Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Âu Châu Có Gì Lạ?

28/08/201520:28(Xem: 4686)
Âu Châu Có Gì Lạ?

Le Hiep Ky_Chua Khanh Anh Paris (1)

Âu Châu Có Gì Lạ???
        Trần Thị Nhật Hưng


 

           Cải biên từ một bài hát, tôi xin đổi là: “Âu Châu có gì lạ không em? Mai em về còn nhớ gì không?”. Còn nhớ chứ, nhớ nhiều nữa là khác. Nhớ như một người yêu nhớ người tình. Và tôi đã nhớ gì, xin... thỏ thẻ cùng các bạn nỗi lòng của tôi nha.

           Âu Châu năm nay có hai sự kiện:

* Sự kiện thứ nhất là khóa tu học hằng năm vẫn thường xảy ra tại một nước trong Âu Châu, không chỉ Phật tử khắp Âu Châu đều biết mà cả thế giới cũng có một số người quan tâm.

* Sự kiện thứ hai độc nhất vô nhị thật đặc biệt chưa từng có trên thế gian này đã làm xôn xao khắp năm châu bốn biển đó là 4 đại lễ cùng tổ chức một lần tại chùa Khánh Anh, Paris.

- Lễ Đại Tường Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm.

- Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh, Evry.

- Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày về nguồn 9)

- Đại Giới Đàn Khánh Anh.
(kính mời xem hình ảnh đầy đủ 4 đại lễ trên)

 

  Le Hiep Ky_Chua Khanh Anh Paris (2)

Đặc biệt nữa hai sự kiện tổ chức kề sát chỉ cách nhau mười ngày, một ở Đức, một ở Pháp, khiến thiên hạ xôn xao lựa chọn.Tham dự chỗ này thì thôi nơi kia. Cân nhắc thời gian, sức khoẻ, tiền bạc hội đủ nhân duyên rồi mới quyết định. Riêng tôi, tôi tham dự cả hai để hôm nay, tôi có bài viết này mời những người ở nhà thưởng thức.

   Vậy hai nơi đó có gì lạ, trước tiên, tôi xin lược sơ khoá tu học Âu Châu.   

   

            Hằng năm cứ vào giữa hè, hoa, lá ngoài đường trỗ đầy, và trên không có nhiều đám mây bàng bạc, lòng tôi cứ nô nức rộn ràng nghĩ đến Khoá Tu Học Âu Châu (nhái văn “Tôi Đi Học” của Thanh Tịnh). Tôi quên làm sao được, mới đó, mà một năm đã trôi qua. Thời gian đi quá mau. Hết hạ, thu, đông, xuân rồi hạ. Nhưng mùa hạ Âu Châu năm nay có chiều đổi khác. Trái đất  đã thay đổi nhiều do con người tàn phá. Cái nóng gần 40 độ C giáng xuống Âu Châu, nơi mà gần như lạnh quanh năm, như một tỏ lộ sự giận dữ cảnh báo đối với nhân loại. Sức nóng như cái lò nướng thiêu đốt con người. Đã có nhiều người chết vì nóng. Thế nhưng, dù thời tiết thế nào vẫn không ngăn được lòng cầu đạo cũng như sự mong mỏi  gặp nhau chỉ sau một năm xa cách với nhiều nhung nhớ của người con Phật. Hoà thượng Thích Tánh Thiệt đã chẳng nói ngay trong buổi khai thị của khóa tu học, niềm tri ân sư ông Khánh Anh Paris đã thấu hiểu nỗi lòng xa quê của mọi người, cho nên Khoá Tu Học Âu Châu ra đời không chỉ riêng đáp ứng nhu cầu tâm linh cho Phật tử mà còn là nơi để mọi người gặp gỡ. Ăn cơm có canh, tu hành có bạn là lẽ đó. Để, khi ăn được đối mặt nhau, ngủ được thấy nhau và học được ngồi bên nhau (do vậy mà lúc ghi danh nhập học, bạn bè cứ rủ rê xin được chung phòng là vì thế đã làm phiền lòng ban sắp xếp phòng ốc không ít. Xin quí Thầy thông cảm, đừng trách móc chúng con).Tình cảm thiêng liêng đó, không ai nói ra thành lời nhưng tất cả đều cảm nhận một cách chân thành để thấy lòng vui và ấm lại (trời thì nóng mà lòng vẫn lạnh- lạnh lòng- mới lạ!). Do đó, gần khóa tu học mọi người bằng mọi phương tiện, mail, điện thoại "ơi ới" rủ nhau lũ lượt đến, cho nên, dù một số không nhỏ dành tham dự đại lễ chùa Khánh Anh, số lượng tham dự khóa tu không sút giảm bao nhiêu vừa Tăng-Ni và Phật tử được 751 người so với năm trước trên 900 người.

           Khoá Tu Học Âu Châu năm nào cũng thế, đã vào nề nếp. Ngày có ba bữa ăn chay rất ngon, ba thời học giáo lý, tụng kinh niệm Phật. Lễ tưởng niệm Sư Ông Khánh Anh tri ân công lao Ngài gây dựng đạo tràng cho hậu thế. Thêm “Tác pháp An Cư cho Tăng-Ni“ cùng tụng một cuốn kinh, nhắc nhở cùng giữ giới, vì giới luật có nghiêm minh thì đạo Phật mới trường tồn và phát triển. Đặc biệt nữa năm nay khóa tu tại Neuss Đức quốc có lễ chẩn tế cúng cô hồn rất trang trọng cầu nguyện họ được siêu thoát, không sống vất vưỡng để…nhát thiên hạ. Ngày cúng, họ…kéo về ào ào, rung chuyển đất trời, đang nóng thành những cơn giông, hạ nhiệt độ xuống mát rượi. Cuối khóa còn có màn văn nghệ nữa để mọi người giải trí.

            Nói chung đến khóa tu học, ngoài việc Thầy bạn gặp gỡ, thăm hỏi nhau, chủ đích là nơi để rèn luyện thân tâm đem an lạc cho mình và cho người, nên tôi có ca tụng mãi chỉ làm mọi nguời than: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi“. Do đó, trước khi tôi tạm ngưng để khỏi phiền lòng quí bạn, tôi chỉ chắt lọc những điều tôi học, cho là quan trọng để nhớ mãi không quên.

           Giáo lý tại khóa Âu Châu không theo một qui chế nào. Quí Thầy tự chọn cho mình một đề tài thích hợp. Trăm hoa đua nở. Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa mỗi vẻ. Nội dung cũng chỉ mong Phật tử hiểu đạo, hiểu kinh, mở mang trí tuệ, phát bồ đề tâm, thực hành bồ tát đạo, ăn hiền ở lành… Phật tử nghe riết sẽ nhập tâm, không nở chiều dọc cũng rộng bề ngang. Nếu tôi đi vào chi tiết kể lại thì dông dài lắm, làm phiền quí vị, chi bằng quí vị cứ đến tham dự, cho tôi khỏi…mỏi miệng kể ra. Tuy nhiên, tôi vẫn tóm tắt những gì tôi học, coi như tôi ôn bài, còn quí vị thì, cũng…ôn bài luôn!

           Cứ mỗi sáng tụng kinh Lăng Nghiêm, tôi đọc như vẹt, cho mãi đến bây giờ khóa 27, tuy hơi muộn, chậm còn hơn không, tôi mới hiểu chủ đích kinh Lăng Nghiêm: Đại định, trở về chân tâm „Trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật“, phá giặc ở nội tâm. Phá những dục vọng làm con người chao đảo. Đúng vậy, không có giặc nào mạnh bằng giặc nội xâm. Chiến thắng ba quân không bằng thắng chính mình.Thắng chính mình mới là chiến công hiển hách nhất. Thần lực của kinh Lăng Nghiêm vô cùng mạnh mẽ phá ma quân, ngày xưa, chính Ngài Xá Lợi Phất đã giải vây cho Ngài A Nan thoát khỏi vòng mê hoặc của Ma Đăng Già bằng chính kinh Lăng Nghiêm. Bây giờ, kinh Lăng Nghiêm đã trở thành chủ lực để từ hàng giáo phẩm đến Phật tử sử dụng mỗi ngày vào công phu khuya.

           Nói như thế không có nghĩa Phật Giáo chỉ có kinh Lăng Nghiêm. Bên cạnh đó còn kinh Pháp Hoa: Khai thị chúng sinh nhập tri kiến Phật; kinh Hoa Nghiêm: Trở về thế giới trùng trùng; Trung Bộ kinh(Nikaya) và vô số nhiều kinh khác nữa. Mỗi kinh đều có giá trị riêng. Tuy nhiên, cho dù kinh nào đi nữa, thâm tín Tam Bảo là quan trọng nhất. Vì thâm tín mới có giao cảm, mới học, mới hiểu, sẽ là nguồn năng lượng để thực hiện đường đạo cầu an lạc, giải thoát.

           Chúng ta hãy ghé mắt nhìn qua nước Miến Điện lấy Phật Giáo làm quốc giáo. Dân tuy rất nghèo, nhưng họ thâm tín Phật Pháp, áp dụng Phật Pháp một cách nghiêm chỉnh. Không lấy tiền bạc, vật chất làm cưú cánh, mà đánh giá con người qua đạo đức, tác phong. Họ không tôn trọng “đại gia„ không đánh giá con người qua những chiếc xe đắt tiền, biệt thự sang trọng, quần áo, giày dép hàng hiệu…mà họ tôn trọng Tam Tạng Pháp Sư, người làu thông Kinh, Luật, Luận của Phật giáo. Nhờ thế, nước họ „bần nhưng lạc“ (nghèo mà vui). Họ có niềm tin Phật Pháp rất mãnh liệt, và thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Bằng cớ chính tôi đã chứng kiến trong cuộc hành hương Miến Điện do Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác tổ chức năm 2013. Chị Khánh Lan, phóng viên đài truyền hình Canada, lạc mất máy ảnh khi đi vào phố chợ. Lúc ra xe theo đoàn, chị hớt hãi trở vào chợ tìm máy. Ai cũng nghĩ 99% là mất, thế mà một chị bán hàng người Miến nhặt được dưới đất, thấy chị Khánh Lan dớn dác tìm kiếm, đã trao lại cho chị. Cử chỉ đó cho ta, không chỉ thiện cảm bản thân chị bán hàng mà còn kính trọng đất nước Miến Điện nữa.

           Kính thưa quí bạn, tôi nhặt nhạnh được một chút kiến thức tại khóa tu học do quí Thầy trao cho. Muốn đi vào chi tiết xin mời các bạn ghé đọc bài ''Giáo Lý Âu Châu 27, Có Gì Lạ'' của chị Nguyên Hạnh Hoàng Thị Doãn.

 

           Giờ các bạn đã mệt chưa nào, còn đủ sức theo tôi qua Paris tham dự các đại lễ chùa Khánh Anh không?

            Nghỉ một lát rồi cùng kéo nhau qua Paris nhé.

 

            Paris, kinh đô ánh sáng, vẫn là nơi thu hút du khách qua những thắng cảnh nhân tạo như tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn, tòa lâu đài hoa lệ hùng tráng của vua chúa ngày xưa; cùng cảnh thiên nhiên ngự trị giữa trung tâm thành phố với giòng sông Seine có những con tàu lượn lờ trên sóng nước, về đêm đẹp vô cùng. Nhưng Paris hôm nay, lại được thu hút một cách đặc biệt, khiến mọi người khắp năm châu lũ lượt kéo về, đó là bốn đại lễ của chùa Khánh Anh, hay nói rõ hơn, đúng hơn là về để tri ân tấm lòng của Hòa Thượng Sư Ông Khánh Anh (dù Ngài đã viên tịch) đơn đạo đột nhập vào tây phương để truyền bá Phật giáo, đã một đời vì đạo bôn ba trên mọi nẻo đường, không quãng ngại gian lao khó nhọc dù cho đến lúc tuổi già sức yếu, cho đến hơi thở cuối cùng, một lòng phục vụ Đạo Pháp và Dân Tộc qua những công việc Ngài đã làm.

 

          Có bốn đại lễ, xin lần lượt  trình sơ dưới đây

 

1-      Lễ Đại Tường Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm.

 

 Trong lễ Đại Tường tưởng niệm Sư Ông, trước di ảnh Ngài ngự trị trong chánh điện, bao Tăng-Ni, Phật tử, môn đồ pháp quyến chùa Khánh Anh cung kính lễ lạy. Gió từ phía sau mát rượi qua khung cửa mở rộng lồng lộng thổi về, xoa dịu cái nóng của Âu Châu, như mang thánh linh của Ngài về chứng minh lòng thành của bao người. Những giọt nước mắt thương kính Ngài lại đong đầy nơi khóe! Bao lời tán thán công đức về Ngài như một bậc Xuất Trần Thượng Sĩ, công trạng của Ngài để lại cho hậu thế bút mực nào viết cho đủ. Nổi bật nhất, ngoài thành lập đạo tràng Khóa Tu Học Âu Châu hằng năm như vừa kể trên, ngôi phạm vũ nguy nga sừng sững dưới ánh nắng mặt trời, nơi mà trong tương lai sẽ sử dụng để đào tạo tăng tài, sẽ tổ chức khóa tu học cho Phật tử…

 

2-         Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh, Evry.

 

    Đã không thực hiện được vì chưa có giấy phép của chính quyền sở tại. Chỉ làm…nháp nho nhỏ cho chúng ta biết với nhau thôi. Do đó chùa không được sử dụng như ý muốn đã gây khó khăn rất nhiều trong việc tổ chức. Chánh điện không được chứa quá 300 người. Không được nấu nướng tại chùa đã khiến ban trai soạn vô cùng vất vả nấu từ chùa cũ lái xe cả gần tiếng để mang thức ăn sang chùa mới phục vụ cho hằng vài ngàn người trong một lúc, do đó không tránh được nhiều sơ sót. Mong Phật tử chúng ta hoan hỉ và thông cảm thôi.

    Lễ Khánh Thành chính thức sẽ hứa hẹn một ngày không xa, hy vọng lúc đó mọi sự đều tốt đẹp sẽ phục vụ quí bạn hữu hiệu hơn. Chùa Khánh Anh luôn chào đón chúng ta.

 

3- Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày về nguồn 9).

 

      Đã tới năm thứ 9 rồi. Chín năm đằng đẵng, năm nào Lễ Hiệp Kỵ cũng tổ chức tại mỗi nước khác nhau. Năm nay tại Pháp, năm tới thứ 10 tại Canada. Lồng trong “Hiệp Kỵ“ (Kỵ là ngày giỗ. Hiệp là tụ tập để làm một cái giỗ lớn) tưởng nhớ công đức của tổ tông, noi theo hành trạng của tổ tông mà hành đạo còn “Về Nguồn“ nữa.

    Về nguồn là “qui nguyên“ về với cái gốc mà bao đời Lịch Đại Tổ Sư truyền thừa cho đến bây giờ nhắc nhở người con Phật phải biết sống theo giáo pháp của Đức Phật. Đức Phật đã đưa ra Bảy Pháp Bất Thối nằm trong kinh Du Hành, Bộ Trường A Hàm dành cho Tăng-Ni làm hưng thịnh chúng Tỳ kheo. Vậy, Bảy Pháp Bất Thối đó là gì? Chín năm, năm nào cũng nhắc lại bấy nhiêu, nếu không thuộc, không nhớ, không thực hiện, còn gì là con…ngoan của Phật nữa. Biết là khi nhắc lại sẽ có người than: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi“, tôi vẫn…lải nhải nêu ra ba điểm chính yếu thôi, để…a..a..i..i có lỡ quên, thì đây là lúc ôn bài.

-         Pháp thứ nhất: Các Tỳ kheo thường tụ họp để giảng Chánh Pháp cho nhau nghe trong tinh thần hòa hiệp. Vui vẻ khi đến cũng như lúc ra về.

-         Pháp thứ hai: Tụ họp trong thanh tịnh đoàn kết. Mà muốn có đoàn kết thì phải dùng lời ái ngữ, không nói chuyện bằng tay chân, sắc mặt đỏ au au đằng đằng sát khí như Trương Phi; đặc biệt nữa trắc nghiệm tinh thần vô ngã của mình, đừng coi mình là nhất, không chịu ai hơn mình, hoặc biết ai hơn mình thì ganh tị, ghen hờn lén lút xuyên tạc nói lời chia rẽ. Xấu quá chừng chừng đi!

-         Pháp thứ ba: Pháp này quan trọng nhất đây.An trú trong chánh niệm. Tụ họp trong tinh thần an lạc, hòa thuận để làm gương cho người khác, nơi khác nghe theo qui về với mình thì tổ chức mình mới phát triển.

 

    Nói chung mục đích của lễ Hiệp Kỵ, Về Nguồn là tạo tinh  thần đoàn kết, vì có đoàn kết mới tạo sức mạnh. Hòa Thượng Tánh Thiệt đã kể một câu chuyện ý nhị. Có một đàn chim bị mắc lưới. Chúng đồng lòng hô một tiếng, cùng cất cánh bay lên, chiếc lưới đã rơi ra và tất cả đều thoát thân. Nếu đàn chim đó có lòng đố kỵ nhau, không muốn ai hơn ai, có phải là cùng dìm nhau chết, cùng lôi nhau xuống bùn đen. Thử quay về lịch sử của Trung Hoa, bài học Thúc Nha, Quản Trọng là tấm gương sáng cùng kéo nhau lên, hơn là theo thói Bàng Quyên đố kỵ tài năng hãm hại Tôn Tẩn để rồi cùng kéo nhau xuống. Kết cuộc Bàng Quyên phải chết, còn Tôn Tẩn thì bán thân bất toại.

   Ôi, Đức Phật chỉ cần Tỳ kheo của Ngài thực hiện được ba bất thối trong bảy pháp bất thối của Ngài, Phật giáo cũng đã trường tồn và phát triển.

 

4-   Đại Giới Đàn Khánh Anh.

 

   Đại Giới Đàn nói nôm na theo kiểu đời thường là trường thi, nhưng trường thi này tuyển người muốn thành Phật. Thí sinh là những giới tử xuất gia nhưng chưa được danh phận chính thức. Thì đây là cơ hội thuận tiện để bao sa di, sa di ni tu lâu năm được tuyển chọn “lên chức“ Tỳ kheo sau khi sát hạch qua nhiều cuộc trắc nghiệm khả năng của Quí Tôn Túc giáo phẩm. Đã có 40 giới tử được chính thức thọ giới trong đó 10 người là ngoại quốc.Tất cả đều đậu mặc dù có người không có điểm nào. Trường thi dễ dãi cho thí sinh như vậy, thế mà hàng Phật tử chúng tôi không ai chịu cạo đầu. Thi chỉ là vấn đề hợp thức hóa theo nguyên tắc, chứ đã khoác chiếc áo cà sa, trước sau vẫn là kẻ tu hành rồi.

 

   Thưa các bạn, xen vào bốn đại lễ trên, có những buổi thuyết pháp, thảo luận vô cùng sôi nổi.

   Cũng bởi trong bốn đại lễ có lễ Về Nguồn ngay tại chùa Khánh Anh, nên Quí Thầy trong ban tổ chức đã truy nguyên gốc rễ cho Phật tử chúng ta hiểu thêm.

-  Sư Ông Minh Tâm đặt tên chùa Khánh Anh tại Paris để tưởng nhớ về Hòa Thượng Khánh Anh họ Võ tên Hóa, pháp danh Chơn Quí, hiệu Khánh Anh, quê huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Một nhân vật vào thế kỷ 20, một thời lỗi lạc qua phong trào chấn hưng Phật giáo. Hòa thượng Khánh Anh họ Võ đó, đã kết nạp mối đạo tình giữa Tăng già và hàng cư sĩ Phật tử trí thức từ Nam chí Bắc. Chịu thương chịu khó lặn lội từ thành thị cho tới thôn quê vận động, thuyết phục, viết sách, dạy học... gây được uy tín Phật giáo tạo nên phong trào học Phật không chỉ dành cho người lớn tuổi mà cả thanh thiếu niên để rồi dần tiến tới thành lập Gia Đình Phật Tử.

   Ngày nay, Hoà Thượng Minh Tâm của chúng ta đề bảng “Chùa Khánh Anh“ để nối chí Thầy tổ, noi theo tấm gương sáng đó, cũng thân cò lặn lội khắp Âu Châu tạo nên phong trào học Phật ngày nay cho hàng Phật tử chúng ta, cho hôm nay, chúng ta mới có cơ hội hiện diện ngay chùa Khánh Anh để tưởng nhớ Ngài.

-       Về Nguồn là tìm về cội nguồn Phật giáo Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến Ngài Khương Tăng Hội, Tổ Sư dòng Thiền Việt Nam cũng là của Trung Quốc.

       Thiền Sư xuất gia năm 10 tuổi khi song thân vừa mới qua đời. Thân phụ gốc Ấn Độ. Trong những đoàn thương buôn theo đường hàng hải, thân phụ tới Giao Chỉ lưu lại lập nghiệp, kết hôn với một cô gái Việt nam và sinh ra Ngài.

   Thiền Sư Khương Tăng Hội ảnh hưởng nhiều từ mẹ,  một phụ nữ đoan trang, thông minh, nề nếp, nên từ bé, bẩm chất Ngài cũng rất thông minh, học đâu hiểu đó, làu tiếng Phạn và Hán ngữ. Không ai rõ bổn sư Ngài là ai và Ngài tu ở chùa nào. Khi trưởng thành, ngoài giáo lý nhà Phật, Ngài còn làu thông Nho giáo, Lão giáo và tinh thông cổ ngữ điển tích. Sau khi cây Bồ đề Phật giáo đã ăn sâu mọc rễ vững chắc tại Việt Nam, Ngài mang tinh thần Thiền học Việt Nam sang truyền giáo nơi đất Giang Tả thời Ngô Tôn Quyền xưng đế. Đó là lý do, Ngài cũng là Sư Tổ thiền Trung Quốc vậy.

 

 

Le Hiep Ky_Chua Khanh Anh Paris (3)
Le Hiep Ky_Chua Khanh Anh Paris (5)Le Hiep Ky_Chua Khanh Anh Paris (4)Le Hiep Ky_Chua Khanh Anh Paris (3)

 

 

   Trong tương lai, nếu hậu thế đặt câu hỏi ai là Tổ Sư Phật giáo Việt Nam, người có công phát triển Phật giáo tại Hải ngoại thì trả lời sao hè???.

   Thôi thì qua bài này tôi tạm viết là, ở Đức có Hoà Thượng Phương Trượng Thích Như Điển. Ở Pháp có Sư ông Thích Minh Tâm, Thiền sư Nhất Hạnh. Còn Mỹ, Úc, Canada…tôi chưa nghiên cứu nên dành câu trả lời này cho các…sử gia Phật tử khác.

    Nhân đây, tôi cũng mượn bài này để viết luôn “tổ“ gia tộc họ Trần, người khai phóng dòng họ tại hải ngoại chính là tôi đây,Trần thị Nhật Hưng, sinh tại nhà thương, năm một ngàn chín trăm hồi đó, một thân một mình gian nan vượt biên tìm con đường sống mở ra một “trang sử oai hùng“ cho dòng họ Trần tại Thụy sĩ để sau này con cháu hậu thế có truy nguyên khỏi mắc công nghiên cứu.

 

   Chà, chà…từ nãy giờ “bắt“ các bạn học sử mệt và nhức đầu rồi phải không? Hãy thở một hơi dài đi, khoan khoái, rồi tiếp tục nghe tôi kể đề tài thảo luận về đời thường của chính chúng ta, thiết thực, thoải mái hơn.

    Trong buổi thảo luận “Trải nghiệm hoằng pháp Việt Nam tại hải ngoại“. Nhiều vấn đề được nêu ra. Đây là cơ hội để Quí Thầy, Cô kể cho nhau nghe những kinh nghiệm hành đạo tại xứ người, qua đó học hỏi nhau. Tựu trung thành quả nào có được cũng đều trải qua nhiều gian lao khó nhọc mà chính Quí Thầy, Cô đôi khi phải hạ mình chịu đựng với nhiều nhẫn nại kiên trì. Muốn thành công phải dấn thân, việc gì cũng làm kể cả đổ rác. Có tự nỗ lực người khác mới làm theo. Không thể chỉ tay năm ngón mà thành tựu. Các nhà lãnh đạo thời nay, thời văn minh điện toán, đã là người làm việc nhiều hơn ai hết, không còn là những ông vua, bạo chúa hét ra lửa như thời cổ xưa.

   Còn bổn phận của Phật tử hộ đạo thì sao? Không thể ỷ vào nhiều tiền cúng dường, có trình độ cao, học rộng biết nhiều hay có công lao làm công quả cho  chùa mà khống chế sư, để rồi ban “trị sự“ thành “trị sư“, và khống chế luôn các bạn đạo cộng sự với mình nữa. Nói tóm lại, giữa cư sĩ Phật tử và Tăng-Ni cùng làm việc cho chùa cần có sự hòa hợp, hiểu và thông cảm nhau, tương kính nhau mới an lành và phát triển được.

    Một vấn đề đặt ra để thảo luận nữa, đó là làm thế nào để duy trì và phát triển Phật giáo tại hải ngoại. Những khó khăn về tài chánh nhất là nhân sự là nỗi ưu tư trăn trở không nhỏ cho Giáo Hội. Tìm đâu ra các chú tiểu để truyền thừa.Tiền đâu có để đào tạo Tăng-Ni đủ tài đức gánh vác.  

    Nhiều dự án đưa ra bàn luận, đưa các chú tiểu tại Việt Nam qua nuôi, cấp học bổng cho Tăng-Ni trẻ xuất ngoại, có khả năng ngoại ngữ để có thể truyền bá sâu rộng Phật pháp đến xã hội tiên tiến trong đó có các thế hệ kế tiếp không rành tiếng Việt. Thế thì, tiền kiếm đâu ra, nếu không lập kế hoạch chương trình gây quĩ mong sự đóng góp của mọi người 5 Euro, 5 US một tháng góp gió thành bão mới có thể thực hiện được.

    Thực ra vấn đề đào tạo Tăng tài, trước đây Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển đơn độc thực hiện suốt hơn 19 năm. Một mình một chợ, quyết định nhanh và dễ đã đào tạo ra nhiều tu sĩ kế thừa, đặc biệt nhất Tăng sinh tại Ấn Độ. Nay được tiếp nối thì còn chi bằng. Nhưng vấn đề trải rộng qui mô cấp Liên Châu đòi hỏi phải nắn cái bánh làm sao khi đã có bột có đường để tấm bánh được thơm ngon đó là điều Giáo hội cần quan tâm nghiên cứu.

    Với số tiền nhỏ nhoi 5 đồng cho một tháng không nhiều đối với đại đa số Phật tử có lòng với Phật giáo, song để thực hiện được và duy trì lâu dài đòi hỏi phải tạo NIỀM TIN. Có niềm tin là có tất cả. Tin vào tài năng và phẩm hạnh của những người phụ trách. Sự minh bạch và công khai cũng là một trong những điều tạo ra niềm tin đó.

   Thưa các bạn, tôi xin tạm kết thúc bài viết tại đây. Thảo luận còn dài còn nhiều, xin mời các bạn tìm đọc “Paris Có Gì Lạ“ của Hoa Lan sẽ kể chi tiết nhiều hơn.

   Trước khi dứt lời, tôi không quên chân thành tri ân ban tổ chức của cả hai: Khóa Tu Học Âu Châu, và chùa Khánh Anh Paris cũng như các bạn đạo đã cho tôi những ngày sinh hoạt lành mạnh.

    Xin hồi hướng công đức này đến thập loại chúng sinh nguyện cầu thành Phật đạo.

 

Trần Thị Nhật Hưng

Thụy Sĩ tháng 8-2015


HT_Minh_Tam (1)

Mời xem một bài khác về chủ đề này


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2021(Xem: 24034)
Thiền Sư Khánh Hỷ (1066- 1142) Đời thứ 14 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Một vị Tăng Thống thời Vua Lý Thần Tông Đây là Thời Pháp Thoại thứ 281 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 04/09/2021 (28/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
02/09/2021(Xem: 22443)
Thiền Sư Minh Không (1066 - 1141) Đời thứ 13 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Ngài là Quốc Sư triều đại nhà Lý & được tôn vinh là ông tổ nghề đúc đồng và cũng là ông tổ nghề Đông y Việt Nam. Đây là Thời Pháp Thoại thứ 280 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 02/09/2021 (26/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
31/08/2021(Xem: 7794)
Di tích cổ đại Phật giáo Ấn Độ A Chiên Đà Thạch quật (Ajanta, 印度古代佛教阿旃陀石窟) vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt nghìn năm tuyệt tác, tọa lạc trên vách núi Maharashtra Dayak, phía Bắc của bang Maharashtra, Ấn Độ với 30 hang động được xây dựng từ thế kỷ thứ 2-7 trước Tây lịch. Trong A Chiên Đà Thạch quật có rất nhiều tranh cổ và một số bức bích họa được xem là ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo. Hang động vòng vách núi hình lưỡi liềm, tường thấp, trải dài hơn 550 mét. Với kiến trúc mỹ thuật tráng lệ, nét chạm khắc và bích họa tinh tế hoành tráng, là một Thánh địa Phật giáo, một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất phía Nam Ấn Độ. Di tích cổ đại Phật giáo Ấn Độ A Chiên Đà Thạch quật là một trong những di sản lớn nhất về đạo Phật còn lưu giữ được đến ngày nay. Theo UNESCO, đây là những kiệt tác của Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo có ảnh hưởng đến nghệ thuật Ấn Độ sau này. Các hang động được xây dựng thành hai giai đoạn, giai đoạn đầu được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 TCN và giai đoạn
31/08/2021(Xem: 23420)
Chủ đề: Thiền Sư Thiền Nham (1093 - 1163) Đời thứ 13 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Đây là Thời Pháp Thoại thứ 279 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 31//08/2021 (24/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169 631 Website: h
28/08/2021(Xem: 22711)
Thiền Sư Bổn Tịch (? – 1134, đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Đây là Thời Pháp Thoại thứ 278 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 28/08/2021 (21/07/Tân Sửu): 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Email: [email protected] Tu Viện Quảng Đức Address: 85-105 Lynch Road Fawkner, Vic 3060. Austr
26/08/2021(Xem: 22548)
Chủ đề: Quốc sư Trí Không Thông Biện (? – 1134, đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 277 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 26//08/2021 (19/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
24/08/2021(Xem: 21810)
Thiền Sư Mãn Giác (1052 – 1096, đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 276 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 24/08/2021 (17/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Email: [email protected] Tu Viện Quảng Đức Address: 85-105 Lynch Road Fawkner, Vic 3060. Austr
21/08/2021(Xem: 21048)
Thiền Sư Ngộ Ấn (1019 - 1088) (Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông) Và trả lời cầu hỏi của Phật tử Bảo Minh Toàn về bài kệ “Kinh Điển lưu truyền tám vạn tư” Đây là Thời Pháp Thoại thứ 275 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 21/08/2021 (14/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
19/08/2021(Xem: 22134)
Thiền sư Huệ Sinh (Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 274 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 19/08/2021 (12/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
18/08/2021(Xem: 3120)
Mỗi năm đến hè lòng tôi buồn lắm, chứ không buồn man mác đâu! Vì đấy là Mùa Vu Lan, mùa nhớ mẹ! Mặc dù tôi đã cài hoa hồng trắng đến hơn hai mươi năm rồi, nhưng vẫn không quên những câu nói, những hình ảnh thân thương của Bà ngày nào: "Con là hơi thở của mẹ". Ôi câu nói xúc động chạm đến tận lục phủ ngũ tạng của tôi và đã lấy không biết bao nhiêu nước mắt của người con gái mất mẹ trong những ngày Đại lễ Vu Lan. Mẹ tôi là người đàn bà đẹp, mà đối với bất kỳ một người con nào, mẹ mình chả là người đàn bà đẹp nhất trên đời! Có phải thế không? Bà sinh ra trong một gia đình giàu có tại Hải Dương, vừa xinh đẹp lại vừa giỏi giang, mới mười mấy tuổi đầu đã giữ tay hòm chìa khóa cho Thầy Đẻ (tiếng gọi bố mẹ của vùng miền). Năm mười ba tuổi đã có người đi sêu Tết dạm ngõ, chắc cũng môn đăng hộ đối nên ông bà ngoại tôi đã nhận lời. Mẹ tôi sợ phát khiếp không muốn lấy chồng, chỉ thích ra sông ôm cây chuối tập bơi và bắt chuồn chuồn cắn rốn cho mau biết bơi. Sêu Tết c
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]