Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Âm thanh của một bàn tay - The Sound of One Hand

13/03/201113:16(Xem: 5100)
21. Âm thanh của một bàn tay - The Sound of One Hand

GÕ CỬA THIỀN
Tác giả: Thiền sư Muju - Nguyên Minh dịch và chú giải

21. Âm thanh của một bàn tay - The Sound of One Hand

The master of Kennin temple was Mokurai, Silent Thunder. He had a little protege named Toyo who was only twelve years old. Toyo saw the older disciples visit the master’s room each morning and evening to receive instruction in sanzen or personal guidance in which they were given koans to stop mind-wandering.

Toyo wished to do sanzen also.

“Wait a while,” said Mokurai. “You are too young.”

But the child insisted, so the teacher finally consented.

In the evening little Toyo went at the proper time to the threshold of Mokurai’s sanzen room. He struck the gong to announce his presence, bowed respectfully three times outside the door, and went to sit before the master in respectful silence.

“You can hear the sound of two hands when they clap together,” said Mokurai. “Now show me the sound of one hand.”

Toyo bowed and went to his room to consider this problem. From his window he could hear the music of the geishas. “Ah, I have it!” he proclaimed.

The next evening, when his teacher asked him to illustrate the sound of one hand, Toyo began to play the music of the geishas.

“No, no,” said Mokurai. “That will never do. That is not the sound of one hand. You’ve not got it at all.”

Thinking that such music might interrupt, Toyo moved his abode to a quiet place. He meditated again. “What can the sound of one hand be?” He happened to hear some water dripping. “I have it,” imagined Toyo.

When he next appeared before his teacher, Toyo imitated dripping water.

“What is that?” asked Mokurai. “That is the sound of dripping water, but not the sound of one hand. Try again.”

In vain Toyo meditated to hear the sound of one hand. He heard the sighing of the wind. But the sound was rejected.

He heard the cry of an owl. This also was refused.

The sound of one hand was not the locusts. For more than ten times Toyo visited Mokurai with different sounds. All were wrong. For almost a year he pondered what the sound of one hand might be.

At last little Toyo entered true meditation and transcended all sounds. “I could collect no more,” he explained later, “so I reached the soundless sound.”

Toyo had realized the sound of one hand.

Âm thanh của một bàn tay


Vị Viện chủ của thiền viện Kennin[32]là Mokurai, trong tiếng Nhật có nghĩa là “tiếng sấm im lặng”. Ngài có nhận giáo dưỡng một chú đệ tử nhỏ tên là Toyo, chỉ mới 12 tuổi.

Chú bé Toyo thấy các thiền sinh lớn tuổi đến phương trượng của thầy mỗi buổi sáng và tối để được thầy hướng dẫn qua hình thức tham vấn riêng (sanzen),[33]

Toyo ao ước mình cũng được dự các buổi tham vấn riêng như vậy. Nhưng thầy Mokurai nói: “Đợi đã, con còn nhỏ quá!”

Nhưng chú nhỏ một mực nài nỉ nên cuối cùng vị thầy cũng ưng thuận.

Trời vừa tối, chú bé Toyo đến đứng trước cửa phòng tham vấn của thầy vào lúc thích hợp. Chú thông báo sự có mặt của mình bằng cách đánh cồng, rồi cúi lễ ba lần từ ngoài cửa một cách cung kính và bước vào ngồi xuống trước mặt thầy, cung kính giữ im lặng.

Thầy Mokurai dạy: “Con có thể nghe được âm thanh của 2 bàn tay khi vỗ vào nhau. Bây giờ hãy cho thầy biết âm thanh của một bàn tay.”

Toyo lễ bái thầy và trở về phòng để suy ngẫm vấn đề này. Qua cửa sổ phòng, chú nghe vọng vào tiếng nhạc của những cô kỹ nữ. Chú reo lên: “A! Ta đã biết rồi.”

Chiều tối hôm sau, khi vị thầy bảo chú diễn tả âm thanh của một bàn tay, Toyo liền bắt đầu chơi nhạc như các cô kỹ nữ.[34]

Thầy Mokurai nói: “Không, không phải! Như thế hoàn toàn không được! Đó không phải là âm thanh của một bàn tay. Con chưa hiểu gì cả!”

Nghĩ rằng tiếng nhạc như thế có thể làm rối trí mình, chú bé Toyo liền dời đến ở một nơi yên tĩnh. Chú lại tiếp tục suy tư. “Cái gì có thể là âm thanh của một bàn tay?” Tình cờ, chú nghe được tiếng nước đâu đó đang nhỏ giọt tí tách. Toyo ngỡ rằng mình đã hiểu được vấn đề.

Lần tham vấn tiếp theo, chú liền bắt chước tiếng nước nhỏ giọt tí tách.

Thầy Mokurai hỏi: “Gì thế? Đó là âm thanh của nước nhỏ giọt, nhưng không phải âm thanh của một bàn tay. Hãy cố lên!”

Toyo tiếp tục suy ngẫm một cách vô vọng về âm thanh của một bàn tay. Chú nghe tiếng gió thổi rì rào. Nhưng âm thanh này cũng không được chấp nhận.

Chú lại nghe tiếng cú kêu. Âm thanh này cũng không được.

Âm thanh của một bàn tay cũng không phải tiếng động của những con châu chấu!

Đã hơn 10 lần chú bé Toyo đến trình với thầy Mokurai những âm thanh khác nhau. Tất cả đều không đúng. Rồi trong suốt gần một năm, chú nghiền ngẫm mãi không biết âm thanh của một bàn tay có thể là gì.

Cuối cùng, chú bé Toyo đạt đến trạng thái nhập vào chánh định và vượt qua được tất cả âm thanh. Về sau chú giải thích: “Tôi không thể thu thập thêm một loại âm thanh nào nữa cả, vì thế tôi đạt đến âm thanh vô thanh.”

Toyo đã nhận biết được âm thanh của một bàn tay!

tức là những lời dạy dành riêng cho từng người, qua đó họ được trao cho những công án để đối trị sự vọng động của tâm ý.

Viết sau khi dịch


Mắt thấy, tai nghe, lưỡi nếm... đều là những cửa ngõ giao tiếp giữa tâm thức với trần cảnh. Vì tâm phân biệt chịu trói buộc nên trần cảnh cũng có sự phân vạch và giới hạn. Bồ Tát Quán Thế Âm từ nơi chính cửa ngõ nhĩ căn mà đạt đến sự chứng ngộ vạn pháp viên dung, lục căn diệu dụng. Âm thanh trong tu tập được sử dụng như một phương tiện, vì thế tất yếu phải có một khoảng cách nhất định với mục đích cứu cánh. Công phu vượt qua khoảng cách ấy chính là để biến phương tiện trở thành đồng nhất với cứu cánh, âm thanh và tai nghe cũng chỉ là một, nên âm thanh trở thành vô thanh và được cảm nhận không phải bằng nhĩ căn mà bằng chính tâm thức giác ngộ. Đó là âm thanh của một bàn tay!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2015(Xem: 4514)
Một người phụ nữ ra khỏi nhà và nhìn thấy ba người đàn ông râu dài bạc trắng đang ngồi trên băng ghế đá ở sân trước. Bà không hề quen ai trong số họ. Tuy nhiên, vốn là người tốt bụng, bà nói: “Tôi không biết các ông nhưng chắc là các ông đang rất đói, xin mời các ông vào nhà ăn một chút gì đó”.
03/11/2015(Xem: 4171)
Đã lỡ hứa với lòng là từ đây nhất định sẽ không viết chuyện tình nữa, nhưng có lẽ “mối dây ràng buộc của nghiệp trần duyên“ của tôi vẫn còn nên phải đành viết tiếp câu chuyện tình của Liên Hoa Hòa Thượng và nàng công nương em gái vua Gia Long. Thiên tình sử kéo dài đến 40 năm với một tình yêu độc đạo, nghĩa là đường yêu chỉ có một chiều. Nàng yêu đắng, yêu cay trong tuyệt vọng vị Hòa Thượng làm Tăng Cang chùa Thiên Mụ ở kinh đô Huế và cũng là sư phụ truyền Bồ Tát giới cho nàng. Để tránh mối tình ngang trái chỉ làm cản trở đường tu và sự trong sáng của mình, vị Hòa Thượng khả kính đã tìm cách trở về chùa xưa, Sắc Tứ Từ Ân ở Gia Định để tỵ nạn tình duyên. Nhưng Hoàng Cô - cô của vua Minh Mạng vẫn bám theo kiểu, cho dù chàng có đi đến chân trời góc biển nào, thiếp cũng khăn gói theo chàng.
24/10/2015(Xem: 6414)
Tại Hoa Kỳ, nếu nói về những người Mỹ gốc Việt đang thành danh trong ngành Luật và hành nghề Luật sư tại các Tiểu Bang khắp nước Mỹ thì thật là cả một lực lượng quá đông. Nhưng nói đến một nữ Luật sư có nhan sắc xinh đẹp, có nhiều tài năng đa dạng vừa là Luật sư xuất sắc kiêm Họa sĩ từng nhiều lần triễn lãm tranh sơn dầu vẽ kích thước lớn trên vải bố Cavas; và là một Thi sĩ có những bài Thơ rất hay đầy tính nhân bản, thật lãng mạn thì chắc chắn người ta phải nói đến Nữ Luật Sư JENNY ĐỖ tại San Jose, bắc California.
08/10/2015(Xem: 3934)
S au 5 năm, tôi trở lại thăm bạn lần thứ tư trên xứ người. Bước xuống phi trường, thấy bạn lững thững từ xa đi đến, bóng dáng lẻ loi nổi bật trên nền trời xanh biếc làm lòng tôi quặn thắt. Tôi biết bây giờ bạn là người cô đơn nhất, lòng đang chất chứa một nỗi u hoài. Còn tôi, cũng chỉ đến với bạn đôi ba ngày, có chăng cũng chỉ đem đến cho bạn vài nụ cười ngắn ngủi rồi đành phải chia xa!
02/10/2015(Xem: 3469)
Hôm nay tôi đến nhà người anh họ để dự đám giỗ mẹ của anh ấy (cũng là mợ của tôi), nhìn lên bàn thờ thấy khói hương nghi ngút, thức ăn, trái cây bày cúng ê hề, lòng tôi bỗng nhói lên một niềm cảm xúc. Thời gian trôi nhanh quá, mới đó đã mười hai năm. Nhớ lúc cha tôi vừa mất, khi chuẩn bị tẩn liệm cho người, mợ ấy đến nhìn mặt cha tôi lần cuối rồi khen rằng cha tôi chết không mất một miếng thịt (cha tôi mất đột ngột do tai biến mạch máu não), mấy tháng sau bắt đầu đến mợ ấy. Thế nhưng căn bệnh ung thư đại tràng đã hành hạ thân xác mợ gần một năm trời khiến mợ như chỉ còn da bọc xương.
01/10/2015(Xem: 8409)
Vạn Dặm Rong Chơi, Đường Rộng Mở _ Thích Từ Lực
14/09/2015(Xem: 3957)
Văn Nhân là văn sĩ nổi tiếng đã có vài chục tác phẩm xuất bản. Nếu như sinh ra ở Hoa Kỳ hay Tây Phương thì chàng ta đã trở thành triệu phú, đời sống đế vương. Thế nhưng thị trường chữ nghĩa của người Việt hải ngoại thì nhỏ, “văn chương hạ giới lại rẻ như bèo”, báo phát không, báo biếu, báo chợ, báo cắt dán khơi khơi đăng truyện của chàng mà không phải trả nhuận bút, nhà xuất bản kiếm được mớ tiền khi xuất bản sách của chàng…thế nhưng chính tác giả lại nghèo kiết xác.
08/09/2015(Xem: 4585)
Ông trời run rủi thật kỳ lạ, cho những người từ những phương trời xa lắc xa lơ bỗng nhiên gặp nhau, rồi cuộc đời ràng buộc với nhau ! Hôm đó trong văn phòng ông Paul, khoa trưởng trường đại học ở một tỉnh xa Paris, có ba người gặp nhau lần đầu : ông Paul, cậu Santy và Jean. Ông Paul người gốc Ba Lan, giòng dõi quý phái, theo cha mẹ lưu lạc sang Pháp. Ông học xuất sắc, đỗ đạt cao, làm giáo sư , rồi lên chức khoa trưởng kiêm giám đốc một trung tâm khảo cứu. Santy là một thanh niên người Lào, con nhà khá giả, được bố mẹ cho đi học bên Tây. Thông minh, chăm chỉ, đậu tiến sỹ rất sớm, cậu được nhận ngay làm giáo sư diễn giảng trong đại học ông Paul.
03/09/2015(Xem: 3565)
Tôi rất thích thiên nhiên. Dù đối với tôi, ở đâu, ngắn hay dài ngày, diện tích lớn hay nhỏ không quan trọng mà tôi luôn chọn cho mình một nơi trú ngụ có thiên nhiên. (Và yêu cầu thứ 2 là sạch sẽ). Điều mong muốn này không có nghĩa rằng tôi đòi hỏi cho mình vườn cây, hồ nước hay bể bơi. Cái mà tôi muốn nhất là khoảng không, là bầu trời. Dù ở căn hộ hay ở phòng thuê nhỏ xíu tôi rất thích có cửa sổ để ngắm trời xanh, mây trắng, và có thể thêm màu xanh của cây cối nơi xa xa…
28/08/2015(Xem: 4719)
Cải biên từ một bài hát, tôi xin đổi là: “Âu Châu có gì lạ không em? Mai em về còn nhớ gì không?”. Còn nhớ chứ, nhớ nhiều nữa là khác. Nhớ như một người yêu nhớ người tình. Và tôi đã nhớ gì, xin... thỏ thẻ cùng các bạn nỗi lòng của tôi nha. Âu Châu năm nay có hai sự kiện: * Sự kiện thứ nhất là khóa tu học hằng năm vẫn thường xảy ra tại một nước trong Âu Châu, không chỉ Phật tử khắp Âu Châu đều biết mà cả thế giới cũng có một số người quan tâm. * Sự kiện thứ hai độc nhất vô nhị thật đặc biệt chưa từng có trên thế gian này đã làm xôn xao khắp năm châu bốn biển đó là 4 đại lễ cùng tổ chức một lần tại chùa Khánh Anh, Paris. - Lễ Đại Tường Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm. - Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh, Evry. - Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày về nguồn 9) - Đại Giới Đàn Khánh Anh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]