Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 04: Tôi Trốn Lên Dãy Hy Mã Lạp Sơn

27/06/201311:14(Xem: 2443)
Chương 04: Tôi Trốn Lên Dãy Hy Mã Lạp Sơn


CÁC BẬC CHÂN SƯ YOGI ẤN ĐỘ

Nguyễn Hữu Kiệt dịch thuật

--- o0o ---

Tôi Trốn Lên Dãy Hy Mã Lạp Sơn

-Anh hãy bỏ lớp học đi ra với một lý do nào đó, anh gọi một chiếc xe ngựa rồi ngừng lại ở dọc đường tại một ngơi mà không ai nhìn thấy từ phía nhà tôi.

Tới đó chấm dứt lời dặn dò của tôi với Amar Mitter, một người bạn cùng lớp ở trường đại học, sẵn sàng trốn theo tôi lên dãy Hy Mã Lạp Sơn. Chúng tôi phải đề phòng cẩn mật, vì Ananta theo dõi chúng tôi với cặp mắt nghi ngờ, sẵn sang phá hỏng kế hoạch thoát ly ra khỏi nhà mà tôi đã ôm ấp từ lâu.

Món linh vật gây cho tôi một ảnh hưởng thầm kín mà tôi không ngờ. Chính trên dãy Hi Mã Lạp Sơn đầy băng giá là nơi tôi định gặp vị tôn sư mà dung nhan thường xuất hiện trong những linh ảnh của tôi.

Gia đình tôi lúc ấy đang ngụ tại Calcutta, cha tôi đã được thuyên chuyển đến đây một cách vĩnh viễn. Theo phong tục cổ truyền Ấn Độ, anh cả tôi Ananta đã đem vợ về ở chung với đại gia đình chúng tôi ở số 4 đường Gurpar Road. Trong nhà có một cái gác nhỏ trên đó tôi tham thiền hàng ngày và tự chuẩn bị để gặp gỡ tôn sư.

Buổi sớm mai đáng ghi nhớ đó đến với một cơn mưa báo điềm không tốt. Khi tôi nghe tiếng bánh xe ngựa của Amar lăn trên đường lộ, tôi hối hả tom góp một cái mền, một quyển Bhagavad Gita, một xâu chuổi bồ đề và hai cái chăn vải. Tôi ném gói đồ qua khung cửa sổ. Kế đó tôi vội vàng chạy xuống cầu thang và gặp cậ tôi đứng trước cửa đang mua ra cải.

-Mày làm gì mà vội vàng thế? Cậu tôi hỏi và nhìn tôi một cách nghi ngờ.

Tôi mỉm cười một cách vô tư và bước ra đường cái. Với gói đồ trên tay, tôi đến chỗ hẹn với Amar, bước lên xe ngựa rồi cho xe chạy về khu thương mại Chandni Chauk. Từ nhiều tháng nay, chúng tôi đã đẻ dành tiền từng xu từng đồng để sắm đồ Âu Phục, với ý định mặc vào để đánh lạc hướng anh tôi, vì Ananta gặp khi hữu sự cũng có lúc biết hành động như một thám tử đại tài.

Chúng tôi ngừng xe ở giữa đường đi đến nhà ga để đón người anh họ tôi tên là Jatinda, đã bị thuyết phục về đức tin nơi việc tầm sư học đạo. Y khoác vào bộ âu phục mới mà chúng tôi đã dành sẵn cho y. Với lối ngụy trang sang trọng này, chúng tôi cảm thấy trong lòng ngập một niềm vui sướng nhẹ nhàng.

-Bây giờ chúng ta phải mang giày bố.

Tôi dắt bạn tôi đến một tiệm giày và nói:

-Những đồ vật dụng bằng da toàn là do sự giết chóc loài vật mà có, phải được tuyệt đối cấm nhặt đối với những người hành hương!

Tôi ngừng lại để xé bỏ cái bìa da bọc ngoài quyển kinh Bhagavad Gita và tháo gỡ sợi dây da trên cái nón của tôi.

Đến nhà ga, chúng tôi mua vé xe lửa đi Burdwan, tại đây chúng tôi đi Hardwar, ở dưới chân dãy Hi Mã Lạp Sơn. Khi xe lửa đã lăn bánh chở chúng tôi đi trên lộ trình đã vạch sẵn, tôi mới thả tâm hồn trôi theo cái đà của sự tưởng tượng:

-Này các bạn hãy nghĩ xem! chúng ta sẽ nhập môn học Đạo với các Chân Sư và sẽ trải qua kinh nghiệm tâm thức siêu đẳng. Những tế bào trong thân xác chung ta sẽ chứa đầy một thứ từ điển siêu linh đến nỗi những loài thú dữ trên dãy Hi Mã Lạp Sơn sẽ hiền lành đến đọ liếm chân chúng ta! Những con cọp trên núi cũng sẽ đến với chúng ta như những con mèo khổng lồ và ngoan ngoãn xin chúng ta ban cho những cái vuốt ve trìu mến!

Cái viễn ảnh có vẻ hấp dẫn đó làm cho Amar nở một nụ cười hứng khởi. Nhưng Jatinda thì lại có vẻ tư lự, y day mặt về phía cửa sổ và ngắm nhìn cảnh vật bên ngoài.

- Chúng ta hãy chia tiền, Jatinda đề nghị sau một cơn im lặng kéo dài. Mỗi người sẽ tự động mua vé khi tới Burdwan. Như vậy không ai nghi ngờ rằng chúng ta cùng đi trốn tập thể.

Tôi đồng ý không một mảy may nghi ngờ. Đến chiều, xe lửa ngừng tại ga Burdwan. Jatinda đến quầy mua vé, còn Amar và tôi đứng đợi trên bến. Một khắc đồng hồ trôi qua, chúng tôi không nghe động tịnh gì, bèn đi tìm Jatinda và kêu réo tên y với một niềm thất vọng rõ rệt.

Nhưng y đã trốn mất dạng trong bóng tối của nhà ga.

Hoàn toàn chán nản tôi cảm thấy tuyệt vọng và xuống tinh thần. Cầu xin Thượng Đế che chở cho chúng con khỏi bị cơn thử thách nặng nề như vậy! Kế hoạch tầm sư học đa.o mà tôi đã nghiềm ngẫm cặn kẽ từ bấy lâu nay, giờ đã bị phá hỏng một cách đau đớn chua cay khó bề cứu vãn.

-Amar, chúng ta phải trở về nhà, tôi vừa nói vừa khóc như một đứa trẻ nhỏ. Sự phản bội của Jatinda là một điềm gở. Chuyến đi hành hương của chúng ta đã bị thất bại.

-Công phu tầm sư học Đạo của anh chỉ có vậy thôi sao? Anh không đủ sức chịu đựng cơn thử thách do sự phản bội của một bạn đồng hành chăng?

Lời ngụ ý về một sự thử thách có ý nghĩa thiêng liêng ấy đủ gây ảnh hưởng cấp thời là nâng cao tinh thần của tôi lập tức. Chúng tôi giải lao với những loại kẹo mứt ngon có tiếng của tỉnh Burdwan trong khi chờ đợi chuyến xe lửa khác đi Hardwar qua ngã Bareilly. Khi đổi xe ở trạm Moghul Serai, chúng tôi bước lên bến và thảo luận về một vấn đề tối quan trọng.

-Amar, lát nữa những nhân viên hỏa xa sẽ hỏi chúng ta rất nhiều chuyện. Tôi lại càng không dám coi thường lòng quỉ quyệt của anh tôi! Dầu việc gì xảy ra tôi cũng nhất định không nói dối.

-Mukunda, anh hãy bình tĩnh ngồi yên. Nhất là đừng cười và đừng nói gì cả, cứ để tôi trả lời.

Ngay khi đó, một nhân viên hỏa xa người Anh bước đến gần chúng tôi. Y đưa cho tôi xem một bức điện tín màu xanh mà tôi đoán ra ngay tầm quan trọng của nó.

-Có phải vì oán hận gia đình mà các anh bỏ nhà trốn đi?

-Không.

Tôi sung sướng vì câu hỏi vụng về của y giúp chúng tôi khỏi phải nói dối. Tôi trốn đi không phải vì oán hận ai cả mà vì lòng khát khao chân lý.

Người nhân viên quay sang Amar. Cuộc đối thoại tiếp theo đó làm cho tôi phải cố gắng tự chủ mới giữ được sự nghiêm trang của tôi.

-Còn thanh niên thứ ba đâu? Im lặng. Người nhân viên lên giọng uy quyền:

- Hãy nói mau và phải nói thật.

-Thưa ông, tôi nhận thấy ông đang đeo kính. Ông há chẳng nhìn thấy rằng chúng tôi chỉ có hai người.

Amar vừa cười ranh mãnh vừa nói tiếp:

- Vì tôi không phải là một nhà phù thủy, nên tôi tự thấy không có khả năng tạo ra một người thứ ba!

Người nhân viên hơi có vẻ lạc hướng, bèn tấn công chúng tôi trên một địa hạt khác:

-Anh tên chi?

-Tôi tên là Thomas, mẹ tôi là người Anh và cha tôi là người Ấn theo đạo Thiên Chúa.

-Còn bạn anh tên chi?

- Anh ta tên Thompson.

Tôi phải cố gắng lắm mới khỏi bật cười và luôn dịp lao mình tới trước toa xe lửa khi tiếng còi hú lên và xe sắp chạy. Amar chạy theo tôi cùng với người nhân viên hỏa xa, người này tin tưởng câu chuyện vừa rồi là thật đến nỗi y xếp chúng tôi vào một toa thượng hạng dành cho người Âu! Hẳn là y đau lòng mà thấy những người thiếu niên có giòng máu Anh Quốc trong huyết quản lại đi du lịch một cách vất vả trong toa dành cho người bổn xứ. Khi y đã lễ phép và cáo từ rút lui, tôi mới lăn mình ra trên nệm mà cười mãi không thôi. Bạn tôi cảm thấy không có gì sung sướng hơn là đánh lừa một nhân viên hỏa xa người Âu.

Lúc ở trên bến, tôi đã đọc được bức điện tín của anh tôi gửi cho sở Hỏa Xa: “Ba thanh niên Bengali mặc Âu Phục đi trốn về hướng Hardwar, qua Moghul Serai. Yêu cầu bắt giữ lại chờ tôi đến nơi. Sẽ xin hậu tạ.”

- Amar, tôi đã dặn anh cẩn thận đừng bỏ quên trên bàn tấm thời khắc biểu có ghi lộ trình của chúng ta, tôi trách bạn bằng một giọng cay cú. Anh tôi chắc là đã tìm thấy bản lộ trình rồi!

Bạn tôi cúi đầu không nói gì. Chúng tôi ngừng ở Bareilly, tại đây Dwarka Prasad đã đợi chúng tôi với một điện tín của Ananta. Người bạn thâm giao này cố giữ chúng tôi lại nhưng vô ích: tôi thuyết phục y rằng cuộc hành trình của chúng tôi không phải thực hiện với một mục đíhc bâng quơ, vô căn cứ. Cũng như lần trước, Dwarka từ chối không chịu đi theo tôi.

Đêm hôm đó, trong khi chuyến xe lửa của chúng tôi ngừng tại một nhà ga dọc đường và tôi đang ngủ ngon giấc, Amar bị một nhân viên hỏa xa khác đánh thức dậy và chất vấn nhưng không bao lâu người cũng bị thuyết phục bởi câu chuyện bịa đặt về “Thomas và Thompson.”

Sáng hôm sau, chúng tôi đặt chân một cách đắt thắng vẻ vang lên thị trấn Hardwar. Những ngọn núi hùng vĩ dựng lên chơm chởm ở đằng xa tận chân trời. Chúng tôi bèn đi mau ra khỏi ga để khỏi lẫn lộ với đám rừng người ở chung quanh. Việc làm đầu tiên của chúng tôi là thay bộ Âu Phục và khoác vào bộ y phục bổn xứ, vì Ananta biết rõ cách ngụy trang của chúng tôi. Trong trí tôi luôn lởn vởn cái ý nghĩ báo điềm rằng có lẽ chúng tôi sẽ bị bắt trở lại.

Sự lo xa bắt buộc chúng tôi phải đi ngay, chúng tôi bèn mua vé đi Rishikesh, thị trấn này là một nơi linh địa mà các chân sư đã từng thánh hóa tự muôn đời về trước. Tôi đã vào toa xe và Amar còn ở trên bến thì tôi nghe tiếng kêu của một cảnh sát viên.... Người này hộ tống chúng tôi đến một gian phòng của nhà ga, tịch thâu số tiền còn lại của chúng tôi và kế đó giải thích cho chúng tôi nghe một cách thủ tục rằng y có bổn phận giữ chúng tôi lại để chờ anh tôi đến.

Khi nghe chúng tôi định đi lên dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, người cảnh sát viên thuật lại cho chúng tôi nghe một chuyện dị kỳ:

-Tôi nhận thấy các canh đang say mê với ý định gặp các vị thánh nhân hiền triết. Các anh sẽ không bao giờ gặp được một vị cao cả hơn người mà tôi gặp mới ngày hôm qua! Tôi và một bạn hữu đã tiếp xúc với người lần đầu tiên cách đây năm ngày. Chúng tôi đang đi tuần cảnh trên sông Hằng với mục đích truy nã một kẻ sát nhân, chúng tôi được lệnh phải bắt cho được y, dầu còn sống hay chết. Chúng tôi biết y đã cải trang làm một tu sĩ để lường gạt những người hành hương. Bỗng nhiên, chúng tôi nhìn thấy cách đó vài bước có một người tu sĩ giống như hình dáng mô tả của kẻ sát nhân nọ. Chúng tôi bèn ra lệnh cho y đứng lại, y không nghe và cứ điềm nhiên đi thẳng. Chúng tôi bèn đuổi theo bén gót, khi đến nơi, tôi bèn dùng toàn lực giáng cho y một búa, y giơ tay đỡ thì nhát búa chặt y gần đứt liền cánh tay.

Không một tiếng kêu la, cũng không hề để ý chút nào đến vết thương kinh khủng, người lạ mặt vẫn tiếp tục bước. Chúng tôi vượt lên tới trước mặt để chận đường y, khi đó y mới lặng lẽ nói: “Tôi không phải là kẻ sat nhân mà các ông tìm kiếm!” Hoàn toàn hối hận vì đã chém lầm một vị tu sĩ thánh thiện, tôi bèn quỳ xuống chân người để xin người tha lỗi và lột chiếc khăn trên đầu tôi để xin rịn lại vết thương đang chảy máu lênh láng. “Con ơi, đó là một lỗi lầm không cố ý của con,” vị tu sĩ nói một cách đầy hảo ý. “Con hãy đi đi, và đừng hối hận gì, Đức Phật Mẫu thiêng liêng sẽ lo cho tôi.”

Người tu sĩ bèn gắn lại cánh tay đã gần lìa khỏi thân mình, cánh tay liền dính vào chỗ cũ như là không có việc gì xảy ra; máu cũng ngừng chảy một cách mầu nhiệm. “Con hãy đến tìm tôi bưới bóng cây này tỏng vòng ba ngày và con sẽ thấy tôi hoàn toàn bình phục. Như vậy, con sẽ không còn hối hận gì.”

Chiều hôm qua, tôi với người bạn cùng đén chỗ hẹn thì người tu sĩ đã có mạt ở đó. Người cho chúng tôi xem lại vết thương thì cánh tay đã lành và không để lại một vết tích gì, cũng chẳng có một vết thẹo nào!

“Tôi sẽ đi qua ngã Rishikesh để đến những vùng hoang vắng trên dãy Hi Mã Lạp Sơn.” Người nói xong, liền ban ân huệ cho chúng tôi và đi khuất dạng. Cử chỉ ban ân huệ đó làm cho tôi hoàn toàn thay đổi và trở nên một người khác hẳn.

Người cảnh sảt viên kết luận bằng những lời như trên. Cái kinh nghiệm đó đã làm cho y vượt trội hẳn lên trên trình độ của y lúc bình thường. Bằng một cử chỉ trịnh trọng, y đưa cho tôi, như để xác nhận câu chuyện vừa rồi, một tờ báo tường thuật sự nhiệm mầu ấy. Có điều là cũng như mọi tờ báo đăng những chuyện kinh dị có tính cách giật gân ở trên thế gian này, dầu là ở Ấn Độ cũng vậy, người phóng viên thuật lại một cách thái quá, nói rằng người tu sĩ đã bị chém gần đứt đầu!

Amar và tôi cả thấy thất vọng vì không được chiêm ngưỡng vị tu sĩ đã tha thứ cho người đã làm hại mình một cách thản nhiên như một bậc thánh. Xứ Ấn Độ, nghèo nàn từ nhiều thế kỷ về phương diện vật chất, lại có một kho tàng tâm linh dồi dào phong phú bất tận. Thậm chí những nhân viên công lực cũng đụng đầu với các tu sĩ chân chính trên bước đường đời!

Chúng tôi cảm ơn người cảnh sát viên vì đã cho chsung tôi nghe một câu chuyện làm nâng cao tinh thần. Có lẽ y muốn tỏ ra rằng y sung sướng hơn chúng tôi nhiều vì y không mất công bao nhiêu mà đã phát hiện được một bậc thánh nhân, còn sự tìm tòi vất vả và khó nhọc của chúng tôi đã kết thúc không phải ở dưới chân Thầy, mà ở bót cảnh sát.

Vừa gần mà lại vừa xa dãy Hy Mã Lạp Sơn, vì lúc ấy chúng tôi ở trong tình trạng bị bắt giữ, tôi nói cho Amar biết rằng tôi quyết định đi trốn. Tôi bèn cười khuyến khích:

-Chúng ta hãy trốn đi khi có dịp thuận tiện, rồi chúng ta có thể đi bộ đến Rishikesh.

Nhưng bạn tôi lại thối chí vì số tiền còn lại của chúng tôi đã bị tịch thâu.

-Đi bộ trong rừng già đầy nguy hiểm, e rằng chúng ta sẽ không đến được đất thánh, mà sẽ chui vào bụng cọp!

Ba ngày sau, Ananta và người anh của Amar cũng đến nơi Amar tiếp đón anh mình một cách trìu mến và mừng rỡ, còn tôi thì giận ra mặt:

-Anh hiểu tâm trạng của em, anh tôi nói để vỗ về an ủi tôi. Anh chỉ yêu cầu em đi với anh đến Banaras để viếng một nhà mô phạm và đến Calcutta trong vài ngày để thăm cha. Rồi sau đó em có thể đi tìm thầy.

Đến đây Amar xen vào câu chuyện để cho biết rằng y không có sum họp trong bầu không khí gia đình. Về phần tôi, tôi đã nguyện không bỏ ý định tầm sư học đạo. Chúng tôi bè đi Banaras, tại đây những điều sở cầu của tôi được đáp ứng một cách lạ lùng.

Ananta đã sắp đặt một mưu kế tinh vi. Trước khi y đến tìm tôi ở Hardwar, y có ghé ngang Banaras và đã thăm dò một nhà bác học mô phạm về việc của tôi. Nhà bác học này và con trai ông hứa sẽ cố gắng thuyết phục tôi đừng theo con đường xuất gia.

Ananta dắt tôi đến nhà vị bác học. Người con trai, một thanh niên lanh lẹ, tiếp đón tôi ở ngoài sân và đưa tôi vào một cuộc thảo luận trếit lý dông dài. Y tự cho là có năng khiếu thần nhãn để đánh đổ ý nghĩ muốn xuất gia của tôi.

-Anh sẽ gặp đủ thứ tai họa và sẽ không thể nào gặp Đạo nếu anh muốn trốn trách nhiệm hàng ngày. Người ta không thể thắng đoạt nghiệp quả của mình nếu chưa thâu thập kinh nghiệm của trường đời.

Những lời nói bất hủ của Sri Krishna lúc đó hiện ra trong trí tôi: “Dẫu cho những kẻ tội lỗi nhất biết dốc lòng thờ kính Thiêng Liêng, y sẽ được oi như một kẻ thiện nhân vì thật ra y đã hành động như một thiện nhân. Y sẽ biết làm đúng bổn phận và thẳng tiến đến cõi bình an trường cửu. Hỡi thí sinh, con nên biết rằng kẻ nào biết thờ kính Thiêng Liêng sẽ trở nên bất tử.” (Bhagavad Gita)

Tuy nhiên, những lời luận thuyết hùng hồn của người thanh niên đã làm cho tôi bị lay chuyển ít nhiều. Tôi bèn nguyện cầu tất cả tâm hồn: “Cầu xin Thượng Đế hãy soi sáng cho con trong sụ nghi nan và hãy chứng tỏ cho con biết ngay rằng Ngài muốn cho con đi theo con đường xuất gia, hay con đường của người thế tục?”

Ngay khi ấy, tôi nhìn thấy ở cách nhà vị bác học một quãng không xa, một vị tu sĩ đạo mạo bước đi chậm rãi. Hình như vị tu sĩ đã nghe lóm được cuộc đàm luận của tôi với người thanh niên tự xưng là có thần nhãn, và người gọi tôi đến gần. Tôi bị thu hút bởi luồng từ điển diệu huyền trong đôi mắt yên lặng của người.

-Con hỡi, đừng nghe lời kẻ ngu dốt này. Đáp lại cầu nguyện của con, Thượng Đế đã dạy ta nói cho con biết rằng trong kiếp này, con đường duy nhất của con sẽ là con đường xuất gia.

Nghạc nhiên và biết ơn về lời khuyên nhủ quyết định ấy, tôi mĩm cười một cách thoải mái.

-Đừng đến gần người ấy! Tên “ngu dốt” gọi tôi từ trong sân nhà.

Vị tu sĩ ban ân huệ cho tôi và từ từ bước đi.

-Người tu sĩ ấy cũng điên như anh!

Lần này chính nhà bác học mô phạm tóc bạc hoa râm đã nói câu “lịch sự” ấy. Cả hai cha con y đều nói với một vẻ mặt u ám:

-Chắc ông ta cũng đã bỏ nhà ra đi với mục đsch viễn vông là đi tìm Thượng Đế!

Tôi bèn lui gót cho Ananta biết rằng tôi không muốn tiếp tục câu chuyện với chủ nhà. Anh ta đành nghe theo và chúng tôi liền đáp xe lửa đi Calcutta.

-Này ông thám tử, ông làm thế nào mà biết rằng tôi đã đi với hai người bạn? Tôi tò mò hỏi Ananta trên chuyến đi trở về.

Anh tôi mỉm cười chân biếm:

-Tại trường, anh nghe nói Amar bỏ lớp học ra đi không trở lại. Sáng hôm sau anh đến nhà y và tìm thấy một bản thời khắc biểu hỏa xa có ghi dấu lộ trình. Cha của Amar cũng vừa gọi một chiếc xe ngựa và nói với người phu xe với giọng rên rỉ: “Sáng nay tôi không đưa con tôi đi tới trường, vì nó vừa đi biệt tích!” Người phu xe đáp: “Tôi nghe một đồng nghiệp vừa nói rằng con ông cùng hai thanh niên khác mặc âu phục đã đáp chuyến xe lửa tjai nhà ga Howrah. Họ bỏ lại mấy đôi giày da cho người bạn tôi.” Như vậy anh nắm được ba yếy tố: bản lộ trình, ba người thanh niên, và họ mặc đồ âu phục.

Tôi nghe Ananta tiết lộ những điều ấy với một cảm giác lẫn lộn vừa khen thầm vừa chán nản. Sự rộng rãi của chúng tôi đối với người phu xe thật là không đúng chỗ! Ananta nói tiếp:

-Lẽ tự nhiên anh liền gởi ngay mấy bức điện tín cho nhân viên trạm xe lửa mà Amar đã ghi trong thời khắc biểu. Trạm Bareilly có ghi dấu, anh điện cho Dwarka, bạn của em tại đó. Do sự dọ hỏi những người láng giềng ở Calcutta, anh biết Jatinda đã vắng mặt suốt đêm, nhưng đã trở về sáng hôm sau và mặc âu phục. Anh bèn đến tìm y và mời y dùng cơm tối; thấy anh vui vẻ và thân tình, y bèn nhận lời.

-Dọc đường, trong khi y không nghi ngờ gì cả, anh đưa y ngay vào sở cảnh sát, tại đây đã chực sẵn những cảnh sát mà anh đã móc nối từ trước và chọn lựa những người có vẻ mặt hung tợn. Dưới cái nhìn hung ác của họ, Jatinda phải thú thật với anh tất cả mọi việc:

“Tôi bước chân ra đi với một lòng vui vẻ nhẹ nhàng. Tôi lấy làm sung sướng với ý nghĩ sẽ gặp các vị chân sư, nhưng khi Mukunda nói rằng, “Đắm chìm trong cơn đại định trong các động đá, chúng ta sẽ chinh phục cả đến loài thú dữ. Những con cọp lớn sẽ vây chung quanh ta thành một vòng tròn và ngoan ngoãn dễ thương như những con mèo,” tôi bèn cảm thấy rộn xuơng sống và mồ hôi lạnh toát ra như tắm. Tôi nghĩ ràng nếu sự giác ngộ tâm linh của chúng tôi chưa đủ mạnh để chinh phục được loài cọp dữ, thì liệu chúng có ngoan ngoãn với chúng tôi như mèo không? Tôi đã tưởng tượng rằng tôi chui vào bụng cọp, không phải chui nguyên người vào một lần, mà bị rứt ra từng mảnh!”

Sự oán hận của tôi đối với Jatinda đổi thành một trận cười giòn giã, nó bù lại tất cả những sự lo âu mà y đã gây ra cho tôi sau khi y trốn đi biệt tích. Tôi phải thú thật là cảm thấy hơi khoái chí vì chính Jatinda cũng không thoát khỏi lưới cảnh sát!

-Ananta, quả thật anh có tâm hồn của một con chó săn!

Tôi vừa nhìn y một cách thích thú nhưng không khỏi đượm một vẻ chán chường:

-Tôi sẽ nói với Jatinda rằng tôi lấy làm sung sướng mà thấy y đã hành động không phải vói ý định phản bội chúng tôi như tôi đã lầm tưởng, mà chỉ vì bản năng tự tồn!

Đến Calcutta, cha tôi khuyên tôi hãy giảm bớt, lòng ham thich ngao du, đầu rằng chỉ trong ít lâu, cho đến cuối niên học ban tú tài. Trong khi tôi vắng mặt, người đã dọ hỏi một vị tu sĩ khiêm bác học là đại đức Kebalananda, vụ này hứa sẽ đến nhà thường xuyên để dạy tôi học. Cha tôi nói:

-Vị tu sĩ này sẽ là thầy dạy Phạn ngữ của con.

Cha tôi hy vọng thỏa mãn lòng khát khao học đạo của tôi bằng cách đem cho tôi một vị học giả uyên bác làm thầy. Nhưng ý định đó hoàn toàn bịđảo lộn: vị thầy dạy học của tôi thay vì dạy tôi một môn học khô khan, lại càng làm cho tôi tăng thêm lòng khát khao chân lý. Cha tôi cho biết rằng đại đức Kebalananda là một vịđệ tử cao niên của đức tôn sư Lahiri Mahasaya. Tôn sư có đến hàng nghìn đệ tử bị hấp đẫ bởi nguồn từ điển mãnh liệt có sức lôi cuốn của ngài. Về sau, tôi nghe nói rằng tôn sư xem đại đức Kebalananda như một vị thánh đã ngộ Đạo.

Vị thầy dạy học của tôi có một gương mặt đẹp lồng trong một khung tóc đen huyền mà những lọn tóc quăn thòng xuống tận vai. Đôi mắt đen của người có một nét tinh anh và ngây thơ như tre con. Mỗi cử động của thân mình mảnh dẻ của người biểu hiện sự cương quyết dũng mãnh. Luôn luôn dịu hiền và khả ái, người đã dạt tới cõi tâm thức vô cùng. Chúng tôi đã trãi qua nhiều giờ thú vị gần bên nhau để thực hiện môn thiền định.

Đại đức Kebalananda rất tinh thông các kinh điển cổ và các thánh kinh Ấn Giáo. Tuy nhiên, tôi không tiến bộ được bao nhiêu về môn Phạn ngữ. Tôi viện bất cứ lý do nhỏ mọn nào để bỏ qua việc học văn phạm, để nói Đạo lý và nói về đức Lahiri Mahasaya. Một hôm vị thầy dạy học của tôi thuật cho tôi nghe một giai đoạn đời sống của người bên cạnh đức tôn sư:

Do một diễm phúc hiếm có, tôi có cái hân hạnh sống trong mười năm gần bên Tôn Sư. Mỗi buổi chiều, đạo viện của ngài ở Banaras là một nơi hành hương của tôi. Tôn sư thường có mặt ở một phòn gkhách nhỏ trên lầu. Ngài ngồi kiết dà theo tư thế liên hoa trên một chiếc ghế gỗ và các đệ tử ngồi thành một vòng bán nguyệt chung quanh ngài đắm chìm trong cơn đại định, ngài ngồi yên đôi mắt lim dim mở hé trụ vào những cõi giới bằng an vô tận. Ngài ít khi nói chuyện. Đôi khi, nhãn quang của ngài trụ vào một đệ tử đang gặp cơn khó khăn và cần được giúp đỡ; khi đó, những lời nói đầy nhân từ của ngài tuôn tràn như suối chảy.

Một sự bằng an tuyệt vời tràn ngập cõi lòng tôi dưới cái nhìn của Tôn Sư. Hương thơm minh triết của ngài thấm nhuần vào người tôi cũng như hương thơm của hoa sen. Sống gần bên ngài, dầu cho chúng tôi không trao đổi với nhau một lời nào, cũng đủ làm cho tâm hồn tôi hoàn toàn thay đổi. Trong cơn thiền định, nếu tôi gặp một chướng ngại vô hình nào, tôi chỉ cần đén ngồi thiền dưới chân Tôn Sư cũng đủ làm cho tôi vượt qua trở lực đó dễ dàng! Ngồi thiền một bên Ngài, những trạng thái tâm thức siêu đẳng đều nằm trong tầm tay tôi, trong khi tôi không thể đạt tới những trạng thái đó dưới sự chỉ dẫn của những vị minh sư khác. Đức Tôn Sư quả thật là một Thánh Điện thiêng liêng mà những cửa bí mật đều mở rộng cho tất cả các đệ tử trên đường sùng tín.

Đức Lahiri Mahasaya không phải là một nhà học giả uyên bác về các Kinh Thánh. Kông cần cố gắng, Ngài dường như có sẵn trong lòng cả một kho tàng kinh điển thiêng liêng. Sự minh triết của ngài tràn ngập chúng tôi như một biển đại dương muôn trùng. Ngài nắm giữ cái chìa khóa diệu huyền mở cửa kho tàng minh triết của kinh Phệ Đà, từ nghìn xưa vẫn từng là nơi tích trữ những viên ngọc quí vô giá của nền Đạo thâm sâu, vi diệu. Khi người ta yêu cầu ngài giải thích những trạng thái tâm thức khác nhau được ghi trong các thánh kinh cổ, ngài gật đầu với một nụ cười: “Để tôi trắc nghiệm những trạng thái đó rồi tôi sẽ nói cho quý vị biết tôi thấy những gì.”

Ngài thật khác xa với những vịđạo sư tự nhồi sọ bằng kinh điển, rồi sau đó chỉ tuôn ra những lý thuyết trừu tượng không thể nào thực hiện được!

Tôn sư không bao giờ khuyên chúng tôi hãy tin tưởng một cách mù quáng. Ngài thường nói: “Những danh từ chỉ là cái vỏ bề ngoài. Quý vị hãy tự mình kinh nghiệm lấy Chân Như Đại Thể bằng cách thực hành môn thiền định.”

Dầu cho người đệ tử gặp phải những sự khó khăn như thế nào, Tôn Sư đều khuyên thực hành pháp môn Kriya Yoga như một phương tiện để giải quyết:

-Chìa khóa của pháp môn này sẽ duy trì hiệu lực của nó dẫu cho đến khi tôi không còn ở gần bên quý vị. Cái kỹ thuật của nó không có thể mất đi, hoặc trở nên khô cạn, hay lãng quên như sự hiểu biết qua sách vở và lý thuyết suông. Quý vị hãy kiên tâm bền chí trên con đường giải thoát của pháp môn Kriya Yoga, cái sức mạnh của nó là ở sự thực hành.

Tu sĩ Kebalananda kết luận:

-Riêng tôi, tôi coi pháp môn Kriya Yoga như các khí cụ lý tưởng để tự giải thoát bằng sự cố gắng trên đường tu luyện.

Tu sĩ Kebalananda từng chứng kiến một sự mầu nhiệm do đức Tôn Sư thực hiện. Một ngày nọ người thuật lại cho tôi nghe câu chuyện sau đây:

- Trong các đệ tử của các Tôn Sư, có huynh Ramu làm cho tôi động lòng trắc ẩn. Hai mắt của huynh đã mù không nhìn thấy ánh sáng, trong khi huynh vẫn hết lòng phục vụ Tôn Sư một cách sùng tín và trung thành. Một ngày nọ tôi định nói chuyện với Ramu, nhưng huynh đang ngồi dưới chân thầy, và quạt cho thầy bằng một cây quạt đan bằng lá dừa mà huynh đã ra công làm lấy. Khi huynh bước ra khỏi tịnh xá, tôi mới theo dõi và hỏi huynh:

-Ramu, huynh bị mù mắt từ bao giờ?

-Tôi không hề nhìn thấy ánh mặt trời từ khi mới sinh ra.

-Đức Tôn Sư toan năng có thể chữa lành bệnh cho huynh, huynh nên đến mà cầu khẩn người.

Ngày hôm sau, Ramu rón rén bước đến gần bên Thầy. Y có vẻ như hổ thẹn mà cầu xin thêm một ân huệ vật chất ngoài những ân huệ tâm linh mà y đã được hưởng.

-Bạch Tôn Sư, ánh sáng của vũ trụ vốn ở nơi Tôn Sư. Xin Tôn Sư hãy ban cho con một ít ánh sáng huyền diệu đó để cho con có thể nhìn thấy mặt trời.

-Ramu, chắc hẵn là có kẻ nào định gây sự khó khăn cho thầy. Thầy không có quyền năng chữa bệnh bao giờ.

-Bạch Tôn Sư, Phật Tánh thiêng liêng ẩn tàng nơi ngài có cái quyền năng đó!

-À, Ramu, nếu vậy thì khác. Quyền năng của Thượng Đế vón vô biên! Đấng Tối Cao có quyền năng thắp sáng các bầu tinh tú và chuyền sinh lực vào cơ thể, thế bào các động vật, hẵn có thể phục hồi nhãn quang lại cho con.

Kế đó Tôn Sư đưa tay điểm vào trán Ramu ở tại một chỗ giữa hai chân mày:

Con hãy tập trung tư tưởng vào điểm này, và tưởng niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà trong bảy ngày. Ánh sáng mặt trời chừng đó sẽ chói rạng trước mắt kinh ngạc của con.

Một tuần lễ sau, lời tiên đoán của Tôn Sư đã được thực hiện. Ramu có thể chiêm ngưỡng những sự vật kỳ thú của cõi thiên nhiên. Tôn Sư đã dặn Ramu hãy chú niệm danh hiệu đức Phật Di Đà mà y tôn sùng hơn tất cả các vị khác. Lòng sùng tính của Ramu là từ cái mảnh đất thuận lợi cho Tôn Sư gieo hột giống tốt của sự bình phục trường cửu.

Đại đức Kebalananda im lặng một lúc, rồi nói tiếp:

-Hiển nhiên là trong tất cả những sự mầu nhiệm của ngài làm, Tôn Sủ không bao giờ để cho một mảy may lòng ích kỷ ảnh hưởng đến ý đồ của ngài. Tôn Sư hành động một cách hồn nhiên vô tư, như một đường vận hà để cho nguồn thần lực thiêng liêng, vốn có năng lực chữa trị, mọi bệnh tật được tự do lưu thông xuyên qua ngài.

Vô số những thể xác được đức Lahiri Mahasaya chữa khỏi bệnh tật một cách mầu nhiệm như thế, đàu sao cũng phải có ngày xuống mồ hợc đem hỏa táng. Nhưng còn sự thức tỉnh tâm linh chớm nở trong tâm hồn của các đệ tử do bởi sự tiếp xúc với ngài, đó mới là sự mầu nhiệm bất biến bà bất tử của ngài.

Tôi không bao giờ trở nên một họ giả ưu tú về môn Phạn ngữ; đại đức Kebalananda đã dạy cho tôi một thứ ngôn ngữ khác còn thiêng liêng hơn nhiều.

--- o0o ---


Source: www.tamlinh.net

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2022(Xem: 7571)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật. “Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên “Kinh Pháp Cú” còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy”.
01/05/2022(Xem: 11601)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật.
28/03/2022(Xem: 6861)
Trong lúc còn trụ thế, Đức Phật có 10 đệ tử rất xuất sắc. Thuở đó, Phật đã khen mỗi vị giỏi nhất về một lãnh vực, nhưng không đánh giá vị nào đứng nhất, vị nào đứng nhì, ba... trong tăng đoàn. Điều này thật dễ hiểu: đã đắc quả Chánh Đẳng Chánh Giác thì vị nào cũng giỏi cả. Giả sử có dịp ngồi bên nhau, hẳn mười vị A-la-hán này sẽ không bao giờ nhận mình là người giỏi. Thế thì có ai dám nói mình là “người giỏi hơn người”!
28/03/2022(Xem: 8921)
Truyện Tranh LỊCH SỬ PHẬT THÍCH CA là chuyện kể về đời một danh nhân, một ông hoàng vương giả, đã tự mình tìm ra pháp Bất Sanh Bất Diệt và trở thành bậc Thánh ngay giữa lòng nhân sinh cách đây trên 26 thế kỷ. Từ đó đến nay tuy cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng đời sống, nhân cách và tư tưởng của Ngài vẫn là ánh sáng, niềm tin trong tâm hồn của những người yêu Chân, Thiện.
19/03/2022(Xem: 3195)
Trong nhà một nhóm ngồi quanh Phẩm bình đức hạnh một anh ở ngoài Một người lên tiếng chê bai: “Anh này mọi việc trên đời đều hay
19/03/2022(Xem: 5475)
Thuở xưa có một anh kia Nấu đường cát trắng chuyên nghề đã lâu Một hôm đang bận, chợt đâu Có ông khách nọ sang giàu đến thăm
13/03/2022(Xem: 18696)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
10/03/2022(Xem: 2343)
Cột điện trong làng xuất hiện dòng chữ lạ, vài ngày sau, bà lão mù đã thực sự đổi đời.Dòng chữ trên cột điện viết gì mà một bà lão nghèo và bị mù lòa trong làng lại đứng trước cơ may đổi đời như vậy? Một hôm, đang đi trên đường, 1 người đàn ông bỗng nhìn thấy trên cột điện có 1 mảnh giấy viết mấy dòng chữ. Tò mò, anh ta đến gần để đọc thì thấy nội dung thế này. "Hôm qua, tôi có đánh rơi tờ 50 rupee trên con đường này, nhưng vì mắt tôi không nhìn rõ cho nên không thể tìm ra nó. Vì thế, nếu ai có nhìn thấy thì hãy cho tôi xin lại nhé. Đây là địa chỉ của nhà tôi..."
12/02/2022(Xem: 7445)
Năm 2011 Tu Viện Quảng Đức lần đầu tiên tổ chức chuyến Hành hương Nhật Bản và Đại Hàn, nhưng năm đó Nhật có biến cố động đất và sóng thần nên lịch trình hành hương trên xứ Nhật bị hủy bỏ. Cho đến nay sau 7 năm, Thầy Trụ Trì Thích Nguyên Tạng và anh Tony Thạch, Giám đốc Công Ty Du Lịch Triumph Tour, lại một lần nữa tổ chức chuyến Hành Hương Chiêm Bái Danh Lam Phật Giáo tại Nhật và Đại Hàn trong thời điểm đầu tháng Tư theo lời yêu cầu của nhiều Phật tử, ngõ hầu xuyên qua những danh lam Phật Giáo mà đoàn đến chiêm bái, đoàn còn được chiêm ngưỡng những cảnh trí đẹp tuyệt vời được tô điểm bởi hương sắc nhẹ nhàng của hoa Anh Đào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567