Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

30. Vườn Nai

09/03/201108:46(Xem: 5684)
30. Vườn Nai

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Vườn Nai

Vào một thuở xa xưa, tại thành Ba-la-nại nước Ấn Độ, có một khu rừng xanh tốt, rậm rạp. Một đàn nai quy tụ lại đó sinh sống. Lúc mới di cư đến chúng không khỏi phập phồng lo sợ, mỗi ngày chúng phải cắt phiên nhau canh phòng, nếu có nguy hại thì lo tìm đường tẩu thoát. Nhưng dần dần dọ dẫm, một ngày, hai ngày, một tháng, hai tháng cho đến cả năm vẫn không thấy dấu hiệu nguy hiểm nào, nên chúng yên lòng sinh sống một cách thanh thản, vui vẻ.

Nhưng một việc đáng buồn đã xảy ra trong đàn. Một con nai tánh kiêu hãnh, hẹp hòi, háo danh muốn lên làm chúa đàn. Song đàn nai đâu lạ lùng gì tư cách, tài năng và tâm địa của nó, ai mà tôn nó làm chúa đàn?

Chẳng kể phải quấy, được theo hay không theo, con nai này vẫn tự xưng là nai chúa đầu đàn. Rồi bằng những mánh khoé dỗ dành, mua chuộc, van lơn, dần dần nó cũng lôi cuốn được một số nai nhẹ dạ đi theo. Thế là đàn nai thuần nhất khi mới đến bây giờ bị chia ra làm hai. Tuy vậy chúng vẫn sống lẫn lộn với nhau trong khu rừng đó. Năm này qua năm khác, chúng sống và tiếp tục sinh sôi nẩy nở, mới đó mà bây giờ mỗi đàn của chúng đều có tới năm trăm con. Chúng sống ở đây như vậy đã không biết bao nhiêu ngày rồi mà chẳng có điều gì tai biến, nên tâm hồn chúng trở nên giản dị vô tư. Chúng tưởng mọi loài, mọi vật chung quanh cũng đều như chúng nên không đề phòng. Không ngờ là trong khi đó, ông vua Phạm-đạt-đa ở thành Ba-la-nại đã nghe biết về chúng. Ông này rắp tâm chờ một ngày dò biết chúng tập trung về đó đủ cả, ông sẽ kéo quân đến vây bắt hết để làm thịt. Một sớm kia, khi ông biết rõ tình hình đàn nai đã quy tụ như ý ông mong đợi, ông liền kéo quân đến bao vây. Cả đàn nai đều không để ý. Lúc đầu tưởng người ta đến dạo chơi hay làm việc gì, không ngờ vòng vây mỗi lúc một thắt chặt, nhìn phía nào cũng thấy toàn gươm giáo, cung tên. Chúng hoảng hốt lên, con này chạy báo con kia, hoang mang nhốn nháo, sợ hãi, khủng khiếp tràn lan. Bỗng chốc khu rừng, tổ ấm an lành của chúng trở thành khu rừng lửa, phen này đành phải chết hết không còn cách gì thoát khỏi. Quả vậy, vua đã ra lệnh vây chặt khu rừng rồi châm lửa đốt để bắt thịt lớn bé một lần. Trước cảnh nguy biến cấp bách ấy, con nai chúa đầu đàn vốn thông minh nhân từ được tôn trọng, dõng dạc đứng lên tuyên bố cho cả hai đàn nai biết, nó sẽ đi thẳng tới vua, trình bày ý kiến xin hoãn sự chết cho cả đàn và tưởng thế nào cũng được nhà vua chấp thuận. Khi nghe qua lời tuyên bố, ngoại trừ con nai đầu đàn kiêu hãnh, vì tự ái không biểu lộ vẻ hân hoan, còn con nào con nấy đều sáng cả mắt lên, lấy lại sự bình tĩnh để chờ đợi. Nai chúa nhân từ một mình mạo hiểm ra đi.

Khi trông thấy nó, thì bao nhiêu mũi tên, giáo mác ngay lập tức cùng nhắm đến. Nhưng một người trong đám quân lính nói:

– Ồ! Con nai này đẹp quá, hãy để bắt sống, chớ bắn, chớ giết.

Những người khác hưởng ứng theo, nai chúa khỏi bị bắn, nhưng nó đã lọt vào tay đám quân lính. Nó xin được đưa đến trước mặt nhà vua. Vừa đến nơi, nó liền quỳ xuống trình bày:

– Thưa nhà vua, hôm nay nhà vua hạ lệnh vây đốt rừng để bắt chúng tôi làm thịt, dẫu biết mạng sống đã nằm trên dao thớt, chúng tôi không trái lệnh, song thiết nghĩ đàn chúng tôi có tới một ngàn con, nếu chúng tôi phải chết một lần để làm món ngự thiện, thì nhà vua cũng chỉ dùng được đôi ba ngày đầu, đến ngày thứ tư, thứ năm chắc thịt chúng tôi sẽ bị sình thúi ắt phải đổ đi, sau đó nhà vua muốn dùng thịt chúng tôi nữa cũng khó lòng. Vậy điều hay nhất, chúng tôi xin hứa mỗi ngày tự đem thân đến nạp nhà vua một con để nhà vua làm thịt, như vậy món ngự thiện được tươi tắn, ngon lành mà chúng tôi cũng sống thêm được ít lúc, khỏi bị chết một cách oan uổng vô dụng.

Nhà vua nghe xong tấm tắc khen chí lý, liền truyền lịnh cho nai lui về và không quên dặn phải giữ lời hứa, và hạ lịnh giải vây, kéo quân về. Khi ấy, ông liền yết lịnh cho toàn dân biết không ai được phép xâm phạm khu rừng bắt nai. Nếu ai thấy nai đi về phố thì phải dẫn đến cung vua, không được phá phách, ngăn chận hay bắt giết. Còn đàn nai thì lo sắp đặt thứ tự đi nạp mình. Sáng này một con nai xấu số bị thui trên lửa. Sáng nọ lại một con nai xấu số khác bị đưa vào cỗ ăn của nhà vua...

Ăn thịt nai vài ba hôm, nhà vua lại hạ lịnh cho hoãn 10, 15 ngày, rồi lại tiếp tục con nai khác đến nạp mạng. Lần này đến phiên một con nai đang chửa, nó đến trước nai đầu đàn kiêu hãnh của nó van xin cho nó đi phiên sau, bây giờ chọn con nai khác đi thay, viện lẽ nó sắp sinh. Đến phiên nạp mạng, nó không có ý tránh né, đưa đẩy, nhưng nghĩ đến đứa con trong bụng sắp sinh, chưa đến phiên mà phải bị chết thì rất tội, chi bằng cho nó sinh xong, nó sẽ đi nạp mạng. Nhưng con nai đầu đàn kiêu hãnh khăng khăng không chịu, nộ nạt mắng nhiếc: “Nếu mày không đi, ở đây có ai dại gì đi chết thay cho mày?” Con nai chửa ríu ríu ra về tìm đến nai chúa nhân từ ở đàn nai kia cầu khẩn. Vừa nghe qua, nai chúa nhân từ chấp nhận liền. Nó suy nghĩ chọn con nào đi thay thế bây giờ dễ gì đã có, thôi ta hãy đi nạp mạng, nếu không thì tất cả đều sẽ chết. Nghĩ rồi nó liền bình tĩnh ra đi. Khi vừa đến phố thì mọi người xúm lại chỉ trỏ, trầm trồ: “Con nai đẹp quá!” Có người muốn chận lại, nhưng nhớ lệnh nhà vua nên tức tốc đưa nó đến cung đình.

Vừa thấy nó nhà vua ngạc nhiên hỏi: “Nay tới phiên ngươi sao?” Nai chúa nhân từ đáp: “Không phải.” Và trình bày đầy đủ lý do mà nó đi nạp mạng sớm như vậy. Nhà vua nghe xong liền đổi ra dáng đăm chiêu nghĩ ngợi: “Không ngờ trong loài thú mà có con nai đầu đàn này vừa thông minh, vừa nhân từ đại độ, vừa can đảm thành tín như vậy. Nó là chúa đầu đàn mà biết thương yêu đùm bọc, biết can đảm hy sinh cho sự sinh tồn của cả đàn như vậy. Còn ta, ta là người, là chúa đầu đàn của một đám thần dân rộng lớn, ta có bằng nó không? Liệu khi thần dân ta bị bao vây sát hại, ta có đủ trí lực thông minh, nhân từ, can đảm để đối phó với sự nguy hiểm như nó không? Có lẽ ta sẽ không bằng! Không bằng! Nếu bây giờ ta chỉ nghĩ đến một chút khoái khẩu trong giây lát mà giết nó, thì khác nào ta tự chôn vùi lương tâm sâu thêm một từng nữa. Ta giết nó tức là ta giết một đạo lý sống cao thượng, giết một tình thương rộng lớn, một lòng quả cảm hy sinh, tức là giết hết những gì cao quí nhất của cuộc đời. Ôi! Nếu cuộc đời không từ bi, thiếu trí tuệ, không dũng cảm, chỉ là cuộc đời trống rỗng tối tăm, ta còn mặt mũi nào để xưng mình là một ông vua trong loài người ở trên chúng nó.”

Con nai chúa nhân từ vẫn đang quỳ yên đợi lịnh, nhà vua sau một hồi chìm đắm trong ý nghĩ miên man, vụt ngồi thẳng mình, lộ vẻ hân hoan như vừa tìm ra chân lý. Ông dùng hết lời ca ngợi nai chúa, hạ lịnh đưa nó trả về rừng và truyền cho toàn dân từ nay không ai được phép xâm phạm đến khu rừng, cũng như không ai được phép phá nai, bắt nai, giết nai làm thịt. Từ nay đàn nai trở lại đời sống yên lành như trước dưới sự thương yêu chăm sóc của nai chúa sáng suốt nhân từ và cũng từ đây khu rừng này mang tên là Rừng Nai hay Vườn Nai.

Lúc đức Phật ra đời, Vườn Nai này lại một lần đặc biệt nổi tiếng, trở thành một trong bốn nơi trọng tâm của Phật giáo. Vì sau khi đức Phật thành đạo, Ngài liền tìm đến năm đạo sĩ nhóm Kiều Trần Như đang tu tại Vườn Nai để chuyển bánh xe pháp lần đầu tiên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2021(Xem: 23861)
Thiền Sư Khánh Hỷ (1066- 1142) Đời thứ 14 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Một vị Tăng Thống thời Vua Lý Thần Tông Đây là Thời Pháp Thoại thứ 281 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 04/09/2021 (28/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
02/09/2021(Xem: 22315)
Thiền Sư Minh Không (1066 - 1141) Đời thứ 13 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Ngài là Quốc Sư triều đại nhà Lý & được tôn vinh là ông tổ nghề đúc đồng và cũng là ông tổ nghề Đông y Việt Nam. Đây là Thời Pháp Thoại thứ 280 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 02/09/2021 (26/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
31/08/2021(Xem: 7742)
Di tích cổ đại Phật giáo Ấn Độ A Chiên Đà Thạch quật (Ajanta, 印度古代佛教阿旃陀石窟) vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt nghìn năm tuyệt tác, tọa lạc trên vách núi Maharashtra Dayak, phía Bắc của bang Maharashtra, Ấn Độ với 30 hang động được xây dựng từ thế kỷ thứ 2-7 trước Tây lịch. Trong A Chiên Đà Thạch quật có rất nhiều tranh cổ và một số bức bích họa được xem là ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo. Hang động vòng vách núi hình lưỡi liềm, tường thấp, trải dài hơn 550 mét. Với kiến trúc mỹ thuật tráng lệ, nét chạm khắc và bích họa tinh tế hoành tráng, là một Thánh địa Phật giáo, một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất phía Nam Ấn Độ. Di tích cổ đại Phật giáo Ấn Độ A Chiên Đà Thạch quật là một trong những di sản lớn nhất về đạo Phật còn lưu giữ được đến ngày nay. Theo UNESCO, đây là những kiệt tác của Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo có ảnh hưởng đến nghệ thuật Ấn Độ sau này. Các hang động được xây dựng thành hai giai đoạn, giai đoạn đầu được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 TCN và giai đoạn
31/08/2021(Xem: 23234)
Chủ đề: Thiền Sư Thiền Nham (1093 - 1163) Đời thứ 13 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Đây là Thời Pháp Thoại thứ 279 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 31//08/2021 (24/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169 631 Website: h
28/08/2021(Xem: 22601)
Thiền Sư Bổn Tịch (? – 1134, đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Đây là Thời Pháp Thoại thứ 278 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 28/08/2021 (21/07/Tân Sửu): 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Email: [email protected] Tu Viện Quảng Đức Address: 85-105 Lynch Road Fawkner, Vic 3060. Austr
26/08/2021(Xem: 22332)
Chủ đề: Quốc sư Trí Không Thông Biện (? – 1134, đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 277 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 26//08/2021 (19/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
24/08/2021(Xem: 21677)
Thiền Sư Mãn Giác (1052 – 1096, đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 276 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 24/08/2021 (17/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Email: [email protected] Tu Viện Quảng Đức Address: 85-105 Lynch Road Fawkner, Vic 3060. Austr
21/08/2021(Xem: 20894)
Thiền Sư Ngộ Ấn (1019 - 1088) (Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông) Và trả lời cầu hỏi của Phật tử Bảo Minh Toàn về bài kệ “Kinh Điển lưu truyền tám vạn tư” Đây là Thời Pháp Thoại thứ 275 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 21/08/2021 (14/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
19/08/2021(Xem: 22014)
Thiền sư Huệ Sinh (Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 274 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 19/08/2021 (12/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
18/08/2021(Xem: 3117)
Mỗi năm đến hè lòng tôi buồn lắm, chứ không buồn man mác đâu! Vì đấy là Mùa Vu Lan, mùa nhớ mẹ! Mặc dù tôi đã cài hoa hồng trắng đến hơn hai mươi năm rồi, nhưng vẫn không quên những câu nói, những hình ảnh thân thương của Bà ngày nào: "Con là hơi thở của mẹ". Ôi câu nói xúc động chạm đến tận lục phủ ngũ tạng của tôi và đã lấy không biết bao nhiêu nước mắt của người con gái mất mẹ trong những ngày Đại lễ Vu Lan. Mẹ tôi là người đàn bà đẹp, mà đối với bất kỳ một người con nào, mẹ mình chả là người đàn bà đẹp nhất trên đời! Có phải thế không? Bà sinh ra trong một gia đình giàu có tại Hải Dương, vừa xinh đẹp lại vừa giỏi giang, mới mười mấy tuổi đầu đã giữ tay hòm chìa khóa cho Thầy Đẻ (tiếng gọi bố mẹ của vùng miền). Năm mười ba tuổi đã có người đi sêu Tết dạm ngõ, chắc cũng môn đăng hộ đối nên ông bà ngoại tôi đã nhận lời. Mẹ tôi sợ phát khiếp không muốn lấy chồng, chỉ thích ra sông ôm cây chuối tập bơi và bắt chuồn chuồn cắn rốn cho mau biết bơi. Sêu Tết c
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]