Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vườn đêm

01/07/201114:58(Xem: 2361)
Vườn đêm

VƯỜN ĐÊM
Diệu Trân

Tôi ngồi một mình, ngoài vườn đêm.
Trời không trăng, không sao.

Không gian sẫm tối, im lìm và tĩnh lặng.

Bỗng nhiên, tôi nghe thấy tiếng vỗ cánh vội vã của con chim lạc đàn, về muộn, tiếng dế hát bản nhạc buồn dưới bụi cỏ ẩm sương đêm. Chỉ có thế thôi nhưng cánh chim về muộn, con dế bé bỏng đâu ngờ rằng chúng vừa mang cho tôi niềm an ủi vô cùng. là tôi đang không chỉ một mình. Liễu Tam Không ở ngay nơi phút giây thầm lặng kỳ diệu này. Kẻ cho, của cho và người được cho đều không biết nhau, nhưng trong mầu nhiệm thì kẻ cho đã vừa hành Ba La Mật, của cho đã quá đầy và người được cho đã tiếp nhận thức ăn từ cõi nước Chúng-Hương, nơi đức Hương-Tích-Như-Lai thuyết pháp bằng hương thơm chứ không bằng ngôn tự.

Thật thế.

Khi một mình bước ra ngoài vườn đêm, tôi đã ngồi xuống bằng tiếng khóc nức nở trong tâm. Rồi tiếng khóc thầm ấy ứ đọng, tràn đầy, phá vỡ buồng tim, lan ra mạch phổi, tuôn vào gan mật, len lỏi khắp tế bào .... Hết chỗ dung thân, chúng ràn rụa trên hai khóe mắt !

Tại sao tôi lại để mình rơi vào trạng thái bi thương đến thế, trong khi lâu nay, tôi thường rất cẩn thận kiểm soát cảm thọ của mình, chỉ một chút bâng khuâng là lý trí nhận biết, chặn lại ngay?!

Tôi biết những nhược điểm của mình, nhưng không phải lúc nào cũng làm chủ được chúng. Ngay trong lúc này, nhược điểm là hai chữ “Mồ côi!”. Hai chữ “Mồ côi” của tôi là mồ côi hoàn toàn, không phải chỉ mồ côi cha hay mồ côi mẹ. Tôi đã chuẩn bị rồi, đã rất bình tĩnh khi mẹ mất, nhưng, tận cùng thẳm sâu tâm linh, có người con nào chuẩn bị được gì khi thực sự mất cả cha lẫn mẹ hay không? Tôi không tin có ai làm được điều này; có chăng, chỉ vì họ “tưởng” là làm được mà thôi.

Học Phật, chúng ta hiểu rằng chúng sanh chìm đắm trong luân hồi sanh tử nên chúng sanh và vạn hữu quanh ta có thể đã là ông bà, cha mẹ quá khứ. Dù tin tưởng như thế nhưng không nhận diện được nhau thì cảm thọ khởi lên chỉ mơ hồ trong tâm đạo là “Hãy yêu thương, hòa ái với nhau vì kẻ đó, người kia, có thể đã cùng là gia tộc”. Cảm thọ này khó có thể cùng nguồn với ông bà, cha mẹ hiện đời, những người mà chúng ta đã thấy, đã nhận yêu thương, đã phụng dưỡng, đã chia xẻ ân tình suốt quãng đường dài. Đó là thực tế khi chúng ta chưa chuyển được tâm chúng sanh thành tâm Bồ Tát. Bồ Tát có thể ra vào sinh tử nhiều đời nhiều kiếp cứu độ chúng sanh không mệt mỏi vì Bồ Tát đã nhìn được tất cả chúng sanh đều là thân quyến của mình nên Bồ Tát dễ dàng sống cùng chúng sanh, tu cùng chúng sanh, lấy chúng sanh làm đối tượng để chuyển hóa mình. Như thế, dù bất cứ hoàn cảnh nào, Bồ Tát có bao giờ cô độc ?!

Trong vườn đêm, tôi đang ngồi một mình và khóc vì cảm thấy cô độc quá ! Mười lăm năm trước, khi cha mất, tôi đã hụt hẫng, chao đảo như kẻ đang đu giây, bất chợt nhìn xuống không thấy lưới an toàn đâu cả! Cha chính là lưới an toàn, là nôi hồng ấm áp cho cánh chim non bay về khi trời giông bão. Đã bao lần tôi mạnh mẽ đứng lên, bước những bước cương quyết hơn, vững chãi hơn sau giông tố tả tơi quật ngã. Tôi từng đứng dậy được vì có cha là tri kỷ. Cha không chỉ yêu thương mà còn cảm thông, chia xẻ. Cha xức thuốc, xoa dầu, chữa lành bất cứ vết thương nào mà ngọn bát phong ngoài đời giạt tới. Tôi đã quá ỷ lại vào điểm nương tựa đó nên khi mất cha, tôi hãi hùng trước trời đất cuồng quay. Suốt mười lăm năm, từng lá thư cha viết đã là tấm bản đồ cho tôi đi tiếp đường đời với sự chăm lo của mẹ. Mẹ như chiếc bóng Quan Âm, lúc nào cũng sẵn sàng đáp ứng tiếng gọi, lời xin.

Không còn cha, vai mẹ chĩu nặng hơn với các con, các cháu.

Nhưng mẹ vừa theo cha rồi ! Mẹ ra đi khi hương-tự-tứ Vu Lan thoảng nhẹ trong không gian.

Cha ơi ! Mẹ ơi ! Nỗi tủi thân của đứa con mồ côi đang tràn đầy, có lẽ vì mẹ đã đi vào thời điểm Vu Lan, thời điểm những người con hướng tâm thành vào sự báo đáp ơn nghĩa sanh thành.

Cha ơi ! Mẹ ơi ! con phải làm gì để báo đáp cha mẹ ? Xin hãy chỉ cho con!

Có tiếng động lạ ngoài hồ sen cuối vườn.

Tôi chùi nước mắt, đứng bật dậy. Trời tối quá ! Trăng và sao đi đâu vắng cả?.

Qua thềm xi măng, tôi bước trên từng phiến gỗ tròn, cưa từ cây thông nhà hàng xóm trong mùa họ đốn cây. Đếm đủ 8 phiến gỗ, tôi bước sang bên trái, lối đi lát bằng gạch đỏ. Sau 5 miếng gạch xếp xéo như hình quả trám là 7 hàng gạch ngay ngắn, mỗi hàng 2 viên. Dọc theo bờ tường hàng gạch này, một bên là dẫy thanh long đang trổ hoa, một bên là 3 cây bưởi thanh trà, 2 cây quýt đường. Đi trên lối gạch này phải cẩn thận vì cả bưởi, quýt lẫn thanh long đều đang có khuynh hướng vươn tay ra lối đi !

Đi hết lối gạch là tới hồ sen.

Trời tối quá, nhưng tôi biết có 3 bông sen nở từ hôm qua, giờ này cánh sen đang úp lại, ngủ êm đềm bên những lá tròn xanh mướt, chờ bình minh lại tỏa ngát hương thơm.

Đứng bên hồ sen, tôi cố gắng lắng nghe và quan sát. Nhưng không thấy gì, nghe gì lạ nữa !

Tôi đứng im như thế, lâu và hình như rất lâu, lòng thôi thổn thức, lệ thôi chảy. Tôi đang nghe tôi tự hỏi mình “Ta đi ra tới đây, không vấp té, biết rõ từng bước chân, nhớ rõ từng cảnh vật dù trời tối quá, không thấy gì. Ta biết rõ, đi được tới nơi ta muốn tới là vì lối đi quen thuộc này đã được ghi lại trong tâm thức. Tuy không nhìn thấy nhưng ta đi mà không rụt rè, không sợ hãi vì đường đi đã ở trong tâm, trong bộ nhớ. Nếu tất cả chúng sanh đều sẵn có Phật tánh (như đường ra vườn đã biết có sẵn phiến gỗ, viên gạch, hàng cây) thì tại sao hầu hết chúng sanh không biết lối về ngôi nhà Phật của mình? Vì chưa được ghi lại trong bộ nhớ ư? Không phải! Nếu con người sanh ra là đã sẵn có bản chất thì bản chất đó phải nằm trong tâm thức chứ nằm đâu? Trẻ thơ vừa lọt lòng mẹ, còn trần truồng, khóc oe-oe là đã có Phật tánh, tức là đã có nơi về, nhưng sao đường về của chúng sanh mịt mù quá vậy? Vì vô minh che lấp nên không nhớ ư? Tại sao, cũng những chúng sanh vô minh đó lại nhớ đường tới sở làm, đường tới chợ búa, đường tới bác sỹ, tới nhà bạn bè mà không thể nhớ được đường về Bản Tâm mình ? Nếu chúng sanh vô minh đó mà không nhớ đường tới sở, tới chợ, tới bác sỹ ..v...v.. thì chúng sanh đó thường được gọi là người MẤT TRÍ, có phải không ? Nhưng không thấy ai gọi những chúng sanh không nhớ đường về căn nhà Phật của mình là kẻ mất trí, dù rằng con đường đó phải ở trong tâm thức từ giây phút đầu tiên khi ta lọt lòng mẹ; những con đường khác thì còn tùy thời gian, tùy giao tiếp, tùy sinh hoạt rồi từ từ mới có; tức là, nếu hình dung có một cuốn-sổ-tâm, thì địa chỉ đường về Bản Tâm phải ở giòng đầu tiên, trang đầu tiên. Giòng đó, trang đó, vẫn còn nguyên trên sổ tâm nhưng sao đa số chúng sanh đều quên hết, lại chỉ nhớ những địa chỉ sau, những địa chỉ đưa ta tới khổ đau, phiền não chập chùng???”

Tự hỏi rồi tôi sửng sốt !

Có lẽ không phải chúng sanh quên địa chỉ đầu tiên, mà vì muốn về địa chỉ đó, chúng sanh cần nhiều trí tuệ, sáng suốt, quyết tâm, can đảm, không thối chí. Trong khi, những địa chỉ sau không cần nhiều điều kiện như vậy, dễ đi hơn nên chúng sanh cứ lật qua trang đầu, mê mải theo những bản đồ sau mà đi, nối nhau mà đi, nhìn trước nhìn sau, bên phải, bên trái, thấy ai cũng như ai nên đồng thuận chấp nhận phiền não, khổ đau như là chuyện đương nhiên, huân tập đời này qua đời khác, cứ lấy Vô Thường là Thường, Khổ là Lạc, Vô Ngã là Ngã, Không là Tịnh!

Hơn 60 năm được cha mẹ tạo dựng hình hài, tôi cũng chỉ tìm đường dễ mà đi, chẳng học được gì ở câu “nan hành, năng hành” cả, nên vẫn mãi trôi lăn trong phiền não. Vậy mà vào chùa cứ tụng như cái máy “Phiền não vô tận thề nguyện đoạn!” Chỉ ngôn hành mà tâm không hành thì đoạn sao được ???

Trong bóng tối vườn đêm, tôi chậm rãi bước vào hiên, Tôi cảm nhận rất rõ những diễn biến vừa qua là do cha, mẹ đã về cùng tôi. Ngồi xuống thềm rêu mát lạnh, lòng tôi ấm lại với cái xoa đầu của cha, với vòng tay ôm của mẹ và cuốn-sổ-tâm vừa được cha lật lại trang đầu, in hai chữ “BẢN TÂM” đậm nét.

Vườn đêm tối quá, sao tôi lại nhìn thấy hai chữ Bản Tâm?

Ồ, cám ơn Trăng, cám ơn Sao ! Trăng đang vằng vặc và Sao lung linh đầy trời!

Nam Mô Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật.

Diệu Trân
(Như-Thị-Am, tháng tám, 2006)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 3175)
Một ngày nọ có chàng trẻ tuổi vừa buồn vừa khóc, tìm đến Đức Phật. Đức Phật hỏi: "Cái gì sai trái đã làm nhà ngươi khóc?" "Thưa ngài, cha con chết ngày hôm qua." ...
05/04/2013(Xem: 7500)
Ngài Hàn-Sơn : Trong thế gian mà bị người phỉ báng, khi dễ , nhục mạ, cười chê, khinh khi , chà đạp, ghen ghét , đè bẹp, đố kị ta. Như thế, ta phải xử trị cách nào ?
05/04/2013(Xem: 7942)
Sáng nay một đạo hữu đem sách này trao tôi, nhờ đọc xem có tham phá Phật pháp không. Sau khi đọc hết tôi nhận thấy trừ vài chi tiết, phần chủ yếu của sách chẳng có chi trái nghịch Phật pháp, theo những nhận định dưới đây ...
05/04/2013(Xem: 5225)
Ambapàli (Am-ba-bà- lị) nguyên là một kỹ nữ hạng sang sống tại thành Tỳ-xá-li. Nàng sở hữu nhiều tài sản, trong đó có một khu vườn xoài nổi tiếng xinh đẹp nhất thành phô và cũng là trung tâm giải trí lớn nhất của tầng lớp thượng lưu.
05/04/2013(Xem: 2938)
Trước năm 1975, ba tôi là một thương gia giàu có. Sự giàu có không bắt nguồn ba là quan chức đầy thế lực hay thân cận chính quyền. Ba tôi chỉ là một người dân lương thiện thuần túy. Ngày ba mẹ dắt đứa con trai nhỏ từ Bắc vào Nam, ba mẹ tá túc tại nhà người chú họ bên mẹ. Người chú có một xưỡng sản xuất bánh kẹo, thế là ba mẹ tôi vừa được xem là “con cháu trong nhà” vừa làm việc đắc lực cho chú. Đương nhiên thôi, chân ướt chân ráo vào Nam với hai bàn tay trắng, có nơi ăn chốn ở tạm gọi là an thân còn mong gì hơn. Thế nhưng, cuộc đời không đơn giản như thế. Ba mẹ tôi chỉ được nuôi ăn nhưng không nhận được đồng lương nào, dù chỉ vài đồng tiêu vặt.Tiền với ba tôi không phải là cứu cánh, nhưng nó là phương tiện để giải quyết nhu cầu cần thiết, cơ bản của con người.
04/04/2013(Xem: 11754)
Phải chăng là "niêm hoa vi tiếu" hay những nghịch lý khôi hài? Là nụ cười bao dung hỷ xả hay những lời châm biếm chua cay? Là tiếng cười vang tự đáy lòng hay chỉ là cái nhếch môi vô tâm vô sự? Là công án Thiền của thời đại hay chỉ là những chuyện tiếu thường tình? Là dụng tâm chỉ trích phá hoại hay thiện ý khai thị mạch nguồn?
02/04/2013(Xem: 14675)
Khi chọn lựa đề tài và sắp đặt câu chuyện, tôi mong rằng sẽ đi sâu từng chi tiết một, để câu chuyện hữu lý hơn; nhưng trước khi đi Canada lần nầy đã cung đón Đức Đạt Lai Ma về Chùa Viên Giác, nơi tôi đang trụ trì; nên có lẽ Chương đầu của quyển sách nầy, chỉ nói về bậc Thánh nhân ấy, không liên quan trực tiếp đến câu chuyện của quyển sách.
01/04/2013(Xem: 16380)
Mục Lục: HT Thích Như Điển - Xuất gia học đạo - Chùa Phước Lâm - Làm Nhang - Học tập - Về lại chùa Viên Giác - Ngày mất mẹ - Làm đậu hủ - Pháp nạn năm 1966 - Học tán tụng - Về Cẩm Nam - Hội An ngày ấy - Hồi ký - Tết năm Mậu Thân - Thầy tôi - Di tích - Chiếc nón bài thơ - Xa Hội An - Cách học cho giỏi - Lời cuối - Gặp lại nhau - Ba thế hệ đậuTiến Sĩ Mục Lục: Trần Trung Đạo - Lời Ngỏ - Vài nét về Chùa Viên Giác - Thời thơ ấu ở Duy Xuyên - Đến Chùa Viên Giác lần đầu - Rời Chùa Viên Giác đến Vĩnh Điện - Trở lại Chùa Viên Giác - Sư Phụ, Cố Đại Lão Hòa Thượng Long Trí - Tưởng nhớ Bổn Sư Thích Như Vạn - Tưởng nhớ HT Thích Tâm Thanh - Phố cô Hội An và những ngôi trường cũ - Hãy ngủ yên Đà Nẵng của tôi - Vu Lan nghĩ về Mẹ và Quê Hương
01/04/2013(Xem: 14607)
101 câu chuyện Thiền - Trần Trúc Lâm dịch
01/04/2013(Xem: 3066)
Túi vải đã sẵn trên vai, gã nhìn quanh căn phòng tạm trú, với tay, lấy chiếc mũ nỉ trong tủ áo, chụp lên đầu rồi khép cửa, bước ra đường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]