Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

91. Nếm mùi lưỡi kiếm Banzo - The Taste of Banzo’s Sword

13/03/201113:16(Xem: 5859)
91. Nếm mùi lưỡi kiếm Banzo - The Taste of Banzo’s Sword

GÕ CỬA THIỀN
Tác giả: Thiền sư Muju - Nguyên Minh dịch và chú giải

91. Nếm mùi lưỡi kiếm Banzo - The Taste of Banzo’s Sword

Matajuro Yagyu was the son of a famous swordsman. His father, believing that his son’s work was too mediocre to anticipate mastership, disowned him.

So Matajuro went to Mount Futara and there found the famous swordsman Banzo. But Banzo confirmed the father’s judgment. “You wished to learn swordsmanship under my guidance?” asked Banzo. “You cannot fulfill the requirements.”

“But if I work hard, how many years will it take me to become a master?” persisted the youth.

“The rest of your life,” replied Banzo.

“I cannot wait that long,” explained Matajuro. “I am willing to pass through any hardship if only you will teach me. If I become your devoted servant, how long might it be?”

“Oh, maybe ten years,” Banzo relented.

“My father is getting old, and soon I must take care of him.” continued Matajuro. “If I more intensively, how long would it take me?”

“Oh, maybe thirty years,” said Banzo.

“Why is that?” asked Matajuro. “First you say ten and now thirty years. I will undergo any hardship to master this art in the shortest time.”

“Well,” said Banzo, “in that case you have to remain with me for seventy years. A man in such a hurry as you are to get results seldom learns quickly.”

“Very well,” declared the youth, understanding at last that he was being rebuked for impatience, “I agree.”

Matajuro was told never to speak of fencing and never to touch a sword. He cooked for his master, washed the dishes, made his bed, cleaned the yard, cared for the garden, all without a word of swordsmanship.

Three years passed. Still Matajuro labored on. Thinking of his future, he was sad. He had not even begun to learn the art to which he had devoted his life.

But one day Banzo crept up behind him and gave him a terrific blow with a wooden sword.

The following day, when Matajuro was cooking rice, Banzo again sprang upon him, unexpectedly.

After that, day and night, Matajuro had to defend himself from unexpected thrusts. Not a moment passed in any day that he did not have to think of the taste of Banzo’s sword.

He learned so rapidly he brought smiles to the face of his master. Matajuro became the greatest swordsman in the land.

Nếm mùi lưỡi kiếm Banzo

Matajuro Yagyu là con trai của một kiếm khách trứ danh, nhưng cha anh cho rằng năng lực của anh quá tầm thường, không thể trở thành một kiếm sư lão luyện. Vì thế, ông từ chối không dạy cho con mình.

Thế là Matajuro tìm đến núi Futara và gặp được vị kiếm khách nổi danh là Banzo. Nhưng Banzo cũng khẳng định lại sự đánh giá của cha anh. Ông nói: “Con muốn học kiếm thuật với ta sao? Con không thể đáp ứng được các yêu cầu của ta.”

Chàng trai trẻ vẫn khăng khăng theo hỏi: “Nhưng nếu con nỗ lực hết sức thì phải mất bao nhiêu năm mới trở thành kiếm sư?”

Banzo đáp: “Phải mất trọn phần đời còn lại của con.”

Matajuro nói: “Con không thể đợi lâu như thế! Nếu thầy chấp nhận dạy con, con sẵn sàng vượt qua bất cứ khó khăn nào. Nếu con tự nguyện làm người phục dịch cho thầy thì thời gian học sẽ phải mất bao lâu?”

Banzo tỏ vẻ cảm thông hơn: “Có lẽ phải mất mười năm.”

Matajuro tiếp tục: “Cha con đã già rồi, con phải sớm trở về chăm sóc ông ấy. Nếu con tích cực hơn nữa thì phải mất bao lâu?”

Banzo đáp: “Có lẽ phải đến ba mươi năm.”

Matajuro thắc mắc: “Sao lạ thế? Thầy vừa nói mười năm, giờ lại nói ba mươi năm! Con sẽ vượt qua bất cứ khó khăn nào để am hiểu được kiếm thuật trong thời gian ngắn nhất!”

Banzo nói: “À, nếu thế thì con phải ở đây cùng ta trong bảy mươi năm. Một người quá nóng lòng muốn đạt được kết quả như con thì rất hiếm khi có thể học nhanh.”

Chàng thanh niên quyết định: “Được rồi, con đồng ý.”

Cuối cùng chàng cũng hiểu ra được rằng mình đang bị quở trách vì thiếu kiên nhẫn.

Banzo cấm Matajuro không bao giờ được nhắc đến kiếm thuật và cũng không bao giờ được chạm đến thanh kiếm. Chàng lo việc nấu ăn cho thầy, rửa chén bát, trải giường ngủ, quét sân, chăm sóc vườn tược... tất cả mọi việc mà không nói gì đến kiếm thuật.

Ba năm trôi qua, Matajuro vẫn tiếp tục công việc nặng nhọc. Nghĩ đến tương lai chàng thấy buồn. Thậm chí chàng còn chưa được bắt đầu học về môn học mà chàng đã chấp nhận hiến trọn đời mình!

Nhưng một ngày kia Banzo lặng lẽ xuất hiện ngay sau lưng chàng và dùng một thanh kiếm gỗ quất cho chàng một cú khủng khiếp.

Hôm sau, khi Matajuro đang lúi húi nấu cơm, Banzo lại bất ngờ quất cho anh một cú nữa.

Rồi từ đó, ngày cũng như đêm, Matajuro luôn phải tự bảo vệ mình trước những đòn đánh bất ngờ. Không một giây phút nào trôi qua trong ngày mà chàng không phải nghĩ đến việc nếm mùi lưỡi kiếm của Banzo!

Chàng học rất nhanh đến nỗi vị kiếm sư luôn nở những nụ cười hài lòng. Và chàng trở thành một tay kiếm giỏi nhất trong cả nước.

Viết sau khi dịch

Người cha hẳn không phải là không nhận biết được năng lực của con, nhưng ông biết chắc một điều là ông không thể dạy cho con trở thành kiếm sư. Vì thế, việc đẩy con trai ra khỏi vòng tay mình là một quyết định chính xác, và điều đó đã giúp khơi dậy quyết tâm trong lòng Matajuro cũng như tạo ra điều kiện cần thiết để Banzo dạy dỗ thành công chàng trai này. Tiếc thay, những sự góp sức âm thầm như thế thường được rất ít người biết đến!

58. Bắt giam Phật đá - Arresting the Stone Buddha

A merchant bearing fifty rolls of cotton goods on his shoulders stopped to rest from the heat of the day beneath a shelter where a large stone Buddha was standing. There he fell asleep, and when he awoke his goods had disappeared. He immediately reported the matter to the police.

A judge named O-oka opened court to investigate. “That stone Buddha must have stolen the goods,” concluded the judge. “He is supposed to care for the welfare of the people, but he has failed to perform his holy duty. Arrest him.”

The police arrested the stone Buddha and carried it into the court. A noisy crowd followed the statue, curious to learn what kind of a sentence the judge was about to impose.

When O-oka appeared on the bench he rebuked the boisterous audience. “What right have you people to appear before the court laughing and joking in this manner? You are in contempt of court and subject to a fine and imprisonment.” The people hastened to apologize. “I shall have to impose a fine on you,” said the judge, “but I will remit it provided each one of you brings one roll of cotton goods to the court within three days. Anyone failing to do this will be arrested.”

One of the rolls of cloth which the people brought was quickly recognized by the merchant as his own, and thus the thief was easily discovered. The merchant recovered his goods, and the cotton rolls were returned to the people.

Bắt giam Phật đá


Một thương gia mang theo 50 cuộn hàng vải bông dừng lại nghỉ ngơi để tránh cơn nắng trưa trong ngôi đền có dựng một tượng Phật lớn bằng đá. Anh ta ngủ quên ở đó, và khi thức giấc thì số hàng vải đã biến mất. Anh ta lập tức đến báo quan.

Vị quan tòa tên là O-oka, lập tức mở phiên tòa để điều tra sự việc. Ông ta kết luận: “Hẳn là ông Phật đá đã lấy cắp số hàng hóa này. Ông ta đáng lẽ phải chăm lo cho hạnh phúc của người dân, nhưng đã không làm tròn nhiệm vụ cao quý đó. Bắt giam ông ta ngay!”

Quân lính đến bắt tượng Phật đá và khiêng về công đường. Một đám đông ồn ào theo sau pho tượng, tò mò muốn biết xem quan tòa sẽ kết án như thế nào.

Khi O-oka vừa xuất hiện trên vị trí của quan tòa, ông lập tức quở trách đám đông đang huyên náo: “Các ngươi có quyền gì mà đến trước công đường nói cười ầm ĩ như thế? Các ngươi đã khinh thường tòa án, đều phải bị phạt vạ và tống giam.”

Tất cả mọi người đều vội vàng xin lỗi.

Vị quan tòa phán: “Ta phải phạt vạ các ngươi, nhưng ta có thể khoan hồng điều đó nếu mỗi người các ngươi mang đến đây một cuộn vải bông trong vòng 3 ngày. Nếu ai không có sẽ bị bắt giam.”

Người thương gia nhanh chóng nhận ra ngay một trong những cuộn vải được mang đến chính là hàng của anh ta, và do đó tên trộm được phát hiện một cách dễ dàng. Người thương gia nhận lại được hàng hóa của mình, và những cuộn vải bông khác được trả lại cho mọi người.

Viết sau khi dịch


Phật đá cũng bị bắt giam, người dân cười nói cũng bị phạt vạ! Chuyện nghe ra thật vô lý nhưng lại được biện giải một cách thật có lý! Tượng Phật được dựng lên là để tạo phúc cho dân, thế mà trộm cắp lại xảy ra ngay dưới chân tượng Phật. Không bắt ông thì bắt ai? Người dân phải tôn trọng luật pháp, thế mà lại đến trước tòa nói cười bỡn cợt, làm sao không phạt vạ? Thế nên phải ra lệnh bắt ông Phật đá và phạt vạ dân thường, đó là chuyện hư mà hóa thật!

Nhưng quả thật nhờ có ông Phật đá và những người dân kia mà kẻ trộm phải xuất đầu lộ diện. Mà việc này đã do kẻ trộm làm thì ông Phật đá với những người dân kia nào có tội gì? Thế nên chuyện thật lại hóa hư!

Chuyện thật hóa hư, chuyện hư hóa thật, thật thật hư hư khó lòng nói rõ! Nhưng cuối cùng thì kẻ trộm cũng đã bị bắt, nên dụng ý thật sự của quan tòa cũng được thấy rõ. Chuyện đời không thiếu những việc thật thật hư hư, chỉ cần chúng ta biết tĩnh tâm suy xét một cách sáng suốt thì có thể làm cho chuyện thật hóa hư, chuyện hư hóa thật. Trong chỗ hư hư thật thật đó mà nhận rõ được bản tâm, thấy được tự tánh mới chính là tông chỉ của thiền vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/10/2013(Xem: 19839)
Có những ngày trong đời, người ta thả trôi lòng mình theo dòng cuốn dập dềnh bất định của bao cảm giác. Vui thì cười nói hồn nhiên, lộ vẻ sung sướng, buồn thì mặt dàu dàu cúi xuống để nước mắt rơi thành dòng. Điều đó chẳng có gì lạ, Còn vui buồn, còn cười khóc được thì hãy còn là con người.
11/10/2013(Xem: 6182)
Em là đóa hoa đứng bên hàng giậu, có chàng trai trẻ ngắm em rồi làm thơ bảo rằng em cười với chàng, đã thấy em trong tiền kiếp. Chỉ có thế thôi mà bài thơ của chàng được một Thiền Sư viết văn trứ danh liệt vào loại thơ Thiền, nhờ đó loài hoa nhà quê như em trở thành nổi tiếng. Một đóa hoa Dâm Bụt đứng bên hàng giậu.
11/10/2013(Xem: 5413)
Em ơi, nếu mộng không thành thì sao ? Mua chai thuốc chuột, uống cho rồi đời. Ngày xưa còn bé, Hoa Lan nghịch ngợm ghê lắm cứ theo bọn con trai leo trèo, chơi đánh kiếm cho đúng câu tiên đoán thần sầu của bà nội. Bà mụ nặn lầm con bé này rồi, phải chi ra thằng cu thì đúng hơn. Do đó Hoa Lan tối ngày chỉ ở trên cây ổi nằm vắt vẻo đong đưa, hát vu vơ mấy câu cải biên bài Duyên Kiếp của chàng nhạc sĩ họ Lầm, rồi thích chí cười vang. Cười đây không có nghĩa là biểu đồng tình với nội dung câu hát ấy đâu, nếu vì một giấc mộng nào đó không thành, dám bưng chai thuốc chuột nốc ừng ực, cái đó không có Hoa Lan rồi đấy, các bạn ạ!
10/10/2013(Xem: 4403)
Để nói về một điều gì thật ồn, thiên hạ vẫn bảo “ồn như cái chợ„ .Thế nhưng với tôi, có một nơi ồn còn hơn cái chợ, đó là ngày họp mặt thầy và trò của trường Nữ Trung Học Quảng Ngãi tổ chức nhằm vào 26-07-2008.
10/10/2013(Xem: 5300)
Khi tôi biết sẽ định cư tại Thụy Sĩ, cái xứ nhỏ xíu, diện tích chỉ 41.300 cây số vuông, dân số khoảng hơn 7 triệu người, trong đó đã có gần hai triệu người ngoại quốc, tôi thật nản.
25/09/2013(Xem: 8180)
Đang nằm bịnh gần...vãng sanh, có tiếng điện thoại reo, giọng của chị bạn thân: - Đi ...tu không? Tôi phều phào: - Chùa nào? - Tu viện Viên Đức. - A, Thọ Bát Quan Trai đấy hả? - Vâng, xe còn một chỗ trống, sáng mai 7 giờ xuất hành, đi không? - O.K.
25/09/2013(Xem: 11018)
Thế là, dù muốn hay không, tôi vẫn phải nhận thêm một tuổi nữa, và năm nay… Nhâm Thìn là năm tuổi của tôi. Thuở còn bé, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe… ké người lớn nói chuyện với nhau: “Năm tuổi của tôi”. Tôi không rõ năm tuổi là năm gì, ý nghĩa ra sao, nhưng qua câu nói và thái độ khi nói, tôi vẫn cảm nhận được nỗi lo lắng sợ hãi của các bậc trưởng thượng. Sợ gì nhỉ? Tai nạn? Đau ốm? Mất mát hay chết? Nhưng rồi sau đó có ai chết đâu và có xảy ra chuyện gì đâu. Còn xui xẻo trong năm, nếu có, thì tuổi nào mà tránh được, chả cứ năm tuổi. Thế nhưng, các bác vẫn sợ và e dè để rồi năm đó “án binh bất động” không cựa quậy gì ráo.
25/09/2013(Xem: 6823)
Trong nhà Phật chúng ta hay nghe đến hai chữ Nhân Duyên, hết nhân nọ đến duyên kia trùng trùng duyên khởi. Nhưng chưa ai chịu tỉ mỉ phân loại các nhân duyên kiểu “à la Hoa Lan“ như thế này. Với sư phụ Giác Duyên là duyên Phật pháp, đến chàng Nghịch Duyên nhất định phải là duyên con Tiều, tiếp đến chàng A Còng là duyên “gió cõng đò đưa“. Hôm nay với Thi Thi Hồng Ngọc một cây bút nữ của tờ báo Viên Giác, thuộc hàng con cháu sinh sau đẻ muộn, là duyên “Thiên cơ bất khả lậu“.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]