Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bùi Giáng, Người viết sách với tốc độ kinh hồn

27/10/201108:19(Xem: 19175)
Bùi Giáng, Người viết sách với tốc độ kinh hồn

 


Bui-Giang-2
Bùi Giáng,

Người viết sách với tốc độ kinh hồn

 

Bùi Giáng là một con người gây kinh ngạc cho bất kỳ ai quan tâm đến ông. Làm thơ, dịch tiểu thuyết của các tác gia danh tiếng trên thế giới, viết sách nghiên cứu triết học đông tây kim cổ với những kiến thức vô cùng uyên bác… nhưng Bùi Giáng đồng thời lại còn chạy nhảy la hét ngoài đường trong bộ dạng của những con người mà ta quen gọi là điên.

Cuộc đời Bùi Giáng vì vậy luôn được bao phủ bởi vô số những giai thoại ly kỳ, những thông tin hư hư thực thực. Trước nay, có khá nhiều bài viết về ông nhưng đều rất tản mạn, hầu hết chỉ là những bài lẻ tẻ đăng báo hoặc bài của nhiều người viết trong các tuyển tập hoặc đặc san kỷ niệm Bùi Giáng. Dựa trên những tài liệu có được và những tác phẩm của ông, chúng tôi cố gắng cung cấp cho bạn đọc những thông tin tương đối có hệ thống về diện mạo của con người tài năng thuộc hạng siêu phàm nhưng rất kỳ dị này.

Từ năm 1962 trở đi, Bùi Giáng liên tục cho ra đời nhiều đầu sách. Mỗi năm đều đều vài ba cuốn. Càng về sau càng nhiều hơn. Nói về số lượng, thì ông là một tác giả có tác phẩm in ra đứng vào hàng kỷ lục ở miền Nam trước 1975. Sách của ông có thể chất thành chồng cao cả mét, thơ thì phải kể bằng đơn vị ngàn bài. Tuy nhiên, ông hoàn toàn không phải một học giả cần mẫn, suốt ngày giam mình trong thư viện, miệt mài bên trang sách mà thậm chí còn ngược lại. Nhiều người từng gần gũi ông ngạc nhiên nói rằng họ chỉ thấy Bùi Giáng suốt ngày lang thang rong chơi nhàn nhã, bia rượu uống tràn, thế nhưng khi nhà xuất bản cần, chưa đến một ngày ông đã mang đến cả năm bảy trăm trang sách. Vậy ông viết sách vào lúc nào?

Một nhà văn gần gũi với Bùi Giáng trước năm 1975 kể lại chuyện viết sách của ông như sau: "Tôi chỉ kể tới Bùi Giáng, bởi suốt thời kỳ đó, có thể nói, thầy Thanh Tuệ (Giám đốc Nhà xuất bản An Tiêm lúc đó) vì một tấm lòng liên tài đặc biệt, chỉ mê thích thơ văn Bùi Giáng, đã dành trọn phương tiện cho ưu tiên xuất bản tác phẩm của Bùi Giáng trước mọi tác giả khác. Và giai đoạn có thể đặt tên là giai đoạn Bùi Giáng này, An Tiêm đã in đêm in ngày, in mệt nghỉ, vì những năm tháng đó chính là những năm tháng đánh dấu cho thời kỳ sáng tác kỳ diệu sung mãn nhất của Bùi Giáng, cõi văn cõi thơ Bùi Giáng bấy giờ ào ạt vỡ bờ, bát ngát trường giang, mênh mông châu thổ, Bùi Giáng bấy giờ mỗi tuần viết cả ngàn trang khiến chúng tôi bàng hoàng khiếp đảm".


Bui-Giangỉbui-giang-btichBui-Giang-4bui-giang-btichBui-Giang-2buigiang2Bui giang va Trinh Cong SonBui Giang 2Bui giang va Trinh Cong Sonbuigiang



Nhà văn này kể tiếp: "Vậy mà mỗi lần gặp thi sĩ hồi đó, cảm tưởng bao giờ cũng giữ được là đã gặp một Bùi Giáng rất nhàn rỗi, rất rong chơi. Bước chân vào nhà thầy Thanh Tuệ, chúng tôi đã thấy Bùi Giáng ngồi đó trước, tươi cười, ung dung trong cái phong thái của một con người nhàn nhã nhất thế giới, chẳng có một dấu vết nhỏ nào của một người viết đang gió táp mưa rơi với ngàn ngàn trang sách". Ai cũng lấy làm ngạc nhiên và cố gắng tìm hiểu nhưng không thể nào hiểu nổi. Chưa bao giờ những người gần gũi Bùi Giáng bắt gặp ông đang ngồi viết sách. Vắn tắt là Bùi Giáng chẳng làm gì hết, chẳng ai một lần nhìn thấy Bùi Giáng đang làm gì hết. Thầy Thanh Tuệ cũng chỉ lắc đầu cười: "Tôi cũng lấy làm kỳ. Ảnh lang thang suốt ngày, chẳng thấy lúc nào ngồi viết hết. La cà hết nơi này đến nơi khác, uống rượu say ngất rồi về lầu lăn ra sàn ngủ, nhiều ngày bỏ cả bữa ăn. Đêm cũng không thức, chỗ nằm tối thẳm. Nhưng ảnh viết tôi in không kịp, nói ảnh tạm ngừng thì ảnh ngừng. Còn nói ảnh đem bản thảo tới thì nói buổi sáng buổi chiều ảnh đã tới ném bịch xuống cả năm, bảy trăm trang. Cứ thế đem sắp chữ thôi, đâu có thì giờ đọc. Điều kỳ lạ là thể loại trước tác nào ảnh cũng có ngay sách, dễ dàng và nhanh vô tả. Từ thơ đến văn. Từ một cuốn tiểu luận về Camus đến một cuốn tiểu luận về Nguyễn Du. Từ dịch thuật tiểu thuyết tới phê bình triết học. Tất cả như đùa như chơi vậy".

Có người ngạc nhiên quá, tìm cách rủ Bùi Giáng tới quán uống rượu để tìm hiểu. Nhưng chỉ tốn rượu đãi Bùi Giáng chứ chẳng khai thác được chút thông tin nào. Vặn hỏi mãi ông cũng không giải thích điều gì. Bùi Giáng chỉ cười cười, đốt điếu thuốc, cầm lấy ly rượu và nói "vui thôi mà" trước sự ngơ ngẩn của người hỏi chuyện. Trước sau ông không hề giải thích bất cứ thắc mắc nào. Nhà văn kể trên nói tiếp: "Chừng như ông không có gì giải thích, sự thành hình một tác phẩm nơi Bùi Giáng cuối cùng vẫn là một bí ẩn hoàn toàn trong cái vùn vụt, cái bất tuyệt thao thao, cái chớp mắt đã là của nó. Ừ, vui, ba chữ "vui thôi mà" là câu trả lời mơ hồ nghịch ngợm duy nhất của Bùi Giáng trước mọi sự tìm hiểu".

buigiangBui giang va Trinh Cong SonBui Giang 2Bui giang va Trinh Cong Sonbuigiang2Bui-Giang-2bui-giang-btichBui-Giang-4bui-giang-btichBui-GiangỉBui-Giang-5Bui-Giang-6Bui-Giang-7Bui-Giang-8Bui-Giang-9Bui-Giang-10Bui-Giang-11Bui-Giang-12Bui-Giang-13Bui-Giang-14Bui-Giang-15Bui-Giang-20







Ý kiến bạn đọc
01/09/201715:58
Khách
Viết phỏng theo thơ của Bùi giáng

Giữa sống còn hay mất
Tôi xin nhắn đôi lời
Gần trăm năm tủi hận
Kiếp đọa đày nhân gian
Sống lọc lừa dối trá
Của thế hệ hôm nay
Không còn tính con người
Bảo vệ người yếu thế


KN
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/10/2010(Xem: 3133)
Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em
16/10/2010(Xem: 2952)
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ.
16/10/2010(Xem: 2789)
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm...
15/10/2010(Xem: 3231)
Một danh tướng về già muốn tặng thanh kiếm báu của mình cho một tướng quân ở xa. Ông giao trọng trách đó cho một gia nhân, cũng là một tay kiếm xuất chúng. Cẩn thận như vậy, ông vẫn không yên lòng, nghĩ rằng kiếm sĩ này chưa chắc đã đủ chín chắn để giữ kiếm không bị cướp dọc đường. Thanh kiếm không những quý về chất thép mà còn quý vì chuôi kiếm có nạm vàng và ngọc vua ban.
13/10/2010(Xem: 2627)
Có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn...
13/10/2010(Xem: 4174)
Vào Thứ Sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010, Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình Na Uy đã công bố giải Nobel Hòa Bình năm 2010 được trao cho Lưu Hiểu Ba. Lưu Hiểu Ba, sinh năm 1955 tại thủ phủ Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc, là nhà tranh đấu bất bạo động cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Trung Quốc. Ông đã từng tham gia phong trào sinh viên đấu tranh trong biến cố Thiên An Môn năm 1989 và sau đó liên tục bị sách nhiễu, quản chế tại gia và tù tội. Ngày 8 tháng 12 năm 2008, ông đã bị bắt vì cùng một số nhà tranh đấu dân chủ và nhân quyền Trung Quốc công bố Hiến Chương 2008 đòi xóa bỏ chế độ cai trị độc đảng để tiến tới một xã hội dân chủ cho Trung Quốc. Hiến Chương 2008 cho đến nay đã có hơn 8,500 người tham gia ký tên. Vì Hiến Chương 2008, Lưu Hiểu Ba đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc kết án 11 năm tù. Hiện ông vẫn còn ngồi tù ở Liễu Ninh, Trung Quốc.
11/10/2010(Xem: 3195)
Không ngờ tôi lại có được duyên lành đi chung với Thầy Trụ Trì Chùa Tâm Giác một đoạn đường khá xa. Tôi vẫn thường hay đến chùa, vãn hay gặp Thầy nhưng lúc nào Thầy cũng „Phật sự đa đoan“ nên tôi có rất ít thì giờ gần gũi và tiếp xúc với Thầy nhiều. Chuyến đi này thật hữu ích cho tôi vô cùng, tôi đã nghe và thấm nhuần được rất nhiều điều về Giáo lý Phật Đà - một niềm tin mà tôi luôn luôn tôn thờ và say mê khi vừa mới lớn cho đến tận bây giờ và cũng nhờ Thầy mà đoạn đường đi về 260 km không còn xa vời vợi nữa.
07/10/2010(Xem: 3344)
Hiện nay, truyền thuyết Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài được lưu truyền dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác như kể chuyện, ca dao, truyền kỳ, kịch, khúc nghệ, âm nhạc, v.v
05/10/2010(Xem: 2976)
Năm Tiết Đào lên tám, một hôm vào mùa thu, Tiết Đào đứng chơi bên cạnh cha, gần một cây ngô đồng. Cây đã già, cành lá sum sê đứng sừng sững trước nhà...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]