Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 13: Cây Bông Cải Bị Mất Trộm

27/06/201311:38(Xem: 3802)
Chương 13: Cây Bông Cải Bị Mất Trộm


CÁC BẬC CHÂN SƯ YOGI ẤN ĐỘ

Nguyễn Hữu Kiệt dịch thuật

--- o0o ---

Cây Bông Cải Bị Mất Trộm

-Bạch Sư Phụ, đây là món quà tặng của con: sáu cây bông cải do chính tay con trồng và săn sóc đặc biệt.

Với một cử chỉ trịnh trọng, tôi dân lên cho Sư Phụ cái rổ đựng bông cải. Sư Phụ đáp lại với một giọng sốt sắng:

-Cám ơn con. Con hãy cất trong phòng con. Ngày mai, Thầy sẽ cần dùng để nấu một bữa tiệc lớn.

Tôi vừa đến Puri để nghỉ hè tại đạo viện trên bờ biển của Sư Phụ. Đó là một ngôi nhà nhỏ, khang trang, với hai tầng lầu do Sư Phụ và các đệ tử dựng lên và day mặt ra vịnh Bengale.

Sáng hôm sau, tôi thức rất sớm và cảm thấy khỏe khoắn nhẹ nhàng trong bầu không khí miền biển cả với phong cảnh đẹp quanh vùng. Nghe giọng nói thanh tao của Sư Phụ, tôi nhìn thấy mấy bông cải quí và cất kỹ dưới gầm giường. Sư Phụ bảo tôi:

-Chúng ta hãy đi dạo một vòng trên bờ biển.

Sư Phụ mở đường đi trước, vài đệ tử và tôi đi từng nhóm lẻ tẻ. Sư Phụ nhìn chúng tôi bằng cặp mắt đầy khoan dung:

-Khi các đệ tử bên Tây Phương đi chơi chung với nhau, họ thường đi ăn rập từng bước. Bây giờ các con hãy sắp hàng đôi và tiến tới...

Chúng tôi cất bước đi nhịp nhàng; Sri Yukteswar vừa đi theo vừa hát một bài ca hành khúc. Tôi nhìn theo và thán phục sự tự nhiên bình thản của Sư Phụ khi người cùng hòa mình thi đua sự hăng say với các đệ tử.

-Ngừng lại... ngừng! Đôi mắt của Sư Phụ nhìn quanh để tìm tôi:

-Mukunda, con có nhớ đóng cửa sau của đạo viện?

-Bạch Sư Phụ, con nhớ là đã đóng rồi!

Sri Yukteswar im lặng trong vài phút với một nụ cười trên môi. Sau cùng người nói:

-Không, con đã quên. Sự thiền định công phu không phải là một cái cớ để bào chữa cho sự cẩu thả trong đời sống hằng ngày. Con đã xao lãng bổn phận trông nom đạo viện và con sẽ bị trừng phạt về cái tội đó.

Tôi tưởng Sư Phụ nói đùa khi người nói thêm:

- Trong sáu cây bông cải của con, lát nữa chỉ còn lại có năm!

Theo lịnh Sư Phụ, chúng tôi quay trở lại và trong giây lát đã về gần tới đạo viện.

-Hãy đợi một lát, Mukunda; kìa con hãy nhìn về đằng xa, trên con đường ở bên đạo viện. Một người đang đi trên con đường đó, y là cái lý do sự trừng phạt của con!

Tôi cố dấu sự bất mãn với những lời nói lạ lùng đó. Thình lình, một người nông dân xuất hiện trên đường lộ với tướng đi xiêu vẹo, hai tay y múa may quay cuồng với những cử chỉ lạ lùng của một người điên. Vừa kinh ngạc, tôi vừa nhìn xem cảnh tượng buồn cười đó. Khi người ấy vừa đi đến một nơi trên đường lộ mà y sẽ khuất tầm nhãn quang của chúng tôi, Sri Yukteswar nói:

-Bây giờ, y sẽ quay đầu trở lại.

Quả thật, người nông phu đổi chiều hướng và noi theo con đường về đạo viện. Sau khi vượt qua một mảnh đất trống, y lọt vào đạo viện do cánh cửa sau mà tôi đã quên khóa lại cẩn thận theo lời dặn của Sư Phụ. Trong giây lát, người ấy bước ra, tay ôm theo một cây bông cải trong sau cây bông cải quí báu của tôi. Bây giờ, y đi một cách vững chải, dường như y đã làm xong một kỳ công hiển hách.

Cuộc đùa nghịch vô lý này không làm cho tôi ngỡ ngàng quá mức, tôi bèn rượt theo tên ăn trộm. Tôi chạy theo đến nửa đường thì Sư Phụ gọi tôi trở lại và ôm bụng cười lớn. Giữa hai trận cười giòn giã, Sư Phụ giải thích:

-Người điên này đang mơ ước một cây bông cải. Thầy nghĩ rằng thật không phải là một điều dở mà cho y vào lấy một cây trong mấy cây bông cải của con, khi con không biết giữ gìn cẩn thận.

Tôi vội chạy vào phòng riêng của tôi và nhận thấy rằng tên ăn trộ hẳn là bị ám ảnh bởi một loại ra cải, nên không đá động đến những chiếc nhẫn vàng, đồng hồ tay và tiền bạc của tôi để rãi rác trên giường. Thay vì lấy trộm của quí này y lại bò xuống gầm giường là nơi cát những cây bông cải của tôi, hoàn toàn che dấu đối với những cặp mắt không để ý, lại khêu gợi lòng tham của y.

Đến chiều, tôi yêu cầu Sư Phụ giải thích hiện tượng khó hiểu đó. Sư Phụ chậm rãi lắc đầu:

-Một ngày kia con sẽ hiểu. Không bao lâu khoa hịc sẽ khám phá vài định luật huyền bí về loại đó trong thiên nhiên.

Về sau, khi toàn thể thế giới lấy làm ngạc nhiên trước những phát minh nhiệm mầu về khoa vô tuyến điện, tôi mới nhớ lại lời tiên tri của Sư Phụ. Những quan niệm cổ xưa về thời giang và không gian đều bịđảo lọn, không một gian nhà nào là quá nhỏ để không thể chứa đựng cả Luân Đôn hay Vọng Các! Bằng chứng không thể chối cải về một trong những khía cạnh toàn thông của con người từ nay dường như đã nằm trong tầm hiểu biết của những bộ óc hoài nghi nhất.

Sự so sánh với khoa vô tuyến có thể giúp cho ta hiểu rõ hơn câu chuyện cây bông cải. Sri Yukteswar chẳng khác nào như một vô tuyến điện. Tư tưởng con người không gì khác hơn là một rung động truyền đi xuyên qua chất dĩ thái. Cũng như một máy vô tuyến điện thu thanh một bản nhạc nhất định trong số hàng trăm nghìn chương trình phát thanh truyền đi từ khắp mọi nơi trên thế giới, Sư Phụ tôi đã bắt được những tư tưởng của một người điên bị ám ảnh bởi sự mông ước có một cây bông cải, giữa hằng sa số những tư tưởng của tất cả mọi người, tức bao nhiêu máy truyền thanh trên thế giới. Ý chí mạnh mẽ của Sư Phụ đã hành động xuyên qua không gian và bắt buộc người nông dân đổi chiều hướng quay trở đầu lại do cửa sau bước vào nhà lấy một cây bông cải trong phòng tôi!

Mọi việc có ý nghĩa đã xảy ra vài ngày sau vụ ăn trộm bông cải. Một cây đèn dầu lửa bị thất lạc. Đã nhiều lần chứng kiến khả năng tiên tri của Sư Phụ, tôi cho rằng đối với Sư Phụ thì tìm lại cây đèn chỉ là một trò chơi trẻ con.

Sư Phụ đoán biết ý nghĩ của tôi. Người hỏi tất cả các đệ tử trong đạo viện với một vẻ mặt nghiêm trọng khác thường. Một đệ tử thú nhận đã dùng cây đèn để đi ra giếng nước ngoài sân sau.

Sri Yukteswar trịnh trọng đưa ra lời khuyên.

-Hãy tìm cây đèn ở gần cái giếng.

Tôi hối hả chạy nhanh đến nơi thì không thấy đèn đâu cả! Thất vọng, tôi trở lại tịnh xá, Sư Phụ thốt ra một chuỗi cười dài không màng đến sự thất vọng của tôi:

-Tại sao con muốn cho ta phải tìm thấy lại cây đèn? Ta đâu phải là nhà phù thủy!

Người nói thêm với một tia sáng tinh ranh trong cặp mắt:

-Và cũng không phải là một thám tử tài ba!

Khi ấy tôi mới nhận định rằng Sư Phụ từ chối không dùng đến những quyền năng siêu phàm khi bị thử thách hoặc vì một mục đích tiểu mọn.

Thời gian trôi qua trong cuộc sống hòa hợp vui vẻ giữa Thấy trò Sri Yukteswar định tổ chức một cuộc rước lễ tôn giáo. Người giao cho tôi điều khiển cuộc diễn hành của các đệ tử qua thành phố và vịnh Puri. Ngày rước đèn đã đến, mặt trời bình minh xuất hiện với một nhiệt độ nóng bức khác thường.

Tôi hỏi trong cơn tuyệt vọng:

-Bạch Sư Phụ, làm sao con có thể hướng dẫn các huynh đệ đi chân trần trên bãi cát nóng như thiêu đốt?

Sư Phụ đáp:

-Ta sẽ tiết lộ cho con biết một điều bí mật. Thượng Đế sẽ đưa đến một cụm mây che bớt ánh nắng và các con sẽ đi đứng dễ dàng không chướng ngại.

Tôi vui vẻ nhận công tác tổ chức cuộc rước lễ. Nhóm đệ tử rời khỏi đạo viện, người đi đầu cầm cây đạo kỳ Sat Sanga (Sat Sanga có nghĩa là “Môn phái của Chân Lý.”) Trên cây cờ có vẽ một con mắt thánh tượng trưng cho Huệ Nhãn thiêng liêng. (“Nếu mắt ngươi chỉ có một, toàn thân ngươi sẽ chiếu sáng.” Trong cơn thiền định thâm sâu, Huệ Nhãn thức động ở một điểm trên trán, giữa hai chân mày. Các Kinh Sách gọi đó là con mắt Toàn Tri, con mắt thứ ba, con mắt của Thần Shiva, con mắt trực giác v.v...)

Khi chúng tôi rời khỏi đạo viện thì góc trời ở ngay trên đầu chúng tôi có mây kéo đen nghịt dường như do một phép mầu. Giữa những tiếng kêu ngạc nhiên của tất cả mọi người, một cơn mưa lấm tấm nhẹ hột rơi xuống làm dụi bớt sức nóng trên đường lộ và bãi cát nóng cháy da. Trong hai tiếng đồng hồ của cuộc diễn hành, mưa vẫn rơi đều hột không ngừng, đem đến sự mát rượi trong không khí và cả trong lòng người! Khi chúng tôi trở về đạo viện, cả mây lẫn mưa đều biến tan không còn để lại dấu vết.

Khi tôi tỏ lòng biết ơn Sư Phụ, người đáp:

-Con thấy rằng Thượng Đế che chở chúng ta, Thượng Đế thương yêu và giúp đỡ tất cả mọi người. Cũng như Ngài đã đem mây mưa để ứng lời cầu nguyện của Thầy Ngài thỏa mãn mọi điều mong ước chân thành của những người sùng tín. Người đời ít khi nhận thấy Thượng Đế đã đáp ứng bao nhiêu lần những ước vọng của họ. Ngài không thiên vị một vị thiểu số nào, nhưng Ngài lóng nghe những kể nào cầu nguyện Ngài với tất cả tâm hồn. Như vậy, người đời phải có một đức tin tuyệt đối nơi lòng Từ Bi Bác Ái của đấng Cha Lành trên trời.

Hằng năm, Sri Yukteswar hành lễ bốn mùa, trong những dịp đó các đệ tử tề tựu kéo về đông đảo từ khăp chốn xa gần. Cuộc rước lễ mùa đông cử hành tại Serampore, đó là lần rước lễ đầu tiên mà tôi tham dự, và nó đã đem đến cho tôi một niềm an lạc lạ thường.

Cuộc lễ bắt đầu từ lúc sáng sớm mai bằng một đám rước gồm những đệ tử sắp hàng đi chân trần diễn hành qua các đường phố. Giọng hát của hàng trăm đệ tử cùng hòa tấu một khúc thánh ca tôn giáo làm dịu tâm hồn, những nhạc công thổi sáo, đánh trống và chụp chõa. Dân chúng làm hứng khởi ném bôn hoa dưới chân chúng tôi, họ lấy làm sung sướng mà nghe chúng tôi suy tôn danh hiệu đấng Chí Tôn trong một khúc thánh ca vang lừng, đem đến cho họ một nét thay đổi mới lạ trong cuộc sống lặng lẻ với những bổn phận quen thuộc hàng ngày. Sau cuộc diễn hành khắp các đường phố, đám rước đã trở về sân đạo viện, tại đó chúng tôi đứng vây quanh Sư Phụ trong khi những bạn đồng môn khác từ những bao lơn trên đầu ném xuống chúng tôi từng đợt những cành hoa cúc và hoa mẫu đơn vàng ánh.

Những quan khách dự lễ bước lên từng lầu trên, tại đây họ được tiếp đãi với món sữa chua và cam ngọt. Tôi vạch một lối đi xuyên qua nhóm bạn đồng môn đang làm bếp. Trong dịp lễ long trọng này, với một số quan khách và đệ tử đông đảo như thế, những nồi chảo khổng lồ được đem ra sử dụng và việc nấu bếp được dặt ở ngoài sân. Những đám lữa củi nhúm trong các lò gạch xây tạm phát ra một luồng khói khét làm nghẹt thở, nhưng chúng tôi vẫ làm việc một cách vui vẻ hết lòng. Ở Ấn Độ, những cuộc thánh lễ tôn giáo không bao giờ bị coi như một việc khó nhọc, mỗi người đều làm bất cứ việc gì tùy sức mình, họ đóng góp tiền bạc, cơm gạo, rau trái hoặc phụ giúp một cánh tay lao lực.

Sư Phụ phút chốc đã đến với chúng tôi, người theo dõi mọi công việc chuẩn bị hành lễ. Không hề mệt mỏi, người thi đua sức vóc và niềm hứng khởi trong việc làm với những đệ tử trẻ nhiệt thành nhất.

Trên tầng lầu hai, một nhóm nhạc công và ca sĩ hát các bài thánh ca theo nhịp đàn kéo và trống nhỏ. Sư Phụ lắng tai nghe như một người sành điệu, vì người có một lỗ tai âm nhạc toàn hảo:

-Hát sai nhịp rồi!

Sau khi đi một vòng quan sát chỗ nhà bếp, Sư Phụ trở lại nhóm nhạc công lúc nãy. Bản nhạc du dương vang lên nhưng lần này thì hoàn toàn đúng nhịp.

Ở Ấn Độ, âm nhạc được coi như một nghệ thuật thiêng liêng, ngang hàng với hội họa hay kịch nghệ. Thần Brahama, thần Vishnu và thần Shiva, tức Ba Ngôi bất tử của Thượng Đế đều là những vị nhạc sĩ đầu tiên. Trong truyện Thần Thoại Ấn Độ, thần Shiva biểu hiện vị Vũ Công Thiêng Liêng với những vũ điệu thần bí, diễn tả cuộc sống sáng tạo, bảo dưỡng và biến tan của Vũ Trụ, trong khi thần Brahma đánh nhịp theo âm điệu những chụp chõa khua động vang tai và thần Vishnu đánh trống mridanga. Thần Krishna, một hậu thân của thần Vishnu luôn luôn được hình dung với một ống sáo mà những âm điệu du dương làm thức tỉnh những linh hồn còn đang mê muội trong giấc mơ của ảo giác, tức ảo ảnh của vũ trụ và nhắc nhở họ hãy quay trở về gốc cũ trường cửu muôn đời. Saraswati, vị nữ thần minh triết, được hình dung khảy đàn vina, mẹ của tất cả các thứ đàn dây. Bộ kinh Sama Veda chứa đựng những thiên luận nhạc cổ nhất thế giới.

Trong ngày lễ, ban nhạc công trên từng lầu hai đã làm hứng khởi đến cả những tay đầu bếp tình nguyện ở chung quanh những lò chảo sôi bỏng của họ. Các bạn đạo và tôi cùng vui vẻ hát những bài thánh ca và đánh nhịp bằng hai bàn tay.

Đến chiều, chúng tôi đã dọn cơm chiên với đậu, rau cải nấu với cari và bánh hấp cho hằng trăm quan khách. Sau bữa cơm chiều, chúng tôi trải nệm bằng vải cứng ở ngoài sân, tất cả mọi người đều ngồi xếp bằng trên nệm vải dưới màn trời đầy sao, chăm chú nghe lời giảng đầy minh triết của Sư Phụ về pháp môn Kriya Yoga, theo đó người nêu lý tưởng sống của cuộc đời thanh cao, yên tĩnh, tinh tiến, theo phép ăn uống giản dị và hoạt động cơ thể hàng ngày. Kế đó, nhóm đệ tử trẻ hát những bài thánh ca và cuộc lễ kết thúc bằng một khúc nhạc hòa tấu. Từ mười giờ tối đến nửa đem, các đệ tử chia nhau rửa chén bát và quét sân đạo viện. Sư Phụ gọi tôi lại gần:

-Thầy hài lòng về công việc mà con đã làm ngày hôm nay và suốt cả tuần lễ chuẩn bị. Thầy cần dùng đến con, đem nay con có thể ngủ trên giường Thầy.

Đó là một đặc ân mà tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến. Chúng tôi ngồi yên lặng trong một lúc, đắm chìm trong cơn tọa thiền thiêng liêng. Chúng tôi vừa nằm nghĩ trên giường được độ mươi phút thì Sư Phụ bèn ngồi dậy mặc áo chỉnh tề:

-Bạch Sư Phụ, có chuyện chi?

Tôi còn cảm thấy tràn đầy một niềm sung sướng với ý nghĩ được nằm gần bên Sư Phụ.

-Hình như có vài đệ tử đến trễ do chuyến xe lửa đêm, họ sẽ đến đây trong giây lát. Chúng ta hãy sửa soạn vài món ăn.

-Bạch Sư Phụ, ai lại đến đây vào lúc một giờ sáng?

-Con hãy ngủ yên, hôm nay con đã làm việc nhiều, để Thầy tự làm bếp.

Có một giọng quả quyết trong câu nói của Sư Phụ làm cho tôi phải ngồi dậy và theo người vào bếp. Trong giây lát, nồi cơm nóng và chảo đậu xào gia vịđã bốc khói nghi ngút.

Sư Phụ nở một nụ cười đầy vẻ ưu ái:

-Đêm nay con đã thắng đoạt sự mệt nhọc và không ngại làm một công việc bất ngờ, từ nay về sau không một công việc nặng nhọc nào có thể làm cho con e ngại được nữa.

Khi người vừa dứt lời, tôi nghe có tiếng chân người ở ngoài sân. Tôi bèn chạy xuống cầu thang và đưa vào một nhóm đệ tử. Một người trong nhóm nói thấp giọng:

-Thưa sư huynh, chúng tôi không dám quấy rầy Sư Phụ vào một giờ khuya khoắt như vầy. Chúng tôi đi nhằm chuyến xe khuya, biết là đến trễ nhưng chúng tôi không lẽ trở về mà không chào Sư Phụ.

Sư Phụ đang đợi các huynh, giờ này người đang lo cơm nước cho các huynh đó.

Giọng nói của Sư Phụ vang lên, tôi dắt nhóm đệ tử còn vẻ ngạc nhiên vào bếp. Đôi mắt chớp sáng, Sư Phụ quay sang phía tôi:

-Bây giờ con đã được nghe xong tin tức, Thầy hy vọng con lấy làm sung sướng mà thấy các vị khách của ta thật sự đã đi trễ chuyến xe lửa đêm nay!

Nửa giờ sau, tôi theo Sư Phụ vào buồng ngủ và lấy làm hãnh diện mà được nằm gần bên một vị tôn sư thánh thiện.

--- o0o ---


Source: www.tamlinh.net

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 3081)
Hằng Nga trong cung trăng: Theo sách của Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ uống trộm...
27/10/2010(Xem: 20461)
Mục đích của chúng tôi trong khi sưu tập những mẫu chuyện kể này là để mọi người thưởng thức những tinh hoa hay đẹp của giáo – lý qua những câu chuyện tươi sáng đẹp đẽ. Nếu công việc sưu tập ca – dao là một việc khó thì công việc sưu tập và trình bày những mẩu chuyện cổ của đạo Phật cũng là một việc khó khăn và đòi hỏi sự hợp lực của nhiều người. Hàng chục ngàn mẫu chuyện đạo, nào thuộc loại tiền thân, nào thuộc loại lịch sử, nào thuộc loại thí dụ, nào thuộc loại triết lý. . . những câu chuyện đó thật là phong phú và chứa đựng những tinh hoa của giáo - lý, từ - bi và trí tuệ. . . Ðọc những mẫu chuyện đạo ấy, không ai thấy chán nản cả. Các em thiếu nhi thích đã đành, người lớn chúng ta cũng vẫn thích và hơn thế nữa, lắm lúc cũng phải suy nghĩ nhiều để có thể hiểu được triết – lý của một câu chuyện. Chúng tôi sức lực không bao lăm thành thử trông mong rất nhiều ở các vị học giả thâm uyên và dày công nghiên cứu. Chúng tôi chỉ muốn làm công việc nói lên những nguyện vọng, và tr
22/10/2010(Xem: 3986)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng, có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời. Bà sống nhờ một thửa đất nhỏ trồng những hạt ngũ cốc. Vì cuộc đời đã trải qua nhiều gian truân từ nhỏ, bà lão cảm thấy nghiệp chướng trong người rất nặng nên đã cố công tìm hỏi những người chung quanh phương pháp chuộc tội để cầu xin cho tâm hồn được bình yên.
21/10/2010(Xem: 8749)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
19/10/2010(Xem: 8345)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
17/10/2010(Xem: 9852)
Hơn 6 tiếng xe lửa từ Aschaffenburg, tôi trở về đến nhà gần 10 giới tối. Lục đục tắm rửa, ăn chén súp nóng (do chồng nấu cho) huyên thuyên kể chuyện, rồi đánh răng... mãi gần 12 giờ khuya tôi mới lên giường đi ngủ. Sáng sớm hôm sau 6 giờ thức dậy sửa soạn đi... cày. Công việc ứ đọng của 2 ngày thứ 5, thứ 6 (lấy hè, cộng với công việc của thứ 2 đầy ắp trên bàn. Tôi một mình chịu trách nhiệm một phòng không ai thay thế). Ông xếp trước khi về văn phòng còn đứng đó chờ đợi, vẻ lo âu. Tôi trấn an ông:
17/10/2010(Xem: 4873)
Tết Trung Thu ăn vào ngày rằm tháng 8. Nguyên cuối đời nhà Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Vương Mãng nhân được cầm giữ chính quyền...
17/10/2010(Xem: 3001)
Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử. Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn đến hỏi cô gái: - Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây?
16/10/2010(Xem: 4173)
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn. Vốn là vùng rừng núi bạc ngàn nằm trên nóc nhà thế giới, Hy Mã Lạp Sơn là nơi thâm u bí hiểm với sơn lam chướng khí trùng trùng và vô số loài thú dữ cư ngụ sẵn sàng lấy mạng người để làm thức ăn. Thời đó, thổ dân Dravidian không có đủ vũ khí hùng mạnh để chống cự với các loài mãnh thú và tự bảo vệ mình. Từng người vào rừng săn tìm thức ăn đã không thấy trở về. Độc địa nhất không phải chỉ là những hổ, cọp, gấu, beo nằm lồ lộ chờ mồi bên bờ suối, dưới gốc cây hay trong khe đá, mà ngay bên dưới lớp lá khô mục của đường rừng là những loài rắn nguy hiểm chực chờ bước chân người.
16/10/2010(Xem: 3829)
Trong thiền không có đầu đuôi, khúc chiết, lý luận. Nó đập vỡ lý luận. Đó là thế giới lý tưởng của câu thơ lớp ba mồ côi luận lý. Thế giới của những câu cuối lấc cấc, mẹ gà con vịt. Đừng bắt tôi giải thích; hãy lang thang với tôi trong câu cuối của dăm ba chuyện thiền nổi tiếng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]