Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Hai mẹ con - Shoun and His Mother

13/03/201113:16(Xem: 5577)
15. Hai mẹ con - Shoun and His Mother

GÕ CỬA THIỀN
Tác giả: Thiền sư Muju - Nguyên Minh dịch và chú giải

15. Hai mẹ con - Shoun and His Mother

Shoun became a teacher of Soto Zen. When he was still a student his father passed away, leaving him to care for his old mother.

Whenever Shoun went to a meditation hall he always took his mother with him. Since she accompanied him, when he visited monasteries he could not live with the monks. So he would build a little house and care for her there. He would copy sutras, Buddhist verses, and in this manner receive a few coins for food.

When Shoun bought fish for his mother, the people would scoff at him, for a monk is not supposed to eat fish. But Shoun did not mind. His mother, however, was hurt to see others laugh at her son. Finally she told Shoun: “I think I will become a nun. I can be a vegetarian too.” She did, and they studied together.

Shoun was fond of music and was a master of the harp, which his mother also played. On fullmoon nights they used to play together.

One night a young lady passed by their house and heard music. Deeply touched she invited Shoun to visit her the next evening and play. He accepted the invitation. A few days later he met the young lady on the street and thanked her for her hospitality. Others laughed at him. He had visited the house of a woman of the streets.

One day Shoun left for a distant temple to deliver a lecture. A few months afterwards he returned home to find his mother dead. Friends had not known where to reach him, so the funeral was then in progress.

Shoun walked up and hit the coffin with his staff. “Mother, your son has returned,” he said.

“I am glad to see you have returned, son,” he answered for his mother.

“Yes, I’m glad too,” Shoun responded. Then he announced to the people about him: “The funeral ceremony is over. You may bury the body.”

When Shoun was old he knew his end was approaching. He asked his disciples to gather around him in the morning, telling them he was going to pass on at noon. Burning incense before the picture of his mother and his old teacher, he wrote a poem:

For fifty-six years I lived as best I could.

Making my way in this world.

Now the rain has ended, the clouds are clearing,

The blue sky has a full moon.

His disciples gathered about him, reciting a sutra, and Shoun passed on during the invocation.

Hai mẹ con

Shoun là một thiền sư thuộc tông Tào Động của Nhật. Khi ngài còn là một thiền sinh thì cha ngài đã sớm qua đời, nên ngài phải sớm hôm chăm sóc mẹ già.

Mỗi khi Shoun đến thiền đường, ngài luôn đưa mẹ cùng đi. Và vì có mẹ đi theo, nên khi đến các tự viện, ngài không thể sống chung với tăng chúng. Vì thế, ngài thường dựng một căn nhà nhỏ và chăm sóc mẹ ở đó. Ngài thường làm việc sao chép kinh điển, thi kệ để kiếm chút đỉnh tiền mua thức ăn.

Khi thấy Shoun mua cá cho mẹ ăn, người ta chế nhạo ngài, vì một vị tăng sao lại ăn cá! Shoun chẳng để tâm việc ấy. Tuy nhiên, mẹ ngài lại cảm thấy đau lòng khi thấy những người khác cười chê con trai mình. Cuối cùng, bà bảo Shoun: “Mẹ muốn làm ni cô. Mẹ cũng có thể ăn chay như con.” Bà làm như thế thật, và hai mẹ con cùng nhau tu tập.

Shoun rất thích âm nhạc và là người chơi đàn tỳ bà rất giỏi. Mẹ ngài cũng biết chơi. Vào những đêm trăng tròn, họ thường cùng nhau gảy đàn.

Một đêm nọ, có cô gái trẻ đi ngang qua nhà họ, nghe được tiếng nhạc và cảm thấy rung động sâu xa, liền mời ngài Shoun tối hôm sau đến nhà cô chơi đàn. Ngài nhận lời.

Vài ngày sau, ngài Shoun gặp cô gái trẻ ấy trên đường phố và ngỏ lời cảm ơn cô vì sự tiếp đãi chu đáo. Mọi người nghe thấy đều cười nhạo, vì hóa ra ngài đã đến viếng nhà một cô gái lầu xanh!

Ngày kia, ngài Shoun phải đi giảng pháp ở một ngôi chùa xa. Sau đó mấy tháng, ngài trở về nhà và mẹ ngài vừa mới qua đời. Vì những người quen không biết tìm ngài ở đâu nên lúc đó đang cử hành tang lễ.

Khi ấy, ngài Shoun liền tiến lên phía trước, cầm gậy gõ vào quan tài và nói: “Mẹ ơi! Con trai mẹ đã về!”

Rồi ngài tự trả lời thay lời cho mẹ: “Mẹ rất mừng thấy con đã về.”

Và cuộc đối thoại được tiếp tục: “Vâng, con cũng rất mừng.”

Rồi ngài tuyên bố với mọi người quanh đó: “Tang lễ đã hoàn tất! Các vị có thể chôn cất được rồi.”

Về già, ngài Shoun tự biết đã sắp đến ngày cuối đời. Một buổi sáng, ngài triệu tập tất cả đệ tử đến và cho biết là đến trưa ngài sẽ thị tịch. Ngài thắp hương trước di ảnh mẹ và thầy mình rồi viết bài kệ sau:

Sáu mươi năm sống giữa đời,

Tận tâm tận lực làm người tốt thôi!

Mây tan mưa tạnh hết rồi,

Trăng tròn vành vạnh giữa trời trong xanh.

Đồ chúng vây quanh tụng một thời kinh và ngài Shoun ra đi trong sự nguyện cầu của họ.

Viết sau khi dịch

Sáu mươi năm nỗ lực tu hành chỉ để lại một câu chuyện đời thật giản đơn nhưng không đơn giản. Làm một thầy tăng đi mua cá giữa chợ, vô tư đến viếng thăm nhà một kỹ nữ lầu xanh, cho đến dự tang lễ mẹ không một giọt nước mắt hay một tiếng than khóc... Đều là những chuyện để người đời chế nhạo mà không phải ai cũng có thể làm! Nhưng với ngài đó đều là những việc làm tốt nhất, vì không ai có thể làm tốt hơn! Cuối cùng, ngài bỏ lại tất cả để ra đi một cách an nhiên tự tại, như người khách rời bỏ con thuyền khi đã cập bến sông!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2021(Xem: 2869)
Hình 1: Chư tôn tịnh đức Tăng già Phật giáo Butan thực hiện nghi lễ gia trì sái tịnh, chúc phúc cát tường 500.000 liều Vaccine Moderna do Hoa Kỳ viện trợ. Sân bay Quốc tế Paro ngày 12/7/2021. Ảnh: apnews.com Vương quốc Phật giáo Bhutan, đất nước nhỏ nhắn cheo leo trên những triền núi của dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ, đã được khen ngợi bởi đã nhanh chóng triển khai chương trình tiêm chủng Covid-19, đã chứng kiến quốc gia Phật giáo Kim Cương thừa tiêm phòng đầy đủ cho 90% dân số từ tuổi trưởng thành trở lên trong một tuần. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã miêu tả Vương quốc Phật giáo Bhutan là “Ngọn hải đăng hy vọng cho khu vực, vào thời điểm đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng và tàn phá nhiều gia đình”. (UNICEF)
31/07/2021(Xem: 25648)
Chủ đề: Thiền Sư Thảo Đường, Sơ Tổ Thiền Phái Thảo Đường tại VN Đây là Thời Pháp Thoại thứ 266 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 31/07/2021 (22/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
28/07/2021(Xem: 4177)
Một chàng cưới được vợ xinh Nàng tuy rất đẹp, tính tình lại hoang Chàng thương vợ thật nồng nàn Nhưng nàng trái lại phũ phàng chẳng yêu
28/07/2021(Xem: 4423)
Hồi còn tại thế xưa kia Trên đường giáo hóa Phật đi qua làng Ngài đi cùng ông A Nan Khai tâm gieo ánh đạo vàng giúp dân
28/07/2021(Xem: 4687)
Ở bên Ấn Độ thuở xưa Nơi thành Xá Vệ, buổi trưa một ngày Gia đình kia thật duyên may Phật thương hóa độ, dừng ngay tại nhà
27/07/2021(Xem: 11169)
Thật không ngờ trong bối cảnh xã hội mà toàn cầu thế giới đang khẩn trương đối phó với đại dịch kinh hoàng của thế kỷ 21 thế nhưng những người con đầy tâm huyết của Đức Thế Tôn chỉ trong nửa năm đầu 2021 đã thành lập được hai trang Website Phật học tại hải ngoại : Thư viện Phật Việt tháng 2/2021. do nhóm cư sĩ sáng tạo trang mạng của HĐHP, ( hoangpháp.org ) do ban Báo chí và xuất bản của Hội đồng Hoằng pháp tháng 6/2021 thành lập với sự cố vấn chỉ đạo của HT Thích Tuệ Sỹ Từ ngày có cơ hội tham học lại những hoa trái của Phật Pháp ( không phân biệt Nguyên Thủy, Đại Thừa ) , Tôi thật sự đã cắt bỏ rất nhiều sinh hoạt ngày xưa mình yêu thích và để theo kịp với sự phát triển vượt bực theo đà tiến văn minh cho nên đã dùng toàn bộ thời gian còn lại trong ngày của một người thuộc thế hệ 5 X khi về hưu để tìm đọc lại những tác phẩm , biên soạn, dịch thuật của Chư Tôn Đức,qua Danh Tăng, Học giả nghiên cứu khắp nơi .
27/07/2021(Xem: 7949)
Chuông là một pháp khí linh thiêng, quan trọng trong nghi thức Phật giáo, nhất là Đại Hồng Chung (chuông lớn, còn gọi là chuông u minh). Tiếng chuông chùa hằng ngày thong thả vang xa khắp chốn không gian, thâm trầm giữa bao náo nhiệt của cuộc đời, ngân nga giữa những tang thương dâu bể, thức tỉnh biết bao khách trọ trần gian, còn mãi mê lo “hướng ngoại tìm cầu” chạy theo đuổi bắt ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), gọi thế nhân đang mê đắm nơi bể khổ trầm luân, trở về cõi an nhiên. Cho đến nay nhiều ngôi chùa, nhất là chùa Việt Nam đã có mặt khắp nơi trên thế giới, cho nên "Tiếng chuông chùa thật là gần gũi, không thể thiếu trong đời sống dân lành của mọi thời đại, mọi quốc độ”. Kinh Tăng Nhất A Hàm có bàn về vấn đề này: “Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân vang thì những hình phạt trong ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh chịu hình phạt được tạm thời an vui”.
27/07/2021(Xem: 25776)
Chủ đề: Thiền Sư Định Hương (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 264 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 27/07/2021 (18/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com
26/07/2021(Xem: 8131)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi. Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.
26/07/2021(Xem: 3031)
Đêm văn nghệ của bọn con nít tuổi chỉ 11, 12, 13 do cô bé Trần Anh Nam đầu nêu làm bầu show đã thành công mỹ mãn về mặt nội dung cũng như «tài chánh» (thu bằng dây thun). Từ ban tổ chức đến đám khán giả con nít đã vô cùng hỉ hả với những trận cười thoải mái. Tản hát về nhà, đứa nào cũng mong đợi, hứa hẹn sẽ có những trò như thế tiếp tục nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]