Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 14: Tham Thẳng Tắt Một Đường

24/06/201318:21(Xem: 9324)
Chương 14: Tham Thẳng Tắt Một Đường

Kho báu nhà Thiền

Chương 14: Tham thẳng tắt một đường

Ðịnh Huệ

Nguồn: Thiền sư Văn Thủ, Dịch giả: Ðịnh Huệ

Thiền sư Ðức Sơn Tuyên Giám xuất thế, hễ thấy Tăng vào cửa liền đánh.
Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền xuất thế, hễ thấy Tăng vào cửa liền hét.
Pháp ngữ của Ngài Ðại Huệ dạy người sơ lược như sau: Chỉ cần đem cái chỗ bình sanh do tọa thiền mà được, do xem kinh giáo mà được, do ghi nhớ ngữ lục mà được, do lãnh hội lời nói trên cửa miệng Tông sư mà được nhất thời quét qua thế giới khác, rồi bình tĩnh xét nét kỹ lưỡng: Tại sao Ðức Sơn thấy Tăng vào cửa liền đánh? Tại sao Lâm Tế thấy Tăng vào cửa liền hét? Nếu biết được chỗ ứng dụng của hai vị đại lão này thì hằng ngày chạm cảnh gặp duyên chẳng cho là thế đế thông thường, cũng chẳng cho là lý luận Phật pháp, đã không chấp trước hai bên thì phải biết là tự có một con đường sống vậy.
Hòa thượng Bí Ma Nham thường cầm một cây nạng gỗ, mỗi khi có Tăng đến lễ bái, bèn chỉa vào cổ nói: Ma mị nào dạy ông xuất gia? Ma mị nào dạy ông hành cước? Nói được cũng chết dưới cây nạng gỗ này. Nói mau! Nói mau!
Người học ít có kẻ đáp được.

Hội Nguyên

Hòa thượng Từ Minh, trong thất có giắt một ề thanh gươm, và để một đội giày cỏ, một chậu nước bên cạnh thanh gươm ấy.
Mỗi khi có người vào thất, Ngài bèn nói: "Xem ! Xem !".
Có người đến bên thanh gươm nghĩ nghị.
Sư bảo: Nguy hiểm ! Táng thân mất mạng rồi! Bèn quát đuổi ra.
Hòa thượng Tử Hồ có dựng một tấm bảng trước sơn môn, trong đó viết:
"Tử Hồ này có một con chó trên cắn đầu người, giữa cắn lưng người, dưới cắn chân người, nghĩ nghị thì táng thân mất mạng".
Hễ thấy người mới đến, ngài bèn quát : "Coi chừng chó dữ!".
Tăng vừa quay đầu, Tử Hồ liền trở về phương trượng.

Nham Lục

Thiền sư Phật Giám Cần, trong thất có để sáu con xúc xắc, mỗi mặt đều có khắc một chấm.
Tăng vừa vào cửa, Sư quăng ra hỏi: " Hội chăng?". Tăng dù nghĩ nghị hay không nghĩ nghị, Sư liền đánh đuổi ra.

Hội Nguyên

Thiền sư Hối Ðường Tâm, trong thất, Ngài thường đưa nắm tay lên hỏi Tăng: "Nói là nắm tay thì phạm, chẳng nói là nắm tay thì trái, vậy nói là cái gì?
Thiền sư Ðại Huệ, trong thất, thường đưa cây trúc bề lên hỏi Tăng: "Nói là trúc bề thì phạm, chẳng nói là trúc bề thì trái, chẳng được nói, chẳng đưọc không nói. Nói mau! Nói mau!"
Hòa thượng Hương Nghiêm dạy chúng:
Nếu luận về việc này thì như người leo lên cây cao, miệng cắn cành cây, chân chẳng đạp cành, tay không nắm nhánh. Dưới gốc cây chợt có người hỏi:
- Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Ðộ sang?
Chẳng trả lời người kia thì phụ câu hỏi. Bằng trả lời thì táng thân mất mạng. Vậy ngay khi ấy phải làm gì?

Hội Nguyên

Thiền sư Ba Tiêu Thanh dạy chúng:
Ông có một cây gậy, ta cho ông một cây gậy. Ông không có cây gậy, ta lấy cây gậy của ông.
Thiền sư Khai Thiện Khiêm nói:
Sơn tăng thường nói, đi đứng ngồi nằm quyết định chẳng phải, thấy nghe hay biết quyết định chẳng phải, suy nghĩ phân biệt quyết định chẳng phải, ngôn ngữ vấn đáp quyết định chẳng phải. Thử dứt tuyệt bốn con đường này mà khán. Nếu chẳng dứt tuyệt thì chắc chắn chẳng ngộ. Bốn con đường này, nếu dứt tuyệt thì đối với công án:
"Tăng hỏi Triệu Châu:
- Con chó có Phật tánh không?
Triệu Châu đáp:
- Không".
Và công án:
"Tăng hỏi Vân Môn:
- Phật là gì?
Vân Môn đáp:
- Que chùi phân".
Chắc chắn ông cười ha hả.

La Hồ Dã Tập

Hòa thượng Dương Kỳ, trong thất hỏi Tăng:
Gai góc ông làm sao nuốt? Vòng kim cương ông làm sao thấu?
Thiền sư Ðại Huệ trong thất hỏi Tăng:
Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì?
Hòa thượng Thạch Ðầu nói: "Thế ấy cũng chẳng được, chẳng thế ấy cũng chẳng được, thế ấy chẳng thế ấy đều chẳng được. Ông phải làm sao?"
Hòa thượng La Sơn nói: "Hội chăng? Chẳng phải thiền, chẳng phải đạo, chẳng phải Phật, chẳng phải pháp, là cái gì?".
Cổ đức dạy: Việc này chẳng thể lấy hữu tâm cầu, chẳng thể dùng vô tâm đắc, chẳng thể dùng ngôn ngữ tạo, chẳng thể dùng tịch mặc thông.
Ngài Ðại Huệ nói:
Ðây là lời tha thiết bậc nhất của người vào bùn vào nước nói ra, nhưng thường thường người tham thiền chỉ nhớ qua loa như thế mà trái lại không chịu khán kỹ xem đó là cái đạo lý gì?




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2012(Xem: 17223)
Tập sách này, đa phần ghi lại những mẫu chuyện Phật đã dạy qua các kinh, phụthêm phần lý giải để chúng ta có thể rút ra được những bài học cho bản thân. Những gì ghi trong đây có thể sẽ làm ta khó chịu và bất an vì nó không giốngvới những gì ta đang suy nghĩ và hành động. Nó khiến ta hay có thái độ tránh né.Dù thế, qui luật Duyên khởi vẫn đang vận hành chi phối tất cả. Ta gieo một cáinhân, đủ duyên ta có một cái quả. Cuộc đời cứ thế mà trôi. Ta, thì gieo và gặt.Luật nhân quả, cứ thế mà xoay vần. Không chờ đợi, không cảm thương... Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
18/01/2012(Xem: 7327)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
18/01/2012(Xem: 12445)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 6650)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
09/01/2012(Xem: 5485)
Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vàng lốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuân đã gặp nhau…
06/01/2012(Xem: 7551)
Hình ảnh các chú tiểu có mặt trên nhiều quốc gia đã sống lặng lẽ chẳng cần ai nhìn tới. Nhiều chú đã rơi rụng sau những hoàn cảnh khắc nghiệt của thời thế hay của tâm tình riêng; nhiều chú đã thành đạt sau bao nỗ lực phấn đấu cam go trong cửa thiền. Thất bại trong im lặng, thành công cũng trong im lặng. Chẳng cần bút mực nào ca tụng hay thương tiếc mà dòng tiếp nối đẹp đẽ của nhiều thế hệ quét lá đó vẫn chảy mãi, trôi mãi.
24/12/2011(Xem: 5643)
Có câu hỏi như sau: "Trong lễ Hồng Danh Sám Hối, chúng tôi niệm danh hiệu "Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật". Theo truyện Tây Du, sau khi cùng với Sư Phụ là thày Huyền Trang sang Tây Trúc thỉnh kinh, ngài Tôn Ngộ Không được phong là Đấu Chiên Thắng Phật. Vậy Đấu Chiến Thắng Phật Tôn Ngộ Không này có phải chính là vị Phật trong kinh Hồng Danh Sám Hối không?" Đây là một câu hỏi rất đặc biệt. Nhân câu hỏi này, chúng ta sẽ có dịp thảo luận về một đề tài gây nhiều hiểu lầm trải dài nhiều thế kỷ và lan rộng tại nhiều vùng địa danh trên thế giới.
13/12/2011(Xem: 10313)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
29/11/2011(Xem: 6380)
Những truyện cổ Phật Giáo tuy giản dị nhưng rất thâm thúy, thường hàm chứa đầy đủ và sâu sắc về đạo đức, giáo dục, luân lý và triết học.
22/11/2011(Xem: 3613)
Một buổi chiều, khi sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau thì chợt nghe tiếng người ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn từ ngoài đi vào lật đật lại gần sư thưa: - Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó đang khóc dữ quá. Cũng có một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử. - Mô Phật, để đó thầy ra xem sao
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]