Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mười năm tình cũ

20/03/201709:16(Xem: 5192)
Mười năm tình cũ


hoa hong 2

MƯỜI NĂM TÌNH CŨ

Chân Y Nghiêm

Đặt chân xuống phi trường Bordeaux, tôi thấy một cảm giác nao nao vui mừng và hối hộp. Tôi sắp đựơc gặp các huynh đệ và Thầy, tôi sắp đựơc trở về Làng Mai, nơi Thầy và Tăng Thân đã sinh ra tôi, đã cho tôi một hình tứơng sư cô trong tinh thần giải thóat.

Nhìn ra ngòai cửa, các Thầy các sư cô đang vẫy tay chào đón chúng tôi, rồi quí‎ vị vào trong khu vực chuyển hành lí tiếp chúng tôi vận chuyển lên xe, về Làng.

Dọc theo hai bên đường, những cánh đồng nho đựơc trồng thẳng tắp, xanh muớt trải dài xa ngút tầm mắt. Rồi tới những ruộng lúa mạch chin vàng, được người nông dân cắt bằng máy, để lại trên cánh đồng những đụn giạ cuốn tròn to như cái nong, nằm xếp dài trên ruộng khô màu đất nung.

Đường từ phi trường về Làng xa 120km, Thầy Pháp Độ cầm tay lái, ngồi cạnh bên mẹ mới từ Việt Nam sang thăm con. Chung quanh tôi là những Phật tử Việt Nam. Tất cả đều có mục đích đựơc gặp Sư Ông và tham dự khóa tu Mùa Hè. Tôi quan sát hai bên đường, muời năm qua mà sự thay đổi không nhiều. Bỗng tiếng thầy Pháp Độ nói :

-Sư cô Y Nghiêm coi kìa: Hoa Hướng Dương đang vẫy chào mọi người đó !

Cánh đồng hoa hướng dương vàng óng hiện ra truớc mắt. Từng bông hoa to như cái đĩa màu vàng lung linh ngả nghiêng theo gió, dệt thành tấm thảm lớn rợn sóng trong ánh nắng gay gắt mùa hè.

Xe đi qua làng quê xanh ngát rừng mận, rừng sồi, qua những con phố nhỏ có những ngôi nhà cổ, có lẽ đựơc xây dựng cả trăm năm rồi. Những cảnh vật từ muời năm trước bây giờ vẫn vậy, ít thay đổi. Tôi nói với Thầy Pháp Độ:

- Ở đây yên bình quá, không thay đổi nhanh chóng như ở Việt Nam.

Thầy chỉ cho tôi khu phố mới xây:

-Sư cô nhìn những ngôi nhà mới kia, chúng mới đựơc quy họach thành khu dân cư để dãn dân từ thành phố về. Mỗi căn rộng 150m2, đầy đủ tiên nghi mà giá chỉ có 200Euro, chưa kể đất vườn. Nhà ở đây rẻ hơn ở Việt Nam, thế nên người Việt cứ muốn sang đây lập nghiệp, chẳng chịu ở quê nhà.

Thầy dừng xe, vào tiệm bánh mì, ôm ra muời ổ bánh mì Baguette nóng hổi và những ổ bánh mì bơ thơm phức trao cho chúng tôi, cười nói:

-Đến nước Pháp, đầu tiên phải đựơc nếm mùi vị bánh mì nổi tiếng của Pháp.

Nhai từng miếng bánh mì thơm ngon, tôi cảm thấy niềm biết ơn những người nông dân và những công dân Pháp hiền lành. Họ đã dang rộng vòng tay chào đón cộng đồng người dân Việt Nam tị nạn, đã hoan hỉ tiếp nhận sinh họat Làng Mai, hòa nhập với dòng văn hóa Phật Giáo Việt Nam, khiến chúng tôi về đây thấy gần gũi, thân thiết như trở về quê hương của Bụt.

Thầy Pháp Độ đưa chúng tôi về Xóm Trung, dành cho người Việt. Vẫn khóm tre rợp bóng mát nơi đầu ngõ. Vẫn rặng trúc xanh thân gầy đứng cạnh bên hiên dãy nhà làm bằng gỗ, vẫn cái sân rộng lợp ván trước bãi cỏ…Tất cả vẫn nguyên sơ như muời năm truớc tôi đến thăm, có khác hơn là rất nhiều người Việt Nam từ các nuớc trên thế giới về đây tham dự khóa tu, gặp nhau tay bắt mặt mừng, hớn hở như về dự lễ hội mùa hè nơi quê ngọai.

Người Việt Nam về đông quá, phải ở lều hoặc đi thuê nhà dân.

Tôi đựơc các sư em đưa về Xóm Mới-New Hamlet- nơi cách đây 14 năm, tôi đã đựợc Thầy và Tăng Thân cho ra đời như một bé sơ sinh, trong hình tướng xuất gia giải thóat.

Tiếng khánh buổi sáng báo thức giờ công phu. Các thiền sinh ngọai quốc ngồi nghiêm trang, tĩnh lặng trong thiền đường màu tím. Tôi ngồi yên, theo dõi hơi thở vào ra trong tiếng hướng dẫn thiền tập bằng tiếng Anh của sư em người Nhật:

Thở vào tôi biết Mẹ đang ở trong tôi. Thở ra tôi biết Mẹ đang cùng tôi ngồi thiền tập. Thở vào tôi biết Ba đang ở trong tôi, thở ra tôi biết Ba đang cùng nhịp thở

Cứ như thế, sư em đưa chúng tôi về suối nguồn tâm linh, chảy luân lưu theo dòng máu nội ngọai nơi quê hương Việt Nam yêu dấu. Mẹ tôi mất khi đất nuớc phân ly, năm tôi 13 tuổi. Cái tuổi bé bỏng ấy mất mẹ thì như mất cả bầu trời. Tôi theo Ba và các anh chị vào Saigon, tìm tự do trong cuộc sống mới..

Trải qua bao sóng gió thăng trầm của lịch sử, chúng tôi sống và lớn lên trong sợ hãi, bơ vơ, mất định hướng. Chúng tôi quay cuồng trong cơn gió lốc chiến tranh tương tàn, giới thương mại thì làm giàu mau chóng nhờ chiến tranh, giới quan chức, quân nhân cao cấp thì bóc lột xương máu nhân dân, ăn xài phung phí nơi các vũ trường để cho các chiến sĩ gục ngã nơi trận tuyến như rơm như rạ, gây đau thương tang tóc phủ trùm khắp quê hương. Phong trào văn nghệ năm 1970 mang sắc thái bất mãn, chán nản, rên rỉ, chống chiến tranh khiến lòng người bi thảm

Tôi lớn lên trong bối cảnh đó, tâm hồn khắc khỏai bơ vơ. Nhiều khi tỉnh giấc, tôi không biết tương lai mình sẽ đi về đâu, tôi sẽ phải làm gì để tìm cho mình một bến bờ hạnh phúc, nơi đó mọi người đều no ấm, thương yêu nhau và sống trong độc lập-tự do !

Giữa cơn thao thức ấy tôi đựơc gặp Thầy Nhất Hạnh. Thầy đã chỉ cho tôi con đường giải thóat của đức Thế Tôn. Thầy đã dậy tôi lí‎ tưởng sống vị tha, nuôi dưỡng tình thương yêu, mang lại hạnh phúc cho bản thân và cho mọi người.

Rồi những biến cố dồn dập xảy ra, Thầy phải sống ly hương còn chúng tôi thì lạc lõng nơi quê nhà !

Cuộc sống là một chuỗi dài vô thường miên viễn. Nó đến đi, thay đổi từng sát na. Cuối cùng sông cũng về với biển. Năm 1998, tôi về Làng Mai, đựơc xuất gia cầu đạo với Thầy như niềm mong ước.

Tôi đã thực tập Thiền Chánh Niệm, nhận ra từng tâm hành diễn biến trong tâm, tôi đã buông xả dĩ vãng buồn vui, đã quăng đi những lo âu, đau thương, cay đắng của quá khứ, sống hồn nhiên như baby vừa mới đựơc sinh ra. Được sống hạnh phúc bên Thầy và Tăng Thân, nhưng tình quê hương vẫn luôn sống dậy trong tôi, vẫy gọi tôi về, dù tôi biết rằng quê hương tôi vẫn còn đầy rẫy những điều chưa tốt, chưa thực sự có nhân quyền và tự do, tôn giáo vẫn còn bị hạn chế, và còn rất nhiều chướng ngại. Tôi thấy tình yêu quê hương là dòng máu đỏ đang chảy khắp châu thân. Tôi thực sự hòa nhập vào hồn dân tộc. Đã nhiều năm qua, tôi theo gương cụ Phan Chu Trinh và các bậc tiền bối, làm chương trình học bổng Hiểu-Thương, giúp cho các em sinh viên học sinh nghèo hiếu học, đã thành lập Gia Đình Hiểu-Thương, sinh họat hàng tháng để trao truyền cho các em nhân cách sống, đạo đức văn hóa dân tộc, biết yêu thương gia đình, quê hương và tất cả mọi người. Tôi phải về để ít ra, tôi cũng đóng góp đựơc chút hữu ích cho quê Mẹ, mong đền ơn đáp nghĩa bao thế hệ ông cha đã gục ngã gìn giữ giống nòi. Với ‎ước mong đơn giản ấy, năm 2002, tôi đã xin Thầy và Tăng Thân đựơc trở lại quê nhà.

Thế rồi, ‎ước mơ khó thành mà đừờng trở về Làng Mai thì bị bít lối. Tôi sống ẩn tu. Bốn năm sau, tôi cùng cô Trần Kim Vân tiếp tục làm Học Bổng Hoa Tình Thương, giúp cho nhiều học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, các vùng nông thôn bão lụt, miền núi xa xôi, các cụ già cô đơn, các cháu cô nhi khuyết tật. Dù công sức chúng tôi đóng góp chỉ như những hạt muối nhỏ rắc trên biển, nhưng tôi cũng tự an ủi mình là không thấy thẹn với Tổ Tiên.

Lúc tôi ra đi, Làng Mai vừa tròn Hai Mươi tuồi. Tôi đã làm bài thơ kỷ niệm:

Mừng Làng Mai hai mươi tuổi
Mùa tuôn dậy ngọn nến hồng bừng cháy
cội thông già hòa khúc tuổi hai mươi
đơm mầm non hoa trái cho đời
đạo tỉnh thức nơi nơi về qui ngưỡng
Muôn trái tim cùng quay về một hướng
đuốc tuệ soi ngời sáng mãi ngàn sau
Tăng Thân mình vẫn mãi có nhau
Cùng xum họp bên Thầy tu học.

Chùa Từ Nghiêm-01-1-2002

Hôm nay, sau muời năm trở về Làng, tôi thật bồi hồi xúc động

Mới có muời năm thôi mà Làng Mai phát tiển nhanh chóng, trưởng thành, chững chạc như tuổi Ba Muơi.

Năm 2011, tôi qua Mỹ, theo Tăng Thân đi dự các Khóa Tu ở ba Tu Viện lớn thuộc Làng Mai. Tu Viện Lộc Uyển ở California, đã quy tụ đựơc cả ngàn Thiền sinh ngọai quốc và Việt Nam, Thẩy đã trao truyền cho họ giáo pháp đạo Bụt: Pháp Môn Thiền Chánh Niệm khiến họ đã chuyển hóa đựợc những bức xúc, khổ đau xảy ra trong gia đình và xã hội.

Tu Viện Hoa Mộc Lan ở Missippi vừa đựơc thành lập, thiền đừơng và cư xá xây dựng chưa xong mà số Thiền sinh các nơi về tham dự rất đông khiến Ban Tổ Chức khá vất vả, nhưng kết quả thành công là nhờ các Thầy, Sư cô Giáo Thọ giỏi và tăng ni trẻ nhiệt thành từ Tu Viện Bát Nhã mới sang.

Tu Viện Bích Nham thuộc Tiểu Bang NewYork, cả ngàn người Mỹ của Tiểu Bang đó về tham dự khóa tu. Rồi các khóa tu ở Washington do chùa Hoa Nghiêm tổ chức, người Việt tham dự qúa đông, thiếu chỗ ngồi. Tất cả các khóa tu đều mang lại niềm tin và hạnh phúc cho mọi nguời.

Bây giờ, ngồi nghe Thầy nói Pháp thọai với hơn ba trăm người Việt Nam ở Xóm Trung vào ngày Làm Biếng ( Vì các ngày chính thức Thầy giảng Pháp thọai bằng tiếng Anh hoặc Pháp cho hơn ngàn người ngọai quốc ở ba Thiền Đường lớn là Xóm Thượng Xóm Hạ và Xóm Mới) tôi cảm thấy rất vui. Đựợc ngồi chung với đồng bào mình, đựơc nghe Thầy giảng bằng tiếng quê hương trên đất Pháp, làm sao mà không vui cho được ! Mấy ngày qua, tôi ở Xóm Mới- NewHamlet, chung quanh có năm bảy trăm người bản sứ hoặc từ các nuớc khác đên. Họ nói tiếng Anh, tiếng Pháp, nghe xa lạ quá. Hôm nay, đựơc về Xóm Trung, gặp lại người Việt Nam, tay bắt mặt mừng.

Thầy nói chuyện thật cảm động, thân thương. Thầy đọc bài Thơ Bên Mé Rừng Đã Nở Rộ Hoa Mai. Tôi nghe mà rưng rưng nuớc mắt. Tôi thấy tôi hiện hữu trong bài Thơ của Thầy. Mà chẳng phải một mình tôi đâu, hầu như tất cả mọi người ngồi đây đêu hiện hữu trong bài thơ đó, đều là thân cùng tử, ngày hôm nay quy tụ về đây, mừng Làng Mai Ba Mươi Tuổi và đón nhận gia tài. Đó là Gia Tài Tâm Linh, Là Pháp môn Thiền Chánh Niệm. Thầy nhắc nhở chúng tôi phải tu tập để mang hạnh phúc cho mình, cho Gia Đình và giúp mọi người chung quanh cùng tu tập để có hạnh phúc. Mình có hạnh phúc thì mới giúp đựơc người khác, mới giúp đựợc xã hội và đất nuớc mình hạnh phúc, tiến bộ. 

Tôi lấy tựa đề MƯỜI NĂM TÌNH CŨ là một bài hát, đã được ca sĩ Elvist Phương hát, làm nhiều con tim xao xuyến một thời. Nhưng Muời năm Tình Cũ tôi đang chia sẻ với bạn, nó chẳng cũ tí nào. Tôi thấy Làng Mai cơ sở vật chất không thay đổi, vẫn nguyên sơ, mộc mạc như ngày tôi đến, nhưng về nhân số Tăng Ni thì hầu như các Sư Anh, Sư chị lớn, các giáo thọ đã đựơc tăng cường cho tu viện các nước Mỹ, Đức, Úc, Thái Lan, Hồng Kông… để hướng dẫn thiền sinh tu học. Làng Mai bây giờ hiện diện rất đông các Tăng Ni trẻ Tu Viện Bát Nhã từ Việt Nam trở về..

Các em người nhỏ nhắn, mặt mũi sáng sủa, đẹp như trăng rằm. Các em đã mang đến cho Làng một sinh khí tươi trẻ. Chỉ cần nhìn những bước đi chánh niệm, nụ cười tươi mát và ánh mắt hồn nhiên của các em là mọi người về đây đã thấy an lạc, hạnh phúc rồi

Xin cảm ơn Biến Cố Bát Nhã đã như cơn sóng dữ xô đẩy các em vượt trùng dương, hội tụ về Làng Mai, xây dựng Tăng Thân lớn mạnh, vươn cánh tay dài khắp Năm Châu, buớc những bước chân vững chãi, tròn đầy Ba Mươi Tuổi.

Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ
Tình đã không phai mà vẫn nguyên sơ.

Tình thương yêu tôi dành cho Làng Mai, cho Tăng Thân, cho Thầy vẫn sắt son như Tâm Ban Đầu. Nó không đến, không đi, không cũ, không mới, nó bất biến, thường trong vô thuờng, tròn đầy, tinh khôi như thuở nguyên sơ !

Chùa Từ Nghiêm-Xóm Mới
Tháng 7-2012.

Chân Y Nghiêm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2014(Xem: 4702)
Chiều nay, một chiều thật an bình, dưới bóng râm mát diệu của những tàn cây xanh, lồng lộng tiếng chim như trĩu thanh âm xuống phòng khách bên trong một ngôi đạo tràng. Bình trà đã rót nhiều lần, nhưng hương vị trà hãy còn thấm đậm theo dòng thế sự hoài niệm cổ kim.
21/06/2014(Xem: 9923)
Chúng tôi, Nhóm Học Phật chùa Quang Nghiêm, gồm một số thân hữu và những huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong vùng có cơ duyên gần gũi và học hỏi cùng thầy trong nhiều năm qua. Nhân đó, chúng tôi được biết, Thầy là một cây viết thường xuyên trên tập san: THEO DẤU CHÂN XƯA của Phật học viện Huệ Nghiêm, SÀI GÒN trước 1975. Nhưng sau những đợt đốt sách của chính quyền Cộng Sản, THEO DẤU CHÂN XƯA không còn nữa. Càng gần Thầy, chúng tôi nhận thấy những gì Thầy dạy và viết thật thực tế và giản dị trong việc áp dụng Đạo Phật vào đời sống hằng ngày cho chúng ta. Chúng tôi không muốn có sự thất thoát như xưa, nên mạo muội sưu tập một số bài mà Thầy đã viết trong thời gian qua. Đây là một món quà tinh thần của Thầy mà chúng tôi đã rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hàng ngày. Có một điều quan trọng nữa là bài học thân giáo của Thầy: phong cách hiền hòa và đức độ lan tỏa từ Thầy êm đềm như dòng sông Thu Bồn xứ Quảng. Trong bất cứ lúc nào, nếu có dịp, Thầy thường nhắc nhở: “Học Phật có n
20/06/2014(Xem: 10570)
Thuở xưa có một con rùa, vào một buổi chiều đi kiếm mồi bên một cái đầm vắng. Một con dã can cũng đi kiếm mồi cạnh cái đầm ấy. Con rùa lanh lợi kia vừa thấy dã can từ xa đi tới thì nghĩ rằng : “Dã can nầy đã từng gây hại cho loài của ta, vậy nay ta phải thận trọng.” Nghĩ vậy con rùa bèn thâu bốn chân và thứ năm là cái cổ vào trong chiếc mai rắn chắc của mình, rồi nằm im bất động.
20/06/2014(Xem: 4714)
Gia đình là nền tảng của xã hội. Muốn tạo dựng một xã hội phồn thịnh an vui, có lẽ ta cần phải có thật nhiều mái ấm gia đình mới phải. Thế nhưng trong thực tế thì than ơi, ta chỉ gặp toàn những gia đình tiêu biểu cỡ anh chồng Nguyễn văn Đầu Vịt và chị vợ Trần thị Lá Sen như câu chuyện Mái Ấm Chợ Chiều dưới đây.
16/06/2014(Xem: 13506)
Chuyện Thiền Môn là những câu chuyện do chúng tôi biên soạn. Những mẫu chuyện nầy đã đăng rải rác trong các Bản Tin Đại Tòng Lâm Phật Giáo. Bắt đầu từ số 17 cho đến số 29. Mỗi Bản Tin được kèm theo trong tờ Đặc san Phước Huệ phát hành ấn tặng mỗi kỳ vào các dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Tuy là câu chuyện dài nhưng mỗi kỳ đều có mỗi chủ đề khác nhau. Những nhân vật trong câu chuyện không phải là những nhân vật có thật ở trong đạo, nếu có sự trùng hợp thì đó chẳng qua là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của bút giả. Chúng tôi dựa vào một vài nét sinh hoạt thực tế cụ thể trong thiền môn mà viết thành qua mỗi chủ đề khác nhau. Mỗi chủ đề tuy có khác, nhưng những nhân vật trong cốt chuyện trước sau đều có sự hoạt động liên tục. Qua mỗi câu chuyện, chúng tôi cố gắng diễn tả theo từng tâm trạng và hoàn cảnh của mỗi nhân vật hay thường xảy ra trong chốn thiền môn.
16/06/2014(Xem: 6839)
Tập sách nhỏ nầy chúng tôi ghi lại những ngày lang thang rày đây mai đó trên đất Mỹ. Đây là chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của chúng tôi. Như những chuyến đi lần trước mà chúng tôi đã có dịp đi qua các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, cứ mỗi chuyến đi tôi đều có ghi chép lại những gì đã xảy ra trong suốt cuộc hành trình. Lần nầy cũng vậy. Tôi cũng muốn ghi lại những việc xảy ra từng ngày. Đến đâu, ở đâu, làm gì ... tất cả, chúng tôi đều có ghi lại đầy đủ. Do đó, quyển sách nầy với hình thức giống như là một quyển nhật ký hay ký sự hơn là quyển sách mang tính chất nghiên cứu. Trong sự ghi chép đó, nơi nào có liên quan đến những địa danh mà chúng tôi tới viếng thăm, chúng tôi đều có sưu tầm một số ít tài liệu để dẫn chứng. Tôi nghĩ rằng, chuyến đi nào cũng có ít nhiều kỷ niệm vui buồn. Cuộc đời tương đối không sao tránh khỏi. Mục đích của chúng tôi là muốn lưu lại một vài hình ảnh kỷ niệm thân thương qua những nơi mà đoàn chúng tôi đã đến.
10/06/2014(Xem: 8083)
Hai dì vãi chùa tôi tuổi đời đều đã trên 70. Về sự kính Ôn, trọng thầy, thương chú và đùm bọc điệu hai dì như nhau. Về sự siêng năng, chịu khó, tiết kiệm, giữ của cho chùa hai dì bằng nhau. Về vóc hình nhỏ nhắn hai dì giống nhau. Về chiều cao khiêm tốn hai dì ngang nhau. Thời Ôn (cố) còn sống, có mụ nhà quê lâu lâu mới lên thành phố tìm đến viếng chùa rồi gặp Ôn trú trì, sau khi đảnh lễ, mụ nói một câu tỉnh rụi về hai dì vãi chùa tôi: Ôn có “cặp sanh đôi” trông vui mắt, hí.
04/05/2014(Xem: 16282)
Hằng năm tại Thụy Sĩ nói riêng, Âu Châu nói chung, nhằm vào lễ Phục Sinh được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ 6 đến thứ 2, thiên hạ thường nô nức mua sắm, du lịch hay tiệc tùng ăn nhậu..v.v..và..v.v.. để đền bù và thưởng thức cuộc sống cho bõ những ngày tháng làm việc mệt nhọc mà họ cho là "đi cày" vất vả.
15/04/2014(Xem: 4970)
Thiên tình sử Truyện Hoa Lan không biết đã cướp mất bao nhiêu thì giờ quí báu của các bạn, chứ riêng tôi bị mất nhiều công sức lắm. Chẳng là Mỗi tuổi nó đuổi xuân đi, đuổi nhanh đến độ mỗi sáng tôi phải ngồi nhổ tóc bạc đến mỏi cả tay, đến mờ con mắt mà vẫn chưa xong.
09/04/2014(Xem: 4870)
Chạy hơn trăm cây số vào thành phố, đến trạm kiểm tra của cảnh sát, Hà Tam hết sờ túi này lại nắn túi nọ, tìm mãi không thấy giấy phép lái xe đâu. Hà Tam thừ người ra: Giấy phép lái xe rõ ràng là để trong chiếc ví da lúc nào cũng mang trong người, vậy sao lại tìm không thấy? Cẩn thận nhớ lại, Hà Tam mới chắc là chiếc ví da đã bị rơi khi mình chui vào gầm xe sửa chữa. Đành phải để xe lại trạm cảnh sát, Hà Tam vội vã vẫy taxi quay lại chỗ sửa xe.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]