Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 08: Tôi Gặp Sư Phụ Sri Yuteswar

27/06/201311:28(Xem: 4037)
Chương 08: Tôi Gặp Sư Phụ Sri Yuteswar


CÁC BẬC CHÂN SƯ YOGI ẤN ĐỘ

Nguyễn Hữu Kiệt dịch thuật

--- o0o ---

Tôi Gặp Sư Phụ Sri Yuteswar

“Đức tin nơi Thiêng Liêng có thể giúp ta làm nên mọi việc, trừ việc thi đậu mà không có học bài!” Tôi ngạo nghễ xếp lại quyển sách mà tôi đã giở ra trong một lúc nhàn rỗi và thầm nghĩ:

-Sự dè dặt của tác giả này chứng tỏ sự hoàn toàn thiếu đức tin. Có lẽ y chú trọng thái quá đến việc thi cử.

Tôi đã hứa với cha tôi là sẽ học cho hết chương trình ban Tú Tài. Tôi không tự hào là mình chăm học. Những tháng sau cùng, tôi thường đến ngồi suy tư ở những nơi vắng vẻ trên bờ sông Hằng thay vì đến lớp học.

Khu đất dành cho việc hỏa táng xác chết, đặt biệt rùng rợn lúc ban đêm, có một sức hấp dẫn rất lớn đối với những tu sĩ Yogi. Người đi tìm chân lý, tìm cái tinh hoa của sự Bất Tử, ắt không cảm thấy ghê rợn trước những cảnh thây ma và sọ người. Tính chất vô thường của sự vật trần gian càng biểu lộ rõ hơn ở gần bên cảnh tượng rùng rợn của những đống xương tàn. Đó là bối cảnh của những cuộc đi chơi đêm của tôi, thật khác xa với lối tiêu khiển của bao nhiêu đứa học trò khác!

Tuần lễ thi Tú Tài ở trường Trung Học đã sắp đến. Thời gian chờ đợi thật là một giai đoạn cực hình: Tâm trí tôi không hề được phút nào nghĩ ngơi. Trong những đêm làm bạn với xác chết và sọ người, tôi đã thu thập một kiến thức không có dạy ở nhà trường, nhưng còn thiếu cái quyền năng của tu sĩ Swami Pranabananda là phân thân để xuất hiện cùng một lúc ở hai nơi!

-À! Mukunda! Mấy hôm nay, anh đi đâu mà biệt tích vậy? Một bạn học gọi tên tôi ngoài đường vào một buổi chiều.

- À, Nantu, chào anh! Vì biệt tích nên bây giờ tôi mới nguy như thế này!

Nantu là một học trò giỏi, y cười một cách thoải mái về sự thú nhận của tôi.

-Tự nhiên là anh không đủ chuẩn bịđể ứng phó với những bài thi năm nay. Có lẽ tôi nên giúp anh.

Những lời đó vang dội bên tai tôi như một lời hứa hẹn thiêng liêng. Tôi bèn hối hả đi đến nhà bạn tôi. Y chỉ dẫn cho tôi nghe một cách vắn tắt cách giải đáp những câu hỏi mà y cho rằng các giám khảo có thể đưa ra trong kỳ thi năm nay.

Đó là những câu hỏi hóc búa mà họ sẽ dùng để hạ một số thí sinh. Anh hãy học kỹ những bài giải đáp của tôi, rồi anh sẽ trúng tủ!

Đêm đã khuya khi tôi từ giã bạn tôi ra về. Sau khi đã tự nhồi sọ với những kiến thức mới đó, tôi nhiệt thành cầu nguyện sao cho tất cả những điều đó đừng tiêu tan như mây khói vào những ngày quyết định. Chương trình thi Tú Tài gồm nhiều môn học khác, nhưng trong khi vội vàng, Nantu đã quên môn Phạn Ngữ. Tôi cầu nguyện đấng Thiêng Liêng hãy giúp tôi vượt qua sự thiếu sót đó.

Sáng ngày hôm sau, tôi đi bách bộ dạo chơi và ôn lại trong trí những bài giải đáp vừa học được. Khi tôi đi vào một đường nhỏ qua một khoảng đất trống, tôi thấy trên bãi cỏ có vài trang giấy có chữ in; tôi lượm lên xem thì đó là một bài văn thơ Phạn Ngữ cổ điển. Tôi bèn tìm một học giả hay chữ để giúp tôi bình luận về bài văn thơ này. Giọng ngâm nga phong phú của ông ta làm nổi bật những âm điệu và vần thơ bất hủ của thứ cổ ngữ này.

Những câu thơ đặc biệt này chắc sẽ không phải là đầu đề thi năm nay! Nhà học giả nói với một nụ cười hoài nghi.

Tuy vậy, sự hiểu biết tường tận, dầu chỉ có một bài thơ duy nhất, đã giúp cho tôi vượt qua bài thi Phạn Ngữ trong ngày hôm sau. Sự chỉ dẫn của Nantu cũng giúp tôi có một số điểm trung bình về những môn học khác.

Cha tôi lấy làm sung sướng mà thấy rằng tôi đã giữ đúng lời hứa. Tôi biết ơn Thượng Đế đã giúp tôi qua sự trung gian của Nantu và đã khiến cho tôi đi rẽ qua con đường tắt trên mảnh đất hoang có rải rác giấy tờ vụn vặt. Như vậy Ngài đã hai lần che chở cho tôi.

Quyển sách mà tác giả đã phủ nhận quyền năng thiêng liêng đối với vấn đề thi cử, lại hiện ra trước mắt tôi. Tôi mỉm cười và thầm nghĩ, “Y sẽ phân vân đến đâu nếu tôi cho y biết rằng sự tham thiền giữa những thây ma nơi nghĩa địa đã giúp cho tôi thi đậu tú tài!”

Với tư cách một cậu tú tài tân khoa, tôi có thể chuẩn bịđể công khai rời khỏi gia đình. Sau khi hội ý với Jitendra Mazumdar, tôi quyết định đến một đạo viện Sri Bharat Kharma Mahamandal ở Banaras để theo một khóa huấn luyện tâm linh.

Tuy nhiên tôi cảm thấy nghẹn ngào khi nghĩ đến việc chia ly với gia đình. Từ khi mẹ tôi qua đời, tôi cảm thấy nẩy nở một tình thương đậm đà đối với hai em trai tôi là Sanada và Bishnu. Tôi bèn lui vào nơi ẩn trú của tôi trên gác lầu, là chỡ tôi vẫn công phu tham thiền hàng ngày. Tôi khóc thật lâu và sau cùng tôi cảm thấy có một sự thay đổi diệu huyền trong người tôi, dường như dưới ảnh hưởng của một mãnh lực vô hình nào. Sợi dây trói buộc của tình thương gia đình bị bẻ gãy. Quyết định xuất gia tầm đạo của tôi đã trở nên cứng rắn không sao lay chuyển. Tôi lo hoàn tất việc chuẩn bị lên đường.

Cha tôi bằng lòng cho tôi ra đi một cách luyến tiếc. Tôi hối hả lên đường để đúng hẹn với Jitandra, y đã có mặt tại đạo viện Banaras. Khi tôi đến nơi, tu sĩ Đayananda, vị sư tưởng hãy còn trẻ, tiếp đón tôi một cách nồng hậu. Tác cao, hơi gầy, vẻ mặt suy tư trầm tĩnh, tu sĩ gây cho tôi một ấn tượng tốt lành. Gương mặt khôi ngô của tu sĩ phảng phất những nét giống như đức Phật.

Tôi lấy làm sung sướng mà thấy rằng nơi tư thất mới của tôi có một cái gác nhỏ ở đó mỗi buổi sáng tôi có thể tham thiền trong vài giờ. Những đệ tử trong đạo viện không quen thực hành môn thiền định, bèn quyết định giao cho tôi một công việc tổ chức. Họ khen tặng tôi về công việc mà tôi làm ở văn phòng mỗi buổi chiều. “Huynh không nên nhập Niết Bàn quá sớm!” một bạn đồng môn nói với tôi khi tôi rút lui lên gác. Tôi bèn đến gặp tu sĩ Dayananda trong am thất nhỏ của người, có cửa sổ nhìn xuống sông Hằng:

-Thưa sư trưởng, tôi không hiểu ở đây người ta muốn tôi phải làm gì. Tôi đang công phu để đạt tới Đạo một cách trực tiếp. Không được như vậy, thì không một địa vị, một tín ngưỡng, một sứ mạng nào có thể làm tôi được thỏa mãn.

Vị sư trưởng mặc áo vàng sậm vỗ nhẹ lên vai tôi một cách thân mật. Người rầy một cách nhẹ nhàng một vài đệ tử đang đứng gần bên:

-Hãy để yên Mukunda! Y sẽ quen dần với lối sống ở đây.

Tôi nén lòng một cách lễ phép để khỏi nói rằng tôi lấy làm ngờ về việc đó! Những đệ tử rời khỏi phòng, không để ý bao nhiêu đến lời khiển trách vừa rồi. Tu sĩ Dayananda nói với tôi:

-Mukunda, cha em gửi tiền cho em đều đều. Em hãy gửi trả về nhà, vì ở đây em không cần tiền. Một điểm kỷ luật khác là vấn đề ăn uống; khi em đói em hãy đừng để cho người ngoài nhìn thấy!

Tôi không biết bề ngoài tôi có lộ vẻ đói hay không. Nhưng điều mà tôi biết quá rõ, ấy là tôi đói. Ở đạo viện buổi cơm đầu tiên dịon ra vào lúc giữa trưa; ở nhà tôi vẫn có thói quen ăn một bữa thịnh soạn lúc chín giờ sáng.

Khoảng sai biệt ba tiếng đòng hồ đó càng ngày càng trở nên không chịu nổi! Còn đâu những vàng son ở Calcutta, khi đó tôi có thể quở trách người đầu biếp vì dọn cơm trễ có mười phút! Có một lần, vì muốn tự chủ trong sự ăn uống, tôi tập nhịn đói hai mươi bốn giờ. Tôi càng chờ đọi một cách nôn nao hơn đến trưa ngày hôm sau.

-Chuyến xe lửa của sư trưởng Dayananda bị trễ giờ; chúng ta sẽ đợi sư trưởng về mới ăn!

Jitendra đem đến cho tôi cái tin chẳng lành đó. Sư trưởng đi vắng hai tuần nay, để tiếp đón người một cách lễ phép, các đệ tử đợi đến lúc người về đến mới dọn cơm cùng ăn. Mùi hương vịđồ ăn ngào ngạt bay qua lỗ mũi tôi. Tôi phải nằm đo ván để chịu đựng cơn nhịn đói kéo dài vô tận. “Cầu xin Thượng Đế khiến cho xe lửa về sớm.”

Tôi nghĩ rằng lời ngăn cấm của tu sĩ Dayananda bảo tôi đừng lộ vẻ đói ra noài chắc sẽ không áp dụng đối với Thượng Đế! Tuy nhiên, ngài vẫn không đáp ứng lời cầu nguyện của tôi, vì trời đã về chiều. Màn đêm đã rơi xuống khi sư trưởng bước vào cửa đạo viện; tôi tiếp đón người với một hy vọng tràn trề.

“Sư trưởng còn đi tắm và tham thiền xong ,chúng ta mới khởi sự ăn,” đó là lời thông báo của Jitendra, sứ giả của tai họa.

Tôi sắp sửa thấy khó chịu trong mình. Cái bao tử còn non nớt vủa tôi không quen chịu nhịn ăn, cồn cào kêu đói. Những cảnh chết đói rùng rợn lởn vởn trong trí tôi. Tôi thầm nghĩ, “Nạn nhân đầu tiên của nạn chết đói sắp đến tại Banaras chắc sẽ là tôi!” Cái cực hình đó chỉ chấm dứt vào lúc đồng hồ gõ đúng chín giờ. Than ôi! Buổi cơm tối hôm đó hãy còn ghi dấu trong ký ức như một trong những giờ phút tốt đẹp nhất của đời tôi!

Tôi ăn bằng bốn người, và nhận thấy rằng vị tu sĩ Dayananda ăn uống một cách uể oải vô tâm.

-Thưa Sử Trưởng, Sư Trưởng không đói sao? Tôi hỏi tu sĩ sau khi ăn uống no lòng, bước vào phòng của người.

-Có chứ! Tôi không ăn uống gì cả trong bốn ngày qua. Tôi không bao giờ ăn trên xe lửa, vì ở đó đầy những rung động nặng nề sấu xa của kẻ phàm tục. Tôi triệt để tuân theo những qui luật của giòng tu của tôi. Tôi bị bận rộn vì nhiều vấn đề tổ chức, nên chiều nay tôi chỉăn uống sơ sài. Nhưng không sao, ngày mai tôi sẽ ăn cẩn thận.

Tu sĩ nói xong bèn cười một cách thoải mái.

Tôi lấy làm hổ thẹn thầm trong bụng. Nhưng trọn một ngày chịu cực hình không thể nào quên được một cách dễ dàng; tôi đánh bạo đưa ra một câu hỏi cuối cùng:

-Thưa Sư Trưởng, tôi có sự nghi ngờ. Nếu theo lời dặn của Sư Trưởng tôi không đòi ăn uống khi đói bụng, và nếu không ai mời tôi ăn chắc là tôi sẽ chết đói.

-

Chừng đó, em hãy chịu chết!

Những lời nói đó có tác fụng như tiếng quất của ngọn roi da.

-

Chừng đó, Mukunda, em hãy chết, nếu cần! Em đừng bao giờ nghĩ rằng em sống không phải nhờ Thượng Đế, mà chỉ nhờ ở đồ ăn! Đấng Thiêng Liêng đã ságn tạo ra đồ vật thực và đã cho chúng ta biết đói bụng, chắc hẵn là sẽ lo chu đáo cho chúng ta khỏi phải thiếu thốn điều gì. Em đừng nghĩ rằng cơm gạo ban cho em sự sống và tiền bạc hay người đời có thể nuôi dưỡng em được. Họ có thể nuôi em sống được chăng nếu Thượng Đế thu hồi lại ở nơi em hơi thở của sự sinh tồn? Họ chỉ là những khí cụ thụ đọng của Ngài mà thôi. Em có thể bắt buộc cái bao tử tiêu hóa đồ ăn tùy theo ý muốn được chăng? Em hãy

suy nghic kỹ, Mukunda, để nhận thấy cái Nguyên Lý độc nhất ở bên ngoài cái hiện tượng biến hóa vô cùng tận.

Những lời nói cương nghị này làm cho tôi cảm thấy lạnh tê người. Thế là cái thành kiến cố hữu cho rằng thể xác thắng đoạt được tinh thần không còn đứng vững. Thỉnh thoảng, tôi đã có dịp thưởng thức cái thú vị về sự độc lập huyền diệu của Tinh Thần. Trong bao nhiêu thành phố mà tôi đi ngang qua suốt cuộc đời luôn luôn di chuyển không ngớt của tôi, tôi đã có dịp nhận xét thấy cái hiệu lực của bài học ấy, mà tôi đã thọ lãnh trong một đạo viện ở Banaras!

Món của cải duy nhất mà tôi đem theo từ Calcutta là cái linh vật hộ phù bằng bạc của vị tu sĩ thánh đức, mà mẹ tôi đã để lại cho tôi. Tôi đã giữ gìn nó kỹ lưỡng trong nhiều năm và bây giờ nó được cất giữ dính đáo trong phòng tôi.

Một buổi sáng, tôi mở cái nắp hộp để ngắm nhìn nó. Những ổ khóa đều còn nguyên vẹn, nhưng món linh vật đã biến mất. Buồn rầu, tôi xé cái vỏ bọc ngoài của nó và biết rằng nó đã không cánh mà bay, đúng như lời tiên tri của vị tu sĩ đã làm cho nó xuất hiện từ lúc đầu.

Sự giao thiệp của tôi với những đệ tử của tu sĩ Dayananda càng ngày càng trở nên căng thẳng. Sự tự do của tôi làm phật lòng đến cả vị sư trưởng. Sự áp dụng giờ giấc tham thiền quá chặt chẽ của tôi, nó vốn là cái lý tưởng vì đó mà tôi rời khỏi gia đình, đã đem đến cho tôi những sự chỉ trích nặng nề từ mọi giới.

Đau lòng, một hôm tôi quyết định cầu gnuyện cho đến khi tôi được một sự trả lời. “Hỡi đức Phật Mẫu đại từ bi của Vũ Trụ, xin Ngài hãy dạy con tánh chất từ bi của ngài qua những linh ảnh, hay qua một vị tôn sư mà Ngài sẽ gửi đến con!” Tôi khóc và nguyện cầu rất lâu, giờ khắc vẫn trôi qua mà tôi không nhận được một sự trả lời. Bỗng nhiên, tôi cảm thấy như bị lôi cuốn thể xác lẫn linh hồn, lên tận những cõi giới cao siêu huyền diệu.

-Tôn sư con sẽ đến trong ngày hôm nay!

Giọng nói ấy, một giọng nói thanh tao của phái nữ với những âm điệu của cõi trời, dường như vọng đến từ khắp nơi và cũng không từ nơi nào.

Cái kinh nghiệm siêu linh đó bị gián đoạn bởi một tiếng kêu lanh lảnh; một đệ tử trẻ ten Habu gọi tôi từ sau bếp ở tầng dưới:

-Mukunda! Thôi đừng tham thiền nữa! Người ta cần anh đi chợ mua đồ.

Nếu trong trường hợp khác, tôi đã phản ứng kịch liệt. Nhưng không hiểu sao lúc ấy, tôi lấy khăn lau nước mắt và lẳng lặng nghe theo. Habu và tôi bước ra cửa đi về phía một chợ ở xa, trong khu vực Bengali của thành Banaras. Mặt trời nóng gắt của Ấn Độ chưa lên đến tột đỉnh, chúng tôi đã mua xong những đồ vật dụng cần thiết và vạch một con đường đi xuyên qua một đám rừng người đông đảo; những đàn bà nội trợ chen lẫn những tăng lữ, hướng dẫn viên du lịch, quả phụ ăn mặc nâu sòng, người Bà La Môn, người hành khất, và bò... Khi đi qua một con đường nhỏ hẹp có vẻ nghèo nàn, tôi quay đầu lại và nhìn thấy một người có vẻ giống như Chúa Giê Su, mặc áo màu vàng sậm của giới tu sĩ và đứng ở phía đầu đường. Người ấy trông dường như một người quen cũ, khiến tôi càng chú ý nhìn kỹ. Bỗng nhiên một sự nghi ngờ xâm chiếm lấy tôi và tôi tự chủ, “Có lẽ mình lầm người tu sĩ này với một người nào khác. Thôi ta đi!”

Mười phút trôi qua, tôi cảm thấy hai chân tôi nặng như chì, dường như chúng đã trở thành đá và không còng tuân theo ý muốn của tôi. Tôi thử quay lại thì hai chân tôi đi được như thường. Tôi lại thử tiến bước theo lối đi ngược chiều thì hai chân tôi lại nặng như chì, không thể cử động.

“Vị tu sĩ hấp dẫn tôi đến với người bằng một thứ mãnh lực từ điển nào đó.” Với cái ý nghĩ đó trong trí, tôi giao những gói đồ cho Habu; y đã quan sát những cử chỉ của tôi một cách ngạc nhiên, sau cùng y bật cười:

-Anh làm gì vậy? Chắc anh điên rồi!

Trí óc huyên náo của tôi lúc ấy làm cho tôi không màng đáp lại. Tôi quay đầu trở lại và lẳng lặng noi theo con đường nhỏ hẹp mà tôi đã đi qua. Gần đến đầu đường, tôi nhận thấy gương mặt trầm lặng ấy đang nhìn chăm chú về phía tôi. Chỉ còn vài bước nữa và tôi đã quì mọp dưới chân người.

-Kính lạy sư phụ!

Gương mặt thiêng liêng ấy không gì khác hơn là gương mặt đã từng xuất hiện trong vô số những linh ảnh của tôi. Đôi mắt yên tĩnh, cái đầu tóc dài dợn sóng xỏa xuống vai như đầu sư tử và bộ râu ngắn vuốt nhọn dưới cằm, chính gương mặt ấy đã chinh phục tôi trong những cơn linh ảnh mê ly, nó tượng trưng một sự hứa hện nào đó mà tôi không hoàn toàn hiểu rõ ý nghĩa.

-Con đây rồi, con đã đến!

Sư phụ tôi lập lại câu ấy bằng tiêng Bengali (thổ ngữ tỉnh Bengale, miền Đông Ấn), giọng nói hơi rung vì cảm động:

-Ta đã đợi con từ bao nhiêu năm nay!

Kế đó là một cơn yên lặng kéo dài, trong lúc ấy những lời nói cũng bằng thừa. Một nhạc khúc du dương không lời đang vang lên trong lòng của vị tôn sư và đệ tử. Một tiếng nói trong nội tâm bảo cho biết rằng Sư Phụ đã đắc Đạo và có thể dắt dẫn tôi đến chân lý. Những sự vô minh đen tối của dĩ vãng đã tiêu tan trước ánh bình minh mới ló dạng trong cuộc đời tôi, tự nó cũng đã xuất hiện từ một tiền kiếp xa xăm nào. Dĩ vãng, hiện tại, tương lai, chỉ là một cuộc tuần hoàn tiếp diễn vô tận. Đây không phải là vầng Mặt Trời đầu tiên đã chứng kiến việc tôi ngồi dưới chân thiêng liêng của người!

Bàn tay trong bàn tay, Sư Phụ dắt tôi đến nơi am thất tạm thời của người ở khu Rana Mahal tại Banaras. Người đi với những bước đi chắc chắn. Cao lớn và lưng thẳng, tuy đã có đến năm mươi lăm tuổi đời vào thời kỳ đó, người vẫn nhanh nhẹn và lực lưỡng như một thanh niên. Đôi mắt đen sậm, lớn và đẹp, chiếu sáng ngời ánh mắt minh triết. Những lọn tóc dài hơi xoắn tròn to tô điểm gương mặt cao quí của người. Nơi người, sức mạnh đi đôi một cách điều hòa với sự dịu dàng.

Khi chúng tôi đi đến nơi sân thượng của một ngôi nhà trổ ra phía bờ sông Hằng, Sư Phụ nói với một giọng ưu ái:

- Ta cho con cái đạo học viện này và tất cả những gì ta sở hữu.

-Bạch sư phụ, con đi tìm sự Minh Triết và ước mong đạt tới chân lý. Đó là những kho tàng mà con đang thèm muốn nơi Sư Phụ!

Bóng hoàng hôn qua mau ở Ấn Độ đã sắp tàn, khi sư phụ lại nói tiếp, đôi mắt người phản chiếu một tình thương rộng rãi vô biên:

-Ta cho con tất cả tình thương của ta, và không điều kiện.

Đó là những lời vô cùng quí báu! Một phần tư thế kỷ trôi qua trước khi Sư Phụ nói lại một lần nữa với tôi về tình thương của người.

-Để đáp lại, con có cho ta cái tình thường cũng vô điều kiện đó không?

-Bạch sư phụ, con xin kính yêu Sư Phụ mãi mãi!

-Tình của thế gian vốn ích kỷ và bắt nguồn từ những ham muốn và thỏa mãn dục vọng. Tình thiêng liêng, vốn cho ra không điều kiện, là vô giới hạn và không thay đổi. Tâm hồn con người khi được tiếp xúc với tình thiêng liêng ấy, sẽ vĩnh viễn trở nên siêu thoát.

Kế đó, người đứng dậy và đưa tôi vào một gian phòng. Chúng tôi ăn xoài và bánh ngọt hạnh nhân, trong khi đó Sư Phụ lái câu chuyện để thăm dò tâm hồn của tôi. Tôi rất thán phục về sự minh trết hòa lẫn với đức khiêm tốn của người.

-Con đừng buồn về việc cái linh vật hộ phù đã biến mất, vì nó đã hoàn tất sứ mạng của nó.

Sư phụ tôi, chẳng khác như tấm gương thiêng liêng, đã phản ảnh trọn cả cuộc đời tôi.

-Bạch Sư Phụ, sự hiện diện của Sư Phụ là một ân huệ nó bù lại gấp bội phần sự thất lạc đó. Đã đến lúc con cần thay đổi không khí, vì con cảm thấy không vui trong cái đạo viện này.

Tôi không nói gì về dĩ vãng của tôi, vả lại điều đó cũng là thừa. Tôi hiểu rằng với đức giản dị và khiêm tốn, Sư Phụ không hề muốn thấy tôi thán phục cái nhãn quang siêu linh của người.

-Con phải trở về Calcutta. Tại sao con lại đặt gia đình ra ngoài tình thương của con đối với toàn thể nhân loại.

Lời đề nghịđó làm tôi không vui. Gia đình đã tiên sự trở về của tôi, tuy tôi vẫn dửng dưng trước những lời kêu gọi khẩn thiết trong các bức thư của nhà gửi cho tôi. Ananta, anh cả tôi, đã tuyên bố: “Chúng ta hãy để cho con chim non vỗ cánh tung bay trên những từng trời triết lý siêu hình. Rốt cuộc nó sẽ mệt mỏi và sẽ khiêm tốn bay trở về tổ ấm gia đình.”

Những lời nói khiêu khích này hãy còn vang dội trong ký ức của tôi, tôi cương quyết không chịu trở về Calcutta.

-Bạch Sư Phụ, con không trở về nhà. Nhưng con sẽ theo Sư Phụ khắp mọi nơi. Xin Sư Phụ cho con biết quý danh và địa chỉ.

-Ta là tu sĩ Swami Sri Yukteswar Giri. Đạo viện chính của ta ở Serampore, đường Rai Ghat Lane. Ta chỉở đây có vài ngày để thăm viếng mẫu thân.

Tôi thầm nghĩ:

-Thiên ý thật là một điều bí hiểm khôn lường! Serampore chỉ cách Calcutta có độ mười hai dặm đường; tuy vậy để cho cuộc gặp gỡ của chúng tôi được thực hiện, chúng tôi phải đến tận nơi thánh địa Kashi (Banaras), là nơi được thánh hóa bởi kỷ niệm của đức Lahiri Mahasaya. Chính đức Phật, đức Shankaracharya, và những bậc hiền nhân thánh triết khác của Ấn Độ cũng đã đặt gót chân lên Banaras và làm cho thành phố ấy trở nên bất tử!

-Con hãy đến với ta trong bốn tuần lễ.

Lần đầu tiên, Sri Yukeswar nói với một giọng nghiêm khắc.

-Ta đã bày tỏ tình thương bất diệt và niềm vui của ta khi ta tìm thấy con, và bởi đó mà con đã cải lời ta. Lần tái ngộ sau này con phải làm sao cho ta lại chú ý đến con. Ta rất nghiêm khắc trong việc chọn lựa đệ tử; họ phải tuyệt đối tuân theo kỹ luật tâm linh của ta.

Tôi giữ một sự im lặng kéo dài. Sư Phụ đoán biết dễ dàng sự khó nghĩ của tôi.

-

Con sợ về gia đình sẽ bị gia đình chế diễu chăng?

-

Con sẽ không trở về nhà.

-

Con phải trở về trong ba mươi ngày.

-Bạch Sư Phụ, không khi nào!

Tôi kính cẩn quì xuống chân Sư Phụ và từ biệt mà không nói gì thêm để làm dịu bầu không khí căng thẳng. Vừa bước chân ra đi trong đêm tối, tôi vừa tự hỏi tại sao sự gặp gỡ huyền diệu đó lại kết thúc bằng một điểm không vui? Sự tương đối ảo ảnh (maya) ở cõi thế gian luôn luôn pha lẫn lộn cái vui với cái buồn. Trí óc còn non nớt của tôi chưa đủ tinh luyện thuần thục để chịu nép mình dưới uy quyền của một vị tôn sư.

Sáng ngày hôm sau, tôi nhận thấy rằng sự thù nghịch của các bạn đồng môn trong đạo viện đối với tôi đã tăng gia rõ rệt; mỗi ngày, tôi đều bịđụng chạm với họ một vài lần. Sau đó ba tuần lễ, tu sĩ Dayananda rời đạo viện để di dự một phiên họp tại Bombay. Sự thù nghịch của cả đạo viện bèn có dịp đổ dồn lên đầu tôi:

-Mukunda là một kẻăn bám, y chịu sự nuôi dưỡng của đạo viện mà không đóng góp phí tổn!

Nghe nói vậy, lần đầu tiên mới hối tiếc là đã tuân lệnh của sư trưởng và gởi tiền trả lại cho cha tôi. Buồn rầu, tôi mới tìm gặp Jitendra, bạn duy nhất của tôi và nói:

-

Tôi đi đây. Anh hãy vui lòng chuyển đạt sự hối tiếc và lời chào kính cẩn của tôi cho sư trưởng khi người trở về.

-

Tôi cũng sẽ đi! Những công phu thiền định của tôi cũng bị ngăn trở và chỉ trích giống như trường hợp của anh. Jitendra than thở. Tôi vừa gặp một hiền giả lạ chưa từng có. Chúng ta hãy đến gặp người tại Serampore.

Nhân dịp đó, con “chim non” sửa soạn vỗ cánh bay về miền đông, gần bên Calcutta.

--- o0o ---


Source: www.tamlinh.net

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/10/2010(Xem: 3852)
Trong đời, tôi đã thấy mặt trăng lần nào chưa? Nhìn trăng, tôi nhìn cả đời. Nhưng thấy trăng, tôi không dám nói chắc. Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó, ngày xưa, tôi nằm nhìn mây bay. Nhìn trăng, tôi không thấy trăng. Chỉ thấy lá chuối, chõng tre. Thấy cả tôi với trẻ con hàng xóm nô đùa. Có lần tôi trốn tìm với chúng nó, bị lộ, tôi nhảy bừa vào bụi tre, bất ngờ có đứa con gái đã ngồi sẵn trong đó. Tôi sợ hoảng, toan vọt ra thì nó kéo tay tôi lại, ấn vai tôi xuống, cười đồng lõa. Trong loáng thoáng của cây lá, tôi thấy hai cái răng cửa của nó sáng ngời ánh trăng. Bây giờ, nhìn trăng non, tôi thấy cái miệng và hai cái răng. Tựa như hai cái răng của nó phát ánh sáng và in hình miệng nó lên bầu trời.
16/10/2010(Xem: 3140)
Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em
16/10/2010(Xem: 2975)
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ.
16/10/2010(Xem: 2808)
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm...
15/10/2010(Xem: 3246)
Một danh tướng về già muốn tặng thanh kiếm báu của mình cho một tướng quân ở xa. Ông giao trọng trách đó cho một gia nhân, cũng là một tay kiếm xuất chúng. Cẩn thận như vậy, ông vẫn không yên lòng, nghĩ rằng kiếm sĩ này chưa chắc đã đủ chín chắn để giữ kiếm không bị cướp dọc đường. Thanh kiếm không những quý về chất thép mà còn quý vì chuôi kiếm có nạm vàng và ngọc vua ban.
13/10/2010(Xem: 2635)
Có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn...
13/10/2010(Xem: 4179)
Vào Thứ Sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010, Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình Na Uy đã công bố giải Nobel Hòa Bình năm 2010 được trao cho Lưu Hiểu Ba. Lưu Hiểu Ba, sinh năm 1955 tại thủ phủ Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc, là nhà tranh đấu bất bạo động cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Trung Quốc. Ông đã từng tham gia phong trào sinh viên đấu tranh trong biến cố Thiên An Môn năm 1989 và sau đó liên tục bị sách nhiễu, quản chế tại gia và tù tội. Ngày 8 tháng 12 năm 2008, ông đã bị bắt vì cùng một số nhà tranh đấu dân chủ và nhân quyền Trung Quốc công bố Hiến Chương 2008 đòi xóa bỏ chế độ cai trị độc đảng để tiến tới một xã hội dân chủ cho Trung Quốc. Hiến Chương 2008 cho đến nay đã có hơn 8,500 người tham gia ký tên. Vì Hiến Chương 2008, Lưu Hiểu Ba đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc kết án 11 năm tù. Hiện ông vẫn còn ngồi tù ở Liễu Ninh, Trung Quốc.
11/10/2010(Xem: 3212)
Không ngờ tôi lại có được duyên lành đi chung với Thầy Trụ Trì Chùa Tâm Giác một đoạn đường khá xa. Tôi vẫn thường hay đến chùa, vãn hay gặp Thầy nhưng lúc nào Thầy cũng „Phật sự đa đoan“ nên tôi có rất ít thì giờ gần gũi và tiếp xúc với Thầy nhiều. Chuyến đi này thật hữu ích cho tôi vô cùng, tôi đã nghe và thấm nhuần được rất nhiều điều về Giáo lý Phật Đà - một niềm tin mà tôi luôn luôn tôn thờ và say mê khi vừa mới lớn cho đến tận bây giờ và cũng nhờ Thầy mà đoạn đường đi về 260 km không còn xa vời vợi nữa.
07/10/2010(Xem: 3361)
Hiện nay, truyền thuyết Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài được lưu truyền dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác như kể chuyện, ca dao, truyền kỳ, kịch, khúc nghệ, âm nhạc, v.v
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]