Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

50. Liễu ngộ - Ryonen’s Clear Realization

13/03/201113:16(Xem: 5579)
50. Liễu ngộ - Ryonen’s Clear Realization

GÕ CỬA THIỀN
Tác giả: Thiền sư Muju - Nguyên Minh dịch và chú giải

50. Liễu ngộ - Ryonen’s Clear Realization

The Buddhist nun known as Ryonen was born in 1797. She was a granddaughter of the famous Japanese warrior Shingen. Her poetical genius and alluring beauty were such that at seventeen she was serving the empress as one of the ladies of the court. Even at such a youthful age fame awaited her.

The beloved empress died suddenly and Ryonen’s hopeful dreams vanished. She became acutely aware of the impermanency of life in this world. It was then that she desired to study Zen.

Her relatives disagreed, however, and practically forced her into marriage. With a promise that she might become a nun after she had borne three children, Ryonen assented. Before she was twenty-five she had accomplished this condition. Then her husband and relatives could no longer dissuade her from her desire. She shaved her head, took the name of Ryonen, which means to realize clearly, and started on her pilgrimage.

She came to the city of Edo and asked Tetsugyu to accept her as a disciple. At one glance the master rejected her because she was too beautiful.

Ryonen then went to another master, Hakuo. Hakuo refused her for the same reason, saying that her beauty would only make trouble.

Ryonen obtained a hot iron and placed it against her face. In a few moments her beauty had vanished forever.

Hakuo then accepted her as a disciple.

Commemorating this occasion, Ryonen wrote a poem on the back of a little mirror:

In the service of my Empress I burned incense to perfume my exquisite clothes,

Now as a homeless mendicant I burn my face to enter a Zen temple.

When Ryonen was about to pass from this world, she wrote another poem:

Sixty-six times have these eyes beheld the changing scene of autumn. •

I have said enough about moonlight,

Ask no more.

Only listen to the voice of pines and cedars when no wind stirs.

Liễu ngộ

Ni sư Ryonen[60]sinh năm 1797. Cô là cháu nội của Shingen, một vị tướng Nhật nổi tiếng. Sắc đẹp quyến rũ và thiên tài về thi ca đã khiến cô trở thành một công nương trong triều đình, kề cận bên hoàng hậu khi mới 17 tuổi. Tuy còn quá trẻ như thế nhưng danh vọng đã chờ đón cô.

Rồi vị hoàng hậu kính yêu của cô đột ngột qua đời và những mơ ước tràn đầy hy vọng của cô cũng tan thành mây khói. Cô bỗng nhận thức được một cách sâu sắc về sự vô thường trong cuộc sống trên thế gian này. Ngay khi ấy, cô mong muốn được tu học thiền.

Tuy nhiên, gia đình cô không đồng ý và gần như ép buộc cô phải lập gia đình. Ryonen chỉ đồng ý nghe theo với điều kiện là sau khi sinh 3 đứa con cô sẽ được phép xuất gia làm ni cô.

Khi cô chưa được 25 tuổi thì điều kiện này đã đáp ứng, và chồng cô cũng như những người thân khác không còn ngăn cản ước nguyện của cô nữa. Cô cạo tóc, lấy tên mới là Ryonen, có nghĩa là “liễu ngộ” hay “giác ngộ hoàn toàn”. Rồi cô khởi sự cuộc hành trình cầu đạo.

Cô tìm đến thành phố Edo và cầu xin ngài Tetsugyu nhận làm đệ tử. Chỉ nhìn thoáng qua, vị thầy này đã từ chối ngay vì cô quá đẹp!

Ryonen lại tìm đến một bậc thầy khác, ngài Hakuo. Ngài cũng từ chối với cùng lý do, bảo rằng sắc đẹp của cô hẳn chỉ gây ra phiền toái mà thôi!

Ryonen liền lấy bàn ủi nóng áp lên mặt mình. Chỉ trong chốc lát, sắc đẹp của cô đã vĩnh viễn không còn nữa.

Ngài Hakuo liền nhận cô làm đệ tử.

Để ghi nhớ sự kiện này, Ryonen đã viết mấy câu thơ phía sau một tấm gương soi nhỏ:

Ta đốt hương khi theo hầu hoàng hậu,
Để làm thơm những y phục đẹp xinh.
Giờ đây làm kẻ hành khất không nhà,
Ta đốt khuôn mặt để bước vào cửa thiền.

Khi ni sư Ryonen sắp lìa bỏ thế giới này, bà để lại một bài thơ khác:

Sáu mươi sáu mùa thu,
Từng đổi thay trước mắt.
Ta đã nói đủ rồi,
Về ánh sáng vầng trăng.
Thôi đừng hỏi thêm nữa,
Chỉ lắng nghe thông ngàn,
Và những cây bách hương
Khi không có gió!

Viết sau khi dịch

Quả là một cuộc hành trình tìm cầu chân lý có một không hai! Điều đáng nói ở đây là, mục tiêu của cuộc hành trình đã được xác lập ngay từ bước khởi đầu, khi ni sư chọn cho mình cái tên Ryonen – liễu ngộ. Dũng mãnh và dứt khoát nhưng không bồng bột, Ryonen biết rõ khi nào mới nên hành xử một cách quyết liệt. Vì thế, cô vẫn chấp nhận sự sắp xếp của gia đình để đi vào con đường mà bản thân mình không mong muốn, nhưng xác định rõ đó chỉ là một sự thỏa hiệp tạm thời. Khi đã thực sự lên đường cầu đạo, cô không thối chí trước sự từ chối của các bậc thầy, mà sẵn sàng hủy hoại nhan sắc xinh đẹp của mình khi nó trở thành một chướng ngại trên đường cầu đạo. Dù là một phụ nữ, Ryonen đã thể hiện ý chí và quyết tâm tu tập còn hơn cả nhiều đấng trượng phu lỗi lạc!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/10/2013(Xem: 20384)
Có những ngày trong đời, người ta thả trôi lòng mình theo dòng cuốn dập dềnh bất định của bao cảm giác. Vui thì cười nói hồn nhiên, lộ vẻ sung sướng, buồn thì mặt dàu dàu cúi xuống để nước mắt rơi thành dòng. Điều đó chẳng có gì lạ, Còn vui buồn, còn cười khóc được thì hãy còn là con người.
11/10/2013(Xem: 6292)
Em là đóa hoa đứng bên hàng giậu, có chàng trai trẻ ngắm em rồi làm thơ bảo rằng em cười với chàng, đã thấy em trong tiền kiếp. Chỉ có thế thôi mà bài thơ của chàng được một Thiền Sư viết văn trứ danh liệt vào loại thơ Thiền, nhờ đó loài hoa nhà quê như em trở thành nổi tiếng. Một đóa hoa Dâm Bụt đứng bên hàng giậu.
11/10/2013(Xem: 5535)
Em ơi, nếu mộng không thành thì sao ? Mua chai thuốc chuột, uống cho rồi đời. Ngày xưa còn bé, Hoa Lan nghịch ngợm ghê lắm cứ theo bọn con trai leo trèo, chơi đánh kiếm cho đúng câu tiên đoán thần sầu của bà nội. Bà mụ nặn lầm con bé này rồi, phải chi ra thằng cu thì đúng hơn. Do đó Hoa Lan tối ngày chỉ ở trên cây ổi nằm vắt vẻo đong đưa, hát vu vơ mấy câu cải biên bài Duyên Kiếp của chàng nhạc sĩ họ Lầm, rồi thích chí cười vang. Cười đây không có nghĩa là biểu đồng tình với nội dung câu hát ấy đâu, nếu vì một giấc mộng nào đó không thành, dám bưng chai thuốc chuột nốc ừng ực, cái đó không có Hoa Lan rồi đấy, các bạn ạ!
10/10/2013(Xem: 4517)
Để nói về một điều gì thật ồn, thiên hạ vẫn bảo “ồn như cái chợ„ .Thế nhưng với tôi, có một nơi ồn còn hơn cái chợ, đó là ngày họp mặt thầy và trò của trường Nữ Trung Học Quảng Ngãi tổ chức nhằm vào 26-07-2008.
10/10/2013(Xem: 5412)
Khi tôi biết sẽ định cư tại Thụy Sĩ, cái xứ nhỏ xíu, diện tích chỉ 41.300 cây số vuông, dân số khoảng hơn 7 triệu người, trong đó đã có gần hai triệu người ngoại quốc, tôi thật nản.
25/09/2013(Xem: 8291)
Đang nằm bịnh gần...vãng sanh, có tiếng điện thoại reo, giọng của chị bạn thân: - Đi ...tu không? Tôi phều phào: - Chùa nào? - Tu viện Viên Đức. - A, Thọ Bát Quan Trai đấy hả? - Vâng, xe còn một chỗ trống, sáng mai 7 giờ xuất hành, đi không? - O.K.
25/09/2013(Xem: 11195)
Thế là, dù muốn hay không, tôi vẫn phải nhận thêm một tuổi nữa, và năm nay… Nhâm Thìn là năm tuổi của tôi. Thuở còn bé, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe… ké người lớn nói chuyện với nhau: “Năm tuổi của tôi”. Tôi không rõ năm tuổi là năm gì, ý nghĩa ra sao, nhưng qua câu nói và thái độ khi nói, tôi vẫn cảm nhận được nỗi lo lắng sợ hãi của các bậc trưởng thượng. Sợ gì nhỉ? Tai nạn? Đau ốm? Mất mát hay chết? Nhưng rồi sau đó có ai chết đâu và có xảy ra chuyện gì đâu. Còn xui xẻo trong năm, nếu có, thì tuổi nào mà tránh được, chả cứ năm tuổi. Thế nhưng, các bác vẫn sợ và e dè để rồi năm đó “án binh bất động” không cựa quậy gì ráo.
25/09/2013(Xem: 6938)
Trong nhà Phật chúng ta hay nghe đến hai chữ Nhân Duyên, hết nhân nọ đến duyên kia trùng trùng duyên khởi. Nhưng chưa ai chịu tỉ mỉ phân loại các nhân duyên kiểu “à la Hoa Lan“ như thế này. Với sư phụ Giác Duyên là duyên Phật pháp, đến chàng Nghịch Duyên nhất định phải là duyên con Tiều, tiếp đến chàng A Còng là duyên “gió cõng đò đưa“. Hôm nay với Thi Thi Hồng Ngọc một cây bút nữ của tờ báo Viên Giác, thuộc hàng con cháu sinh sau đẻ muộn, là duyên “Thiên cơ bất khả lậu“.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]