Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một câu chuyện thực tế lịch sử

01/11/201708:47(Xem: 4424)
Một câu chuyện thực tế lịch sử
ngodinhdiem_1

Hôm nay ngày 1.11 tôi viết bài này chỉ nhằm kể một câu chuyện thực tế lịch sử; vì đâu, nguyên nhân, tôi xin miễn đào sâu vì cũng không có đủ hiểu biết, thời gian và cũng không phải mục đích tôi muốn chia sẻ ở đây! 

Ba mẹ tôi đều sinh ra và lớn lên tại Huế, học xong tú tài ở trường Khải Định năm 1955 (tên lúc bấy giờ của trường Quốc Học Huế). Giai đoạn đó đất nước vừa chia đôi, TT Ngô Đình Diệm vừa chấp chính. Ông Diệm xuất thân từ gia đình quan lại, bản thân ông cũng từng đỗ đạt ra làm thượng thư như cha của ông là Ngô Đình Khả, anh là Ngô Đình Khôi, nên rất trọng bằng cấp, học vấn như lối suy nghĩ của tầng lớp trí thức nho học thời bấy giờ. Vì vậy ông Diệm rất ưu tiên cho ngành giáo dục, đặc biệt trong giai đoạn sau 1954 khi người Pháp rời khỏi VN, cần xây dựng một nền giáo dục bản xứ thay thế cho nền giáo dục thuộc địa của Pháp.

Số trường trung học và số thầy cô người Việt giai đoạn đó có thể đếm trên đầu ngón tay! Trường Cao Đẳng Sư Phạm đầu tiên của VN chỉ mới được thành lập năm 1951 tại Hà Nội (đào tạo cấp tốc 2 năm, chưa có ĐH Sư Phạm), mà theo học khoá 1 có 5 thầy được mệnh danh là "ngũ hổ" sau khi tốt nghiệp năm 1953 vào miền Nam dạy tại trường Petrus Ký gồm các thầy: Lê Xuân Khoa, Nguyễn Hữu Kế, Bùi Trọng Chương, Đinh Xuân Thọ và Vũ Ngọc Khôi. Đào tạo được 3 khoá 51, 52, 53 thì hiệp định Genève chia đôi đất nước, năm 1954 CĐSP Hà Nội không có chiêu sinh. 

Năm 1955 một bộ phận trường CĐSP khi vào Nam (ở miền Bắc bộ phận còn lại được nhập với một số trường khác thành trường Đại Học Sư Phạm Khoa Học) thì mới chiêu sinh khoá 4, còn gọi là khoá Ngô Đình Diệm. Năm ấy ba me tôi vừa xong tú tài hai, có thể ghi danh học bất cứ ĐH nào mình muốn mà không cần phải thi, theo qui định lúc bấy giờ. Chỉ duy trường CĐSP thì muốn học phải thi tuyển sinh, vì vào học có học bỗng!

Dạo đó cả bên nội lẫn bên ngoại tôi đều không có đủ tiền để nuôi ba mẹ tôi ăn học tiếp. Nội tôi là thương gia trước đây khá giả nhưng làm ăn thất bát khánh kiệt. Ông Ngoại tôi lương thầy giáo nuôi 7 người con và nuôi cậu cả đi du học bên Pháp từ 1950 (cậu cả trước hoạt động trong phong trào HS chống Pháp chung với Lê Quang Vịnh tại Huế, bị mật thám bắt nhiều lần khiến ngoại tôi phải "tống" đi Pháp du học để cách ly tổ chức, do Pháp hăm doạ sẽ cho ngoại tôi thôi việc, nếu không biết răn dạy con thôi hoạt động chống Pháp!), nên cũng không có tiền cho mẹ học cao hơn và đi du học, dù mẹ tôi đậu tú tài ban A (hoá sinh) cao nhất lúc đó và được LM Cao Văn Luận, Viện trưởng Viện ĐH Huế xin cho mẹ đi Pháp du học!

Vì nhà nghèo, nên ba mẹ tôi không có điều kiện ghi danh học những trường "danh giá" có tương lai hơn, nhưng học lâu hơn và phải tự túc sinh nhai mà học. Vì vậy cả ba và mẹ tôi đều quyết định thi vào CĐSP  Sài gòn học 2 năm có học bỗng do chính quyền Ngô Đình Diệm cấp cho sinh viên trường này. Tại đây ba mẹ tôi đã quen nhau, chứ lúc còn học ở Huế, ba tôi học ban C (văn chương, ngoại ngữ), me ban A (hoá - sinh) chỉ biết nhau mà thôi! Tốt nghiệp năm 1957 ba tôi quay về Huế dạy tại Quốc Học, còn mẹ tôi còn thích bay nhảy nên chọn trường Trưng Vương Sài gòn, khi ấy mới mở lại tại miền Nam cho thầy cô và học sinh từ miền Bắc mới di cư vào Nam. Cũng xin kể thêm là các thầy Nguyễn Thanh Liêm, Trần Thành Minh cũng học CĐSP Sài gòn, nhưng sau ba mẹ tôi 1 khoá (khoá 1956-1958). Cùng chung khoá với ba mẹ tôi còn có các thầy cô sau này về dạy Petrus Ký như thầy Trần Hữu Tắc, cô Nguyễn Thị Thục (chị em cô cậu với thầy Nguyễn Ngọc Diễm, thầy Diễm tốt nghiệp ĐHSP khoá đầu tiên 1958-1960, thầy Trương Văn Ngọc tốt nghiệp ĐHSP khoá chính quy đầu tiên 1958-1961).
Dài dòng một chút để muốn kể rõ là dạo đó, với chính sách học bỗng chính quyền ông Diệm đã thu hút được các học sinh giỏi làm "đầu vào" cho ngành Sư Phạm sau này.

Không những thế ông Diệm còn chiêu hiền đãi sỹ cho các thầy cô giáo rất nhiều.
Năm 1959 ông Ngoại tôi do làm trong ngành giáo dục, đã vào thẳng Bộ GD vận động ra sự vụ lịnh chuyển me tôi về dạy tại Đồng Khánh Huế, không cần hỏi ý kiến me tôi, để gã cho ba tôi!

Thế rồi anh tôi ra đời năm 1960, tôi năm 1963. Ba mẹ tôi vợ chồng son thuê một căn hộ cao cấp trên lầu trong một biệt thự ở đường Nguyễn Huệ thành phố Huế. Tiền lương giáo sư trung học (tên gọi thời bấy giờ) chính quyền Ngô Đình Diệm trả cao đến mức ba mẹ tôi đủ sức nuôi cả 3 người giúp việc trong nhà, và còn dư cả tiền lương để ba tôi nuôi 2 người em ăn học ở Sư phạm Quy Nhơn nữa!
Ngoài việc đi dạy, ba mẹ tôi chẳng phải làm thêm gì ngoài giờ mà cũng chỉ tiêu hết có một đầu lương!

Với những "ân sủng" này của chế độ Ngô Đình Diệm, ba mẹ tôi toàn tâm toàn ý cho việc dạy học và cũng không ngạc nhiên gì, khi me tôi kể ngày 2.11.1963 khi hay tin anh em ông Diệm Nhu bị bắn chết tại Sài gòn, "Cách mạng" thành công, me tôi bắt ghế leo lên tháo hình ông Diệm treo trên tường trong phòng làm việc tại trường Đồng Khánh Huế  xuống, ôm hình ông Diệm mà khóc ròng (dạo đó tại tất cả công sở ở miền Nam đều phải treo hình TT Ngô Đình Diệm cả!, xem thêm sự kiện này)

huynh
Ảnh minh hoạ: nguồn FB Chi Lê


Và cũng từ đó cha tôi phải bắt đầu đi dạy thêm  Anh Văn tại các trường Tư Thục, me tôi phải làm thêm đủ nghề tay trái để kiếm sống, mà cũng chỉ còn đủ nuôi 1 người giúp việc là vú tôi mà thôi!

Sau 1975 đời sống thầy cô lại càng khó  khăn hơn nữa, đến nỗi ba me tôi rồi cũng phải bỏ nghề dạy học để đi buôn chợ trời kiếm sống từ năm 1979. Nếu không đi xuất cảnh tôi cũng không biết cuộc sống của ba mẹ tôi sẽ ra sao, khi cũng như nhiều thầy cô cũ của tôi, ba mẹ tôi thâm niên không đủ để nhận được lương hưu dù ít ỏi.

Tôi hiểu và thương các thầy cô giáo của tôi, cũng là vì những gì tôi đã biết từ chính gia đình của mình! Tôi hiểu các thầy các cô hiện còn theo đuổi nghề dạy học, vì thực tế hôm nay quá khó khăn trong hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay tại VN.
Tương lai rồi sẽ đi về đâu, khi những người được ca ngợi "đi trồng người", không thể nuôi nỗi chính mình bằng cái nghề mà ai cũng biết rất quan trọng cho sự phát triễn của xã hội và đất nước ? Và còn ai khi tốt nghiệp phổ thông sẽ chọn cái nghề này, khi mà biết trước nó không thể nuôi sống được chính mình một cách chân chính ?

1.11.2017 
Truong Phuong
(Con trai của của Nguyên Hạnh HTD)




Ý kiến bạn đọc
24/01/201818:48
Khách
Thuc ra vao thoi diem do , phe Cong San "nup bong "la nhung su thay va xu dung chua chien nhu co so hoat dong . Co tong thong Ngo Dinh Diem cho quan doi can quet nhung phan tu Cong San nup bong kia chu khong phai phan biet ton giao nhu bao nhieu nguoi da hieu lam chinh sach cua ong trong hang chuc nam qua .
Noi 1 cach khach quan , co tong thong Ngo Dinh Diem la nguoi co tam quyet muon dua dat nuoc va dan toc Viet Nam tiep can nen van minh ma khong phai le thuoc vao ngoai bang . Ong dung la 1 nguoi yeu nuoc Viet Nam chan chinh . Cung vi tam long yeu nuoc , yeu dan toc nen ong da khong dong y de Hoa Ky can thiep vao tinh hinh Viet Nam thoi do . Ong da phai tra cai gia qua dat bang sinh mang cua chinh minh va bao de cua ong la co van chinh tri loi lac Ngo Dinh Nhu .
03/12/201703:50
Khách
Tôi xin lỗi tác giả bài viết nầy , đây chỉ là câu chuyện cá nhân của ông ,thời đó đồng tiền có giá trị và lương giáo chức được ưu đãi chiến tranh chưa có loạn lạc không ảnh hưởng đến đời sống nhân dân dân. Nếu ông Diệm tôn trọng nền tin Tôn giáo cũng giống như nền giáo dục thì không có chuyện tấn công chùa chiền đêm 20 tháng 8 năm 1963 tiếc rằng ông không phải là người lảnh đạo anh minh nên Đạo dụ bất bình đẳng số 10 do pháp để lại làm Đất nước và tín đồ Phật giáo đi đến chung cuộc là đứng lên đòi quyền bình đẳng Tôn giáo ,một trang nhà Phật giáo của Quãng Đức mà đăng hình ông Diệm người đã làm cho ông Quãng Đức tự thiêu để cảnh tỉnh ông Diệm thật là lạ ,
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2010(Xem: 3944)
Kiều bào hơn 30 quốc gia trên thế giới đã về Thủ đô nhân mùa lễ hội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà nội. Ngày 30/9, tất cả đã có mặt, và được đón về khách sạn Kim Liên. Ngày mồng 1 và mồng 2 tháng 10, tất cả các đoàn Kiều bào được tập dợt tại đường Bắc Sơn, sơ duyệt diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Và những ngày sau đó được Ban Tổ chức đưa đi thăm viếng thắng cảnh, các khu di tích có liên quan đến triều đại Thánh Vương Lý Thái Tổ.
04/10/2010(Xem: 2752)
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
02/10/2010(Xem: 3060)
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
30/09/2010(Xem: 10283)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
27/09/2010(Xem: 6920)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật. Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy. Còn như nói đến tiền thân của Ngài từ khi chưa chứng quả vị, có kiếp Ngài làm con gái, có kiếp thì Ngài làm con trai, và cũng có kiếp Ngài làm vua nữa.
25/09/2010(Xem: 9864)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
10/09/2010(Xem: 59949)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
02/09/2010(Xem: 7203)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không, Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
02/09/2010(Xem: 3593)
Tha phương sinh sống xứ người, tuy thâm tâm lúc nào cũng hướng về quê hương mến yêu, thế nhưng phải chờ đợi đến hơn hai mươi năm trời, sau bao ngày khắc khoải suy tư Thanh mới đột ngột quyết định về nước nghỉ hè hai tháng. Chàng về Saigon viếng thăm họ hàng vài ngày, rồi lang thang du ngoạn khắp các vùng biển từ Sầm Sơn đến Vũng Tàu, sau cùng quay lại Nha Trang, chiều chiều thơ thẩn đi dài dài trên bãi, mắt lơ láo nhìn biển khơi xa xăm với nỗi buồn vời vợi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]