay. Nếu chí thoát trần mạnh mẽ có thể vượt qua được, thì bấy giờ cái "Động" ở nội tâm lại hiện ra. Tổ xưa đã dạy: "Cực tịnh sanh động". Ông nên tham cứu nghĩa lý ấy và nán lại năm sau, hay đợi khi thọ đại giới rồi sẽ cho ông đi cũng không muộn. Rồi Hòa thượng đưa tay chỉ về trảng núi phía tâ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]