Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đổ nghiệp

17/07/201021:13(Xem: 4738)
Đổ nghiệp

 Đêm qua con nghe bài pháp “Vượt qua oan gia trái chủ”của thầy Thích Tâm Đại, cảm thấy bàng hoàng, sửng sốt, mồ hôi ướt lạnh. Hóa ra, trong quá khứ, con đã tạo vô lượng tội, gieo vô lượng oán thù, oan gia trái chủ.


anh bai do nghiep.jpg
Có tu mới thấy đâu là tội, đâu là phước - Ảnh minh họa

Cái thuở bị người đời hắt hủi, đường hoạn lộ bít lối, con bỏ tất cả, về quê, suốt ngày say mê thú điền liệt, xách súng bắn giết vô tội vạ, thượng cầm hạ thú, dường như để trả thù đời. Lúc ấy con uống rượu dữ lắm. Đám bạn nhậu 19 thằng, nhậu với con chết hết 15, sắp chết 1 người nữa, đang bị ung thư hành tá tràng nằm rên la suốt ngày, không ăn uống gì cả. Con có luyện khí công thiền pháp, uống say bí tỉ, đêm ngồi thở 2 giờ là cơ thể như được tái tạo lại, nhậu với con không chết sao được! Bây giờ không ai dám nhậu với con cả và con cũng không nhậu với ai cả vì con đã tu rồi.

Có tu mới thấy đâu là tội, đâu là phước. Đêm kia con có tâm sự với thầy, sau khi nghe giảng về oan gia trái chủ, con ân hận lắm, quyết sám hối trả nợ lỗi lầm đã gây ra. Dường như các oan hồn của 15 góa phụ kia nghe được làn sóng điện qua mail con gởi cho thầy, họ nhảy xổ vào ra tay liền, ngày hôm ấy đã xảy ra một chuyện khiến con suýt mất mạng.

Con nghe pháp suốt một tháng ròng, đêm chỉ ngủ 1-2 tiếng, thần kinh có điều bất ổn, tay trái bị sưng mất cảm giác. Đi bệnh viện khám, bác sĩ chuyên thần kinh lại cho luôn thuốc viêm cơ mà cho quá liều. Uống đến ngày thứ 2 thì hang vị bị phù nề xung huyết, nó gây ra một cơn uất hơi mất thở suốt 3 giờ liền. Bụng thì trương cứng, cuống họng nghẹt ngang, chỉ thở bằng miệng, mắt mờ lồi ra, tay chân bủn rủn. Nằm không được, ngồi, đi, đứng không yên, chỉ muốn chết tới. Lúc này con mới thấm thía lời thầy dạy mạng người trong một hơi thở.

Con đã chạy sảng ra nhà mồ ông già móc cổ ói, hy vọng ói được một ít sẽ thở được, nhưng chỉ kêu như bò rống, mất thở càng thêm mất thở. Con vào nhà nằm vật xuống giường giãy giụa, hấp hối. Không thở được, trời ơi có cảnh khổ nào bằng! Con chỉ mong được chết liền tức khắc nhưng lại nghĩ, chết rồi ai nuôi dạy hai đứa con. Càng nghĩ, nước mắt con trào ra giàn giụa. Trời ơi! Kiếp con người sao mà khổ não thế này!

Càng nghĩ đến hai đứa con, con càng quyết tâm không thể chết, phải sống, quyết sống cho bằng được! Lúc ấy con chợt nhớ đến chương trình Phật pháp mầu nhiệm kỳ thứ 14, Phật tử Chúc Giác bị tê liệt nửa đầu, đã cầu Quan Âm Bồ-tát cứu khổ cứu nạn, nguyện sẽ trì 12 ngàn biến chú Đại bi, sau 1 đêm bệnh khỏi hẳn; con liền cầu Quan Âm, nếu được sống, từ đây con sẽ là người hộ pháp chí thành, chí nguyện, từ sáng cho đến tối sẽ không có một niệm gian tham, sẽ trì 10 ngàn biến (bớt 2 ngàn, vì lúc ấy con thật thà nghĩ 12 ngàn chắc làm không nổi).

Nguyện rồi, con mở máy lên, trì theo thầy Thích Trí Thoát, trong tiếng chuông mõ vang vang. Con vừa thở bằng miệng vừa trì chú, hai chân vất vả, vặn vẹo. Rồi dần dần sự nhiệm mầu đã hiện ra, con đã chịu nằm im và đọc chú thành tiếng: Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam-mô a rị da bà lô yết đế thước bát ra da, bồ-đề tát đỏa bà da… Con thiếp đi một giấc, thức dậy thấy đói bụng, ăn cơm xong liền ra rẫy. Quả là vừa chết đó liền sống đó, Bồ-tát ơi! Từ đây con sẽ gieo mình dưới chân Ngài suốt đời. Đêm đó con trì chú cho đến sáng, càng trì giọng càng vang vang thanh thoát, ngực như nở ra, các cơ bắp săn cuộn, tâm định như núi, dường như bài chú thay luôn cho việc luyện công, hành thiền.

Trong một ngày đêm mà con tưởng chừng đã trả được muôn trùng kiếp nghiệp chướng. Rõ ràng cái kinh nghiệm cận tử mất thở sắp chết ấy dễ có mấy ai đã trải qua mà còn được ngồi gõ bàn phím tâm sự với thầy. Chết một lần để được sống muôn thuở. Đây là những lời lẽ chân thành nhất, chuyện này do nghiệp lực vận hành, con không hề xen vào một tí gì, thầy có tin không?

Từ bữa ấy đến nay, con không còn thấy có mình nữa, nhìn đâu cũng thấy an vui. Thị đáo thủ hành, mắt nhìn tay động, con chỉ muốn lao động suốt ngày để dâng mình cúng Phật, chuyện gì chưa làm đều được làm xong. Bao nhiêu ân oán, nợ nần, xóa hết.

Tản văn Dương Minh Tâm

Source: giacngo.vn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 2898)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
04/01/2011(Xem: 2605)
Mình biết rằng lối xưng hô này chưa được đúng lắm vì Kim Chi là bà Hiệu trưởng của mình nhưng Kim Chi vẫn thường nói hai đứa mình cùng ngang tuổi nhau nên muốn tụi mình xưng hô với nhau như vậy cho thân mật và mình đang làm theo lời yêu cầu của Kim Chi đây.
30/12/2010(Xem: 5086)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
30/12/2010(Xem: 9526)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
28/12/2010(Xem: 3880)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
28/12/2010(Xem: 2536)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
28/12/2010(Xem: 2536)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
25/12/2010(Xem: 2702)
Chúng ta, những người bỏ xứ ra đi, đã quay lưng với cổng trường ngày cũ, nhưng lòng vẫn còn tưởng nhớ đến những hình ảnh thân yêu của bạn bè ngày nào! Vẫn mong ước ngày trở lại để tìm kiếm ký ức thầm kín ngày xưa, để được nhìn gặp những người ở lại của thuở ấy, nhưng những người ở lại có còn gì nữa đâu? Đói khổ đã làm mòn mỏi thêm cuộc sống, tất cả chỉ còn biết đem hơi sức bám vào nhịp thở, sống cho qua chuỗi ngày còn lại. Tôi quen chị Xuân Viên khi được đổi về trường Sương Nguyệt Anh (SNA). Hình ảnh một con người tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng đầy nghị lực đã đập vào mắt tôi và dần dần từ chỗ quen biết, chúng tôi đã thương mến nhau từ lúc nào cũng không hay nữa! Nói đến chị, phải nói đến một con người mẫu mực, một cô giáo hoàn toàn gương mẫu đúng phong cách một nhà giáo đầy đạo đức. Đó là người mà tôi mến phục nhất và lúc nào cũng chiếm trọn trong tôi một niềm thương yêu trìu mến và bất tận. Giao cho chị phụ trách làm giáo sư hướng dẫn một lớp nào, coi như nhà trường khỏi phải
24/12/2010(Xem: 7145)
Từ ngày định cư ở một xứ hiếm mưa, lắm lúc tôi tưởng chừng như không còn nhớ nhiều đến những cơn mưa vùng nhiệt đới; mưa quê hương, nhất là những cơn mưa dai dẳng của một xứ "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn", mưa xứ Huế!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]