Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bạch Tuyết và Hồng Hoa

26/04/201101:53(Xem: 2786)
Bạch Tuyết và Hồng Hoa
hoa_hong (4)

Ngày xưa có một người đàn bà góa sống cô quạnh trong một túp lều gianh. Trước cửa là một cái vườn có hai cây hoa hồng, một cây ra hoa đỏ, một cây ra hoa trắng. Bà có hai cô con gái, trông đẹp như hai cây hồng. Vì vậy bà đặt tên hai con là Bạch Tuyết và Hồng Hoa.

Hai cô bé rất ngoan ngoãn, hay làm, trần gian thực hiếm có. Bạch Tuyết dịu dàng, thùy mị hơn Hồng Hoa. Hồng Hoa hay chạy nhảy ngoài đồng, hái hoa, bắt bướm. Còn Bạch Tuyết thì luôn ở nhà với mẹ, hoặc giúp việc nội trợ, hoặc đọc sách cho mẹ nghe. Hai chị em yêu nhau lắm, đi đâu cũng dắt tay nhau. Khi Bạch Tuyết nói:

- Chị em chúng ta không rời nhau...

Thì Hồng Hoa nói tiếp:

- ...suốt đời.

Bà mẹ lại nói thêm:

- Hai chị em có gì cũng phải chia nhau nhé.

Hai chị em thường vào rừng hái quả dại. Thú rừng thân mật đến hai chị em, không đụng chạm đến hai em. Thỏ ăn lá trong lòng bàn tay hai em. Hoẵng gặm cỏ bên cạnh hai em. Hươu nhảy nhót gần hai em. Chim trên cành hót vui tai hai em. Hai em không bao giờ bị nạn. Khi nào nhỡ muộn không về được, thì hai em nằm sát nhau trên thảm rêu, ngủ lại trong rừng đến sáng, mẹ biết vậy nên cũng chẳng lo ngại gì.

Bạch Tuyết và Hồng Hoa quét tước nhà cửa sạch sẽ lắm, nhìn vào thật thích mắt. Mùa hè thì Hồng Hoa làm công việc nội trợ, sáng nào cũng đặt trước giường mẹ một bó hoa trong đó có một bông hoa hồng trắng và một bông hoa hồng đỏ hái ở hai cây hồng của nhà. Mùa đông thì Bạch Tuyết đốt lửa và móc nồi lên bếp lửa. Nồi bằng đồng đánh sáng nhoáng như vàng. Tối đến, khi tuyết xuống, thì mẹ lại bảo:

- Bạch Tuyết ơi, con ra cài then cửa lại.

Rồi ba mẹ con ngồi bên lửa. Mẹ đeo kính, lấy quyển sách to ra đọc. Hai con vừa xe chỉ vừa nghe. Một chú cừu con nằm bên, đằng sau có một con chim gáy đậu, đầu rúc vào cánh. Một buổi tối, mẹ con đang quây quần êm ái như thế, thì có tiếng gõ cửa. Mẹ bảo:

- Hồng Hoa, con chạy mau ra mở cửa, chắc có khách bộ hành tìm chỗ trú đêm đấy.

Hồng Hoa ra mở cửa, tưởng là thấy một người nghèo khổ. Nhưng không, một con gấu thò đầu to kệch và đen xì vào. Em hét lên một tiếng, lùi lại. Đồng thời cừu con kêu be be, chim gáy vỗ
cánh và Bạch Tuyết trốn vào sau giường mẹ. Gấu nói:

- Đừng sợ, tôi không làm gì đâu, tôi rét cóng, chỉ muốn sưởi nhờ một tí thôi.

Bà mẹ bảo gấu:

- Tội nghiệp, lại gần lửa mà sưởi, cẩn thận kéo cháy lông nhé.

Rồi bà gọi con:

- Bạch Tuyết, Hồng Hoa lại đây, gấu không làm gì các con đâu, nó không có ý xấu đâu.

Hai em chạy lại, rồi dần dần cừu con và chim gáy hết sợ cũng đến. Gấu nói:

- Các em rũ tuyết ở lưng xuống hộ tôi.

Hai em đi lấy chổi quét lông cho gấu. Gấu nằm gần lửa, kêu gừ gừ ra vẻ khoái lắm. Chẳng mấy chốc hai em hết sợ, bắt đầu đùa nghịch với người khách ngờ nghệch.

Hai em giật giật lông gấu, để chân lên lưng gấu, lăn gấu xuống đất, hoặc lấy cành cây quật gấu; hễ gấu gừ gừ, hai em lại cười khanh khách. Gấu cứ để hai em nghịch, nhưng khi hai em nghịch quá thì gấu bảo:

- Bạch Tuyết, Hồng Hoa để cho anh sống với. Hai em đừng đánh chết người yêu của hai em nhé.

Khi cả nhà đi ngủ, bà mẹ bảo gấu:

- Gấu cứ nằm bên lửa mà sưởi cho ấm kẻo ở ngoài lạnh giá. Trời vừa tảng sáng thì hai em mở cửa cho gấu ra, gấu đạp tuyết vào rừng.

Từ đó, tối nào đúng giờ ấy gấu cũng đến nhà nằm bên bếp lửa và để cho trẻ tha hồ trêu mình. Cả nhà thân với gấu, chờ cho con vật lông đen đến rồi mới cài then cửa.

Mùa xuân trở lại, cây cỏ xanh tươi. Một hôm gấu bảo Bạch Tuyết:

- Bây giờ anh phải đi. Mùa hè này anh không thể đến đây được, em ạ.

Bạch Tuyết hỏi:

- Anh đi đâu, anh gấu thân yêu?

- Anh phải vào rừng giữ của kẻo những thằng lùn tai ác ăn trộm mất. Mùa đông, khi đất có băng phủ, thì bọn lùn phải chịu ở dưới đất, không nhoi lên được, nhưng nay mặt trời sưởi mềm đất, thì chúng lại nhoi lên tìm cách ăn trộm của anh; cái gì đã vào tay chúng, chúng cất vào sào huyệt của chúng thì khó lòng mà lấy lại được.

Bạch Tuyết buồn rầu vì phải từ giã gấu. Lúc em mở then cửa cho gấu ra, gấu vướng phải móc cửa, hơi trầy da. Em nhìn thấy hình như có vàng sáng nhoáng dưới da gấu nhưng em không chắc lắm. Gấu rảo bước rồi khuất bóng sau rừng.

Cách đấy ít lâu, mẹ sai hai con gái vào rừng kiếm củi. Hai em trông thấy một cái cây to ai đã hạ xuống và có vật gì nhảy nhót hết chỗ này đến chỗ kia trong đám cỏ gần gốc cây. Hai em lại gần, nhận ra một thằng lùn, mặt già khọm, bộ râu bạc dài vướng vào keo cây, nhảy nhót như một chó con bị xích, không sao thoát được. Nó quắc đôi mắt đỏ ngầu nhìn hai em, thét rằng:

- Sao chúng bay cứ đứng đực đấy ra mà nhìn, không đến cứu tao?

Hồng Hoa hỏi:

- Bác đã làm gì đến nỗi thế?

Thằng lùn đáp:

- Đồ ngu, mày lại còn thóc mách, tao muốn bổ cây này lấy củi nhỏ đun bếp. Tao không dùng củi to, củi to làm cháy mất món ăn. Chúng tao ăn nhỏ nhẻ chứ đâu có ngốn như đồ tham ăn tục uống chúng mày. Tao đã chêm nêm được rồi, nhưng không ngờ nêm trơn quá, thình lình tuột ra mất. Gỗ ập lại nhanh như chớp, tao không kịp rút chòm râu bạc đẹp đẽ ra, nên tao bị giam ở đây. Thế mà chúng bay còn cười, đồ nhãi còn hơi sữa, đồ ngu ngốc không biết xấu mặt.

Hai em cố hết sức giúp thằng lùn nhưng không thể gỡ râu nó ra được. Hồng Hoa nói:

- Để tôi đi gọi người đến.

Thằng lùn hộc lên:

- Đồ điên! Ai cần? Có hai chúng mày đã là quá lắm rồi. Chúng bay không nghĩ ra cách gì khác nữa à?

Bạch Tuyết nói:

- Bác đừng sốt ruột, tôi sẽ có cách cứu bác.

Rồi em lấy kéo nhỏ ở túi ra, cắt ngọn râu thằng lùn. Được thoát nạn, nó đi lấy một cái bị đầy vàng ở đám rễ cây và càu nhàu:

- Đồ mất dạy! Chúng bay cắt mất một mẩu râu đẹp của ông. Quỉ sứ sẽ làm tội chúng mày.

Rồi nó đeo bị vàng lên vai, đi thẳng, không thèm nhìn hai em.

Sau đó ít lâu, Bạch Tuyết và Hồng Hoa đi câu cá ăn. Khi đến gần bờ suối, hai em trông thấy cái gì như một con châu chấu to đang muốn nhảy nhót như muốn đâm xuống nước. Hai em chạy lại thì nhận ra thằng lùn trước. Hồng Hoa hỏi:

- Bác làm sao đây? Bác muốn nhảy xuống suối à?

Thằng lùn gào lên:

- Tao đâu có ngu thế. Mày mở mắt ra mà trông, con cá khốn nạn này nó muốn lôi tao xuống sông đấy.

Nguyên thằng lùn đang ngồi câu cá, bỗng không may bị gió cuốn râu mắc vào dây câu. Một con cá to cắn câu, thằng lùn yếu sức không lôi nổi con cá lên, con cá khỏe hơn kéo thằng lùn xuống. Nó bám lấy cỏ lấy sậy, nhưng không ăn thua. Lúc nó sắp bị cá lôi xuống thì hai em đến kịp, giữ được nó lại. Hai em gỡ cho râu nó, nhưng không ăn thua, vì râu cuốn chặt vào dây câu. Chỉ còn cách là lấy kéo cắt một đoạn râu nữa. Thằng lùn thấy thế kêu om lên:

- Đồ ranh con! Chúng bay làm nhơ nhuốc mặt người ta thế à! Ở đằng kia, chúng bay đã cắt râu tao, bây giờ chúng bay lại cắt đoạn râu đẹp nhất của tao, làm tao không dám để anh em trông thấy mặt nữa. Tao cầu cho chúng bay phải chạy cho đến mòn gót giầy.

Rồi nó đi lấy túi ngọc trai để trong đám sậy và không nói thêm nửa lời, lẩn sau một hòn đá.

Cách đó ít lâu, mẹ sai hai con gái ra tỉnh mua kim chỉ và băng. Con đường qua một bãi hoang rải rác có những tảng đá to. Hai cô bé thấy một con chim to liệng trên đầu mình hồi lâu, rồi xà xuống bên một tảng đá. Tức thì có tiếng kêu oe óe thảm thiết. Hai cô chạy đến thì sợ quá vì thấy con phượng hoàng đã quặp chặt lấy thằng lùn mà hai cô đã nhẵn mặt. Chim định tha nó đi. Hai cô bé níu chặt lấy thằng lùn, co kéo mãi làm cho con chim phải buông mồi ra. Nhưng khi hết sợ thì thằng lùn lại nhè mồm ra mắng hai em:

- Đồ chúng bay vụng quá, không biết nhẹ tay hơn một chút. Kéo mạnh quá làm cho chiếc áo mỏng của người ta rách tan tành như thế này à.

Rồi nó cắp túi ngọc của nó, len lỏi qua đá vào hang. Hai em đã quen với thói bạc bẽo của nó rồi nên không để ý, lên đường ra tỉnh mua bán.

Lúc trở về, hai em lại qua bãi hoang, thì bắt gặp thằng lùn đang đổ những viên ngọc ra một chỗ đất sạch, vì nó không ngờ có người đi qua đó muộn thế. Dưới ánh nắng chiều hôm, ngọc lóng lánh muôn sắc. Hai em đứng lại xem. Thằng lùn mắng:

- Chúng bay đứng đực ra đấy làm gì?

Mặt nó vốn bềnh bệch nay đỏ lên vì tức giận. Nó toan chửi rủa nữa thì bỗng có tiếng gầm gừ kinh hồn, rồi một con gấu đen ở rừng đi ra. Thằng lùn hoảng hồn chồm dậy, định trốn về hang, nhưng không kịp vì gấu đã tới ngay bên. Nó sợ quá van lạy gấu:

- Lạy ngài, xin ngài tha cho con, con sẽ biếu tất cả châu báu của con là những viên ngọc đẹp kia. Xin ngài để cho con sống, ngài ăn thịt kẻ nhỏ bé gầy gò như con thật chẳng bõ dính mồm. Ngài xơi thịt hai con ranh kia thì hơn: thịt chúng mềm như thịt cun cút vậy.

Nhưng gấu không biết nghe, tát cho thằng quái gian ác một cái chết tươi. Hai cô bé chạy trốn, nhưng gấu bảo:

- Bạch Tuyết, Hồng Hoa ơi, đừng sợ, chờ anh đi cùng với.

Hai em nhận ra tiếng gấu bèn đứng lại. Khi gấu đến gần hai em thì bộ lông gấu bỗng rơi xuống, gấu biến thành một chàng thanh niên đẹp trai mặc áo toàn vàng. Chàng nói:

- Anh là hoàng tử. Thằng lùn kia đã lấy của cải của anh, rồi phù phép cho anh hóa ra gấu, phải lang thang trong rừng cho đến khi nó chết mới được giải thoát. Thế là ác giả ác báo.

Bạch Tuyết lấy Hoàng tử và Hồng Hoa lấy em hoàng tử. Rồi bốn người chia nhau của cải thu thập được ở trong hang thằng lùn. Bà mẹ già sống lâu, yên vui gần con cái. Bà đem hai cây hồng, trồng trước cửa sổ. Năm nào, hai cây cũng ra hoa trắng, hoa đỏ rất đẹp.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/03/2017(Xem: 8652)
Mỗi sáng Chủ Nhật , quý Sư ở tu viện Santi Forest Monastery thường chuẩn bị rời chùa, đi xuống phố hoặc vào làng khất thực. Gọi là “đi khất thực”, nhưng thực sự nên gọi là “đi gieo duyên” với quần chúng địa phương thì đúng hơn, cư dân nơi đây, họ là những người Úc thuần túy, Phật giáo đối với họ là một tôn giáo hoàn toàn xa lạ, có thể họ chỉ nghe qua cái tên “ Buddhism “ mà không hề biết đó là gì ?
21/03/2017(Xem: 5781)
Đây là một tập bút ký, ghi lại cảm nghĩ của tác giả từ các nơi chốn tùng lâm ở Nhật Bản, Trung Hoa, Việt Nam. Không hề có một so sánh hay đánh giá ở đây, tất cả đều trình hiện như nó chính là nó. Chúng ta cũng vui đọc theo chân người đi, đôi lúc mình cũng là người đang đi như thế. Chiều thu muộn hay sáng hồng rực rỡ, một viên sỏi trong vườn thiền cũng chiếu rọi ánh tuyết lấp lánh. Tách trà xưa và nay cùng nâng lên để kỷ niệm giây phút tao phùng.
20/03/2017(Xem: 5314)
Đặt chân xuống phi trường Bordeaux, tôi thấy một cảm giác nao nao vui mừng và hối hộp. Tôi sắp đựơc gặp các huynh đệ và Thầy, tôi sắp đựơc trở về Làng Mai, nơi Thầy và Tăng Thân đã sinh ra tôi, đã cho tôi một hình tứơng sư cô trong tinh thần giải thóat. Nhìn ra ngòai cửa, các Thầy các sư cô đang vẫy tay chào đón chúng tôi, rồi quí‎ vị vào trong khu vực chuyển hành lí tiếp chúng tôi vận chuyển lên xe, về Làng.
20/03/2017(Xem: 5544)
Cuộc sống của chúng ta có những lúc cần phải suy gẫm về ý nghĩa về đạo lý làm người. Ngày xưa có một người gánh nước, mang trên vai hai chiếc bình. Trong hai bình ấy có một bình bị vết nứt, còn bình kia thì nguyên vẹn. Suốt một chặng đường dài từ nơi mé sông về nhà, chiếc bình nứt chỉ còn một nửa. Thời gian đã tròn ba năm, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về đến nhà chỉ có một bình rưỡi nước.
28/02/2017(Xem: 12977)
Đó là câu chuyện về Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche qua đời năm 2001. Có nhiều chuyện kỳ lạ trở thành mầu nhiệm sau khi Ngài ra đi.
24/02/2017(Xem: 4117)
Một buổi xế trưa nắng hơi nghiêng về chiều, cái sân nhỏ trước hiên, nhờ bóng nhà đầy râm mát. Đàn gà ri -một mẹ, một bố và tám con- đang líu ríu bươi đất cát nơi chân hàng rào. Công việc thật thừa thãi, nhàm chán, tôi chắc chắn chúng chả tìm thấy gì trong đám cát khô cằn không một ngọn cỏ một bóng cây. Thế mà đã nhiều ngày, cứ giờ này, chúng lại luẩn quẩn quanh đấy, bươi đất cát, nô giỡn ra điều thích thú lắm. Không ai đoán được chúng rất tinh khôn. Vì vào giờ này, sau khi đánh một giấc ngủ trưa, tôi vẫn có thói quen mở nắp lon guigoz vốc một nắm gạo nàng hương mà tôi đã xay nhỏ bằng cối xay tiêu, một ít thóc, rồi thong thả ra sân chưa kịp cất tiếng…cộc...cộc…cộc…để gọi đàn gà ri, chúng đã ùa chạy tới, như một thói quen, đợi tôi cho ăn. Tôi rải gạo, thóc trên khoảng sân nhỏ bằng xi măng bên hông cửa ra vào. Những con gà ri con chỉ mới nở hơn tuần nay, lông trắng ngần, lăng xăng chạy theo bố mẹ, như những trái ping pong. Chúng vươn cánh và dù cố gắng nhiều lần để nhảy lên thềm nhà như
23/02/2017(Xem: 4732)
Họ đã kết hôn được 78 năm, người chồng 103 tuổi, người vợ 100 tuổi, họ vẫn ở bên nhau suốt ngần ấy năm tháng, mạnh khỏe và hạnh phúc. Trong ngày Valentine năm nay, câu chuyện về họ được biết tới, chia sẻ và gây cảm động.
22/02/2017(Xem: 37630)
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CON TRAI CỦA TÔI (DALAI LAMA, MY SON) Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tác giả: Diki Tsering Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup Việt dịch: Thích Nguyên Tạng Diễn đọc: Quảng Thiện Duyên
05/02/2017(Xem: 4225)
Khi tôi lên giường, kim đồng hồ chỉ 23 giờ 30. Thông thường vào giờ này, vốn dễ ngủ, không mộng mị, nếu có, chỉ toàn giấc mơ hoa, không bao giờ gặp ác mộng, tôi đã ngáy khò khò; thế mà hôm nay, tôi trằn trọc mãi không ngủ được. Nằm trăn trở trong đêm, tôi lắng nghe âm thanh của đêm. Sài Gòn giờ này đã trả lại sự yên vắng cho nó. Không còn tiếng rao hàng, không còn tiếng người qua lại, không còn tiếng xe cộ? Lâu lắm mới có chiếc Honda xẹt ngang của vị nào đi chơi khuya về.
03/02/2017(Xem: 3966)
Thời gian đã vẽ thêm một vòng hào quang cho quá khứ thêm lộng lẫy đẩy lùi tất cả vào dĩ vãng trong một ngăn nào đó của bộ nhớ, và tuổi già thường hay hoài niệm những ngày cũ mà ngậm ngùi nuối tiếc. Tuổi già đối với những người khác không biết thế nào nhưng riêng tôi lại thích tham dự những buổi họp mặt với bạn bè cũ, gặp lại nhau biết bao mừng vui tràn ngập cả tâm tư. Tôi lại định cư tại một nước xa xôi lạnh lẽo, bạn bè ngày xưa không có, thành ra tôi cứ ao ước được bay đến những vùng trời khác. Nơi đó có những người bạn thời trung học thật tuyệt vời, là niềm an ủi cho mái tóc đã điểm bạc trong cuộc sống cách biệt quê người vạn dặm này. Tôi nhớ lại lần tôi qua Cali dự lễ kỷ niệm 50 năm xa trường. Đêm Đại hội đã để lại trong tôi quá nhiều cảm xúc, suy nghĩ; sự suy nghĩ với nhiều thứ pha trộn nhau. Với tôi, đó cũng là một sự hạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]