Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một chuyến xuất ngoại

02/03/201223:01(Xem: 4107)
Một chuyến xuất ngoại




MỤC LỤC

TẠP CHÍ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY SỐ 14
THÁNG 02 NĂM 2012

Một chuyến xuất ngoại
Lam Khê

thumbnail.php?file=026___TB___Mot_Chuyen_Xuat_Ngoai__R__1_484541510Cơn bão số 5 vừa đổ bộ vào các tỉnh ven biển miền Trung. Trời mưa rỉ rả suốt mấy ngày chúng tôi ghé tham quan thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị. Ấy vậy mà... vừa bước chân sang đất nước Triệu Voi thì trời lại nắng chang chang. Không khí càng oi bức ngột ngạt khi công an cửa khẩu Lao Bảo từ chối cấp visa cho hai vị trong đoàn vì passport gần hết hạn. Nhưng rồi mọi việc sau đó cũng kịp thời giải quyết ổn thỏa.

Qua khỏi biên giới Việt - Lào, chuyến xe khách vượt hơn 200 cây số đường trường mới đưa chúng tôi đến tỉnh Savanakhet. Đường xá có chỗ gập ghềnh, có đoạn tương đối tốt, song cảm giác an toàn và sự tĩnh lặng của cảnh vật khiến người mới đến lần đầu đã thấy cõi lòng thanh thản vô ưu. Đất nước của hoa Chăm-pa, của những ngày lễ hội tưng bừng trong năm được bao bọc bởi núi rừng mênh mông hùng vĩ. Suốt chặng đường, tôi mải miết dõi theo những khu rừng thưa vụt nhanh qua tầm mắt; những cánh đồng lúa nước tốt xanh mượt mà; Những căn nhà sàn nhỏ bé bình dị như tâm hồn chủ nhân bao đời của nó. Người ta bảo: Đến Lào để tận hưởng không gian ngút ngàn cây xanh cỏ dại, để cùng sống chậm theo dòng thời gian trôi qua muôn sắc màu thanh bình yên ả. Quả thật như vậy.

Năm giờ chiều chúng tôi mới đến thị xã Savan, thủ phủ của tỉnh Savanakhet. Tỉnh Savanakhet là trung tâm kinh tế lớn thứ hai của Lào, còn được mệnh danh là thành phố thiên đường, nơi mua sắm du lịch hấp dẫn vì có vị trí nằm bên dòng Mê Kông, tiếp giáp tỉnh Mukdahan của Thái Lan. Chiếc cầu hữu nghị khánh thành năm 2006 tạo thêm mối thâm tình thông thương giao hữu giữa hai quốc gia lân cận.

files.php?file=026___TB___Mot_Chuyen_Xuat_Ngoai__R__2_625464989Chú Lệ, anh họ của Sư cô Minh Lạc trong đoàn - sang Lào định cư đã hơn hai mươi năm. Chú thường giúp đỡ đưa đón chư Tăng Ni mỗi khi quý vị từ Việt Nam sang Lào tham quan du lịch. Ra đón chúng tôi từ ngã ba rẽ qua thị xã, người Phật tử nhiệt thành tỏ rõ sự vui mừng khi gặp quý thầy cô từ quê nhà sang. Chú đưa chúng tôi về nhà mình giới thiệu, sau đó mới chở chư Ni về chùa Diệu Giác nghỉ ngơi, còn quý thầy thì qua chùa Bảo Quang. Thật thú vị khi được ở trong ngôi chùa mang đậm phong cách truyền thống Việt trên đất nước Lào. Sư cô Đàm Luân, trụ trì chùa Diệu Giác tánh tình hiền hậu lại nhiệt tình mau mắn. Chỉ mấy ngày lưu lại chùa mà chị em chúng tôi thân tình tự nhiên như đã từng quen biết. Cha mẹ Sư cô gốc là người Thanh Hóa, họ di cư sang Lào từ đầu thập niên năm mươi của thế kỷ trước. Sanh ra và lớn lên tại đất nước Triệu Voi, Sư cô không những thông thạo tiếng mẹ đẻ mà cũng am hiểu nhiều phương ngôn thổ ngữ quê nhà. Tu sĩ người Việt sống trên đất Lào, sự tu học giữ gìn theo thanh quy Đại thừa Bắc tông, ăn chay và tụng kinh tiếng Việt nhưng vẫn tuân thủ giới luật của Giáo hội Lào. Quá ngọ không dùng bữa, không chạy xe máy và cả ô tô trên đường.

Chúng tôi không phải là khách Ni duy nhất của chùa Diệu Giác. Mấy ngày trước có quý thầy và chư Ni từ Huế sang làm lễ quy y cho Phật tử người Việt trong vùng. Buổi lễ quy y tổ chức tại chùa Bảo Quang tối hôm đó. Theo lời Sư cô Đàm Luân, tỉnh Savanakhet có hai ngôi chùa Việt. Chùa Diệu Giác Ni và chùa Bảo Quang Tăng đều do cộng đồng người Việt góp sức xây dựng từ thập niên ba mươi của thế kỷ hai mươi. Tăng Ni từ Việt Nam qua Lào thường tìm đến hai chùa này lưu trú để tiện tham quan chiêm bái Phật tích các nơi. Sự ân cần chu đáo của sư trụ trì chùa Diệu Giác khiến chúng tôi luôn cảm thấy thoải mái an lạc như đang ở tại chùa mình.

... Một buổi sáng, tôi dậy sớm tản bộ quanh con đường trước cổng chùa. Đi bộ vừa để hít thở khí trời trong lành mát dịu, vừa muốn mục kích các vị sư Lào đi khất thực. Chùa nằm ngay ngã tư nhưng suốt ngày yên vắng, ít tiếng xe cộ. Lúc này, có nhiều phụ nữ đem chiếu và ghế nhỏ ra để bên vệ đường. Trên ghế đặt một cái thố to bằng nhôm hoặc bằng mây có nắp đậy. Thoạt nhìn, tôi ngạc nhiên vì không biết họ buôn bán thứ gì vào sáng sớm tinh mơ mà đường phố vắng tanh thế này. Nhưng khi nhận ra bên trong thố là những vắt cơm và thức ăn, thì tôi chợt hiểu. Họ trải chiếu quỳ xuống, yên lặng đợi các vị sư khất thực đi ngang qua để dâng thức ăn cúng dường. Phẩm vật đơn sơ, ánh mắt chân thành kính cẩn... bức tranh cuộc sống toát lên một vẻ đẹp thánh thiện tạo nguồn cảm xúc sâu xa cho du khách phương xa một lần tìm đến.

Trời sáng dần... từ góc đường, nơi có ngôi chùa Lào tọa lạc cạnh dòng Mê Kông hiền hòa thơ mộng bỗng xuất hiện một đoàn sư áo vàng cam đang đi tới. Tôi đưa máy ảnh vừa tầm ngắm nhưng rồi thất vọng khi thấy họ rẽ sang con đường khác. Không lâu sau, lại có một đoàn sư khác. Lần này các vị đi ngang qua chùa Diệu Giác. Dẫn đầu là vị sư lớn tuổi, theo sau là các chú đạo nhỏ. Mấy chú mỉm cười khi thấy tôi chụp hình. Đoàn khất sĩ chậm rãi dừng lại nhận phẩm vật của chư thiện tín cúng dường rồi tiếp tục thẳng bước trên đường. Cảnh sắc ban mai tỏa sáng trong màu y đỏ rực. Không gian tĩnh lặng mà thanh thoát diệu kỳ biết bao.

Sau mấy ngày lưu lại chùa Diệu Giác và chiêm bái nhiều ngôi chùa Lào trong thanh phố, chúng tôi lại lên đường sang tỉnh Mukdahan của đất nước Thái Lan. Xe ra khỏi thị xã Savan không bao lâu đã đến cửa khẩu Lào, qua cầu là tới cửa khẩu Thái. Thủ tục nhập khẩu của hai nước thật đơn giản mau lẹ. Ngồi trong xe, tôi quay người ra sau, cố chụp cho được chiếc cầu Hữu Nghị bắt qua dòng Mê Kông nối liền hai tỉnh vùng ven biên giới. Nhịp sống bên đất Thái trù phú nhộn nhịp hơn hẳn. Những chiếc xe buyt, xe tuk- tuk màu sắc cũng tươi tắn rực rỡ hơn.

Đoàn ghé thăm ngôi chùa Việt trong thành phố cũng mang tên Diệu Giác. Chùa Diệu Giác do Sư cô Huệ Mỹ người miền Tây Nam bộ mới sang trông coi mấy năm nay. Trong chùa có một phòng thư viện, giúp mọi người lui tới tìm hiểu trau giồi học tập ngôn ngữ tiếng Việt. Người Việt cũng có mặt ở Thái từ thời chống Pháp. Những khu người Việt được hình thành và hội người Việt lập ra đã góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa quê hương và trợ giúp nhau khi hữu sự ở nơi đất khách quê người.

Phật giáo Thái Lan và một số nước như Lào, Myanma, Campuchia... đều theo truyền thống Theravada (Tiểu thừa Nam tông). Tu sĩ Nam tông đi khất thực mỗi buổi sáng, thọ dụng ngũ tịnh nhục, quá ngọ không ăn. Một năm hàng thiện tín của họ có mười ngày chay vào đầu tháng Chín (Tháng ra hạ của tu sĩ Nam tông, cũng như tháng Bảy bên mình). Lúc chúng tôi đến đúng vào mười ngày chay nên có nhiều hàng quán chay. Tham quan lễ Phật xong, chú Lệ đưa chúng tôi đến dùng trưa trong một quán cơm chay người Hoa. Quán chay của người Hoa nằm lọt thỏm trong khu người Việt. Tu sĩ và Phật tử Việt ăn chay nhiều nên quán buôn bán đông khách quanh năm.

Đến bất cứ đâu, từ chùa cho đến khu dân cư, quán ăn và các đường phố lớn, chúng tôi đều nhìn thấy người ta trưng bày di ảnh của đức vua và hoàng hậu. Người dân Thái tôn sùng vua của họ ngang bằng với kính Phật. Cũng phải thôi. Phật giáo mang lại cho họ nguồn sống tâm linh an lành tự tại. Đức vua là người có công lớn đưa nền nông nghiệp Thái Lan phát triển giàu mạnh cho đến ngày nay. Hình ảnh đức vua chính là biểu tượng thiêng liêng của dân tộc Thái. Đất nước của những nụ cười tràn ngập sắc màu an lạc và niềm tin tôn giáo.

Ngôi chùa Hoàng gia tọa lạc trên một ngọn núi, cách tỉnh Mukdahan hơn trăm cây số. Vì ở Thái chạy xe bên trái nên chú Lệ nhờ người bạn, cũng là người Việt định cư ở Lào quen đường chở giúp. Từ chân núi, chúng tôi đã nhìn thấy đỉnh tháp nhô cao chót vót. Xe chạy lên chùa theo con đường tráng nhựa vào tới tận cổng sau. Chùa do một vị công chúa, chị của đức vua đương thời phát tâm bảo trợ cúng dường. Chùa xây chưa xong thì bà tạ thế. Nhiều công trình vẫn còn đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện.

Chùa Hoàng gia nên lối kiến trúc cũng thật là nguy nga tráng lệ. Có bốn cổng tam quan trông ra bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, có cả ngàn tượng Phật đặt ở hành lang chạy quanh vòng tường có mái che lợp ngói. Tượng Phật ngồi trên chiếc bệ cao sơn vàng đính hạt cườm xanh nổi bật. Trong khuôn viên rộng thênh thang có rất nhiều cây xanh thảm cỏ, có hồ phun nước, có trụ đá dùng để tôn trí các vị Bồ tát và thần linh. Tất cả đều tỏa sáng một màu vàng thật ấn tượng. Mấy ngôi bảo tháp lớn thì màu trắng với những đường viền hoa văn vàng ánh. Tháp có lớn nhỏ nhưng kiểu dáng thì giống nhau. Vì không đủ thời gian nên chúng tôi chỉ vào lễ Phật ở ngôi tháp lớn. Tháp có nhiều cửa, mỗi cửa có tam cấp đi lên và có sáu tầng, mỗi tầng thờ một tượng Phật chính ở trên cùng nhiều pho tượng nhỏ hơn bên dưới. Tôi lên tới tầng hai chụp hình rồi ngồi lại chiêm nghiệm tượng Phật, nên không theo đoàn lên các tầng trên. Tầng thứ sáu là nơi thờ xá lợi Phật và các vị đại đệ tử.

Chiêm bái những ngôi chùa mang tầm vóc quy mô vĩ đại cứ khiến người ta phải luôn miệng trầm trồ thán phục. Suốt chuyến tham quan, đầu óc tôi lại miên man với ý nghĩ: Ở đâu những giá trị tâm linh được tôn tạo giữ gìn... thì ở đó niềm tin về lẽ sống chơn thường sẽ không ngừng tỏa sáng.

Vũ trụ vô thường. Sắc thân huyễn mộng. Tâm nguyện rộng lớn của người tạo lập rồi cũng sẽ theo dòng thời gian trôi xa vào cõi miên trường vĩnh cửu.

Một chuyến đi... đọng lại biết bao điều. Thế giới này hữu hạn nhưng niềm tin về những điều chân thiện mỹ sẽ mãi lan xa và... lan xa mãi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 12247)
Ni sư Satomi Myodo (tục danh là Satomi Matsuno) sinh năm 1896, trong một gia đình nông dân nghèo tại Hokkaido. Không chấp nhận truyền thống cho rằng phụ nữ chỉ có thể là một vợ đảm, mẹ hiền; bà quyết tâm tìm thầy học đạo. Trải qua nhiều khó khăn, tham cứu nhiều pháp môn nhưng bà vẫn không tìm được điều bà muốn.
10/04/2013(Xem: 3934)
Long trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4:15 chiều, vào thời điểm này cậu mợ của Long đang trên máy bay về Việt Nam để thăm mẹ và bà ngoại của Long. Sau bao nhiêu năm vật vã trong đau đớn vì căn bịnh AIDS, và mấy tháng sau này Long sống trong đau đớn cùng cực bởi cơn bịnh hoành hành thân xác, chỉ còn xương và da. Nhiều lần ý nghĩ tự tử đến với Long, có lần Long dùng sợi giây sắt cắm vào ổ điện để mong sao điện giựt cho cậu chết, nhưng thật là chưa hết nợ trần nên cậu bị điện giựt bắn rớt từ trên giường xuống đất,...
10/04/2013(Xem: 5148)
Trong cuộc đời, có những mối tình ngắn ngủi thoáng đến thoáng đi, hoặc kéo dài "trong một tháng trong một năm" như cách nói của nhà văn nữ F. Sagan. Cũng có những mối tình lâu dài " tưởng trong giây phút mà thành thiên thu" hay "đem xuống tuyền đài chưa tan". Nhưng tất cả không biết đáng kể hay không nếu đem đặt bên cạnh mối tình lạ lùng của vị cao tăng chùa Shiga.
10/04/2013(Xem: 12831)
Xin được viết đôi dòng cảm nghĩ của mình về tác phẩm Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn. Số là rất tình cờ, tôi và anh Đoàn cùng dạy lớp mùa Hè ở trường Pacific Lutheran University tại Olympia, Washington State, tháng 6 năm 2001. Hai chúng tôi được xếp chung hai phòng sát nhau trong cư xá giáo sư trường đại học PLU và cũng là hai người Việt duy nhất ở đây. Anh Đoàn dạy môn Psychotherapy (Tâm Lý Trị Liệu) và tôi dạy môn Physiotherapy (Thể Lý Trị Liệu) nên có dịp làm việc chung trong khóa học. Tôi ham thể thao, anh Đoàn ham viết lách....
10/04/2013(Xem: 3557)
Người ta có thể vương vấn mùa thu bằng những điều thật giản dị. Những ai lần đầu trở thành sinh viên sẽ có cảm giác hạnh phúc trong mùa thu trọn vẹn ý nghĩa. Những ai đã qua dốc cuộc đời, mùa thu lá rụng sẽ có dịp để nhìn lại, để chiêm nghiệm cuộc sống. Mùa thu níu giữ chân ta ở lại, níu ta sống chậm hơn và muốn ngoảnh lại phía sau xem mình đã đánh mất những gì, mình còn lại những gì… Có những phút lắng lòng như thế để bước tiếp, dù chặng đường phía trước còn cả một mùa đông.
10/04/2013(Xem: 3470)
Thỉnh thoảng con mới gọi về Việt Nam để hầu chuyện với Thầy, thế mà lần nào con cũng nhõng nhẽo than van với Thầy là mỗi khi nói chuyện với Thầy xong , thì cái hầu bao của con nó lủng đi thật nhiều. Nhưng hôm nay, cái cảm giác lủng hầu bao của con không còn nữa, mà thay thế vào đó là một nỗi đau buồn nào đó thật mơ hồ mà ngay chính con, con cũng không nhận rõ được, sau khi được Thầy cho biết cặn kẽ những khổ cực của người dân ở các tỉnh miền Trung đang phải gánh lấy, ...
10/04/2013(Xem: 3558)
Tôi hân hạnh được Thầy Pháp Siêu tức là Nguyễn Thanh Dương trình bày với tôi, Thầy đã phải trải qua nhiều năm sưu tập và dịch thuật một bộ TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO gồm có 62 bài Giảng Luận tóm rút các phần tinh hoa đặc sắc. Mỗi mẫu chuyện có nhiều ý nghĩa thâm thúy: xây dựng, thức tỉnh, và giác ngộ cho người đời, Thầy cũng khuyến khích tôi, nếu có phương tiện in ra để phổ biến cho mọi người được xem.
10/04/2013(Xem: 6974)
Pháp Phật rộng lớn thâm sâu, nhưng không ngoài lý Duyên Khởi và lý Nhân Quả. Duyên Khởi hay lý tánh của các pháp. Thật tướng của các pháp chính là không tướng.
10/04/2013(Xem: 4595)
Phât tử Chơn Huy ở Hoa Kỳ về có đem theo tập tự truyện dày của Tỳ Kheo Yogavacara Rahula. Cô nói truyện rất hay, khuyên tôi đọc và nhờ tôi dịch ra Việt ngữ để phổ biến trong giới Phật tử Việt Nam. Câu chuyện rất lý thú, nói về đời của một chàng trai Mỹ đi từ chỗ lang bạt giang hồ đến thiền môn. Truyện tựa đề "ONE NIGHT'S SHELTER (From Home to Homelessness)--The Autobiography of an American Buddhist Monk". Tôi đọc đi rồi muốn đọc lại để thấu đáo chi tiết trung thực của một đoạn đời,...
10/04/2013(Xem: 6122)
Cách đây hơn ba mươi năm, cũng có vài tiểu thuyết gia viết về Lý Công Uẩn. Cốt truyện tuy ly kỳ, câu văn tuy hấp dẫn thực, nhưng các tác giả thường thường đưa vào nhiều chuyện hoang đường để mô tả một nhân vật lỗi lạc với những hành động vượt quá sức tưởng tượng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]