Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 9: Phân Biện Tà Chánh

24/06/201317:46(Xem: 9189)
Chương 9: Phân Biện Tà Chánh

Kho báu nhà Thiền

Chương 9: Phân biện tà chánh

Ðịnh Huệ

Nguồn: Thiền sư Văn Thủ, Dịch giả: Ðịnh Huệ

Văn Khuyến Tham Thiền nói:
Giải phải viên giải rồi trở lại làm Tông sư mắt sáng cho người, tu phải viên tu để chỉ dạy bạn đồng tham. Kẻ sơ tâm bạc phước chẳng khéo gần gũi nương tựa bậc Minh sư nên kiến giải thiên khô, tu hành biếng nhác, hoặc suy tôn cảnh thánh, cô phụ tánh linh của mình, chỉ biết đức tướng thần thông, không tin phàm phu ngộ đạo. Hoặc tự thị ỷ vào tánh thiên chân bác không nhân quả, chỉ nhằm hông ngực mà lưu xuất mà không theo địa vị tu hành. Do đó, nếu pháp sư hiểu cạn không thông giáo pháp, thiền khách rỗng đầu chẳng quý hạnh môn thì đều phạm vào cái lỗi thiên khô nầy vậy.

Truy Môn Cảnh Huấn

Thiền sư Hoài Hải ở núi Bá Trượng nói:
Ta thường khuyên các ông nên sợ pháp trần phiền não như sợ tam đồ thì mới có phần độc lập. Giả sử có một pháp vượt hơn cả Niết bàn cũng không sanh chút lòng quý trọng thì người này mỗi bước đi đều là Phật. nếu chấp cái thanh tịnh giải thoát mình vốn sẵn có đó cho là Phật, cho là Thiền, người có kiến giải như thế là thuộc phái ngoại đạo tự nhiên. Nếu người chấp nhân duyên, có tu hành chứng đắc thì thuộc về phái ngoại đạo nhân duyên. Chấp có, tức là thuộc phái ngoại đạo thường kiến. Chấp không, tức là thuộc phái ngoại đạo đoạn kiến. Chấp cũng có cũng không tức là thuộc phái ngoại đạo biên kiến. Chấp chẳng phải có chẳng phải không tức là thưộc phái ngoại đạo không kiến.
Hiện tại chỉ cần đừng thấy có Phật, có Niết bàn…và không có tất cả những cái thấy có, thấy không…, và cũng không thất cả cái thấy có, thấy không thì mới được gọi là chánh kiến (cái thấy đúng đắn); không hết thảy cái nghe cà cũng không cả cái nghe không thì mới được gọi là chánh văn (cái nghe đúng đắn), ấy gọi là hàng phục ngoại đạo.

Quảng Ðăng Lục

Thiền sư Vạn Am Nhan nói:
Tòng lâm đã đến lúc tà thuyết nổi lên mạnh mẽ, họ nói giới luật chẳng cần giữ, định huệ chẳng cần tập, đạo đức chẳng cần tu, thị dục chẳng cần bỏ, lại dẫn Kinh Duy Ma, Viên Giác để làm chứng, ngợi khen tham, sân, si, sát sanh, trộm cướp, dâm dục là phạm hạnh. Than ôi! Những lời ấy đâu riêng chỉ làm tai hại cho tòng lâm đương thời, mà còn đi hại cho pháp môn chân chánh.
Hạng phàm phu ngu tối tham, sân, ái dục, nhân ngã, vô minh, niệm niệm phan duyên như nước sôi sùng sục trong nồi phải nhờ cách chi mà được trong mát? Bậc thánh xưa nghĩ đến việc lớn ấy, bèn lập ra ba môn học giới, định, huệ để ngăn ngừa ngõ hầu có thể chuyển vọng thành chân được. Ngày nay, đàn hậu tấn giới luật chẳng giữ, định huệ chẳng tập, đạo đức chẳng tu, duyên lấy sự học rộng luận giỏi để làm lung lạc kẻ ngu si, muốn dẫn dắt họ trở lại cũng chẳng được. Tôi đoan chắc rằng những lời nói ấy làm lại đến muôn đời.

Thiền Môn Bảo Huấn

Nói là hại đến muôn đời vì hiện nay có thể thấy nhan nhãn ở chốn Thiền lâm.
Thiền sư Trí Giác nói:
Gần đời mạt pháp, có kẻ điên rồ nói một thứ thiền chỉ học ngoài môi, hoàn toàn không thật ngộ, mỗi hành vi đều ở trong có, mỗi lời nói đều nói không, tự chẳng trách mình bị nghiệp lực lôi kéo, lại dạy người bác không nhân quả, bèn nói uống rượu ăn thịt chẳng chướng Bồ Ðề; trộm cắp, dâm dục chẳng ngại Bát Nhã. Bọn này lúc còn sống bị nhà nước xử phạt, sau khi chết rồi bị đọa vào ngục A tỳ.
Nước ta, (Nhật bản) phép tắc sơ sài, tông phong mỗi ngày một đổ nát, dị kiến đua nhau nỗi dậy. Có nhiều kẻ ham làm thầy người, giáo hóa rộng rãi, đề xướng thạnh hành một loại thiền sai lạc huyễn hoặc kẻ hậu học, cơ hồ đã hơn một trăm năm nay. Hiện giờ ảnh hưởng vẫn còn tiếp tục lan tràn khắp thiên hạ, tưởng chừng như là đến lúc "quyến thuộc của thiên ma trộm y phục Như Lai, phá hoại giáo pháp Như Lai". Xét về bọn quý tộc thì bên trong thường đam mê tửu sắc, bên ngoài ưa thích săn bắn, trong các việc làm phần nhiều thường lấy việc ác làm vui, chẳng thích làm lành, đó cũng là phận thường của kẻ phú quý ở chốn tòng lâm. Thế nên, họ thường ái mộ thuyết không nhân không quả và họ cũng chẳng thích nghe nói đến nghiệp báo ba đời. Họ nói: "Lão Cù Ðàm nêu bày phương tiện ác". Họ vừa tựu chức Trụ trì chùa lớn, làm bậc Trưởng lão cao niên, hằng ngày có người lén đến trình kiến giải điên cuồn. Trưởng lão liền mời vào thất kín nói là để trao truyền tâm ấn, lại dẫn ra bao nhiêu cổ tắc, niêm đề hướng thượng để làm chứng. Hàng sĩ phu lúc đó được gãi trúng chỗ ngứa, đến chết cũng chẳng nghi, hạnh lành mỗi ngày một bê trễ, nghiệp ác càng ngày càng tăng thêm, chẳng đợi chết mới vào ngục A tỳ mà ngay lúc còn sống đã bị một đời tủi nhục. Ðáng sợ thay! Phật nói: "Chẳng phải chúng sanh lỗi mà lỗi của tà sư" là cái nghĩa này vậy.
Hòa thượng Tâm Văn Bí nói:
Tăng sĩ nhân tham thiền mà đến nỗi mắc bệnh quá nhiều. Có người mắc bệnh nơi tai mắt, lấy sự nhướng mày trợn mắt, nghiêng tai gật đầu làm thiền. Có người mắc bệnh ở miệng lưỡi, dùng lời nói điên đảo, hét loạn quát càn làm thiền. Có người mắc bệnh ở tay chân, lấy việc tiến trước lùi sau, chỉ đông trỏ tây làm thiền. Có người mắc bệnh ở tâm phúc, lấy sự tột cùng huyền diệu siêu tình ly kiến làm thiền. Căn cứ vào sự thật mà luận thì đều là bệnh. Duy có bậc Tông sư đầy đủ bản sắc mới quan sát thấu đáo đến chổ vi tế, xem qua liền biết được sự lãnh hội hay chưa lãnh hội của họ. Khi họ vừa bước vào cửa, các ngài liền biết chỗ chưa đến đích của họ, rồi sau đó, các ngài mới dùng một chùy một trát để lột trần sự khuất tất nhỏ nhiệm, phá tan chỗ ngưng trệ, nghiệm xét chỗ chân giả, định sự thật hư mà không chấp chặt một phương tiện để làm mờ tối chỗ biến thông, khiến cho người bước tới cảnh an lạc vô sự rồi sau đó mới thôi.

Thiền Môn Bảo Huấn

Ngày nay, tìm người mắc bệnh nầy cũng không có được nhiều, đủ biết đạo của Tổ sư suy vi đến bậc nào!
Thiền sư Ðại Huệ nói:
Phật pháp lúc gần đây thật thảm, kẻ làm thầy của người trước tiên đem sự huyền diệu kỳ đặc chứa trong hông ngực ra dạy bảo cho nhau, trao truyền bằng miệng nói tai nghe rồi cho đó là tông chỉ. Hạng người ấy bị tà độc nhập tâm, không thể chữa trị được. Cổ đức gọi đó là người phỉ báng Bát Nhả, ngàn Phật ra đời cũng không sám hối được.

Pháp Ngữ


Lúc gần đây, các loại thiền chuyên môn truyền cho nhau một cách kín đáo chẳng ra ngoài loại này. Vả lại, đem sự huyền diệu kỳ đặc cho nhau thì có thể được, còn như cổ tắc của Thiền sư ở các nơi mà thiển cận truyền như vậy thì thật đáng tức cười!
Thiền sư Vô Học Tổ Nguyên nói:
Tôi thấy các huynh đệ Nhật Bản, số người một đời được ngộ không nhiều, là phong tục xứ này chỉ quý tài trí mà không cầu ngộ giải. Thế nên, giả sử có người căn cơ linh lợi thì cũng chỉ lo học rộng các sách vở trong ngoài, ưa thích văn chương xảo ngụy mà chẳng lo tham cứu việc nầy để đến mỗi một đời luống qua trong mê, thật đáng thương xót!
Hoặc có một hạng người tự xưng là đạo nhân mà phần nhiều là người khí lượng chẳng kham học rộng nhớ nhiều, cố lấy việc ngồi thiền làm công nghiệp mà chẳng phân biện được tâm chân thật hướng về đạo, loại người nầy cũng chẳng phải một đời nầy có thể khai ngộ.
Ðến nay đã hơn ba trăm năm mà vẫn thường thấy hai loại bệnh nầy, thật lời của người đạt đạo nói không sai. Than ôi! Phong tục nước ta quen theo thói tệ như thế, đáng buồn thay!
Quốc sư Vô Nghiệp nói:
Thiên hạ ngày nay hiểu thiền hiểu đạo như số cát sông Hằng, nói Phật nói tâm có trăm nghìn vạn ức mà mảy trần chẳng bỏ thì chưa khỏi luân hồi, ý nghĩ chẳng dứt thì đều phải bị chìm đắm trong sanh tử. Những người như thế, nghiệp quả của chính họ, họ còn không tự biết mà tự dối là tự lợi, lợi tha, tự bảo là bậc thượng lưu ngang hàng với tiên đức. Dẫu cho nói: Việc chạm vào mắt không gì chẳng Phật sự, chỗ bước chân đi đều là đạo tràng. Nhưng tập quán của những người ấy chẳng bằng một kẻ phàm phu ngũ giới, thập thiện, mà lời của người đó nói ra chê cả hàng Nhị thừa và Bồ Tát Thập Ðịa. Món thượng vị đề hồ là món trân kỳ của thế gian gặp những hạng người nầy nó trở thành thuốc độc.
Ngày gần đây, cái tệ của người học thiền là lấy sự nương vào thức tình để biết làm tỏ ngộ, lấy sự xuyên tạc cơ duyên truyền trao làm tham học, lấy ngôn ngữ bí hiểm kỳ quái làm đề xướng, lấy sự phá hoại luật nghi làm giải thoát, lấy sự kết giao với nhà quyền quý, đút lót để được chức vị làm phương tiện xuất thế.
Trung Phong Quảng Lục
Thuở xưa có cái tệ nầy, thời gian gần đây cũng giống như thế. Than ôi! Muốn làm cho thuyết ma lui mất, đạo Tổ trở lại lưu hành cũng chẳng thể được. Thảm thay!
Có vị Ðại đức hỏi Thiền sư Ðại Châu Huệ Hải:
- Thái hư hay sanh linh trí chăng? Chân tâm duyên nơi thiện ác chăng? Người tham dục là đạo chăng? Người chấp phải chấp quấy về sau tâm được thông chăng? Người gặp cảnh sanh tâm có định chăng? Người an trụ tịch mặc có huệ chăng? Người ôm lòng ngạo vật có ngã chăng? Người chấp có chấp không có trí chăng? Người tầm văn thủ chứng, người khổ hạnh cầu Phật, người lìa tâm cầu Phật, người chấp tâm là Phật, trí này có xứng với đạo chăng? Xin Thiền sư mỗi mội hãy giải đáp cho.
Sư đáp:
- Thái hư chẳng sanh linh trí. Chân tâm chẳng duyên thiện ác. Người thị dục sâu thì căn cơ cạn. Người phải quấy giao tranh thì tâm chưa thông. Người gặp cảnh sanh tâm thì ít định. Người tịch mặc quên cơ là huệ chìm. Người tâm cao ngạo vật thì ngã lớn. Người chấp không chấp có thì đều là người ngu. Người tầm văn thủ chứng thì càng mắc kẹt. Người lìa tâm cầu Phật là ngoại đạo. Người chấp tâm là Phật ấy là ma.
Ðại đức thưa:
- Nếu như vậy thì cứu cánh không có gì cả sao?
Sư bảo:
- Cứu cánh là đại đức; chứ không phải cứu cánh là không có gì cả.

Truyền Ðăng Lục

Hòa thượng Chân Tịnh Văn nói:
Người đoạn kiến thì đoạn diệt mất tự tâm vốn là tự tánh sáng suốt nhiệm mầu, luôn luôn ngoài tâm chấp không, kẹt vào thiền tịch mặc. Người thường kiến thì chẳng ngộ hết thảy pháp không, chấp trước các pháp hữu vi thế gian cho là cứu cánh.

Chánh Pháp Nhãn Tạng

Tông Cảnh Lục chép:
Thấy duyên mà chẳng thấy thể là thường kiến. Thấy thể mà chẳng thấy duyên là đoạn kiến. Nay từ nhân duyên mà thấy tánh thì chẳng sa vào thường, ở trong chân tánh mà duyên khởi thì chẳng rơi vào đoạn, đó gọi là tri kiến chân chánh.
Ðại sư Lâm Tế nói:
Phàm người xuất gia cần phải phân biện cho được kiến giải bình thường chân chánh, biện Phật, biện ma, biện chân, biện ngụy, biện phàm, biện thánh. Nếu biện được như thế mới gọi là chân thật xuất gia.
Tuy nhiên gác cũ an nhàn
Về đến đó rồi mới nghỉ an.
Thế mà nay, chủ tớ chẳng phân, Phật ma chẳng biện, mang sự tối tăm tự cho là đủ, rồi tự bảo: "Ðây là chỗ an nhàn, đây là chỗ ruộng đất nghỉ ngơi", thì người đó chẳng phải là người chân thật xuất gia mà chỉ dung dưỡng phàm phu thôi.
Nếu cầu cho đúng thì trong lúc tâm ý thức chết lặng cần phải có đủ con mắt chánh pháp mới được.
Thiền sư Huyền Sa Bị nói:
Có một bọn hòa thượng ngồi thiền sàng tự xưng là thiện tri thức, khi được hỏi đến, liền lắc mình, động tay, mở mắt, le lưỡi nhìn sững.
Lại có một bọn nữa nói: Linh đài trí tánh sáng suốt linh diệu hay thấy hay nghe, hướng vào trong thân năm uẩn làm chủ tể.
Bọn người như thế mà xưng là thiện thi thức, thật là dối gạt người.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2014(Xem: 7215)
Qua không quen Mận mà biết Đào - đứa con gái 25 tuổi của Mận - qua một số lần giao dịch mua bán nhà. Đây là việc làm thêm nhưng lại là thu nhập chính của Đào (và Mận). Qua những thương vụ làm ăn chung, Đào tỏ ra là người nhanh, nhạy, thông minh và sòng phẳng.
23/06/2014(Xem: 4718)
Chiều nay, một chiều thật an bình, dưới bóng râm mát diệu của những tàn cây xanh, lồng lộng tiếng chim như trĩu thanh âm xuống phòng khách bên trong một ngôi đạo tràng. Bình trà đã rót nhiều lần, nhưng hương vị trà hãy còn thấm đậm theo dòng thế sự hoài niệm cổ kim.
21/06/2014(Xem: 9980)
Chúng tôi, Nhóm Học Phật chùa Quang Nghiêm, gồm một số thân hữu và những huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong vùng có cơ duyên gần gũi và học hỏi cùng thầy trong nhiều năm qua. Nhân đó, chúng tôi được biết, Thầy là một cây viết thường xuyên trên tập san: THEO DẤU CHÂN XƯA của Phật học viện Huệ Nghiêm, SÀI GÒN trước 1975. Nhưng sau những đợt đốt sách của chính quyền Cộng Sản, THEO DẤU CHÂN XƯA không còn nữa. Càng gần Thầy, chúng tôi nhận thấy những gì Thầy dạy và viết thật thực tế và giản dị trong việc áp dụng Đạo Phật vào đời sống hằng ngày cho chúng ta. Chúng tôi không muốn có sự thất thoát như xưa, nên mạo muội sưu tập một số bài mà Thầy đã viết trong thời gian qua. Đây là một món quà tinh thần của Thầy mà chúng tôi đã rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hàng ngày. Có một điều quan trọng nữa là bài học thân giáo của Thầy: phong cách hiền hòa và đức độ lan tỏa từ Thầy êm đềm như dòng sông Thu Bồn xứ Quảng. Trong bất cứ lúc nào, nếu có dịp, Thầy thường nhắc nhở: “Học Phật có n
20/06/2014(Xem: 10592)
Thuở xưa có một con rùa, vào một buổi chiều đi kiếm mồi bên một cái đầm vắng. Một con dã can cũng đi kiếm mồi cạnh cái đầm ấy. Con rùa lanh lợi kia vừa thấy dã can từ xa đi tới thì nghĩ rằng : “Dã can nầy đã từng gây hại cho loài của ta, vậy nay ta phải thận trọng.” Nghĩ vậy con rùa bèn thâu bốn chân và thứ năm là cái cổ vào trong chiếc mai rắn chắc của mình, rồi nằm im bất động.
20/06/2014(Xem: 4731)
Gia đình là nền tảng của xã hội. Muốn tạo dựng một xã hội phồn thịnh an vui, có lẽ ta cần phải có thật nhiều mái ấm gia đình mới phải. Thế nhưng trong thực tế thì than ơi, ta chỉ gặp toàn những gia đình tiêu biểu cỡ anh chồng Nguyễn văn Đầu Vịt và chị vợ Trần thị Lá Sen như câu chuyện Mái Ấm Chợ Chiều dưới đây.
16/06/2014(Xem: 13548)
Chuyện Thiền Môn là những câu chuyện do chúng tôi biên soạn. Những mẫu chuyện nầy đã đăng rải rác trong các Bản Tin Đại Tòng Lâm Phật Giáo. Bắt đầu từ số 17 cho đến số 29. Mỗi Bản Tin được kèm theo trong tờ Đặc san Phước Huệ phát hành ấn tặng mỗi kỳ vào các dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Tuy là câu chuyện dài nhưng mỗi kỳ đều có mỗi chủ đề khác nhau. Những nhân vật trong câu chuyện không phải là những nhân vật có thật ở trong đạo, nếu có sự trùng hợp thì đó chẳng qua là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của bút giả. Chúng tôi dựa vào một vài nét sinh hoạt thực tế cụ thể trong thiền môn mà viết thành qua mỗi chủ đề khác nhau. Mỗi chủ đề tuy có khác, nhưng những nhân vật trong cốt chuyện trước sau đều có sự hoạt động liên tục. Qua mỗi câu chuyện, chúng tôi cố gắng diễn tả theo từng tâm trạng và hoàn cảnh của mỗi nhân vật hay thường xảy ra trong chốn thiền môn.
16/06/2014(Xem: 6860)
Tập sách nhỏ nầy chúng tôi ghi lại những ngày lang thang rày đây mai đó trên đất Mỹ. Đây là chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của chúng tôi. Như những chuyến đi lần trước mà chúng tôi đã có dịp đi qua các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, cứ mỗi chuyến đi tôi đều có ghi chép lại những gì đã xảy ra trong suốt cuộc hành trình. Lần nầy cũng vậy. Tôi cũng muốn ghi lại những việc xảy ra từng ngày. Đến đâu, ở đâu, làm gì ... tất cả, chúng tôi đều có ghi lại đầy đủ. Do đó, quyển sách nầy với hình thức giống như là một quyển nhật ký hay ký sự hơn là quyển sách mang tính chất nghiên cứu. Trong sự ghi chép đó, nơi nào có liên quan đến những địa danh mà chúng tôi tới viếng thăm, chúng tôi đều có sưu tầm một số ít tài liệu để dẫn chứng. Tôi nghĩ rằng, chuyến đi nào cũng có ít nhiều kỷ niệm vui buồn. Cuộc đời tương đối không sao tránh khỏi. Mục đích của chúng tôi là muốn lưu lại một vài hình ảnh kỷ niệm thân thương qua những nơi mà đoàn chúng tôi đã đến.
10/06/2014(Xem: 8117)
Hai dì vãi chùa tôi tuổi đời đều đã trên 70. Về sự kính Ôn, trọng thầy, thương chú và đùm bọc điệu hai dì như nhau. Về sự siêng năng, chịu khó, tiết kiệm, giữ của cho chùa hai dì bằng nhau. Về vóc hình nhỏ nhắn hai dì giống nhau. Về chiều cao khiêm tốn hai dì ngang nhau. Thời Ôn (cố) còn sống, có mụ nhà quê lâu lâu mới lên thành phố tìm đến viếng chùa rồi gặp Ôn trú trì, sau khi đảnh lễ, mụ nói một câu tỉnh rụi về hai dì vãi chùa tôi: Ôn có “cặp sanh đôi” trông vui mắt, hí.
04/05/2014(Xem: 16307)
Hằng năm tại Thụy Sĩ nói riêng, Âu Châu nói chung, nhằm vào lễ Phục Sinh được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ 6 đến thứ 2, thiên hạ thường nô nức mua sắm, du lịch hay tiệc tùng ăn nhậu..v.v..và..v.v.. để đền bù và thưởng thức cuộc sống cho bõ những ngày tháng làm việc mệt nhọc mà họ cho là "đi cày" vất vả.
15/04/2014(Xem: 4987)
Thiên tình sử Truyện Hoa Lan không biết đã cướp mất bao nhiêu thì giờ quí báu của các bạn, chứ riêng tôi bị mất nhiều công sức lắm. Chẳng là Mỗi tuổi nó đuổi xuân đi, đuổi nhanh đến độ mỗi sáng tôi phải ngồi nhổ tóc bạc đến mỏi cả tay, đến mờ con mắt mà vẫn chưa xong.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]