Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hồ Biểu Chánh (1884–1958)

12/09/201102:34(Xem: 3613)
Hồ Biểu Chánh (1884–1958)


Hồ_Biểu_Chánh
Hồ Biểu Chánh (1884–1958)



Hồ Biểu Chánh (1884–1958), tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên; là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20.

Ông sinh năm 1885 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).

Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn.

Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.

Tháng 8 năm 1941, sau khi ông về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt.

Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, Cộng hòa tự trị Nam Kỳ được thành lập, ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.

Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 73 tuổi.

Lăng mộ ông hiện nay được đặt ở đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp.

Sự nghiệp văn chương

Khi viết văn, ông lấy tên tự ghép với họ là Hồ Biểu Chánh, trở thành một bút danh bất hủ, được nhiều người biết đến và quý mến hơn tên tộc Hồ Văn Trung của ông.

Ông sáng tác văn học rất nhiều và để lại hơn 100 tác phẩm gồm tiểu thuyết và các thể loại khác, như: nghiên cứu, phê bình văn học, sáng tác tuồng hát cùng các bản dịch văn học cổ điển Trung Quốc như Tình sử, Kim cổ kỳ quan... đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Tiểu thuyết của ông thuộc về thời kỳ đầu của văn học chữ quốc ngữ, cốt truyện đơn giản, triết lý chủ đạo là thiện thắng ác, ở hiền gặp lành, điểm đặc biệt là rất Nam Bộ, từ giọng văn đến miêu tả con người. Ông có phóng tác một số tiểu thuyết Pháp.

Hồ Biểu Chánh sở trường về viết văn xuôi tự sự. Đề tài phần lớn là cuộc sống Nam Bộ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu thế kỷ 20 với những xáo trộn xã hội do cuộc đấu tranh giữa mới và cũ. Cách diễn đạt của ông nôm na, bình dị. Ông đã có những đóng góp to lớn vào sự hình thành thể loại tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai. Ông để lại một khối lượng sáng tác không nhỏ: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu-phê bình. Ngoài ra, còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch.

Các tác phẩm
Dịch thuật:

Tân soạn cổ tích (cổ văn Trung Quốc, Sài Gòn-1910)
Lửa ngún thình lình (dịch tiếng Pháp, SG, 1922)

Thơ:
U tình lục (Sài Gòn – 1910)
Vậy mới phải (Long Xuyên – 1913)
Biểu Chánh thi văn (Tập i, ii, iii bản thảo)

Tùy bút phê bình:
Chưởng Hậu quân Võ Tánh (Sài Gòn – 1926)
Chánh trị giáo dục (Gò Công – 1948)
Tùy bút thời đàm (Gò Công – 1948)

Hồi ký:
Ký ức cuộc đi Bắc Kỳ (1941)
Mấy ngày ở Bến Súc (1944)
Đời của tôi: 1. Về quan trường, 2. Về Văn nghệ, 3. Về phong trào cách mạng
Một thiên ký ức: Nam Kỳ cộng hòa tự trị (Gò Công – 1948)
Tâm hồn tôi (Gò Công – 1949)
Nhàn trung tạp kỷ (tập i, ii, iii Gò Công – 1949)

Hài kịch:
Tình anh em (Sài Gòn – 1922)
Toại chí bình sinh (Sài Gòn – 1922)
Đại nghĩa diệt thân (Bến Súc – 1945)

Hát bội:
Thanh Lệ kỳ duyên (Sài Gòn 1926 – 1941)
Công chúa kén chồng (Bình Xuân – 1945)
Xả sanh thủ nghĩa (Bình Xuân – 1945)
Trương Công Định qui thần (Bình Xuân – 1945)

Cải lương:
Hai khối tình (Sài Gòn – 1943)
Nguyệt Nga cống Hồ (Sài Gòn – 1943)
Vì nước vì dân (Gò Công - 1947)

Đoản thiên:
Chị Hai tôi (Vĩnh Hội – 1944)
Thầy chùa trúng số (Vĩnh Hội – 1944)
Ngập ngừng (Vĩnh Hội)
Một đóa hoa rừng (Vĩnh Hội – 1944)
Hai Thà cưới vợ (Vĩnh Hội)
Lòng dạ đàn bà (Sài Gòn – 1935)

Truyện ngắn:
Chuyện trào phúng, tập I, II (Sài Gòn – 1935)
Chuyện lạ trên rừng (Bến Súc – 1945)
Truyền kỳ lục (Gò Công – 1948)

Biên khảo:
Pétain cách ngôn Á đông triết lý hiệp giải (Sài Gòn – 1942)
Gia Long khai quốc văn thần (Sài Gòn – 1944)
Gia Định Tổng trấn (Sài Gòn)
Chấn hưng văn học Việt Nam (Sài Gòn – 1944)
Trung Hoa tiểu thuyết lược khảo (Sài Gòn – 1944)
Đông Châu liệt quốc chí bình nghị (Bến Súc – 1945)
Tu dưỡng chỉ nam (Bến Súc – 1945)
Pháp quốc tiểu thuyết lược khảo (Bình Xuân – 1945)
Một lằn chánh khí: Văn Thiên Tường (BX 1945)
Nhơn quần tấn hóa sử lược (Gò Công – 1947)
Âu Mỹ cách mạng sử (Gò Công – 1948)
Việt ngữ bổn nguyên (Gò Công – 1948)
Thành ngữ tạp lục (Gò Công – 1948)
Phật tử tu tri (Gò Công)
Nho học danh thơ (Gò Công)
Thiền môn chư Phật (Gò Công – 1949)
Địa dư đại cương (Gò Công)
Hoàng cầu thông chí (Gò Công)
Phật giáo cảm hóa Trung Hoa (1950)
Phật giáo Việt Nam (1950)
Trung Hoa cao sĩ, ẩn sĩ, xứ sĩ (1951)
Nho giáo tinh thần (1951)

Tiểu thuyết:
Ai làm được (Cà Mau 1912, phỏng theo André Cornelis của Paul Bourget)
Ái tình miếu (Vĩnh Hội – 1941)
Bỏ chồng (Vĩnh Hội – 1938)
Bỏ vợ (Vĩnh Hội – 1938)
Bức thơ hối hận (Gò Công – 1953)
Cay đắng mùi đời (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Không gia đình của Hector Malot)
Cha con nghĩa nặng (Càn Long- 1929)
Chị Đào, Chị Lý (Phú Nhuận – 1957)
Chúa tàu Kim Qui (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Bá tước Monte Cristo của Alexandre Dumas)
Chút phận linh đinh (Càn Long –1928, phỏng theo Trong gia đình của Hector Malot)
Con nhà giàu (Càn Long – 1931)
Con nhà nghèo (Càn Long – 1930)

Dây Oan (1935)
Cư Kỉnh (Vĩnh Hội – 1941)
Cười gượng (Sài Gòn – 1935)
Đại nghĩa diệt thân (Sài Gòn – 1955)
Dây oan (Sài Gòn –1935)
Đỗ Nương Nương báo oán (SG 1954)
Đóa hoa tàn (Vĩnh Hội – 1936)
Đoạn tình (Vĩnh Hội –1940)
Đón gió mới, nhắc chuyện xưa (Phú Nhuận – 1957)
Hai chồng (Sài Gòn – 1955)
Hai khối tình (Vĩnh Hội – 1939)
Hai vợ (Sài Gòn – 1955)
Hạnh phúc lối nào (Phú Nhuận – 1957)
Kẻ làm người chịu (Càn Long – 1928)
Khóc thầm (Càn Long – 1929)
Lá rụng hoa rơi (Sài Gòn – 1955)
Lạc đường (Vĩnh Hội – 1937)
Lẫy lừng hào khí (Phú Nhuận – 1958)
Lời thề trước miễu (Vĩnh Hội – 1938)
Mẹ ghẻ con ghẻ (Vĩnh Hội – 1943)
Một chữ tình (Sài Gòn – 1923)
Một đời tài sắc (Sài Gòn – 1935)
Một duyên hai nợ(Sài Gòn – 1956)
Nam cực tinh huy (Sài Gòn – 1924)
Nặng bầu ân oán (Gò Công – 1954)
Nặng gánh cang thường (Càn Long-1930)
Ngọn cỏ gió đùa (Sài Gòn – 1926, phỏng theo Những người khốn khổ của Victor Hugo)
Người thất chí (Vĩnh Hội –1938, phỏng theo Tội ác và hình phạt của Fyodor Mikhailovich Dostoevsky)
Nhơn tình ấm lạnh (Sài Gòn – 1925)
Những điều nghe thấy (Sài Gòn – 1956)
Nợ đời (Vĩnh Hội – 1936)
Nợ tình (Phú Nhuận – 1957)
Nợ trái oan (Phú Nhuận – 1957)
Ở theo thời (Sài Gòn – 1935)
Ông Cả Bình Lạc (Sài Gòn – 1956)
Ông Cử (Sài Gòn – 1935)
Sống thác với tình (Phú Nhuận – 1957)
Tại tôi (Vĩnh Hội – 1938)
Tân Phong nữ sĩ (Vĩnh Hội – 1937)
Tắt lửa lòng (Phú Nhuận – 1957)
Thầy Thông ngôn (Sài Gòn – 1926)
Thiệt giả, giả thiệt (Sài Gòn – 1935)
Tiền bạc, bạc tiền (Sài Gòn – 1925)
Tìm đường (Vĩnh Hội – 1939)
Tình mộng (Sài Gòn – 1923)
Tơ hồng vương vấn (1955)
Trả nợ cho cha (Sài Gòn – 1956)
Trọn nghĩa vẹn tình (Gò Công – 1953)
Trong đám cỏ hoang (Phú Nhuận – 1957)
Từ hôn (Vĩnh Hội – 1937)
Vì nghĩa vì tình (Càn Long – 1929)
Vợ già chồng trẻ (Phú Nhuận – 1957)
Ý và tình (Vĩnh Hội – 1938 – 1942)
Người vợ hiền (?)*

Phim chuyển thể từ các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, có:

Ngọn cỏ gió đùa (1989)
Con nhà nghèo (1998)
Ân oán nợ đời (2002)
Nợ đời (2004)
Cay đắng mùi đời (2007)
Tại tôi (2009)
Tân Phong nữ sĩ (2009)
Tình án (2009)
Khóc thầm (2010)
Lòng dạ đàn bà (2011)
Ngọn cỏ gió đùa (2013)
Lời sám hối (2014)
Hai khối tình (2015)
Con nhà giàu (2015)











Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/11/2021(Xem: 31831)
316. Thi Kệ Bốn Núi do Vua Trần Thái Tông biên soạn. Trần Thái Tông (1218-1277), là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam (triều đại kéo dài đến 175 năm sau, ông cũng là một Thiền sư đắc đạo và để lại những tác phẩm Phật học vô giá cho đời sau). Đây là Thời Pháp Thoại thứ 316 của TT Nguyên Tạng, cũng là bài giảng cuối của năm thứ 2 (sẽ nghỉ qua sang năm sẽ giảng lại) từ 6.45am, Thứ Ba, 30/11/2021 (26/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com
26/11/2021(Xem: 4623)
“‘Giống như một vị Bồ Tát’ là người mà tôi có thể mô tả về thuyền trưởng Jeon Je Young,” ông Nguyễn Hùng Cường, người tổ chức lễ tưởng niệm vị thuyền trưởng vừa qua đời, tại chùa Huệ Quang, Santa Ana, nói hôm Thứ Bảy, 14 Tháng Mười Hai. Ông Cường là một trong 96 người được vị thuyền trưởng vớt trong hành trình vượt biển vào lúc 6 giờ 45 phút chiều ngày 14 Tháng Mười Một, 1985, trong lúc chiếc thuyền chở ông đang lênh đênh trên Biển Đông, bị nhiều tàu khác làm lơ trước đó. Ông Cường nói thêm: “Ông là ‘tộc trưởng’ của nhóm 96 người chúng tôi. Ông vừa ra đi với hai bàn tay trắng, nhưng ông để lại biết bao yêu thương của không những 96 người, mà với cộng đồng Việt Nam.”
25/11/2021(Xem: 37123)
315. Sáu Thời Sám Hối do Vua Trần Thái Tông biên soạn Đây là Thời Pháp Thoại thứ 315 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 25/11/2021 (20/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
23/11/2021(Xem: 20383)
314. Vua, Thiền Sư Trần Thái Tông Người thiết lập nền tảng cho Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Đây là Thời Pháp Thoại thứ 314 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 23/11/2021 (19/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
18/11/2021(Xem: 31600)
312. Thiền Sư Hiện Quang (? - 1221) (Đời thứ 14, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, đời Vua Lý Huệ Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 311 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 18/11/2021 (14/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
16/11/2021(Xem: 6613)
Sào Phủ Hứa Do là tên một tích truyện cổ Trung Quốc, lấy tên hai nhân vật trong đó là Sào Phủ (chữ Hán:巢父) và Hứa Do (許由). Theo truyền thuyết, hai nhân vật này sống đời vua Nghiêu. Câu chuyện như sau (lời đối thoại theo "Chuyện giải buồn" của Huỳnh Tịnh Của): Hứa Do được tiếng là người hiền, vua Nghiêu vời vào để truyền ngôi. Hứa Do từ chối, cười mà về rồi ra suối rửa tai. Khi đó, Sào Phủ mới dắt trâu tới suối uống nước, thấy Hứa Do rửa tai, bèn hỏi tại sao. Hứa Do trả lời: "Ông Nghiêu đòi tôi, biểu tôi thì làm vua." Sào Phủ bèn dắt trâu bỏ lên trên giòng nước cho uống. Hứa Do hỏi tại sao, Sào Phủ đáp: "Anh rửa tai anh xuống đó tôi sợ trâu tôi uống nhằm." Sào Phủ lại nói: "Anh đi đâu cho người ta biết vua mà muốn nhường ngôi vua cho anh, ấy là tại bụng anh vẫn còn danh lợi." Huỳnh Tịnh Của phê rằng, "Nghe mà rửa, chi bằng giữ vẹn đừng nghe."
16/11/2021(Xem: 6656)
Sức mạnh của thiên nhiên rốt cuộc đáng sợ như thế nào? Thông qua những hình ảnh dưới đây, chúng ta cùng cảm nhận. Ngày nay, dưới vòng hào quang của sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, rất nhiều người đã dần quên rằng, con người thực tế chỉ là một bộ phận của thiên thiên. Thế nên con người mới sinh ra tư tưởng làm chủ thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên, ‘bắt thiên nhiên’ phục vụ con người, và lầm tưởng rằng, thiên nhiên cũng chẳng qua như thế mà thôi. Con người đã đánh mất cái tâm kính úy đối với thiên nhiên. Nhưng sự thực có thực như vậy không? Trước sức mạnh tuyệt đối của thiên nhiên, tất cả những gì mà chúng ta lấy làm tự hào đều bị hủy diệt trong khoảnh khắc. Khi núi lửa Kilauea phun trào ở Hawaii, dùng nham thạch nóng chảy giống như một dòng sông của địa ngục...
16/11/2021(Xem: 9849)
Hạnh phúc luôn là “KPI” của mỗi người và mỗi quốc gia. Mỗi người hạnh phúc sẽ góp phần xây nên một một quốc gia hạnh phúc. Vậy quốc gia nào hạnh phúc nhất thế giới? Hãy cùng mayvesinhmienbac.com.vn gọi tên top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong năm 2021 nhé!
11/11/2021(Xem: 29520)
309. Thiền Sư Thần Nghi (? - 1216) Đời 13, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Huệ Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 309 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 11/11/2021 (07/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Tu Viện Quảng Đức 85-105 Lynch Road Fawkner, VIC 3060 Australia Tel: 03. 9357 3544; 0481 169 631
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]