Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài

07/10/201016:59(Xem: 3247)
Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài

Truyền thuyết "Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài" là một trong bốn truyền thuyết dân gian nổi tiếng của Trung Quốc. Rất nhiều người coi truyền thuyết "Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài" là "Rô-mi-ô và Ju-li-ét" của Phương Đông, cũng là câu chuyện bi kịch tình yêu, nhưng truyền thuyết "Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài" ra đời sớm hơn tác phẩm "Rô-mi-ô và Ju-li-ét" hàng ngàn năm.
Kể từ khi ra đời vào thời Tấn hơn 1600 năm trước đến nay, "Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài" chủ yếu được lưu truyền tại các tỉnh như Giang Tô, Chiết Giang, Sơn Đông, Hà Nam Trung Quốc,v.v Hàng nghìn năm qua, với nội dung đề cao sự học hỏi, tôn thờ tình yêu, ca ngợi cuộc sống tươi đẹp, bộ truyền thuyết đã làm rung động trái tìm biết bao người. Truyền thuyết "Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài" đã lưu truyền đến các nước như Triều Tiên, Việt Nam, Mi-an-ma, Nhật, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a,v.v, một sự ảnh hưởng mạnh mẽ hiếm có trong các truyền thuyết dân gian Trung Quốc.
Nội dung chính của câu chuyện như sau: Chúc Anh Đài là một cô gái tài mạo song toàn của gia đình họ Chúc, cô cải trang nam nhi đến Hàng Châu tìm thầy học đạo, trên đường đi, Chúc Anh Đài gặp chàng thư sinh Lương Sơn Bá, sau đó, hai người cùng kết thành bạn đường cùng nhau đến Hàng Châu, trong 3 năm học, hai người thân nhau như hình với bóng. Sau khi học thành tài, Chúc Anh Đài về quê trước, hai năm sau, Lương Sơn Bá tìm đến thăm nhà của Chúc Anh Đài, lúc đó chàng mới biết Chúc Anh Đài là một cô gái, mong muốn được lấy kết hôn với Chúc Anh Đài.
Nhưng không ngờ lúc đó, Chúc Anh Đài đã được bố mẹ hứa gả cho gia đình họ Mã, Lương Sơn Bá mắc bệnh nặng do nhiều năm tưởng nhớ Chúc Anh Đài, cuối cùng đã qua đời trong sự trầm uất đau khổ. Một năm sau sau khi Lương Sơn Bá qua đời, trên đường xuất giá về nhà chồng, Chúc Anh Đài đi qua phần mộ của Lương Sơn Bá, một trận cuồng phong nổi lên. Khi Chúc Anh Đài lên núi cúng tế Lương Sơn Bá, phần mộ của Lương Sơn Bá đột nhiên tách ra, Chúc Anh Đài nhảy vào bên trong mộ, sau đó, hồn phách của hai người hóa thành đôi bướm đầy màu sắc bay lượn rập rờn.

Các bạn thân mến, các bạn vừa nghe là trích đoạn vở Việt kịch "Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài", nội dung chính là khi Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài cùng học một trường, Lương Sơn Bá phát hiện thấy vết đeo khuyên tai trêu tai Chúc Anh Đài, vì vậy Chúc Anh Đài đã phải giải thích. Hiện nay, truyền thuyết Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài được lưu truyền dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác như kể chuyện, ca dao, truyền kỳ, kịch, khúc nghệ, âm nhạc, v.v từ đó truyền thuyết này được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, trở thành nghệ thuật kể chuyện truyền miệng và văn hóa phi vật thể có sức ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc, đồng thời hình thành nên văn hóa "Lương Chúc" vô cùng độc đáo.
Truyền thuyết "Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài" mang đậm đặc sắc vùng Giang Nam. Tuy nhiên, truyền thuyết này không chỉ đơn thuần là một câu chuyện tình yêu, mà còn chứa đựng các loại "gien văn hóa" như văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, triết học, lịch sử của Trung Quốc, Chúc Anh Đài cải trang thành nam nhi để được đi học, điều này đã phản ánh phong trào văn hóa "tôn sùng học vấn" của vùng Tô Nam nước Ngô Việt cổ đại; phần hấp dẫn nhất trong truyền thuyết "Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài"---"Đôi bướm bay lượn" đã phản ánh quan niệm về "sức sống mãnh liệt" của người phương Đông.
Trong quá trình lưu truyền, nhân dân các địa phương Trung Quốc đã không ngừng làm phong phú hơn nội dung của truyền thuyết, thậm chí còn lập rất nhiều bia mộ và chùa lấy truyền thuyết "Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài" làm chủ đề, khiến cho câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp này được lưu truyền mãi mãi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2011(Xem: 2883)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
28/08/2011(Xem: 2633)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
23/08/2011(Xem: 2363)
Vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp, nắng lửa hết tháng này đến tháng khác thiêu cháy cây cối...
23/08/2011(Xem: 5586)
Xưa có một gia đình rất đông con, đông đến nỗi bố mẹ không nhớ hết được tên từng đứa. Người chồng tên Đang, người vợ tên Phang.
23/08/2011(Xem: 2127)
Một ngày mùa hạ, trời mưa to nước lũ tràn về. Chàng đem củi đi chợ bán, vì nước lũ tràn về nhanh quá, không thể lội qua sông...
23/08/2011(Xem: 2477)
Ngày ấy có đôi bạn chí thân là Quắc và Nhân. Họ đều là con nhà học trò nghèo, lại đều mồ côi cha mẹ, Quắc được học nhiều hơn bạn...
23/08/2011(Xem: 3045)
Ngày đó trâu cùng nói một thứ tiếng với người. Nhờ thế người dùng lời nói để sai khiến con vật theo ý muốn của mình rất tiện.
05/08/2011(Xem: 14380)
Khi vua Tịnh Phạn hay tin Phật thành đạo, nhà vua và dòng họ Thích rất vui mừng. Lúc ấy, em trai vua vừa sanh hoàng tử và xin vua Tịnh Phạn đặt tên. Vua liền đặt tên Khánh Hỷ (Vui Mừng), tức là tên của ngài A Nan.
01/08/2011(Xem: 2722)
Bằng đức độ, lòng từ bi và trí tuệ siêu tuyệt, Nhị Tổ Pháp Loa chinh phục được mọi hạng người trong xã hội, từ vua quan đến quân sĩ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]