Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một câu chuyện thực tế lịch sử

01/11/201708:47(Xem: 3269)
Một câu chuyện thực tế lịch sử
ngodinhdiem_1

Hôm nay ngày 1.11 tôi viết bài này chỉ nhằm kể một câu chuyện thực tế lịch sử; vì đâu, nguyên nhân, tôi xin miễn đào sâu vì cũng không có đủ hiểu biết, thời gian và cũng không phải mục đích tôi muốn chia sẻ ở đây! 

Ba mẹ tôi đều sinh ra và lớn lên tại Huế, học xong tú tài ở trường Khải Định năm 1955 (tên lúc bấy giờ của trường Quốc Học Huế). Giai đoạn đó đất nước vừa chia đôi, TT Ngô Đình Diệm vừa chấp chính. Ông Diệm xuất thân từ gia đình quan lại, bản thân ông cũng từng đỗ đạt ra làm thượng thư như cha của ông là Ngô Đình Khả, anh là Ngô Đình Khôi, nên rất trọng bằng cấp, học vấn như lối suy nghĩ của tầng lớp trí thức nho học thời bấy giờ. Vì vậy ông Diệm rất ưu tiên cho ngành giáo dục, đặc biệt trong giai đoạn sau 1954 khi người Pháp rời khỏi VN, cần xây dựng một nền giáo dục bản xứ thay thế cho nền giáo dục thuộc địa của Pháp.

Số trường trung học và số thầy cô người Việt giai đoạn đó có thể đếm trên đầu ngón tay! Trường Cao Đẳng Sư Phạm đầu tiên của VN chỉ mới được thành lập năm 1951 tại Hà Nội (đào tạo cấp tốc 2 năm, chưa có ĐH Sư Phạm), mà theo học khoá 1 có 5 thầy được mệnh danh là "ngũ hổ" sau khi tốt nghiệp năm 1953 vào miền Nam dạy tại trường Petrus Ký gồm các thầy: Lê Xuân Khoa, Nguyễn Hữu Kế, Bùi Trọng Chương, Đinh Xuân Thọ và Vũ Ngọc Khôi. Đào tạo được 3 khoá 51, 52, 53 thì hiệp định Genève chia đôi đất nước, năm 1954 CĐSP Hà Nội không có chiêu sinh. 

Năm 1955 một bộ phận trường CĐSP khi vào Nam (ở miền Bắc bộ phận còn lại được nhập với một số trường khác thành trường Đại Học Sư Phạm Khoa Học) thì mới chiêu sinh khoá 4, còn gọi là khoá Ngô Đình Diệm. Năm ấy ba me tôi vừa xong tú tài hai, có thể ghi danh học bất cứ ĐH nào mình muốn mà không cần phải thi, theo qui định lúc bấy giờ. Chỉ duy trường CĐSP thì muốn học phải thi tuyển sinh, vì vào học có học bỗng!

Dạo đó cả bên nội lẫn bên ngoại tôi đều không có đủ tiền để nuôi ba mẹ tôi ăn học tiếp. Nội tôi là thương gia trước đây khá giả nhưng làm ăn thất bát khánh kiệt. Ông Ngoại tôi lương thầy giáo nuôi 7 người con và nuôi cậu cả đi du học bên Pháp từ 1950 (cậu cả trước hoạt động trong phong trào HS chống Pháp chung với Lê Quang Vịnh tại Huế, bị mật thám bắt nhiều lần khiến ngoại tôi phải "tống" đi Pháp du học để cách ly tổ chức, do Pháp hăm doạ sẽ cho ngoại tôi thôi việc, nếu không biết răn dạy con thôi hoạt động chống Pháp!), nên cũng không có tiền cho mẹ học cao hơn và đi du học, dù mẹ tôi đậu tú tài ban A (hoá sinh) cao nhất lúc đó và được LM Cao Văn Luận, Viện trưởng Viện ĐH Huế xin cho mẹ đi Pháp du học!

Vì nhà nghèo, nên ba mẹ tôi không có điều kiện ghi danh học những trường "danh giá" có tương lai hơn, nhưng học lâu hơn và phải tự túc sinh nhai mà học. Vì vậy cả ba và mẹ tôi đều quyết định thi vào CĐSP  Sài gòn học 2 năm có học bỗng do chính quyền Ngô Đình Diệm cấp cho sinh viên trường này. Tại đây ba mẹ tôi đã quen nhau, chứ lúc còn học ở Huế, ba tôi học ban C (văn chương, ngoại ngữ), me ban A (hoá - sinh) chỉ biết nhau mà thôi! Tốt nghiệp năm 1957 ba tôi quay về Huế dạy tại Quốc Học, còn mẹ tôi còn thích bay nhảy nên chọn trường Trưng Vương Sài gòn, khi ấy mới mở lại tại miền Nam cho thầy cô và học sinh từ miền Bắc mới di cư vào Nam. Cũng xin kể thêm là các thầy Nguyễn Thanh Liêm, Trần Thành Minh cũng học CĐSP Sài gòn, nhưng sau ba mẹ tôi 1 khoá (khoá 1956-1958). Cùng chung khoá với ba mẹ tôi còn có các thầy cô sau này về dạy Petrus Ký như thầy Trần Hữu Tắc, cô Nguyễn Thị Thục (chị em cô cậu với thầy Nguyễn Ngọc Diễm, thầy Diễm tốt nghiệp ĐHSP khoá đầu tiên 1958-1960, thầy Trương Văn Ngọc tốt nghiệp ĐHSP khoá chính quy đầu tiên 1958-1961).
Dài dòng một chút để muốn kể rõ là dạo đó, với chính sách học bỗng chính quyền ông Diệm đã thu hút được các học sinh giỏi làm "đầu vào" cho ngành Sư Phạm sau này.

Không những thế ông Diệm còn chiêu hiền đãi sỹ cho các thầy cô giáo rất nhiều.
Năm 1959 ông Ngoại tôi do làm trong ngành giáo dục, đã vào thẳng Bộ GD vận động ra sự vụ lịnh chuyển me tôi về dạy tại Đồng Khánh Huế, không cần hỏi ý kiến me tôi, để gã cho ba tôi!

Thế rồi anh tôi ra đời năm 1960, tôi năm 1963. Ba mẹ tôi vợ chồng son thuê một căn hộ cao cấp trên lầu trong một biệt thự ở đường Nguyễn Huệ thành phố Huế. Tiền lương giáo sư trung học (tên gọi thời bấy giờ) chính quyền Ngô Đình Diệm trả cao đến mức ba mẹ tôi đủ sức nuôi cả 3 người giúp việc trong nhà, và còn dư cả tiền lương để ba tôi nuôi 2 người em ăn học ở Sư phạm Quy Nhơn nữa!
Ngoài việc đi dạy, ba mẹ tôi chẳng phải làm thêm gì ngoài giờ mà cũng chỉ tiêu hết có một đầu lương!

Với những "ân sủng" này của chế độ Ngô Đình Diệm, ba mẹ tôi toàn tâm toàn ý cho việc dạy học và cũng không ngạc nhiên gì, khi me tôi kể ngày 2.11.1963 khi hay tin anh em ông Diệm Nhu bị bắn chết tại Sài gòn, "Cách mạng" thành công, me tôi bắt ghế leo lên tháo hình ông Diệm treo trên tường trong phòng làm việc tại trường Đồng Khánh Huế  xuống, ôm hình ông Diệm mà khóc ròng (dạo đó tại tất cả công sở ở miền Nam đều phải treo hình TT Ngô Đình Diệm cả!, xem thêm sự kiện này)

huynh
Ảnh minh hoạ: nguồn FB Chi Lê


Và cũng từ đó cha tôi phải bắt đầu đi dạy thêm  Anh Văn tại các trường Tư Thục, me tôi phải làm thêm đủ nghề tay trái để kiếm sống, mà cũng chỉ còn đủ nuôi 1 người giúp việc là vú tôi mà thôi!

Sau 1975 đời sống thầy cô lại càng khó  khăn hơn nữa, đến nỗi ba me tôi rồi cũng phải bỏ nghề dạy học để đi buôn chợ trời kiếm sống từ năm 1979. Nếu không đi xuất cảnh tôi cũng không biết cuộc sống của ba mẹ tôi sẽ ra sao, khi cũng như nhiều thầy cô cũ của tôi, ba mẹ tôi thâm niên không đủ để nhận được lương hưu dù ít ỏi.

Tôi hiểu và thương các thầy cô giáo của tôi, cũng là vì những gì tôi đã biết từ chính gia đình của mình! Tôi hiểu các thầy các cô hiện còn theo đuổi nghề dạy học, vì thực tế hôm nay quá khó khăn trong hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay tại VN.
Tương lai rồi sẽ đi về đâu, khi những người được ca ngợi "đi trồng người", không thể nuôi nỗi chính mình bằng cái nghề mà ai cũng biết rất quan trọng cho sự phát triễn của xã hội và đất nước ? Và còn ai khi tốt nghiệp phổ thông sẽ chọn cái nghề này, khi mà biết trước nó không thể nuôi sống được chính mình một cách chân chính ?

1.11.2017 
Truong Phuong
(Con trai của của Nguyên Hạnh HTD)




Ý kiến bạn đọc
24/01/201818:48
Khách
Thuc ra vao thoi diem do , phe Cong San "nup bong "la nhung su thay va xu dung chua chien nhu co so hoat dong . Co tong thong Ngo Dinh Diem cho quan doi can quet nhung phan tu Cong San nup bong kia chu khong phai phan biet ton giao nhu bao nhieu nguoi da hieu lam chinh sach cua ong trong hang chuc nam qua .
Noi 1 cach khach quan , co tong thong Ngo Dinh Diem la nguoi co tam quyet muon dua dat nuoc va dan toc Viet Nam tiep can nen van minh ma khong phai le thuoc vao ngoai bang . Ong dung la 1 nguoi yeu nuoc Viet Nam chan chinh . Cung vi tam long yeu nuoc , yeu dan toc nen ong da khong dong y de Hoa Ky can thiep vao tinh hinh Viet Nam thoi do . Ong da phai tra cai gia qua dat bang sinh mang cua chinh minh va bao de cua ong la co van chinh tri loi lac Ngo Dinh Nhu .
03/12/201703:50
Khách
Tôi xin lỗi tác giả bài viết nầy , đây chỉ là câu chuyện cá nhân của ông ,thời đó đồng tiền có giá trị và lương giáo chức được ưu đãi chiến tranh chưa có loạn lạc không ảnh hưởng đến đời sống nhân dân dân. Nếu ông Diệm tôn trọng nền tin Tôn giáo cũng giống như nền giáo dục thì không có chuyện tấn công chùa chiền đêm 20 tháng 8 năm 1963 tiếc rằng ông không phải là người lảnh đạo anh minh nên Đạo dụ bất bình đẳng số 10 do pháp để lại làm Đất nước và tín đồ Phật giáo đi đến chung cuộc là đứng lên đòi quyền bình đẳng Tôn giáo ,một trang nhà Phật giáo của Quãng Đức mà đăng hình ông Diệm người đã làm cho ông Quãng Đức tự thiêu để cảnh tỉnh ông Diệm thật là lạ ,
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2023(Xem: 128188)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
21/04/2023(Xem: 2824)
An Dưỡng Địa là một khu nhà mồ ở Phú Lâm, gần bến xe đi về lục tỉnh. Trong khu An Dưỡng Địa có chùa Huệ Nghiêm, có Tháp Phổ Đồng. Tiền thân của chùa Huệ Nghiêm là Viện Phật Học Phổ Thông được thành lập đầu năm 1964, rồi chuyển qua Viện Cao Đẳng Phật Học Chuyên Khoa đầu năm 1971. Tôi và ba thầy Liêm Chính, Toàn Châu, Thiện Tường được Viện Trung Đẳng Chuyên Khoa Phật Học Liễu Quán ở Huế gởi vào đây học thêm 04 năm. Sau ba năm tu học theo chương trình của viện, tôi đi thêm đoạn đường dài là đến tu học, hoằng hóa tại Hoa Kỳ.
15/01/2023(Xem: 2676)
Nạn đói năm Ất Dậu 1945 làm chết hơn 2 triệu dân miền Bắc, nặng nhất là hai tỉnh Thái Bình, Nam Định đã để lại dấu ấn không bao giờ quên về hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương do Pháp và Nhật chiếm đóng Việt Nam.
15/01/2023(Xem: 2646)
Tôi có một người cháu tên Nhi gọi tôi bằng dì. Liên hệ bà con xa, gần thế nào tôi không rõ lắm, chỉ biết là lần đầu gặp Nhi từ miền Trung vô Sài Gòn Nhi đã hai hai tuổi, hy hữu ở cùng cư xá Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận với nhà tôi. Nhi ở dãy A, nhà tôi dãy E đi bộ qua lại chừng hai phút. Nhi theo chồng vào đây và đi học. Đã hai hai tuổi và đã lập gia đình nhưng trông Nhi rất trẻ con, có lẽ nhờ nét mặt mộc mạc ngây thơ, ánh mắt thật thà thánh thiện, đặc biệt có hai răng khểnh rất duyên, mỗi khi cười làm tăng nét hồn nhiên chân thành vốn sẵn có trên khuôn mặt bầu bĩnh hiền lành phúc hậu của Nhi.
14/01/2023(Xem: 2452)
Thưa các bạn, câu chuyện tôi muốn kể sau đây về sức vươn lên của cậu bé chăn trâu 11 tuổi tên Quảng. Quảng và tôi có một nhân duyên kỳ lạ có lẽ kết từ bao kiếp trước để run rủi kiếp này có những ràng buộc dù muốn hay không đã trở thành con nuôi của tôi. Quảng sinh ra và lớn lên tại núi đồi Yên Bái, vùng sâu và xa, nơi đa số toàn người sắc tộc thiểu số, đêm đêm chỉ có tiếng ếch nhái ểnh ương nỉ non hay khỉ ho cò gáy từ rừng xa vọng lại.
17/12/2022(Xem: 2827)
Đồng tiền có hai mặt sấp ngửa, vũ trụ đất trời có ngày và đêm, sáng và tối, con người có hai mặt thiện và ác. Chồng của tôi có hai mặt đối nghịch mà tôi phải dùng Bát Nhã Tâm Kinh quán chiếu "Không dơ cũng không sạch" để sống còn đến ngày kỷ niệm 50 năm ngày cưới, một đám cưới vàng. Đến thời điểm này tôi mới dám viết lại câu chuyện thật của đời tôi, và cũng nhờ Phật pháp nhiệm mầu, những giáo lý vi diệu của Đức Phật mà tôi đã học hỏi được để chuyển hóa một ông chồng Nghịch Duyên hạng nặng, trở thành một ông chồng Trợ Duyên hữu dụng.
03/12/2022(Xem: 2841)
Tại kinh thành Lạc Dương có một tay, trước là thương buôn sau chuyển sang nghề cờ bạc. Nhờ lanh lợi trong mánh lới buôn bán, gã học được nghề bịp rất nhanh. Tài bịp của gã giỏi tới mức không một ai biết mà chỉ cho rằng gã “số đỏ” hoặc “thiên tài”. Bao nhiêu tiền ngày hôm nay đều do cờ bạc mà có. Thế nhưng không hiều sao, có thể do ‘tổ trác” hay do “hết thời” mà gã thua liên tiếp, mất 50 lượng vàng tại một sòng bài lớn. Vừa tiếc của, vừa tức giận, vừa xấu hổ, gã cho mời viên quản lý ra, lớn tiếng nói: -Ta sống bằng nghề đánh bạc đã hơn hai mươi năm, chỉ có ăn mà không có thua. Nếu ta thua tức sòng bài gian lận. Yêu cầu quản lý trả lại 50 lượng vàng, nếu không ta sẽ thưa lên quan phủ.
21/11/2022(Xem: 3566)
Năm 2004, sau khi tốt nghiệp trung cấp Phật học tại Đà Nẵng, bản thân phát nguyện ăn ngày 1 bữa (chỉ dùng đúng Ngọ 12h trưa, trước và sau Ngọ sẽ không dùng bất kỳ thức ăn gì). Lúc đó, không ngoài tâm nguyện “Trên tìm cầu tu học Giáo Pháp giải thoát và trong tâm luôn hướng nghĩ đến sự giác ngộ của muôn loài” do vậy mà bản thân phát nguyện ăn ngày 1 buổi và chuyên tâm trì tụng Chú Đại Bi tiếng Phạn.
12/11/2022(Xem: 2585)
Có những bước chân đi chỉ để mà đi, nhưng có nhưng bước chân đi là để trở về. Trở về về với những nơi thân thương, trở về với chính bản thân mình, trở về với cội nguồn, trở về với miền đất Phật. Trong chuyến đi để trở về ấy, chúng tôi _ đoàn Thái Hà Books và gia đình “Thiền trong từng phút giây” đã có những khoảng khắc tĩnh tâm, những khoảnh khắc nhìn lại chính mình, và những khoảng khắc vô cùng xúc động.
11/11/2022(Xem: 1878)
Bút giả đến Mỹ cũng khá lâu, cách nay cũng trên 40 năm. Đầu tiên tôi sinh hoạt chính thức Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tiểu bang Colorado, thành phố Denver. Được hơn một năm, không chịu đựng với cái lạnh không quen ở đây nên về sinh hoạt với Phật Học Viện Quốc Tế và cũng là Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Nghi lễ của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Hoa Kỳ, trụ sở là chùa Việt Nam Los Angeles bây giờ. Sau đó, quý thầy lớn : Đức Niệm, Thiện Thanh, Tịnh Hạnh . . . lớp quý thầy ngang lứa như chúng tôi (Tín Nghĩa), Nguyên Đạt, Pháp Châu, Nguyên Trí núi (tức là Hòa thượng Nguyên Trí chùa Bát Nhã bây giờ) và Nguyên Trí già (tức là Hòa thượng Đạo Quang bây giờ). Tôi là Phó Chủ tịch đặc trách Gia đình Phật tử. . . còn quý Trí thức Cư sĩ gồm có : Bác sĩ Tôn Thất Niệm, Dược sĩ Tâm Thường, Đạo hữu Thiện Bửu . . . còn một số nữa, lâu quá chúng tôi không nhớ hết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567