Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài

07/10/201016:59(Xem: 3246)
Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài

Truyền thuyết "Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài" là một trong bốn truyền thuyết dân gian nổi tiếng của Trung Quốc. Rất nhiều người coi truyền thuyết "Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài" là "Rô-mi-ô và Ju-li-ét" của Phương Đông, cũng là câu chuyện bi kịch tình yêu, nhưng truyền thuyết "Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài" ra đời sớm hơn tác phẩm "Rô-mi-ô và Ju-li-ét" hàng ngàn năm.
Kể từ khi ra đời vào thời Tấn hơn 1600 năm trước đến nay, "Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài" chủ yếu được lưu truyền tại các tỉnh như Giang Tô, Chiết Giang, Sơn Đông, Hà Nam Trung Quốc,v.v Hàng nghìn năm qua, với nội dung đề cao sự học hỏi, tôn thờ tình yêu, ca ngợi cuộc sống tươi đẹp, bộ truyền thuyết đã làm rung động trái tìm biết bao người. Truyền thuyết "Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài" đã lưu truyền đến các nước như Triều Tiên, Việt Nam, Mi-an-ma, Nhật, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a,v.v, một sự ảnh hưởng mạnh mẽ hiếm có trong các truyền thuyết dân gian Trung Quốc.
Nội dung chính của câu chuyện như sau: Chúc Anh Đài là một cô gái tài mạo song toàn của gia đình họ Chúc, cô cải trang nam nhi đến Hàng Châu tìm thầy học đạo, trên đường đi, Chúc Anh Đài gặp chàng thư sinh Lương Sơn Bá, sau đó, hai người cùng kết thành bạn đường cùng nhau đến Hàng Châu, trong 3 năm học, hai người thân nhau như hình với bóng. Sau khi học thành tài, Chúc Anh Đài về quê trước, hai năm sau, Lương Sơn Bá tìm đến thăm nhà của Chúc Anh Đài, lúc đó chàng mới biết Chúc Anh Đài là một cô gái, mong muốn được lấy kết hôn với Chúc Anh Đài.
Nhưng không ngờ lúc đó, Chúc Anh Đài đã được bố mẹ hứa gả cho gia đình họ Mã, Lương Sơn Bá mắc bệnh nặng do nhiều năm tưởng nhớ Chúc Anh Đài, cuối cùng đã qua đời trong sự trầm uất đau khổ. Một năm sau sau khi Lương Sơn Bá qua đời, trên đường xuất giá về nhà chồng, Chúc Anh Đài đi qua phần mộ của Lương Sơn Bá, một trận cuồng phong nổi lên. Khi Chúc Anh Đài lên núi cúng tế Lương Sơn Bá, phần mộ của Lương Sơn Bá đột nhiên tách ra, Chúc Anh Đài nhảy vào bên trong mộ, sau đó, hồn phách của hai người hóa thành đôi bướm đầy màu sắc bay lượn rập rờn.

Các bạn thân mến, các bạn vừa nghe là trích đoạn vở Việt kịch "Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài", nội dung chính là khi Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài cùng học một trường, Lương Sơn Bá phát hiện thấy vết đeo khuyên tai trêu tai Chúc Anh Đài, vì vậy Chúc Anh Đài đã phải giải thích. Hiện nay, truyền thuyết Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài được lưu truyền dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác như kể chuyện, ca dao, truyền kỳ, kịch, khúc nghệ, âm nhạc, v.v từ đó truyền thuyết này được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, trở thành nghệ thuật kể chuyện truyền miệng và văn hóa phi vật thể có sức ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc, đồng thời hình thành nên văn hóa "Lương Chúc" vô cùng độc đáo.
Truyền thuyết "Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài" mang đậm đặc sắc vùng Giang Nam. Tuy nhiên, truyền thuyết này không chỉ đơn thuần là một câu chuyện tình yêu, mà còn chứa đựng các loại "gien văn hóa" như văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, triết học, lịch sử của Trung Quốc, Chúc Anh Đài cải trang thành nam nhi để được đi học, điều này đã phản ánh phong trào văn hóa "tôn sùng học vấn" của vùng Tô Nam nước Ngô Việt cổ đại; phần hấp dẫn nhất trong truyền thuyết "Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài"---"Đôi bướm bay lượn" đã phản ánh quan niệm về "sức sống mãnh liệt" của người phương Đông.
Trong quá trình lưu truyền, nhân dân các địa phương Trung Quốc đã không ngừng làm phong phú hơn nội dung của truyền thuyết, thậm chí còn lập rất nhiều bia mộ và chùa lấy truyền thuyết "Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài" làm chủ đề, khiến cho câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp này được lưu truyền mãi mãi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2011(Xem: 3435)
Ấm trà phúc đức, Tương truyền 500 năm về trước, tại huyện Mỹ Nùng có một vị tu hành đức hạnh tên là Chánh Thông pháp sư, nhân muốn lập một tòa tùng lâm tại nơi này, đã đặt chân khắp nơi để tìm địa điểm mà vẫn chưa tìm thấy. Có một đêm, pháp sư ra suối tắm, khi trở về qua khu rừng, dưới ánh trăng trong vằng vặc, bỗng nghe có tiếng nho nhỏ gọi: - Lão Pháp sư! Lão Pháp sư! Người dừng bước trông chung quanh không thấy một bóng ai cả, trong lòng lấy làm kỳ quái tưởng là mình nghe lầm nên cứ thản nhiên tiến về thảo am. Nhưng vừa đi được vài bước, lại nghe có tiếng gọi: - Pháp sư! Lão Pháp sư! Chánh Thông pháp sư liền theo hướng tiếng gọi phát lên mà tìm đến coi thử thì thấy trong đám cỏ dại um tùm trước hoang viện, hiện ra một người giống hệt dáng hồ ly, chắp tay vái pháp sư. Pháp sư hoan hỷ hỏi: - Thế ra nhà ngươi gọi ta? - Dạ đúng! Người đó trả lời. - Vậy ngươi có chuyện gì muốn nói cùng ta Pháp sư hỏi. Người đó chớp chớp đôi mắt nói : - Có phải lão Pháp sư định tìm một
28/07/2011(Xem: 2852)
Một phụ nữ nhà quê. Một con người luôn ném hết nghị lực ra giữa trời đất để sống. Bảy mươi ba tuổi. Tên Cao Thị Mỹ...
18/07/2011(Xem: 3094)
Nỗi oan của nàng Thị Kính - Truyện kể dân gian
11/07/2011(Xem: 12455)
Lá sen "cõng người", chuyện tình Rùa Hạc là những câu chuyện có thật trong Phước Kiển Tự. Trong cõi nhân gian này, không thiếu những sự kiện ly kỳ khó lý giải, và ở nơi này nơi kia, vào thời gian này thời gian nọ, biến động của cuộc sống luôn chứa đựng những bí ẩn trông chờ các nhà khoa học giải mã. Một hiện tượng lạ, một câu chuyện lạ, để thấy rằng, cuộc sống này có rất nhiều điều con người chưa khám phá hết.
09/07/2011(Xem: 5114)
C ó một cụ thi sĩ vừa say tình, vừa say rượu đã làm ra hai câu thơ luận về chữ Tình như sau: Chữ Tình là chữ chi chi. Dẫu chi chi cũng chi chi với Tình. Nghĩa là mặc kệ, muốn hiểu sao về chữ Tình cũng được, cho dù biết chắc là đâm đầu vào chỗ chết vẫn cứ hiên ngang bước vào.
09/07/2011(Xem: 12533)
Có lẽ danh từ “Phật đảo“ tôi dùng cho xứ đảo Đài Loan có hơi lạ tai với các bạn, vì từ đó đến giờ ta chỉ nghe nào là “Hải đảo chiều mưa“ hay “Ốc đảo cô đơn“, chứ chưa ai dám dùng từ chứa nhiều cường điệu như thế! Nhưng quả thật là như thế các bạn ạ! Một cụm đảo gần chín mươi chín hòn nhỏ to đủ cỡ, không lấy gì làm lớn cho lắm nằm chơ vơ giữa biển mà đi đến đâu cũng thấy những tượng Phật vĩ đại và Chùa chiền với tầm vóc đáng ngại, nhìn vào phải bái phục khen thầm, ấy là chưa kể tinh thần tu học nghiêm mật và trật tự của Phật tử Đài Loan.
06/07/2011(Xem: 5051)
Hôm nọ tình cờ Hoa Lan đọc được một đoản văn của một tác giả nào đó, viết về đề tài nóng bỏng của thời đại “Tình Nghĩa Vợ Chồng“ với dẫn dụ thật thú vị bằng bát canh rau biếc, một loại rau khoa học giả tưởng kiểu lá riêu bông. Câu chuyện hay đến độ đã làm Hoa Lan phải động não lẫn động tâm, phải lồm cồm bò dậy ngồi vào máy vi tính để viết ra mấy hàng chữ này.
01/07/2011(Xem: 2320)
Trời tối quá, nhưng tôi biết có 3 bông sen nở từ hôm qua, giờ này cánh sen đang úp lại, ngủ êm đềm bên những lá tròn xanh mướt, chờ bình minh lại tỏa ngát hương thơm.
30/06/2011(Xem: 2406)
Nếu bạn đi qua cánh đồng lúa mạch sau cơn bão bạn sẽ thấy lúa đen như thể là bị cháy. Tôi sẽ kể cho bạn nguyên nhân lúa bị đen...
30/06/2011(Xem: 2117)
Những chiếc lá vàng từ tán cây phượng bị gió lùa xuống ghế đá công viên, chỗ Thủy và chàng ngồi, làm cho Thủy chợt nhớ bài hát Mùa Thu Lá Bay...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]