Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 07: Người Con Yêu Của Phật Mẫu

27/06/201311:26(Xem: 3565)
Chương 07: Người Con Yêu Của Phật Mẫu


CÁC BẬC CHÂN SƯ YOGI ẤN ĐỘ

Nguyễn Hữu Kiệt dịch thuật

--- o0o ---

Người Con Yêu Của Phật Mẫu

-Con hãy ngồi đợi một lát. Ta đang bận chiêm ngưỡng đức Phật Mẫu.

Với lòng tôn kính, tôi yên lặng bước vào gian phòng và lấy làm ngạc nhiên trước tác phong hiền đức của Tôn Sư Mahasaya (vị này là đệ tử của đức Ramakrishna, khác với Lahiri Mahasaya đệ tử của đức Babaji). Với chòm râu bạc tráng và nhuyễn như tơ, đôi mắt lớn chiếu sáng ngời, người có vẻ như hiện thân của sự tinh khiết. Cái cầm ngẩng lên, hai bàn tay nắm chặt là dấu hiệu cho thấy rằng tôi đã gặp tôn sư giữa những cơn tham thiền.

Những lời để tiếp đón giản dịđó gây cho tôi cái phản ứng mãnh liệt nhất mà tôi chưa từng cảm thấy bao giờ. Sự bi thảm lớn nhất của tôi là khi mẹ tôi qua đời, bây giờ cơn ray rứt vì chia ly với đức Phật Mẫu thiêng liêng làm cho tôi đau khổ vô ngần; tôi kêu khóc và nằm vật mình xuống đất. “Con hỡi, hãy bình tĩnh lại!” Tôn sư nói với lòng ưu ái và xúc động.

Trong cơn bi thảm, tôi nắm lấy hai bàn chân của Tôn sư như người bị trôi giạt trên mặt biển vói lấy cái phao cứu mệnh.

-Bạch Tôn Sư, xin tôn sư hãy cầu xin giúp cho con. Tôn Sư hãy hỏi đức Phật Mẫu xem con có thể được Ngài ban ân phúc hay chăng?

Một lời hứa về sự yêu cầu này không phải dễ làm. Tôn Sư phải định tĩnh lại tinh thần. Tôi không nghi ngờ chút nào về việc đức Mahasaya có thể tiếp xúc với đức Quan Thế Âm (Đức Mẹ thế gian, tức phương diện mẫu nghi của Vũ Trụ, được người Ấn giáo tôn thờ dưới biểu tượng nữ thần Kali). Thật là một điều đáng buồn mà nghĩ rằng tôi mù quáng trước sự hiện diện của đức Phật Mẫu, trong khi Ngài xuất hiện ở gần bên tôi trước nhãn quang tinh khiết của tôn sư! Không chút hổ thẹn, tôi bám chặt lấy chân tôn sư; không màng để ý đến những lời quở trách nhẹ nhàng của tôn sư, tôi không ngớt khẩn cầu người hãy giúp tôi. Sau cùng, tôn sư bằng lòng với một nụ cười thương hại:

-Ta sẽ chuyển đạt lời cầu xin của con lên đức Phật Mẫu.

Những lời nói ấy có một hàm xúc rất mãnh liệt và nhiệm mầu đến nỗi trong giây phút tôi đã không còn cảm thấy đau đớn.

-Bạch Tôn Sư, xin Tôn Sư hãy giữ lời hứa! Con sẽ trở lại ngay để biết kết quả.

Lòng tôi tràn ngập một niềm trông đợi đầy hoan lạc, mặc dầu trước đó tôi đã khóc nức nở quên thôi.

Tôi bước xuống cầu thang dài nhiều nấc và những kỷ niệm cũ đã trở lại với tôi. Chính tại ngôi nhà số 50 đường Amherst mà tôn sư Mahasaya hiện đang ở là nơi gia đình tôi cư ngụ trước kia; cũng tại đây là nơi mẹ tôi từ trần. Chính tại đây là nơi mà khi tôi còn thơ ấu, tôi đã trãi qua một cơn sầu khổ vì mất mẹ, và cũng chính tại đây mà ngày hôm nay, tâm hồn tôi bịđau khổ dày vò vì vắng bóng đức Phật Mẫu thiêng liêng... Kìa là những bức tường vô tri giác, những nhân chứng câm lặng đã chứng kiến sự tuyệt vọng thâm trầm sâu xa của tôi, và sự hồi phục sau rốt của tôi...

Với bước đi nhanh nhẩu, tôi trở về nhà ở đường Gurpar Road. Tôi ẩn trú trong sự biệt lập của gác lầu nhà tôi để đắm chìm trong cơn thiền định cho đến mười giờ tối. Thình lình, một linh ảnh chóa mắt xé tan cái bóng tối ấm cúng của một đêm xuân Ấn Độ. Đức Phật Mẫu thiêng liêng xuất hiện trong một vầng hào quang rực rỡ chói lòa. Gương mặt ngài điểm một nụ cười dịu hiền, hiện ra với một vẻ đẹp khôn tả:

-Mẹ vẫn luôn luôn thương con, và tình thương của Mẹ không bao giờ dứt!

Giọng nói thốt ra với một thứ âm thanh của cõi trời, không hề nghe thấy ở trần gian, vang lên trong như tiếng bạc. Kế đó linh ảnh biến tan dần.

Sáng hôm sau, khi mặt trời vừa ló dạng, tôi đã hối hả chạy đến nhà tôn sư Mahasaya. Tôi bước lên thang lầu của ngôi nhà cũ còn dấu vết những kỷ niệm đau buồn và bước vào phòng tôn sư trên tầng lầu thứ bốn. Cái nắm tay ngoài phòng có bọc một cái khăn vải, điều này chắc ngụ ý rằng tôn sư không muốn bị ai quấy rầy. Trong khi tôi đang đứng do dự ngoài cửa thì bàn tay khả ái của vị Tôn Sư đã mở cửa phòng. Tôi bèn quì xuống chân người. Tuy lòng tôi tràn đầy nỗi vui mừng, tôi cũng giả vờ nghiêm nét mặt để che dấu niềm phúc lạc thiêng liêng của tôi.

-Bạch Tôn Sư, con biết rằng caon đến đây quá cớm để hỏi kết quả. Đức Phật Mẫu có trả lời cho con chăng?

-À! Con láo thật!

Tôn Sư không nói thêm một điều gì nữa. Dường như sự nghiêm trang giả tạo của tôi không làm cho người chú ý.

-Tại sao con có vẻ bí mật và tránh né như vậy? Các tu sĩ há chẳng thường hay nói bằng những lời vắt tắt đó sao?

Thấy tôi có vẻ lúng túng, tôn sư nói tiếp:

-Con muốn thử ta chăng?

Nhưng đôi mắt yên lặng của người tràn đầy một niềm thông cảm :

-Ta có thể nói gì nữa chăng, ngoài những lời trấn an mà con đã nhận được của đức Phật Mẫu tối hôm qua lúc mười giờ?

Tôn sư Mahasaya có cái bí quyết làm vơi bớt nỗi niềm tân sự tràn đầy của tâm hồn tôi; tôi bèn quì dưới chân người, nhưng lần này, tôi tuôn tràn giòng lệ vì quá sung sướng.

-Con nghĩ rằng lòng sùng kính của con không làm cho đức Phật Mẫu cảm động hay sao, với tấm lòng từ bi ác ái vô lượng vô biên của ngài? Cái nguyên lý mẫu nghi của vũ trụ mà con đã tôn sùng dưới hình thức thiên liêng của đức Phật Mẫu không bao giờ làm ngơ mà không xúc động trước những lời cầu khẩn nhiệt thành của con!

Tôn sư Mahasaya là ai mà mở lời cầu nguyện của người đều được đức Phật Mẫu chiếu cố và ban ân phước? Địa vị của người ở trên thế gian thật là khiêm tốn, cũng như tất cả những bậc hiền nhân thánh triết mà tôi đã biết. Tại tư gia của người Amherst, tôn sư Mahasaya có mở một lớp dạy các nam học sinh ban trung học. Người không hề thốt ra những lời nghiêm khắc; cũng không dùng những biện pháp trừng phạt hay luật lệ để giữ gìn kỷ luật. Do những lời giáo huấn của người không hề rút trong sách vở, mà tôn sư ban bố sự minh triết bằng tấm gương đạo hạnh hơn là bằng những giáo điều khô khan. Người đặt để trọn cả tâm hồn vào sự chiêm ngưỡng tôn sùng đứ Phật Mẫu nên không bắt buộc học trò phải biểu lộ sự tôn kính thầy dưới một hình thứ bề ngoài. Tôn Sư nói với tôi:

-Ta không phải là Thầy của con. Thầy của con sẽ đến với con trong tương lai. Dưới sự chỉ dẫn của người, con sẽ đạt tới sự minh triết trên đường Đạo.

Mỗi buổi chiều, tôi đều viếng tư thất của tôn sư. Sự có mặt của người là nguồn suối tâm linh dồi dào mà hàng ngày tôi tìm đến để thỏa mãn lòng khát khao đạo lý. Từ trước đế nay tôi không hề biết quì lạy ai với một tấm lòng sùng kính nhiệt thành như vậy. Bây giờ, tôi coi như một diễm phúc vô biên mỗi khi tôi có dịp đến ngồi bên cạnh người. Một hôm, tôi đến nhà tôn sư với một tràng hoa tươi.

-Bạch Tôn Sư, đây là vòng hoa champak mà chính tự con đã kết lại để hiến dâng người.

Tôi vừa nói vừa nân vòng hoa định quàng lên cổ tôn sư. Nhưng tôn sư tránh qua một bên, và từ chối sự lễ nghi trịnh trọng đó. Sau cùng, khi người thấy tôi bẽn lẽn, người mới nở một nụ cười bằng lòng:

-Vì lẽ cả hai chúng ta đều tôn sùng đức Phật Mẫu thiêng liêng, bây giờ con có thể dùng tràng hoa để tô điểm cái thánh điện bằng xương thịt này, là nơi trú ẩn của Ngài.

-Tánh chất tâm linh phong phú của người không có chỗ để dung nạp những lý do ích kỷ.

-Ngày mai chúng ta hãy đến viếng đền Dakshineswar mà tôn sư ta đã thánh hóa một cách vĩnh viễn.

Tôn Sư Mahasaya trước kia là đệ tử của bậc thánh sư Sri Ramakrishna.

Sáng ngày hôm sau, chúng tôi xuống tàu đi một quãng đường dài bốn dặm trên sông Hằng. Chúng tôi vào đền thờ Phật Bà Quan Âm với tám mái bầu tròn nhô lên cao vút, tại đây tượng đức Phật Mẫu được dựng lên trên một hoa sen khổng lồ đúc bằng bạc với một nghìn cánh hoa, được chạm trỗ rất công phu và mài dũa sáng bóng. Đức Mahasaya đến chiêm ngưỡng một cách say sưa sùng kính đức Phật Mẫu thiêng liêng, lòng tôi tràn ngập một niềm kính yêu khôn tả.

Đó là chuyến hành hương đầu tiên của tôi tại ngôi đền này. Tôn Sư giảng dạy cho tôi nghe ý nghĩa của đức Phật Mẫu, phương diện mẫu nghi của vũ trụ càn khôn, biểu tượng của lòng Từ Bi Bác Ái thiêng liêng.

Một hôm tôn sư đưa tôn đế lớp học. Niềm vui của tôi bỗng bị che ám bởi một người quen cũ từ đâu xuất hiện thình lình và rót vào tai chúng tôi một câu chuyện dài tràng giang đại hải. Tôn Sư kề tai tôi nói nhỏ:

-Ta thấy con không thích người này. Ta đã nói với đức Phật Mẫu thiêng liêng, ngài đã hiểu tình hình bí lối của chúng ta và hứa rằng khi chúng ta đi đến cái nhà ngói đỏ đằng kia, ngài sẽ làm cho y nhớ lại một chuyện gấp để y đi cho khuất mắt.

Người bạn vô duyên kia mãi lo nói độc thoại huyên thuyên nên chẳng nghe thấy gì, còn tôi kiên nhẫn chờ và nhìn về phía căn nhà đỏ đằng trước. Khi chúng tôi vừa đến ngang qua cửa nhà sơn đỏ, ông bamn nói nhiều kia bỗng xoay gót trở lại và hối hả rút lui trong khi y nói chưa dứt câu, cũng không kịp chào từ giã. Chúng tôi thốt lên một tiếng thở dài nhẹ nhõm.

Tôn Sư quàng tay trên vai tôi một cách thân mến:

- Con có thích xem chớp bóng không?

Câu hỏi đó làm cho tôi ngơ ngác. Tuy vậy, tôi cũng nhận lời vì tôi cảm thấy sung sướng được ở gần bên tôn sư bất cứ trong trường hợp nào. Chúng tôi rảo bước đi mau vào một công viên trước trường đại học Calcutta. Tôn Sư chỉ một cái ghế dài gần bên hồ nước:

Chúng ta hãy ngồi đây trong giây lát. Thầy ta luôn luôn khuyên ta hãy ngồi thiền trước một hồ ao mặt nước phẳng lặng, nó gợi cho ta cái ý niệm yên tĩnh tuyệt đối của tính chất thiêng liêng.

Kế đó, chúng tôi bước vao nhà giảng đường của trường đại học, tại đây đang có một cuộc thuyết trình về một đầu đề khoa học mà tôi nhận thấy vô vị và chán phèo, mặc dù có chiếu hình ảnh nhưng cũng vô phương vô vị không kém! Tôi thầm nghĩ: “Đây chắc là cuộc chiếu mà tôn sư đã nói lúc nãy.”

Tuy tôi không thích nhưng tôi không muốn bày tỏ một cách quá bộc lộ sự chán ản của tôi, vì e làm mất lòng tôn sư. Nhưng tôn sư đã day qua phía tôi và kề vai nói nhỏ:

-Ta thấy rằng con không ưa chiếu bóng này. Ta đã nói với đức Phật Mẫu thiêng liêng. Ngài cũng thông cảm với chúng ta và cho biết rằng điện sẽ tắt trong giây lát và đèn sẽ bật sáng lại khi chúng ta đã ra khỏi gian phòng này.

Ngay khi đó, cả gian phòng bị đắm chìm trong bóng tối. Giọng nói vang rền của vị giảng sư ngưng bặt giữa sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, rồi tiếp tục: “Hệ thống giây điện trong phòng này chắc bị hỏng.” Tôn sư và tôi thừa dịp đó bèn đứng dậy bước ra khỏi cửa một cách an toàn. Ra ngoài hành lang, tôi quay lại nhìn thì thấy giảng đường lại bật đèn sáng trưng.

-Con hỡi, buổi chiếu bóng này làm cho con thất vọng, nhưng ta sẽ cho con xem một cuộc chiếu bóng hoàn toàn khác hẵn.

Lúc ấy chúng tôi đang đứng trên vĩa hè trước trường đại học. Tôn Sư lấy tay đặt nhẹ trên ngực tôi, ở ngay chỗ quả tim.

Khi đó tôi cảm thấy một cơn im lặng lạ thường. Cũng như một cuốn phim chớp bóng nói, trở thành một cuốn phim câm khi hệ thống âm thanh bị hỏng, bàn tay sờ nhẹ của tôn sư, do một quyền năng nhiệm mầu nào đó, đã dẹp tan mọi tiếng động chung quanh tôi, làm cho tôi không còn nghe thấy gì nữa. Cảnh vật ngoài đường người đi bộ, xe điện, xe hơi, xe bò, xe ngựa với những bán xe niềng sắt di chuyển khắp nơi mà không có một tiếng vang. Dường như có nhãn quang thần thông, tôi nhìn thấy sự vật diễn ra đằng sau lưng tôi, và ở hai bên tôi cũng rõ ràng như trước mặt. Tất cả mọi hoạt động trong khu vực ấy của thành phố Calcutta diễn ra trước mắt tôi mà không có một tiếng độnh hay một giọng nói của một người nào. Cũng như ánh lửa than hồng còn le lói xuyên qua một lớp tro dầy phủ ở trên, một ánh sáng dịu mờ chiếu xuyên qua cái linh ảnh tổng quát của tôi.

Thân thể tôi chỉ còn là một cái bóng giữa bao nhiêu những cái bóng khác, với sự khác biệt này là nó bất động, trong khi những cái bóng khác lưu thông, di chuyển qua lại không ngớt. Nhiều thanh niên trong số các bạn hữu của tôi đến gần tôi và đi qua mà không nhận ra tôi, tuy rằng họ dường như nhìn tôi thẳng vào tận mắt.

Cái linh ảnh lạ lùng này làm cho tôi say sưa ngây ngất trong một niềm phúc lạc không thể tả nổi, cũng ví như tôi đã được uống suối cam lồ của cõi tiên giới. Thình lình tôi cảm thấy Tôn Sư Mahasaya lại vỗ nhẹ một lần nữa vào chỗ quả tim của tôi. Sự náo nhiệt ồn ào của đám quân chúng lại tràn vào cõi ý thức của tôi. Tôi lảo đảo vì bị lôi kéo một cách phủ phàng ra khỏi một cảnh mộng mê ly. Chén nước cam lồ đem niềm phúc lạc thần tiên lại một lần nữa lọt ra ngoài tầm tay của tôi. Tôn sư mỉm cười và nói:

-

Con hỡi, ta hy vọng rằng con đã thấy cuộc chiếu bóng sau này hạp với sở thích của con?

Tôi sửa soạn cúi lạy dưới chân người. Người bèn phản đối:

-

Con không được làm thế. Con biết rằng con cũng là một thánh điện của vị Phật Tánh ngự bên trong! Ta không chịu để cho đức Phật Mẫu hạ mình làm lễ đối với ta qua sự trung gian của con!

Lúc ấy nếu có ai nhìn thấy chúng tôi tránh né đám đông người, chắc sẽ nghĩ rằng chúng tôi đang say rượu. Tôi có cảm tưởng rằng thậm chí những bóng tối của ban đêm cũng say sưa mùi Đạo!

Khi ánh bình minh vừa ló dạng, và bóng tối đã lui dần, một ngày mới xuất hiện đã lấy đi mất cái niềm phúc lạc say sưa của tôi trong đêm vừa qua. Nhưng cái kỷ niệm của tôn sư, người con yêu quí của đức Phật Mẫu thiêng liêng, không bao giờ mất trong lòng tôi.

--- o0o ---


Source: www.tamlinh.net

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2020(Xem: 11753)
Không chỉ là một trong những cuốn sách xuất sắc về nội dung, "Hành trình về Phương Đông" còn có một số phận kỳ lạ. Và không chỉ bây giờ mà suốt vài chục năm qua rất nhiều diễn đàn trong và ngoài nước đã tranh luận rất nhiều về nguồn gốc, xuất xứ cuốn sách này. Mà người đã tạo ra nó lại yên lặng như không hề có liên quan.
20/04/2020(Xem: 2723)
Thắp xong mấy nén hương trầm, lâm râm khấn vái, dâng lên bàn thờ Phật, rồi bàn thờ gia tiên, dì Thêm thở dài, bước từng bước năng nề xuống bậc cấp cầu thang lát đá nhám màu đen sậm, mắt dõi theo hai bàn chân của mình đổi phiên nhau đặt từng bước xuống lần bên dưới. Cũng là những bước đó trước giờ, nhưng sao tối nay tự dưng dì cảm thấy như mình đang bước dần xuống hố sâu u ám đang chứa đầy nỗi thất vọng, buồn tênh… Hết bậc cấp, dì lê gót đến ngồi phịch xuống ghế sofa êm ái, nhìn bâng quơ qua cửa kính ra ngoài sân, cổng trước… Dì Thêm đang nghĩ về đứa con gái của mình.
16/04/2020(Xem: 4553)
Đường phố vắng hoe. Quán xá đều đã đóng cửa. Chỉ những khu vực chợ búa mới thấy có người tập trung qua lại với biểu hiện vội vội vàng vàng, Đã bước sang ngày thứ mười một của đợt giãn cách xã hội phòng chống dịch COVID-19.
13/04/2020(Xem: 3205)
Mỗi người trong chúng ta ít nhiều đều có những kỷ niệm lần đầu tiên mà mình nhớ mãi và chắc rằng Đại dịch năm nay cũng sẽ là kỷ niệm lần đầu tiên mà cả thề giới sẽ không bao giờ quên khi trận dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến mọi mặt trong xã hội và làm đảo lộn mọi thứ… Trong những ngày này, mọi người bị bắt buộc ở nhà và hạn chế đi lại, mỗi người chọn cho mình một cái gì đó để giải trí, để thư giản, để học hỏi, v.v… QT thỉnh thoảng tìm đọc những quyển sách tiếng Anh có những câu chuyện để chia sẻ trong Ngày Nhớ Ơn Mẹ, Ngày Nhớ Ơn Cha, Mùa Vu Lan… Những con số người chết hằng ngày mỗi gia tăng làm mình cũng xúc động… và QT tìm thấy câu chuyện này xin chia sẻ với cả nhà như là một kỷ niệm của riêng mình… Nguyện cầu Chư Phật gia hộ cho tất cả được nhiều bình an và đại dịch sớm qua mau. Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
01/04/2020(Xem: 4144)
Có một thứ được cất giấu, nếu nói là bí mật thì hơi quá, chỉ là hơi kín đáo trong cốp chiếc xe Future còn mới cáu xèng của anh. Anh lẳng lặng ghé chỗ cửa hàng bán vật liệu ống nước và sắt thép để mua nó, cất kỹ, lấy chiếc khăn lông dùng để lau bụi xe mà phủ úp lên che lại. Vợ con của anh chắc là không biết, vì xe là xe riêng của anh, không ai tò mò táy máy mở cốp ra làm gì. Vậy nên, người ngoài càng không hề biết.
01/04/2020(Xem: 5319)
Truyện ngắn "Trong cốp xe" của TK Vĩnh Hữu được đăng trên Thư Viện Hoa Sen vào ngày 16/02/2020, có đoạn: ... "Anh chú tâm niệm Phật, đúng ra là niệm Chuẩn Đề đà-la-ni, chỉ để thêm đạo lực, thêm ý chí mà vượt qua thời khắc khó khăn thử thách, quên đi mệt nhọc thân xác..." Tác giả chỉ nhắc qua việc "niệm chú" thật ngắn, không diễn bày hay kể lể gì thêm, lướt qua thật nhanh để trở về với mạch truyện. Chắc rất ít người lưu tâm để ý đến chi tiết vô cùng huyền diệu này, vì đang bị cuốn hút theo dòng trôi của câu chuyện "hết xăng, dắt xe đi bộ".
20/03/2020(Xem: 2908)
Tình yêu không chỉ là cảm xúc của con người, nó còn là cội nguồn của sức mạnh, của tinh thần lạc quan, của lòng dũng cảm và sự kiên cường. Tình yêu giúp chúng ta giải quyết rất nhiều vấn đề trong cuộc sống, giúp ta dễ dàng tha thứ cho những sai lầm và dẫn dắt ta tới những bến bờ hạnh phúc. Đó là buổi tối tháng 6 lộng gió, chàng trai gặp cô gái tại một bữa tiệc ở một nhà hàng gần biển. Cô là người xinh đẹp, dịu dàng và phần lớn khách trong buổi tiệc đều chú ý đến cô. Trong khi đó, chàng trai lại là một người rất bình thường, không có gì đặc biệt, cũng chẳng ai để ý tới anh. Anh cũng dõi theo cô ngay từ khi cô bước vào.
20/03/2020(Xem: 4365)
Quê hương khuất bóng hoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. Chiều về trên sông vắng, Chàng ngồi trầm ngâm ngắm cảnh sông nước của Sài Gòn. Tức cảnh sinh tình Chàng nhẹ nhàng lôi máy điện thoại iPhone vẫn luôn nhét trong túi ra nhắm một pô thật tình cảm, rồi trong ký ức thời còn đi học luôn bị ông Thầy dạy văn bắt học thuộc lòng các bài thơ Đường hay "Kẻ sĩ" trẹo vần của Nguyễn Công Trứ, Chàng liền xuất khẩu thành thơ ra ngay một câu đã chứa sẵn trong đầu "Bên sông khói sóng cho buồn lòng ai". Trước là để giải tỏa nỗi buồn cho quê hương đất nước đang điêu linh, sau là xả stress với các tin tức thế giới về con vi-rút độc hại, lỡ mang cái tên mỹ miều là Corona. Tên cúng cơm đầy đủ phải là Covid-19 nghe như mật mã của một điệp viên nổi tiếng cỡ 007 không bằng. Đại để chỉ nêu rõ xuất xứ của cô nàng vi-rút xuất hiện tại Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.
17/03/2020(Xem: 9315)
Nước kia có một ông vua Nghe lời đồn đãi khó ưa về mình Ngoài đời có kẻ phê bình Rằng mình bạo ngược, tính tình tàn hung Còn về chính trị chẳng thông, Vua nghe tức bực trong lòng lắm thay
17/03/2020(Xem: 12927)
Ngày nay, Sự hiện hữu lạ lùng của mấy con trùng nhỏ nhoi codv19 lại có một sức tấn công vô hình mà mãnh liệt làm các nhà chánh trị gia hùng cường nhất thế giới khi đưa tay để bắt tay nhau trong một tư thế quen thuộc của nền văn hóa âu tây lại vội vả rút tay về rồi họ cùng chấp hai bàn tay lên ngực để chào nhau và cùng rộ lên cười những tiếng cười hoan lạc, mỹ miều, khoan khoái, từ xưa nay chưa từng có ! Hay thay, Một khoản khắc trở về chân lý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]