Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 74: Tiếng rú của những con voi chúa

13/01/201111:15(Xem: 10888)
Chương 74: Tiếng rú của những con voi chúa

Đường xưa mây trắng
theo gót chân Bụt

Thích Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản lần 2, 1992, San Jose, Cali, USA

--- o0o ---

15.

Chương 74

TIẾNG RÚ CỦA CON VOI CHÚA

Các đại đức Sariputta và Moggallana đã trở về tất cả Trúc Lâm sau hơn một tháng cư trú tại Gayasisa với đại đức Devadatta và giáo đoàn mới. Tất cả các vị khất sĩ khác trong tu viện đều mừng rỡ khi thấy hai vị trở về. Họ hỏi thăm hai vị rối rít về tình hình ở Gayasisa. Hai vị chỉ mỉm cười mà không trả lời. Mấy hôm sau, các vị khất sĩ trong giáo đoàn của đại đức Devadatta theo gót hai đại đức Sariputta và Moggallana trở về Trúc Lâm rất đông. Đã có tới trên ba trăm vị bỏ trung tâm Gayasisa để trở về với Bụt. Các vị khất sĩ thường trú tại tu viện vui mừng khôn xiết. Họ tổ chức đón tiếp các vị từ Gayasisa về một cách nồng hậu. Bốn hôm sau, đại đức Sariputta kiểm điểm lại số lượng các vị khất sĩ đã từ Gayasisa trở về với Bụt. Đại đức đếm được ba trăm tám mươi lăm người. Cùng với Moggallana, đại đức Sariputta hướng dẫn ngót bốn trăm vị khất sĩ này lên núi Linh Thứu.

Đứng trên sân tịnh xá, Bụt đã trông thấy đoàn khất sĩ do hai vị đệ tử lớn của Bụt hướng dẫn đang leo dần các bậc đá để lên núi. Khi đoàn này leo tới nơi, đại chúng thường trú trên núi Linh Thứu vui mừng khôn xiết. Họ xúm lại để hỏi thăm. Trong khi đó hai đại đức Sariputta tiến về phía tịnh thất của Bụt.

Hai vị đảnh lễ Bụt và được Bụt mời ngồi. Đại đức Sariputta mỉm cười:

- Lạy Bụt, chúng con đã đem về được cho giáo đoàn gần bốn trăm vị khất sĩ đi lạc.

Bụt hỏi:

- Các thầy giỏi lắm. Các thầy đã làm thế nào để mở mắt cho họ?

Đại đức Moggallana nói:

- Bạch Thế Tôn, khi chúng con đến thì sư huynh Devadatta đã thọ trai cong và đang sửa soạn thuyết pháp. Devadatta bắt chước làm hệt như Thế Tôn. Thấy chúng con đến, Devadatta tỏ ý mừng rỡ. Devadatta gọi sư huynh con tới và mời sư huynh con ngồi chung trên pháp tọa. Sư huynh con từ chối, và chỉ ngồi xuống một bên, con ngồi phía bên kia. Devadatta nói với các vị khất sĩ:

- Hôm nay, có các đại đức Sariputta và Moggallana đến với chúng ta. Đây là một tin vui rất lớn. Đại đức Sariputta đã từng là một người bạn rất thân của ta. Nhân có mặt đại đức ở đây, xin mời đại đức phụ trách nói buổi pháp thoại hôm nay.

Nói xong, Devadatta hướng về phía sư huynh con và chắp tay mời. Sư huynh con nhận lời, và bắt đầu thuyết pháp. Sư huynh nói về bốn sự thật mầu nhiệm. Sư huynh thuyết pháp thật hay, khiến mọi người đều nghe một cách chăm chú. Con để ý thì thấy Devadatta lim dim ngủ, có lẽ vì lo nhiều việc cho nên Devadatta mỏi mệt. Nửa phần sau của pháp thoại, anh ta ngủ khì.

Chúng con ở lại Gayasisa hơn một tháng và tham dự vào tất cả những hoạt động của giáo đoàn bên đó. Cứ ba hôm một lần sư huynh con lại thuyết pháp và giảng dạy cho các các vị khất sĩ. Sư huynh con dạy dỗ họ một cách tận tình. Có lần con thấy Kokalita, người phụ tá số một của Devadatta, thì thào to nhỏ với Devadatta, dường như có ý khuyên Devadatta đừng tin ở chúng con, nhưng hình như Devadatta không đồng ý ấy. Devadatta rất thích khi thấy có người phụ trách dạy dỗ các vị khất sĩ thay cho mình, nhất là khi người ấy là một người xuất sắc như sư huynh con.

Một hôm, sau buổi thuyết pháp nói về Tứ Niệm Xứ, sư huynh con nói với đại chúng như sau:

- Các huynh đệ, chiều hôm nay tôi và sư đệ tôi sẽ từ giã các huynh đệ. Chúng tôi sẽ về với Bụt và với giáo đoàn khất sĩ do đức Thế Tôn lãnh đạo. Thưa các huynh đệ, chúng ta chỉ có một bậc chánh biến tri giác trên đời mà thôi, người ấy là sa môn Gotama, Bụt là người sáng lập ra giáo đoàn khất sĩ, là nguồn gốc của tất cả chúng ta. Tôi tin rằng nếu các huynh đệ trở về, các huynh đệ sẽ được đức Thế Tôn mở rộng tầm tay mà đón vào lòng người như cũ. Thưa các huynh đệ, không có điều gì làm đau nhức bằng việc giáo đoàn bị chia rẽ. Một đời tôi, tôi chỉ thấy Bụt là bậc đạo sư chính đáng cho tất cả chúng ta. Hai anh em tôi xin chào các huynh đệ. Nếu các huynh đệ muốn trở về với Bụt, thì các huynh đệ tìm về tu viện Trúc Lâm. Chúng tôi sẽ chờ quý vị ở đấy, và sẽ đưa quý vị lên núi Linh Thứu để gặp Bụt.

Thế Tôn, hôm ấy Devadatta có công việc phải về kinh đô. Kokalita đứng dậy phản đối, nhưng chúng con làm lơ đi như không nghe gì. Chúng con im lặng ôm y bát rời núi Tượng Đầu và đi về tu viện Venuvana. Chúng con ở đó được năm hôm thì có tất cả ba trăm tám mươi lăm vị từ Gayasisa tìm về.

Đại đức Sariputta bạch:

- Thế Tôn, ba trăm tám mươi lăm vị này có cần phải làm lễ xuất gia thọ đại giới lại hay không? Nếu cần, con sẽ làm lễ cho họ trước khi đưa họ lên làm lễ Thế Tôn.

Bụt nói:

- Thôi, Sariputta, đừng bắt họ làm lễ xuất gia và thọ đại giới trở lại. Cho họ làm lễ phát lộ sám hối trước đại chúng là đủ.

Hai đại đức cúi đầu làm lễ Bụt rồi rút lui.

Trong những ngày kế tiếp, có ba mươi lăm vị khất sĩ nữa từ Gayasisa trở về với Bụt. Đại đức Sariputta cũng cho họ làm lễ phát lộ sám hối rồi cho họ lên trình diện Bụt. Số các vị khất sĩ trở về với giáo đoàn đã lên tới bốn trăm mười vị.

Đại đức Ananda có đến nói chuyện với ba mươi lăm vị khất sĩ vừa mới từ Gayasisa trở về. Đại đức hỏi về tình hình bên đó. Các thầy cho biết là khi từ Rajagaha trở về, thấy bốn trăm đồ chúng đã bỏ đi về với Bụt, đại đức Devadatta giận tím mặt. Đại đức không nói gì hết trong nhiều ngày liên tiếp. Ananda hỏi:

- Các sư huynh Sariputta và Moggallana đã nói gì với các huynh đệ mà các huynh đệ bỏ Devadatta về với Bụt đông như thế?

Một thầy đáp:

- Các sư huynh có nói gì đâu. Các sư huynh không hề động tới đại đức Devadatta, không hề thốt ra một lời nào để nói xấu giáo đoàn bên ấy. Các sư huynh chỉ thuyết pháp và dạy dỗ anh em chúng tôi hết lòng mà thôi. Phần lớn anh em chỉ mới có hai, ba hoặc năm tuổi tu là cùng, thành ra anh em còn non yếu lắm. Nghe sư huynh Sariputta thuyết pháp, được sư huynh Moggallana dạy dỗ, anh em mới thấy rằng giáo pháp của Bụt cao siêu mầu nhiệm vô cùng. Đệ tử của Bụt như hai sư huynh mà đạo đức còn cao viễn và học thức còn thâm uyên như thế huống gì là Bụt. Đại đức Devadatta nói thì hay lắm nhưng làm thì không được bằng hai sư huynh đâu. Vì vậy khi hai sư huynh đi rồi, anh em bàn luận với nhau và quyết định trở về với Bụt.

- Thế còn đại đức Kokalika?

- Đại đức Kokalika thấy anh em bỏ đi lấy làm tức giận lắm. Đại đức lên tiếng nguyền rủa hai sư huynh thậm tệ. nhưng điều này chỉ làm cho anh em chán đại đức thêm và ý định quay về với Bụt lại mạnh mẽ hơn lên.

Một buổi chiều trong khi Bụt đang đứng trên sườn núi ngắm cảnh trời chiều, thì bỗng có tiếng một vị khất sĩ la hoảng lên:

- Thế Tôn, coi chừng! Có đá lăn xuống phía sau lưng!

Bụt ngoảnh lui nhìn. Một tảng đá lớn bằng một chiếc xe bò đang từ trên đỉnh núi lăn xuống hướng về phía người. Tảng đá lăn xuống với một tốc độ kinh khiếp. Bụt bước mấy bước tránh sang phía bên. Chỗ người đứng toàn là những mô đá nên sự di chuyển rất khó khăn, nếu không có đủ thì giờ. May quá, tảng đá lăn xuống gần tới chỗ Bụt đứng thì bị hai tảng đá nhỏ chụm nhau chận lại, nhưng sự va chạm giữa ba tấm đá làm văng ra một mảnh đá nhọn. Mảnh đá nhọn bay trúng vào chân trái của Bụt và làm Bụt bị thương nơi ngón chân. Máu chảy thấm ướt chéo áo ca sa của người.

Nhìn lên, Bụt thấy bóng một người đang tìm cách chạy trốn.

Vết thương nơi bắp chân làm Bụt đau lắm, người lấy áo sanghati xếp lại làm tư, trải xuống đất, nằm nghiêng về bên mặt theo tư thế sư tử tọa, chân bị thương đặt lên chân không bị thương, và theo dõi hơi thở để làm dịu xuống sự đau đớn.

Nhiều vị khất sĩ chạy đến bên Bụt. Một người nói:

- Đây chắc là Devadatta chớ không còn ai khác nữa!

Một người khác:

- Các huynh đệ phải chia nhau ra giữ bốn phía núi để bảo vệ cho Thế Tôn, mau đi.

- Các thầy đừng la ó, đừng làm ồn ào. Không việc gì phải la ó, và làm ồn ào. Như lai không cần người anh giữ, Như lai không cần người bảo vệ. Tất cả các vị hãy trở về liêu xá của mình đi. Ananda, thầy hãy nhờ chú sa di Cunda đi mời y sĩ Jivaka.

Mọi người làm theo lời Bụt dạy.

Chỉ trong vài hôm, tin Bụt bị mưu sát hai lần được truyền đi khắp thủ đô. Quần chúng ngẩn ngơ và kinh hoàng. Quần chúng đang xôn xao thì đùng một cái có tin thượng hoàng Bimbisara băng hà. Không biết vì kẻ hở nào mà dân chúng khắp nơi biết được rằng thượng hoàng đã băng trong ngục thất. Một niềm xót thương dâng lên trong lòng người. Ai nấy đều nhìn về núi Linh Thứu như là biểu tượng của một sự đối kháng đạo đức. Càng thương xót thượng hoàng bao nhiêu thì thiên hạ càng mến phục Bụt bấy nhiêu. Bụt tuy không nói gì, nhưng người đã nói thay được tiếng nói của lòng người.

Thượng hoàng Bimbisara thọ sáu mươi bảy tuổi, thượng hoàng nhỏ hơn Bụt năm tuổi. Năm quy y làm đệ tử Bụt, thượng hoàng mới có ba mươi mốt. Lên ngôi từ năm mười lăm tuổi, thượng hoàng đã trị vị trong năm mươi hai năm. Chính thượng hoàng đã xây dựng lại kinh đô Vương Xá mới, sau khi kinh đô cũ bị hỏa hạn tàn phá. Trong năm mươi hai năm, đất nước Magadha luôn luôn được hòa bình, chỉ trừ có một lần lâm chiến với vương quốc Anga. Trong cuộc chiến tranh đó quốc vương Brahmadatta của xứ Anga đã thua trận, và xứ Anga đã trở nên nội thuộc vương quốc Magadha. Khi quốc vương Taxila Pukkusati lên cầm quyền ở Anga, quốc vương Bimbisara đã thiết lập liên lạc thân hữu với vua này và đã đưa vua này đến với đạo Bụt. Để có hòa bình lâu dài với các nước, quốc vương Bimbisara đã thiết lập liên hệ thân tộc với các hoàng gia. Vua cưới công chúa Kosaladevi em ruột của quốc vương Pasenadi và lập làm chánh hậu, hiệu Videhi. Vua cũng có thứ hậu từ các hoàng tộc Madra và Licchavi. Chị ruột của vua cũng đã được gã cho quốc vương Kosala làm thứ hậu.

Vua Bimbisara từng tỏ lòng thương kính Bụt bằng cách xây một chiếc tháp đựng tóc và móng tay của người ngay trong vườn Ngự Uyển. Vua thường nhắc các công nhân đốt hương trầm và thắp đèn nến quanh tháp để cúng dường và để tỏ lòng biết ơn giáo hóa của Bụt. Vua lại giao cho cung nhân Srimatri trách vụ chăm sóc, quét dọn tháp và vun bón hoa cỏ quanh tháp.

Một hôm nọ, trong khi Bụt và một số các thầy đi khất thực trên con đường quen thuộc dẫn về thủ đô, đại đức Ananda nhác thấy bóng một con voi lớn từ chuồng voi hoàng gia xổng ra và đang chạy về phía mình. Đại đức hoảng kinh. Con voi này ai cũng đã nghe tiếng. Đó là con voi dữ nhất trong vương quốc. Nó tên là Nalagiri. Tại sao người ta lại để cho Nalagiri xổng chuồng ra như thế. Vừa lúc đó những người đi đường cũng đã nhận ra sự nguy hiểm. Họ hô hoán lên và cùng nhau chạy núp ở hai bên vệ đường. Dân chúng hai bên đường phố đều đã trông thấy con voi Nalagira. Con voi đưa vòi lên cao, đuôi và hai tai thẳng đứng dậy, nó nhắm phía Bụt và các vị khất sĩ mà chạy tới.

Thấy tình trạng nguy hiểm quá, Ananda vội nắm tay Bụt và đẩy người về phía vệ đường, nhưng Bụt không theo Ananda, người đứng yên tại chỗ, một số các vị khất sĩ núp sau lưng Bụt, một số khác chạy tứ tán tìm chỗ núp hai bên vệ đường. Dân chúng hai bên đường phố la hoảng lên. Mọi người nín thở, Ananda vừa bước lên định đứng chận trước mặt Bụt thì bỗng nghe Bụt hú lên một tiếng lớn và dài. Tiếng rú vọng lên, nghiêm trang và oai vệ. Đây là tiếng hú của con voi chúa trong rừng Rakkhita ở Parileyyaka. Bụt đã an cư một mình trong rừng này, và trong thời gian ấy người đã học được tiếng hú của con voi chúa thường đem bầy voi con tới uống nước bên bờ suối.

Voi Nalagiri đã xông tới chỉ còn cách Bụt chừng mươi bước. Nghe tiếng hú vang dội, nó tự nhiên khựng lại. Lập tức nó khuỵu hai chân trước xuống, rồi khuỵu luôn hai chân sau, vòi nó hạ thấp xuống sát đất. Hai tai nó cụp xuống, đuôi nó cũng vậy.

Bụt tiến tới, người đưa tay phải sờ lên đầu voi với tất cả thương mến. Người ra hiệu cho voi đứng dậy rồi người nắm lấy vòi của voi, dẫn nó đi trở về nơi xuất phát của nó. Con voi ngoan ngoãn đi theo người.

Tiếng hoan hô của dân chúng hai bên đường nổi lên vang dây. Thầy Ananda mỉm cười. Thầy nhớ lại Bụt hồi còn trẻ tuổi, không một môn thể thao mà Siddhatta không giỏi, từ bắn cung, cử tạ, đánh kiếm cho đến đua ngựa, cỡi voi. Bụt đã đối xử với voi Nalagira như đối xử với một con người hay một con vật đã từng quen thuộc lắm với người.

Đoàn khất sĩ và hàng trăm dân chúng đi theo Bụt và con voi. Khi vào tới chuồng voi, người nhìn vị quản voi với đôi mắt nghiêm nghị. Rồi với giọng từ bi, người bảo:

- Ai ra lệnh thả voi này ra, Như lai không cần biết, nhưng quý vị nên biết rằng thả voi Nalagira ra giữa đường phố là một điều hết sức nguy hiểm. Voi này một khi được thả ra có thể làm cho hàng chục hay hàng trăm người mất mạng. Từ nay về sau quý vị không được làm như vậy nữa.

Vị quản tượng và viên giám đốc chuồng voi lạy xuống để chịu tội. Bụt đỡ họ lên, và cùng các vị khất sĩ rời khỏi chuồng voi. Bụt đỡ họ lên, và cùng các vị khất sĩ rời khỏi chuồng voi. Người tiếp tục cuộc khất thực đang bị bỏ dở nửa chừng.

Đã đến ngày làm lễ trà tỳ thượng hoàng, Bụt tự thân hành tới dự lễ, và bảo tất cả các vị khất sĩ trong giáo đoàn cùng đi. Lễ trà tỳ được tổ chức rất long trọng. Quần chúng tiếc thương vị vua đạo đức của họ đã đến tham dự rất đông đảo vòng trong vòng ngoài chật ních. Riêng các vị khất sĩ trong xứ có mặt hôm đó cũng đã trên bốn ngàn người.

Trên đường dự lễ về, Bụt ghé lại vườn Xoài của y sĩ Jivaka nghỉ một đêm trước khi lên núi. Y sĩ cho Bụt biết là cả tháng nay thái hậu Videhi bị cấm không được vào thăm thượng hoàng. Thượng hoàng đã lìa đời trong nhà giam, bên cạnh không có một người thân thích. Người đã xoay đầu về núi Linh Thứu để hơi thở thở cuối cùng.

Một hôm y sĩ Jivaka lên núi Thứu và tiến dẫn lên Bụt một người của hoàng gia muốn được đi xuất gia. Đó là hoàng đệ Abhayarajakumara con của vua Bimbisara và của thứ hậu Padumavati, thái tử Abhayaraja bạch với Bụt là sau cái chết của thượng hoàng Bimbisara, thái tử không còn tha thiết gì nữa đến nếp sống phù hoa danh lợi. Đã từng được nghe Bụt thuyết pháp nhiều lần, thái tử rất hâm mộ đạo lý giải thoát và ước mong được sống nếp sống thảnh thơi va vô ưu của người khất sĩ. Bụt chấp nhận lời thỉnh cầu của Abbhayaraja và cho thái tử được xuất gia.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2014(Xem: 4641)
Hai kẻ thù đã lâu đời, hai chàng trai trẻ nhất thuộc hai dòng tộc võ sĩ đạo lâm chiến, đang rình rập nhau trong vùng hẻm núi dưới mé sông trong lúc bà con dòng họ đôi bên đang chém giết lẫn nhau trên phía đồng bằng. Mối hận thù nẩy sinh giữa hai chàng sâu đậm đến độ như muốn lộn mửa, và khi trông thấy nhau, mỗi chàng đều nguyện cầu: “Lạy Trời nếu con phải chết, xin cho con gây ra tử thương cho kẻ oán thù trước khi con lìa đời.”
18/10/2014(Xem: 43765)
Uống trà là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Á Đông theo phương châm“Bình minh nhất trản trà". Cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết đến trà như một loại nước uống mang lại sự sảng khoái, thanh khiết cho tinh thần, là cách để khai tâm mở trí. Người ta xem chén trà là đầu câu chuyện, là gợi mở tâm linh, là giao thoa văn hóa và kết nối lòng người.
10/10/2014(Xem: 4373)
Từ lâu, người ta tin rằng có một cái “bản ngã” thường hằng, bất biến, tồn tại độc lập trong vạn pháp. Trước sự nhầm lẫn tai hại đó, Phật Thích Ca bèn nói thuyết “Vô ngã” để chúng sinh phá chấp. “Vô ngã” không phải không có gì hết mà là không có tự tánh, không có tự thể riêng biệt. Đây là một trong ba Pháp ấn trong hệ thống giáo lý của Phật giáo (hai pháp ấn kia là Khổ và Vô thường). Gọi là Pháp ấn có nghĩa là trong tám mươi bốn ngàn pháp môn của đạo Phật nếu có pháp môn nào không có một trong ba khái niệm Khổ, Vô thường và Vô ngã thì không phải giáo lý đạo Phật.
03/10/2014(Xem: 4321)
Học sinh thường cho rằng, các thầy cô chỉ nhớ tên học sinh giỏi, học sinh đẹp hoặc hoạt động hiệu đoàn... Cho nên mỗi lần nếu tôi gặp lại một em học sinh không có gì xuất sắc ngày xưa mà tôi còn nhớ tên, thì đó là một niềm vui to lớn của em là được thầy cô còn nhớ mặt và nhớ tên của mình. Sau khi cuộc chiến lan tràn trên quê hương thầy trò phân tán, tôi đi cùng nam cực bắc, đi xa nửa trái địa cầu, rải rác khắp nơi, tôi vẫn gặp lại những em học sinh Đồng Khánh cũ. Và nhờ cố gắng nhớ mặt, nhớ tên các em, nên hầu như ở đâu tôi cũng gieo được chút niềm vui cho những người đang phập phồng chờ được gọi đích danh sau một câu mở đầu công thức: „Cô còn nhớ em không?“. Những con người ấy, những học sinh Đồng Khánh tha phương - xa trường, xa thầy bạn cũ đã xưa rất xưa, mà chính bản thân khi soi gương cũng không còn bắt được hình bóng mình ngày ấy..., bất giác còn được gọi tên, còn được nhớ, còn được nhắc nhở đến bao kỷ niệm của một thời. Ôi! Vui biết bao nhiêu, ấm áp ngọt ngào biết bao nhiêu
02/10/2014(Xem: 4223)
Ra đến bến xe trời hãy còn khuya khoắt, trông cảnh nhộn nhịp ì xèo rộn lên từ những gian hàng ăn uống ở một góc gần bên, và tiếng nói cười lăng xăng của hành khách đi lại lẫn với tiếng những người bán hàng rong mời mọc. Nhìn sang quầy bán vé bây giờ không giống như những ngày tháng sau năm 1975, bề mặt thoáng mát rộng rãi trang trí bởi những bảng quảng cáo, những hoa văn sắc màu, những hàng ghế để khách ngồi chờ trông lịch sự. Khách mua vé rất nhanh khỏe hơn xưa, không còn cảnh chen lấn xếp hàng cả buổi trời như trước đây, lại có thêm nhiều loại xe phục vụ trên các tuyến, việc nầy còn tùy thuộc vào túi tiền của hành khách, ai có tiền nhiều thì đi loại xe chất lượng cao, còn ai ít tiền thì đi loại xe bình dân hơn. Nói vậy chứ còn khá hơn trước Đây, bởi ba chiếc xe car cũ kỹ hoặc xe chạy bằng than đá trên những tuyến Miền Đông, Miền Tây vào những năm 1975 - 1990.
24/09/2014(Xem: 6342)
Xưa có một người quyết tâm học đạo, theo một vị thiền sư sống trong một cái cốc nhỏ, sống đạm bạc, quyết chí tu hành. Một này kia, có công việc, vị thiền sư phải đi xa, dặn đệ tử ở lại phải lo chăm chỉ tu hành, luôn luôn giữ lối sống đạm bạc và tâm hồn thanh tịnh. Người đệ tử này chỉ có một chiếc khố che thân. Đêm tới khi ngủ, máng khố trên vách, thường bị chuột chui ra cắn rách, phải xin bá tánh chút vải thừa thay khố nhiều lần.
03/09/2014(Xem: 4611)
Lúc đó tôi được 13 tuổi. Trước đó một năm gia đình tôi đã chuyển từ Bắc Florida đến miền Nam California. Tôi dễ hận thù khi vừa đến tuổi vị thành niên. Tôi rất nóng nảy và hay cãi lại đối với bất cứ chuyện gì dù nhỏ mà ba mẹ đề cập tới, đặc biệt là nếu nó liên quan đến tôi. Cũng giống như nhiều đứa trẻ lứa tuổi thiếu niên, tôi khó chấp nhận bất cứ điều gì đi ngược lại với quan điểm của mình về thế giới chung quanh. Một đứa bé “thông minh không cần dạy bảo”. Tôi phản đối bất cứ biểu lộ nào của tình thương. Thật sự, tôi dễ giận dữ khi đề cập đến cái từ “thương yêu”.
26/08/2014(Xem: 4025)
Ở ven bờ bể Mễ Tây Cơ, có một làng nhỏ chuyên sống nghề đánh cá, một chiếc thuyền con lướt sóng nhẹ vào bờ, đem về vài con cá khá to. Một ông khách Mỹ đứng trên bờ, khen ngợi nghề đánh cá tài giỏi của anh chàng Mễ Tây Cơ và hỏi anh ta mất bao nhiêu thì giờ mới được chừng đó cá. _ “ Không lâu lắm đâu !” anh Mễ Tây Cơ trả lời.
17/08/2014(Xem: 24925)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.”
17/08/2014(Xem: 23994)
Nhân quả báo ứng là một tập truyện của Trung Quốc, có vẽ tranh minh họa rất sinh động. Tập truyện này trước do ngài Văn Xương Đế Quân đời nhà Tấn sưu tập những truyện nói về nhân quả và sự báo ứng qua nhiều triều đại ở Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]