Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiền Xích Bích Phú

05/12/201007:49(Xem: 2815)
Tiền Xích Bích Phú
"Tiền Xích Bích phú " là một áng văn chương kiệt tác của Tô Đông Pha (1036-1101), một văn hào đời nhà Tống (950-1275).
Đông Pha tên là Thức, tự Tử Chiêm, người ở Mi Sơn (huyện thuộc tỉnh Tứ Xuyên ngày nay), con của Tô Tuân, anh của Tô Triệt. Cả ba cha con đều là văn gia trứ danh đời nhà Tống, được người đương thời hâm mộ và gọi là "Tam Tô".
Tô Thức làm quan đời Tống Nhân Tông. Đến triều Thần Tông, Vương An Trạch lên làm tể tướng, thi hành việc cải cách chính trị, Tô Thức cùng em dâng sớ lên Thần Tông, công kích dự án tân pháp của họ Vương; và vì xúc phạm đến quan tể tướng nên Tô Thức phải bị biếm ra Hàng Châu, rồi Hồ Châu, Hoàng Châu, Huệ Châu và Quỳnh Châu.
Trong thời gian ở Hoàng Châu (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc), Tô Thức làm nhà ở Đông Pha (sườn đồi phía đông) nên lấy hiệu là Đông Pha cư sĩ.
Ở đây, ông có làm hai bài "Tiền Xích Bích phú" và "Hậu Xích Bích phú". Xích Bích là tên một dãy núi tại huyện Gia Ngư, tỉnh Hồ Bắc trên bờ phía nam sông Dương Tử.
Đây là một di tích lịch sử.
Năm Kiến An thứ 13 (dương lịch 208), Tào Tháo, chúa Bắc Ngụy đã thua to tại đó vì bị tướng của Đông Ngô Tôn Quyền là Chu Du dùng trận hỏa công đốt sạch chiến thuyền. Hai bên bờ sông vì lửa đốt cháy đỏ nên người ta mới gọi là"Xích Bích" (vách đỏ).
Tô Thức bị trích ra Hoàng Châu, tức huyện Hoàng Cương ngày nay, thuộc tỉnh Hồ Bắc nhưng cách xa huyện Gia Ngư. Tại Hoàng Châu có một dãy núi đá sắc đỏ cũng gọi là Xích Bích hoặc "Xích tị cơ", Tô Thức nhân đi chơi đến đây là bài Xích Bích phú.
Trong "Thanh nhứt thống chí" có dẫn lời của Hồ Khuê trong "Xích Bích khảo" cho rằng: "Tô Tử Chiêm đã lầm lẫn Xích tị cơ tại Hoàng Châu với Xích Bích tại huyện Gia Ngư". Nhưng thiết nghĩ có lý nào một người như Tô Thức mà lại lầm lẫn một việc quá tầm thường đối với một di tích danh tiếng trong lịch sử được. Có lẽ vì hai nơi trùng tên nên ông Tô liên tưởng đến việc Tào Tháo, Chu Du đời Tam Quốc; và nói đến trong bài phú với dụng ý luận anh hùng và ký thác tâm sự.
Ông sáng tác Xích Bích phú trong thời gian bị biếm trích, tâm hồn đương đau khổ và chán nản nên muốn tìm nguồn an ủi ở những lẽ phi thường. Bởi vậy, trong bài có những tư tưởng tiêu sái, phóng khoáng, siêu thoát.
Tô Thức là một nhà văn thơ lỗi lạc. Văn của ông hàm súc, bôn phóng; thơ cũng tuấn dật, thanh cao. Nét chữ của ông lại đẹp, vẽ khéo, đúng là một văn hào, thi gia kiêm nghệ sĩ.
Bài Tiền Xích Bích phú hay hơn bài Hậu Xích Bích phú. Vì thế bài Tiền Xích Bích phú đã được nhiều văn gia thi sĩ dịch ra Việt văn như Phạm Sĩ Vy, Phan Kế Bính, v.v...
Nguyên tác:
Nhâm tuất chi thu,
Thất nguyệt kỳ vọng:
Tô tử dữ khách phiếm chu,
Du ư Xích Bích chi hạ.
Thanh Phong từ lai, thủy ba bất hưng.
Cử tửu chúc khách
Tụng Minh nguyệt chi chi,
Ca yểu điệu chi chương
Thiểu yên, nguyệt xuất ư đông chi thượng,
Bồi hồi ư Đẩu Ngưu chi gian.
Bạch lộ hoành giang,
Thủy quang tiếp thiên.
Túng nhất vĩ chi sở như,
Lăng vạn khoảng chi mang nhiên
Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong,
Nhi bất chi kỳ sở chỉ.
Phiêu phiêu hồ như di thế độc lập,
Vũ hóa nhi đăng tiêu.
Ư thị ẩm tửu lạc thậm,
Khấu huyền ca nhi.
Kỳ ca viết: "Quế trạo hề lan tương,
Kích không hề tố lưu quang.
Diếu diếu hề dư hoài,
Vọng mỹ nhân hề thiên nhứt phương".
Khách hữu xuy động tiêu gaỉ,
Ỷ ca nhi họa chi.
Kỳ thanh ô ô nhiên,
Như oán, như mộ, như khấp, như tố.
Dư âm niệu niệu,
Bất tuyệt như lũ.
Vũ u hác chi tiềm giao,
Khấp cô chu chi ly phụ.
Tô tử thiểu nhiên,
Chính khâm nguy tọa.
Nhi vấn khách viết:
"Hà nhi kỳ thiên dã?" Khách viết:
"Nguyệt minh linh hy, ô thước nam phi;
Thử phi Tào Mạnh Đức chi thi hồ?
Tây vọng Hạ khẩu, đông vọng Vũ Xương;
Sơn xuyên tương liễu, uất hồ thương thương.
Thử phi Tào Mạnh Đức
Chi khốn ư Chu lang giả hồ?
Phương kỳ phá Kinh Châu, hạ Giang Lăng,
Thuận lưu nhi đông dã;
Trục lô thiên lý,
Tinh kỳ tế không.
Si (ly) tửu lâm giang, hoành sáo phú thi;
Cố nhất thế chi hùng dã.
Nhi kim an tại tai!
Huống ngô dữ tử,
Ngư tiều ư giang chữ phi thượng;
Lữ ngư hà nhi hữu mi lộc;
Giá nhất diệp chi thiên chu,
Cử bào tôn dĩ tương chúc.
Ký phù du ư thiên địa,
Diểu thương hải chi nhất túc.
Ai ngô sinh chi tu du,
Tiện trường giang chi vô cùng.
Hiệp phi tiên dĩ ngao du.
Bão minh nguyệt nhi trường chung.
Tri bất khả hồ sậu đắc,
Thác di hưởng ư bi phong."
Tô tử viết: "Khách diệt tri
Phù thủy dữ nguyệt hồ?
Thệ giả như tư, nhi vị thường vãng dã.
Doanh hư giả như bỉ, nhi tốt mạc tiêu trường dã.
Cái tương tự kỳ biến giả nhi quan chi,
Tắc thiên địa tằng bất năng dĩ nhất thuấn;
Tự kỳ bất biến giả nhi quan chi,
Tắc vật dữ ngã.
Giai vô tận dã;
Nhi hựu hà tiện hồ?
Thả phù thiên địa chi gian,
Vật các hữu chủ.
Cẩu phi ngô chi sở hữu.
Tuy nhất hào nhi mạc thủ.
Duy giang thượng
Chi thanh phong,
Dữ sơn gian,
Chi minh nguyệt;
Nhĩ đắc chi nhi vi thanh,
Mục ngộ chi nhi thành sắc;
Thủ chi vô cấm,
Dụng chi bất kiệt.
Thị tạo vật giả chi vô tận tàng dã,
Nhi ngô dữ tử chi sở cộng thích".
Khách hỷ nhi tiếu,
Tẩy trản cách chước;
Hào hạch ký tận,
Bôi bàn lang tịch.
Tương dữ chẩm tịch hồ chu trung,
Bất tri đông phương chi ký bạch.
Dưới đây là bản dịch ra văn vần của Quân công thị (Hoằng Hóa Quận vương), con thứ 66 của vua Minh Mạng:
Năm Nhâm tuất mùa thu tháng bảy,
Mới qua rằm trăng hãy còn hin.
Ông Tô cùng khách dời thuyền.
Chơi nơi Xích Bích gần miền Kinh Châu.
Gió phảng phất dòng sâu sóng lặng,
Cất chén mời khách hẳn vui ưa;
Ngâm nga Nguyệt xuất thi xưa,
Liền câu yểu điệu cảnh giờ khéo in.
Phương đông thoắt trăng lên chóp núi,
Trong Đẩu, Ngưu noi dõi dần dà;
Sông trong, nước rạng bao la,
Ngang giăng móc trắng, là đà trời xanh.
Bồng một chiếc thích tình hứng cảnh,
Nước mênh mang muôn khoảnh xông pha;
Phới như cỡi gió bay qua,
Nương không lóng biết đâu là đến đâu.
Phơ phơ giống đời hầu có một,
Bỏ phàm trần cởi lốt lên tiên;
Chừng khi ấy dốc rượu liền,
Vui chi xiết gõ mạn thuyền ca xoang.
Trổi một khúc: "Thuyền lan, chèo quế,
"Vỗ trong ngần ngược vẻ rạng trôi;
Đăm đăm luống dạ ai hoài,
Mỹ nhân trông tưởng cách trời một phương."
Thổi tiêu sẵn có chàng đạo sĩ,
Nương lời ca rủ rỉ họa theo;
Cô cô loan phượng tiếng kêu,
Dở hờn, dở khóc, dở chiều, dở than!
Tiếng thừa thãi khoan khoan réo rắt,
Rõ ràng nghe chẳng dứt như tơ;
Đầm sâu giao lặn mưa kỳ
Thuyền không gái góa sầu bi lỡ đường.
Đông Pha lão nghe tường buồn bã,
Sửu bào ngồi hỏi gã thấp cao;
Hỏi rằng: "Do dĩ làm sao,
Tiệc vui thổi khúc tiêu tao lấy gì?
Khách dẫn thi: "Tinh hy nguyệt bạch,
Mạnh Đức ngâm Xích Bích phải không?
Xanh xanh đoái khắp tây đông,
Vũ Xương, Hạ Khẩu non sông tí mù.
Ấy chẳng phải đánh đua tài trí,
Nên Tào Man khốn bị Chu Lang;
Đương sơ Kinh địa phá tan,
Giang Lăng cũng đã tro tàn dòng xuôi.
Thuyền ngàn dặm nối đuôi giữa sóng,
Cờ muôn cơn rợp bóng trên không;
Rượu thi tới bến gác dòng,
Hùng tài tót thế gẫm không ai bì.
Đến giờ há còn chi đâu có?
Huống nữa là ngư nọ tiều kia.
Đòi ta bãi bạc, cồn le,
Vui vầy tôm cá, bạn bè hươu nai.
Lênh đênh vãi thuyền chài một lá,
Hê ha khuyên rượu lã vài hồ;
Dầm vàng gởi cái phù du,
Dự chi hốt thóc xô bồ biển thương.
Đời người gẫm thảm thương thấm thoắt,
Sông giang khen dài dặc không cùng;
Giày phi tiên cắp thung dung,
Ôm châu minh nguyệt muốn cùng dài lâu.
Liệu chẳng khá kíp cầu mà đặng,
Đem tiếng thừa phải nhắn gió đông".
Ông rằng: "Này khách biết không?
Mặt trăng phải tỏ, lòng sông phải dò.
Nước chảy mãi có mô trôi thẳng,
Trăng khuyết tròn trọn chẳng tiêu hao.
Hãy coi lẽ biến làm sao,
Lại coi chẳng biến thế nào thời hay.
Biến nháy mắt trời xoay đất trở,
Chẳng biến thời như rứa đeo tai;
Vật người chẳng hết còn hoài,
Có gì mà lại dong dài khong khen.
Vả lại xét trong nền Tạo hóa,
Các vật đều có gã chủ trương;
Dầu ta không có nõ màng
Mảy lông chớ đúng, muôn vàn kể chi.
Vui mặt nước những khi êm mát,
Cùng đầu non mấy lượt thanh tao.
Trăng thanh gió mát nghêu ngao,
Trăng non, gió nước dồi dào hòa hai.
Tiếng không hẹn lọt tai càng đớt
Sắc tình cờ vào mắt mà nên;
Mua vui nào phải tốn tiền
Tai dùng không chán, mắt nhìn không no.
Ấy tạo vật là kho vô tận
Ta cùng ngươi chỗ sẵn chơi chung".
Khách cười chi xiết mừng lòng,
Vội vàng rửa chén, rắp mong nghiêng bầu.
Cơm rượu thảy hồi lâu ráo xáo,
Chén bát đà lộn lạo ngửa nghiêng;
Cùng nhau chiếu gối trong thuyền,
Không dè trời đã rạng liền hướng đông.
Trong bài hát nói "Chữ nhàn" của Nguyễn Công Trứ có câu:
Sông Xích Bích buông thuyền năm Nhâm tuất.
Để ông Tô riêng một thú thanh cao,
Chữ nhàn là chữ làm sao?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 2906)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
04/01/2011(Xem: 2619)
Mình biết rằng lối xưng hô này chưa được đúng lắm vì Kim Chi là bà Hiệu trưởng của mình nhưng Kim Chi vẫn thường nói hai đứa mình cùng ngang tuổi nhau nên muốn tụi mình xưng hô với nhau như vậy cho thân mật và mình đang làm theo lời yêu cầu của Kim Chi đây.
30/12/2010(Xem: 5091)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
30/12/2010(Xem: 9536)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
28/12/2010(Xem: 3890)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
28/12/2010(Xem: 2549)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
28/12/2010(Xem: 2541)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
25/12/2010(Xem: 2707)
Chúng ta, những người bỏ xứ ra đi, đã quay lưng với cổng trường ngày cũ, nhưng lòng vẫn còn tưởng nhớ đến những hình ảnh thân yêu của bạn bè ngày nào! Vẫn mong ước ngày trở lại để tìm kiếm ký ức thầm kín ngày xưa, để được nhìn gặp những người ở lại của thuở ấy, nhưng những người ở lại có còn gì nữa đâu? Đói khổ đã làm mòn mỏi thêm cuộc sống, tất cả chỉ còn biết đem hơi sức bám vào nhịp thở, sống cho qua chuỗi ngày còn lại. Tôi quen chị Xuân Viên khi được đổi về trường Sương Nguyệt Anh (SNA). Hình ảnh một con người tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng đầy nghị lực đã đập vào mắt tôi và dần dần từ chỗ quen biết, chúng tôi đã thương mến nhau từ lúc nào cũng không hay nữa! Nói đến chị, phải nói đến một con người mẫu mực, một cô giáo hoàn toàn gương mẫu đúng phong cách một nhà giáo đầy đạo đức. Đó là người mà tôi mến phục nhất và lúc nào cũng chiếm trọn trong tôi một niềm thương yêu trìu mến và bất tận. Giao cho chị phụ trách làm giáo sư hướng dẫn một lớp nào, coi như nhà trường khỏi phải
24/12/2010(Xem: 7156)
Từ ngày định cư ở một xứ hiếm mưa, lắm lúc tôi tưởng chừng như không còn nhớ nhiều đến những cơn mưa vùng nhiệt đới; mưa quê hương, nhất là những cơn mưa dai dẳng của một xứ "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn", mưa xứ Huế!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]