Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Ba hạng con

09/03/201108:46(Xem: 6226)
13. Ba hạng con

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Ba hạng con

Trong kinh Puttasutta, đức Phật dạy:

– Này chư tỳ-kheo, có 3 hạng con trong đời này:

1. Con hơn cha mẹ (Atijàtaputta).

2. Con như cha mẹ (Anujàtaputta).

3. Con kém cha mẹ (Avajàtaputta).

Thế nào gọi là con hơn cha mẹ?

Này chư tỳ-kheo, cha mẹ ở trong đời này là người không có quy y, nương nhờ nơi Phật, nơi Pháp, nơi Tăng; không tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sanh ra sự buông thả. Cha mẹ là người không có đức tin nơi Tam bảo, không có tam quy, không có ngũ giới, thường tạo mọi ác pháp.

Còn người con của cha mẹ ấy là người đã có quy y, nương nhờ nơi Phật, nơi Pháp, nơi Tăng; thường tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sanh ra sự buông thả. Người con là người có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có tam quy, có ngũ giới trong sạch, thường tạo mọi thiện pháp.

Này chư tỳ-kheo, như vậy gọi là con hơn cha mẹ.

Thế nào gọi là con như cha mẹ?

Này chư tỳ-kheo, cha mẹ ở trong đời này là người đã có quy y, nương nhờ nơi Phật, nơi Pháp, nơi Tăng; tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sanh ra sự buông thả. Cha mẹ là người có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có tam quy, có ngũ giới trong sạch, thường tạo mọi thiện pháp.

Còn người con của cha mẹ ấy cũng là người đã có quy y, nương nhờ nơi Phật, nơi Pháp, nơi Tăng; thường tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sanh ra sự buông thả. Người con là người có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có tam quy, có ngũ giới trong sạch, thường tạo mọi thiện pháp.

Này chư tỳ-kheo, như vậy gọi là con như cha mẹ.

Thế nào gọi là con kém cha mẹ?

Này chư tỳ-kheo, cha mẹ ở trong đời này là người đã có quy y, nương nhờ nơi Phật, nơi Pháp, nơi Tăng; tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sanh ra sự buông thả. Cha mẹ là người có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có tam quy, có ngũ giới trong sạch, thường tạo mọi thiện pháp.

Còn người con của cha mẹ ấy là người không có quy y, không nương nhờ nơi Phật, nơi Pháp, nơi Tăng; không tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sanh ra sự buông thả. Người con là người không có đức tin nơi Tam bảo, không có tam quy, không có ngũ giới trong sạch, thường tạo mọi ác pháp.

Này chư tỳ-kheo, như vậy gọi là con kém cha mẹ.

Bài kinh trên đề cập đến 3 hạng người con so với cha mẹ, đó là sự so sánh căn cứ theo thiện pháp, ác pháp.

Tục ngữ có câu: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Theo quan niệm Phật giáo, con hơn cha mẹ được hiểu là:

° Cha mẹ là người không có giới, không có định, không có tuệ, thường tạo mọi tội lỗi, mọi ác pháp; còn con là người có giới đức trong sạch, thường thực hành thiền định, thực hành thiền tuệ, thường tạo mọi phước thiện, mọi thiện pháp.

Như vậy mới gọi “Con hơn cha là nhà có phúc”.

° Cha mẹ là người có giới đức trong sạch, thực hành thiền định chứng đắc thiền bậc thập, thực hành thiền tuệ chứng đắc Thánh quả bậc thấp; còn con là người cũng có giới đức trong sạch, thường thực hành thiền định chứng đắc thiền bậc cao, thực hành thiền tuệ chứng đắc Thánh quả bậc cao.

Như vậy mới gọi “Con hơn cha là nhà có phúc”.

Phật giáo quan niệm giá trị con người không căn cứ vào sự giàu hoặc nghèo, trình độ học vấn, công danh cao, sự nghiệp lớn, có chức quyền... mà chỉ căn cứ vào thiện pháp, ác pháp.

Cho nên, dù cha mẹ là người dân thường, ít học; song là người có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, đã quy y nương nhờ nơi Phật, Pháp, Tăng, có giới đức, hoan hỉ trong mọi thiện pháp như bố thí, giữ gìn giới trong sạch, thường thực hành thiền định, thực hành thiền tuệ... Còn con là người có học vị tiến sĩ, có quyền cao chức trọng; song là người không có đức tin nơi Tam bảo, không có giới, thường tạo mọi tội lỗi, lại còn làm những việc xấu xa, vi phạm luật pháp ... làm cha mẹ mang tiếng xấu, gia đình dòng họ phải hổ thẹn với mọi người.

Như vậy không thể gọi là “Con hơn cha là nhà có phúc”.

Trong vòng tử sanh luân hồi của mỗi chúng sinh tư vô thuỷ cho đến kiếp hiện tại, mỗi chúng sinh tích lũy thiện nghiệp hoặc ác nghiệp khác nhau, cho nên quả của nghiệp cũng khác nhau. Cha mẹ là nơi nương nhờ để thiện nghiệp cho quả tái sanh trở thành người con của cha mẹ. Do đó, có những người con xét về đức hạnh, về thiện pháp hơn cha mẹ, hoặc như cha mẹ hoặc kém cha mẹ.

Chẳng hạn như, Bồ Tát thái tử Tất-đạt-đa khi sanh ra có 32 tướng tốt của bậc thiện trí và 80 vẻ đẹp mà trong dòng họ Thích-ca không có một ai sánh được, đó là do quả của thiện nghiệp mà Bồ Tát đã tạo nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ, không phải do mẫu hậu và phụ vương của ngài.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2023(Xem: 3490)
Từ đầu đến giữa năm 2020, con virus do Tập Cận Bình (TCB) cho tạo ra tại Viện Nghiên Cứu ở Vũ Hán, chẳng những để giết người dân Tàu ở Vũ Hán chống đối đường lối cai trị tàn ác dã man của Tập, mà còn cho con virus ác ôn này xuất ngoại với âm mưu thâm độc là gây truyền nhiễm, lây lan cho người dân lành khắp mọi nơi trên thế giới. Rồi đây đảng cộng sản Tàu do TCB dẫn dắt đã gieo cái nhân ác, sẽ nhận lãnh cái quả không thể nào lường trước được. Xin quý độc giả hãy chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra.
01/09/2023(Xem: 29449)
Bát quan trai giới Cửa Vào Tuyệt Đối Chiến tranh, tình yêu, hoài niệm và truyện ngắn Võ Hồng Dẫn vào Tâm Kinh Bát Nhã Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo Du-già Bồ-tát giới Duy-ma-cật Với Các Đại Thanh Văn Duy tuệ thị nghiệp Đạo Phật và thanh niên
03/08/2023(Xem: 3251)
Sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau chùa bỗng nghe tiếng ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn lật đật lại gần sư thưa: – Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó khóc dữ quá. Một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử.
09/06/2023(Xem: 3898)
Hằng năm cứ vào độ đầu xuân, hoa Mai vàng rồi hoa Đỗ Quyên của Đức nở rộ, Thầy Hạnh Tấn, một vị Tu sĩ Phật giáo, người có khả năng tiếp cận và truyền đạt được những giáo lý màu nhiệm của Đức Phật đến các em thanh thiếu niên sống tại nước ngoài. Dĩ nhiên là có sự tiếp sức của Thầy Hạnh Giới, cũng cùng chung một chí nguyện, cùng khả năng về ngoại ngữ, ít nhất là hai thứ tiếng Anh và Đức mới tổ chức được một Trại Thanh Thiếu Niên toàn nước Đức, có khi lên đến trên bốn trăm em tham dự.
08/05/2023(Xem: 3516)
Bạn tôi có mỗi thằng con trai độc nhất. Hai vợ chồng thương nó lắm. Qua định cư ở Mỹ lúc tuổi đã xế chiều cho nên luôn nghĩ: ”Đời mình kể như bỏ thôi hy sinh lo cho con”. Ông làm đủ nghề lao động, bà thì lớp nào giữ trẻ, lớp nào coi sóc người già, để bù thêm vào tiền lương còm cõi của ông.
05/05/2023(Xem: 3570)
Tại cánh đồng rộng mênh mông ở Phi Châu có một con sử tử con mới lọt lòng mẹ bảy ngày. Mẹ nó trong một chuyến đi săn bị bầy linh cẩu cắn chết và không bao giờ quay trở lại. Sư tử con đói kêu la thảm thiết, chập chững đi chẳng kể phương hướng để tìm sự sống. Nó may mắn lạc vào một đàn bò. Một con bò mẹ đang nằm dài dưới đất cho bê con bú.
03/05/2023(Xem: 141794)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
21/04/2023(Xem: 4156)
An Dưỡng Địa là một khu nhà mồ ở Phú Lâm, gần bến xe đi về lục tỉnh. Trong khu An Dưỡng Địa có chùa Huệ Nghiêm, có Tháp Phổ Đồng. Tiền thân của chùa Huệ Nghiêm là Viện Phật Học Phổ Thông được thành lập đầu năm 1964, rồi chuyển qua Viện Cao Đẳng Phật Học Chuyên Khoa đầu năm 1971. Tôi và ba thầy Liêm Chính, Toàn Châu, Thiện Tường được Viện Trung Đẳng Chuyên Khoa Phật Học Liễu Quán ở Huế gởi vào đây học thêm 04 năm. Sau ba năm tu học theo chương trình của viện, tôi đi thêm đoạn đường dài là đến tu học, hoằng hóa tại Hoa Kỳ.
15/01/2023(Xem: 4074)
Nạn đói năm Ất Dậu 1945 làm chết hơn 2 triệu dân miền Bắc, nặng nhất là hai tỉnh Thái Bình, Nam Định đã để lại dấu ấn không bao giờ quên về hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương do Pháp và Nhật chiếm đóng Việt Nam.
15/01/2023(Xem: 3717)
Tôi có một người cháu tên Nhi gọi tôi bằng dì. Liên hệ bà con xa, gần thế nào tôi không rõ lắm, chỉ biết là lần đầu gặp Nhi từ miền Trung vô Sài Gòn Nhi đã hai hai tuổi, hy hữu ở cùng cư xá Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận với nhà tôi. Nhi ở dãy A, nhà tôi dãy E đi bộ qua lại chừng hai phút. Nhi theo chồng vào đây và đi học. Đã hai hai tuổi và đã lập gia đình nhưng trông Nhi rất trẻ con, có lẽ nhờ nét mặt mộc mạc ngây thơ, ánh mắt thật thà thánh thiện, đặc biệt có hai răng khểnh rất duyên, mỗi khi cười làm tăng nét hồn nhiên chân thành vốn sẵn có trên khuôn mặt bầu bĩnh hiền lành phúc hậu của Nhi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]