Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 17. Gothama Tapovanaya

11/06/201317:24(Xem: 3331)
Chương 17. Gothama Tapovanaya

TRÚ QUÁN QUA ĐÊM
(Từ có nhà đến không nhà)
Tự Truyện của một Tăng Sĩ Hoa Kỳ

[Bản điện tử lần thứ ba với tu chính]

Tỳ kheo Yogagivacara Rahula
(Bhavana Society, 2005 )
Chơn Quán dịch Việt

Chương 17

GOTHAMA TAPOVANAYA

Cố đô Kandy nằm trong vùng có khí hậu dịu mát hơn so với khí hậu nóng ẩm của duyên hải. Sự thay đổi đem cho Chris và tôi cảm giác rất thoải mái. Gia đình Sam luôn hiếu khách, dành cho chúng tôi một phòng lớn trong nhà từ đường. Rất thích thú! Nhưng chỉ hai hôm sau Chris phải vô nhà thương vì bị sưng chưn. Bác sĩ chưa biết bịnh gì nên giữ anh lại để làm thêm một số thí nghiệm và chụp quang tuyến. Chris không dám về bởi từng nghe nói nhiều tới các chứng bịnh nhiệt đới nên sợ.

Trại Chris nằm là một ba rắc cũ trống trơn, không có cả lưới cản ruồi muỗi, còn giường nằm xếp thành dãy dài không kín đáo gì hết. Mền gối chỉ được thay một tuần một lần và cơm bịnh không có gì hấp dẫn. Chỉ được có cái là tất cả đều miễ­n phí. Trong xứ nghèo thật khó thể đòi hỏi gì hơn! Trong suốt mười hôm Chris nằm nhà thương, tôi vô thăm mỗi ngày để xem kết quả thử nghiệm và ở chơi vài tiếng cho anh có bạn. Tôi cũng có đem cho anh trái cây và thức ăn bồi bổ, và một ít sách Wheel mua ở Buddhist Publications Society cho anh giải khuyây. Đây là dịp tôi hành hạnh từ, một điể­m yếu của tôi mà tôi kịp nhận thấy khi đối xử với Ronald ở Nepal.

Cùng trong lúc này, tôi đến viếng danh sư Nyanaponika Thera ở Forest Hermitage. Thầy sống trong một nhà lớn nằm sâu giữa rừng già sát cố đô. Đường đến Thầy rất ngoạn mục: có cái hồ nhỏ với tre cao vút và cây cối um tùm; khỉ ra từng bầy, đùa giỡn tự do trên cây chằng chịt dây leo như trong phim Tarzan. Lúc tôi tới, vị sư già uyên bác đang bận rộn với công việc viết lách của Thầy; tuy nhiên, Thầy vẫn ôn tồn mời tôi vào. Tôi thưa với Thầy rằng tôi đã đọc sách Thầy, thực tập thiền quán sổ tức bằng cách thở bụng, và đạt kết quả rất như ý. Thầy nói tập tỉnh thức dựa vào sự 'phồng xẹp' của bụng rất thuận lợi cho việc tạo sự tập trung nhứt thời mà thiền minh sát sử dụng. Phương pháp này được xem như thích hợp cho nhiều khí chất khác nhau và tạm đủ để phát triển nội tâm dẫn đến khai ngộ. Phương pháp chính thống của quán sổ tức, tức chú ý hơi thở qua chót mũi hay môi trên, được dùng nhiều để đạt phép nhứt-điểm-chú-tâm sâu xa dẫn đến tình trạng thiền na. Tôi mô tả sự thí nghiệm của riêng mình đối với hai phương pháp và rất tán đồng quan điểm của Thầy Thera.

Trước khi cáo biệt, tôi xin Thầy chỉ cho một ít thiền viện ở Sri Lanka, ngoài thiền viện Kanduboda, dạy phương pháp thiền minh sát Mahasi Sayadaw. Thầy cho tôi tên Gothama Thapovanaya và nói Thầy Vangisa Maha Thera ở đó có học riêng với nhiều sư Miến Điện đến đảo hồi 1956; Thầy này nói tiếng Anh không giỏi nhưng có người dịch. Thapovanaya là thiền viện duy nhứt phục vụ người phương Tây và chỉ cách Colombo có sáu dậm, trong một rừng cao su. Trước khi qua Ấn Độ, tôi muốn dành sáu tuần ở đây để thiền chớ không làm gì khác hơn nên định sẽ đi viếng 'rừng khổ hạnh' Thapovanaya khi nào Chris ra nhà thương.

Sau cùng, bác sĩ định bịnh cho biết Chris bị chứng đầu voi nhẹ. Bịnh này do muỗi truyền nhi­ễm và thường thấy miệt dọc biển. Chris bị nhi­ễm có lẽ lúc ở Unawatuna. Tôi ngạc nhiên không biết sao không bị, nhưng không mong. Chris chích thuốc kháng sinh, chưn anh xẹp dần, kể như hết bịnh, và được xuất viện sau đó. Trong lúc anh ở lại vùng Kandy mát mẻ này để dưỡng sức, tôi chỉ ở thêm vài hôm rồi xuống Colombo để tới Gothama Thapovanaya hỏi xin tạm trú và học thiền minh sát một tháng. Chúng tôi hẹn gặp nhau ở Colombo truớc 28 tháng Chín, ngày mà chúng tôi định lấy tàu trở qua Rameswaram hầu tới Pondicherry ngày 1 tháng Mười.

Đến Colombo tôi ở với Sam một ngày để báo anh biết những gì đã xảy ra và chương trình sắp tới của chúng tôi. Sau đó tôi đi liền ra Gothama Thapovanaya. Thiền viện ở giữa rừng cao su, rộng, có nhiều đường ngang dọc mới được quét sạch bóng. Thầy Vangisa Maha Thera trạc trung niên, thấp và tròn. Thầy tươi cười mời tôi vô tiền sảnh. Tôi kính bái Thầy và ngồi xuống sàn. Tôi thưa muốn học thiền dưới sự chỉ giáo của Thầy và không có đề cặp tới khóa học Kanduboda vì muốn xem mình là một học trò mới hoàn toàn. Thầy đồng ý cho phép tôi ở lại liền. Thầy gọi thị giả đưa tôi ra khu yogi và cho tôi một cốc với gối mền đầy đủ. Thầy nói tôi cứ lo thu xếp chỗ ở trước rồi Thầy sẽ cho gọi lên khi vị thông ngôn tới.

Một giờ sau, tôi lên gặp Thầy và bà thông ngôn. Thầy nói về phương pháp quán minh, cũng giống như phương pháp tôi học ở Kanduboda và đang tập lâu nay. Thầy bảo tôi thực hành chẫm rãi, nên đi và ngồi thiền xen kẽ, và thiền liên tục suốt ngày từ sáng đến tối. Tôi có thể tham vấn Thầy vào buổi chiều mỗi hai hoặc ba ngày khi có thông ngôn. Nếu có vấn đề gì gấp, tôi có thể đến liêu Thầy và Thầy sẽ giải quyết cho; Thầy không giỏi nhưng nói được tiếng Anh và trong viện cũng có một số đệ tử lâu năm biết tiếng Anh. Tôi trở về cốc bắt đầu thực tập. Tôi cũng lén tập điều tức và yoga, hai môn mà nơi đây không hẳn cấm đoán.

Cách sắp xếp ở viện này hơi khác cách sắp xếp ở Kanduboda. Khu nam yogi là một toà nhà duy nhứt gồm hai dãy cốc nhỏ với một hành lang chính giữa; mỗi dãy có mười cốc, còn hành lang được chia làm ba làn dùng cho thiền hành. Đầu trên hành lang có một phòng riêng biệt dùng làm điện thờ Phật. Đầu dưới là khu vệ sinh công cộng. Chung quanh tòa nhà có con đường đất mà học viên cũng có thể đi thiền. Toàn khu là rừng cây cao su rợp bóng mát. Ngay đối diện với cổng vào là giảng đường Phật học mới cất mà viện dùng làm nơi 'cắm trại sil'' trong những ngày poya trăng tròn.

Hiện tại, ngoài tôi chỉ có một yogi người phương Tây sống trong cốc ở đầu dưới. Anh cũng ở Mỹ qua, tên Allen. Chúng tôi có gặp nhau vài lần và có trò chuyện nhưng không có nói gì nhiều. Allen đến học thiền hai tuần nay và sẽ rời đây đi Ấn Độ trong vài ngày sắp tới. Anh cho biết viện rất yên tĩnh, ngoại trừ đám đông đến l­ễ trong những ngày trăng tròn và các em mồ côi do viện bảo trợ tới chơi giỡn trong sân.

Thời khóa biểu gần giống như ở Kanbuboda trừ mục thiền tập thể. Kiểng đánh thức lúc 4:00 giờ sáng (hợp lý hơn 3:00 giờ ở Kanduboda) và không có kiểng báo giờ đi ngủ; cũng không có đồng hồ trong nhà. Mỗi yogi được tự do đi hay ngồi thiền lúc thuận tiện (chớ không bị bắt buộc theo giờ giấc nhứt định). Giếng tắm giặt không xa nhà lắm. Có mười hai sa di tuổi từ 8-12 và bốn năm tỳ kheo; tất cả đều là đệ tử của Thầy Vangisa. Các chú tiểu thường xuyên học kinh sách và một ít phải ra ngoài học ở pirivenas (trường dành cho tu sĩ). Nhiều chú muốn học Anh văn nên thường kiếm yogi người phương Tây xin dạy cho bập bẹ vài tiếng, dầu rằng Thầy Vangisa không cho phép họ quấy rầy chúng tôi. Không có sư nào tập thiền quán, chỉ lo làm l­ễ puja hay đọc kinh dài lê thê.

Cơm dọn trong pháp đường và mọi nguời theo thứ bậc mình mà ngồi như sau: yogi ngồi trên chiếu dưới sàn; sa di ngồi theo hàng dọc nối tiếp trên băng dựa vách; tỳ kheo ngồi bàn bên kia cách bên này một khoảng; Thầy Vangisa ngồi đầu bàn. Tu sĩ ăn trong bình bát bằng thiếc đen. Yogi ăn trong dĩa như ở Kanduboda. Khác với đằng Kanduboda, thức ăn không phải do thí chủ mà do các chú tiểu múc; các chú múc mỗi thứ một muỗng đổ vô mỗi dĩa hay bình bát một cách không tỉnh thức chút nào hết. Tiểu trẻ ăn nhanh, chừng mười phút là xong nhưng phải ngồi chờ. Khi được Thầy Vangisa ra lịnh, các chú rửa nhanh tay dơ trong tô nước rồi đồng loạt đứng dậy ra ngoài đổ thức ăn thừa cho thú vật ăn trước khi rửa bình bát bằng nước vòi. Đối với tỳ kheo, tôn ti, trái lại, được Thầy Vangisa giữ rất nghiêm nhặt. Riêng tôi, thực tập ăn chậm nên tôi chỉ mới ăn được năm-sáu miếng là mọi người đã xong. Rất may, Thầy khoan dung bảo tôi cứ ngồi ăn trong tỉnh thức đến chừng nào xong thì thôi, do đó tôi luôn luôn là người ăn ra sau cùng.

Trước đây, Thầy Vangisa có thọ giới cho một tỳ kheo người Mỹ. Pháp danh người là Sudhamma. Thầy Sudhamma sống riêng biệt trong đầu dưới của một ẩn cư lớn có nhiều cốc độc lập dành cho hàng tỳ kheo cao cấp và sa di ngoại quốc. Giờ cơm, thầy đến nhận phần rồi đem về ăn trong cốc của thầy. Yogi không được phép đến khu ẩn cư đó nhưng tôi có lần được gặp thầy trong khu kế cận và có nói đôi ba câu chuyện với thầy. Tôi rất muốn hỏi thầy về đời sống tu sĩ ở đây và muốn biết phải làm thế nào để được thọ giới. Thầy thọ giới mới sáu tháng nay và là đệ tử Tây phương đầu tiên của Thầy Vangisa. Thầy nói Thầy hơi nản vì phải thiền hoài ở nơi vắng vẻ trong lúc các tiểu có thể đi quanh trò chuyện. Thầy cũng rất nhớ nhà ở Ohio. Thầy Sudhamma dự tính sẽ ra đi trong tuần tới và yêu cầu tôi đừng nói với ai câu chuyện này. Vài hôm sau, có tin Thầy Sudhamma đã 'nhảy rào,' để lại hành lý và không một lời từ giã, cả với Thầy Vangisa. Thầy cũng không lưu lại một chữ nào.

Sự ra đi bất thần của thầy Sudhamma làm viện buồn lòng, vì trong sáu tháng qua các tỳ kheo và Thầy Vangisa đã giúp thầy rất nhiệt tình. Các thầy hỏi tôi chớ sao thầy Sudhamma làm vậy. Tôi không ngạc nhiên nhưng nào dám có câu trả lời; vả lại, thầy đâu có nói với tôi rằng sẽ ra đi bất thần và bí mật như vậy. Tôi nghĩ tâm thầy đã bị phân hai và thầy sợ nếu thố lộ, thầy sẽ bị nói vô thêm rối trí, nên đi lén là hơn.

Một đêm nọ tôi đạt một chứng nghiệm độc đáo. Suốt ngày hôm trước, từ sáng cho tới tối lúc đi ngủ, lúc nào tôi cũng chú tâm tỉnh giác cao độ lên tất cả chi tiết của mọi động tác. Khuya, lúc 2:00 giờ sáng tôi thức giấc đi tiểu, tôi bỗng có cảm giác như mình đang xem chiếu bóng quây chậm: tôi có thể nhìn thấy từng 'hình' một khởi rồi tắt, nối tiếp liên tục. Nhận thức ấy bắt đầu từ lúc tôi mở mắt và ngay trong lúc tôi ngồi, đứng, đi vô phòng vệ sinh, tiểu, trở về cốc, nằm xuống, và nhắm mắt. Cũng giống như hồi ở Kanduboda, nhưng lần này thay vì một lóe riêng biệt của tâm thức, nó xảy ra liện tục và tự nhiên (không cố gắng) trong năm phút. Tôi quan sát trọn tiến trình lạ thường này một cách trầm tĩnh. Sáng dậy tôi trở lại trạng thái tỉnh thức bình thường. Một đôi lần khi tôi không bao giờ nghĩ tới, tâm thức tôi lại bừng sáng lạ kỳ, có thể nhận thức mọi chi tiết nhỏ nhặt như cử động của ngón chân, ngón tay, cái nháy mắt, tiếng chim kêu, hay làn gió qua tóc. Đó là những nội thức trực tiếp lên các khía cạnh của nhận thức bị che lấp bởi nhiều lớp màn dày do những cử động nhanh, sự trông chờ của 'cái tôi' và chấp trước.

Sau một tháng ở Gotama Thapovanaya tôi quyết định sẽ xuất gia khi ở Ấn Độ trở về. Tôi rất hạp với Thầy Vangisa và các tỳ kheo trẻ ở đây. Tôi cũng rất thích không khí tu học này. Tôi xin Thầy Vangisa được thọ giới tỳ kheo với Thầy khi tôi trở lại vào sáu tháng tới. Tôi trình bày: chương trình qua Ấn Độ của tôi được định từ trước, theo đó tôi sẽ học cho xong yoga bởi nhận thấy yoga giúp tôi sống khỏe, làm khí huyết điều hòa và trí lực gia tăng khả dĩ hữu ích cho công phu thiền định. Thầy rất đồng ý với tôi và nói tôi có thể trở lại Thapovanaya sống một thời gian trong lúc chờ Thầy quyết định việc thọ giới. Có lẽ Thầy chưa quên chuyện thầy Sudhamma nên dè dặt với người ngoại quốc. Tôi rất kính trọng và biết ơn Thầy

---o0o---

Nguồn: BuddhaSasana

Trình bày: Vĩnh Thoại

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2020(Xem: 12809)
Càng có tuổi, hình như tôi càng nhận ra có cái gì đó ở ngoài ý chí mình, can thiệp vào mình tùy hứng khiến mình đôi lúc không khỏi chưng hửng, ngỡ ngàng, thầm nghĩ “duyên” chăng? Nhưng duyên là gì không biết. “Nghiệp” chăng? Nhưng nghiệp là gì cũng không biết. Thôi thì, cứ để nó trôi chảy, tự nhiên, bởi nó có vẻ chẳng cần đến ta, chẳng phải là ta, chẳng phải của ta…
16/12/2019(Xem: 6751)
Chùa do Thiền sư Liễu Quán (1667-1742) khai sáng vào đầu thế kỷ XVIII. Thiền sư là đệ tử đắc pháp của Hòa thượng Minh Hoằng - Tử Dung, được Hòa thượng trao tâm ấn năm 1712. Bấy giờ, chùa đã trở thành một đạo tràng lớn, có hàng vạn đệ tử học đạo, nghe pháp. Trong ba năm 1733, 1734 và 1735, Thiền sư đã mở ba Đại giới đàn truyền giới cho hàng vạn người tại chùa. Năm 1740, Thiền sư mở đại giới đàn Long Hoa ở kinh thành; năm 1742 mở Đại giới đàn tại chùa Viên Thông, nơi ngài khai sơn trước chùa Thiền Tôn. Thiền sư viên tịch năm Nhâm Tuất (1742), bảo tháp dựng ở một triền núi phía Đông Nam chùa vào tháng 4 năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748), la thành bao quanh đồi tháp được xây vào năm 2001 nhân dịp đại trùng tu ngôi tổ đình.
15/12/2019(Xem: 18844)
INTRODUCTION "WITHIN A TREE, THERE IS A FLOWER WITHIN A ROCK, THERE IS A FLAME" BY SENIOR VENERABLE THICH NGUYEN TANG, QUANG DUC MONASTERY MELBOURNE, AUSTRALIA. "...The gift of the Dhamma excels all gifts; the taste of the Dhamma excels all tastes, and delight in the Dhamma excels all delights. The eradication of craving (i.e., attainment of arahatship) overcomes all ills (samsara dukkha). The gift of the Dhamma is the greatest giving among the all other givings. The one who is well trained in the Dhamma will share his understanding of the Dhamma either by writing a book, by preaching Dhamma, by discussing Dhamma, or by writing an article. Master Thich Nguyen Tang has used all these methods in his contribution to the Dhamma. Giving food or clothes or any other material items to a person makes them happy and they indeed will survive in the world, but they cannot get rid of this terrible circle of birth and death. It can be done only by understanding the noble Dhamma. Thus, the wr
09/12/2019(Xem: 4554)
Hơn một thế kỷ trước, một người quốc tịch Anh đã thất bại trong việc nghiên cứu về Giáo Lý Đạo Phật. Đó là giáo sư Rhys Davids, con của một mục sư Cơ Đốc Giáo. Ông đã bỏ ra nhiều năm học tiếng Pali, kiên nhẫn tìm tòi, nghiên cứu các kinh điển Phật Giáo chỉ để mong đạt mục đích là chứng minh giáo lý Đạo Phật thua xa giáo lý Cơ Đốc. Nhưng Rhys Davids đã thất bại với công việc này!
07/12/2019(Xem: 8766)
Cuối năm, lên núi thăm Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, hầu chuyện với Thầy trụ trì Thích Nguyên Minh, tôi được Thầy ban tặng một cuốn lịch để về treo đón năm mới Canh Tý 2020.
05/12/2019(Xem: 4815)
Tiểu Truyện của HT. Thích Huyền-Tôn 玄宗小傳 (Đây là bài Tự Thuật, nên 2 chữ Ht(trong bài) là người viết, {Huyền Tôn} cũng là đạo hiệu. Còn 2 chữ HT lớn, Là để chỉ cho các HT đương thời. ) Đời sống Đạo của HTHuyền-tôn: *Sanh: VL. 4807. Mậu-thìn (1928) *6t, xuất-gia. Quy-Y, Pd Như-Kế. Giáp-tuất (1934). *13t, Thọ Sa-di, PhápTự Giải-Tích. Tân-Tị (1941). *20t, Tỳ-Kheo, HiệuHuyền-Tôn. Mậu-tý (1948). *43, Thượng, Tọa. Chùa Pháp-vân, Tỉnh Gia Định Sai-gòn. *66, Hòa Thượng, Tại Hoa Kỳ.
26/11/2019(Xem: 7713)
Những ngày ở Áo Thích Như Điển Lâu lắm rồi tôi mới trở lại Áo trong mùa Đông như năm nay, từ ngày 22 đến 24 tháng 11 năm 2019. Thầy Viên Duy và một Phật Tử đến phi trường Wien (Vienna) đón tôi vào chiều ngày 22 tháng 11, đưa về chùa Pháp Tạng, nơi Thượng Tọa làm Trụ Trì và Hòa Thượng Thích Trí Minh làm Cố vấn và lãnh đạo tinh thần. Đây chẳng phải là lần đầu tiên tôi đến Áo, mà những lần trước đó, kể từ năm 1978 đến nay chắc cũng hơn 10 lần, nhưng mỗi lần lại mỗi khác, chẳng có lần nào giống lần nào cả
18/11/2019(Xem: 6578)
Đại chúng thương mến, Như thông lệ hàng năm với 4 khóa tu Xuân - Hạ - Thu - Đông, Khóa Tu Mùa Đông năm nay được chùa Sắc Tứ Kim Sơn tổ chức vào các ngày 20,21,22/12/2019 (Nhằm ngày 25,26,27/11 ÂL). Thương mời Đại chúng cùng về chùa thực tập ăn cơm chánh niệm, thiền hành, thiền tọa, tụng kinh, nghe pháp thoại, chia sẻ pháp đàm và hát thiền ca cùng Quý Thầy - Quý Sư Cô giữa không gian xanh mát của núi đồi Kim Sơn. Khóa tu còn là cơ hội để quý vị trở về và tiếp xúc với một nếp sống giản dị - bình an, tập nhìn lại chính mình giữa cuộc sống bận rộn, hối hả.
31/10/2019(Xem: 5492)
Vào ngày 4/6/2018, nhà vẽ kiểu túi xách Kate Spade/ Kate Valentine thành công với tài sản ước lượng 200 triệu Mỹ Kim, bà đã treo cổ tự tử ở trong phòng riêng, để lại một tuyệt mệnh thư cho con gái, trong khi chồng ở một phòng khác. Điều này cho thấy “Thành công và tăm tiếng chưa chắc đã ngăn ngừa được sự buồn nản, chán đời” (Kate Spade's suicide is proof that money and fame can't deter depression).
29/10/2019(Xem: 5464)
Tuần qua tin tức thế giới chấn động khi được nhìn thấy 39 thi thể của những nạn nhân vì mục đích đi tìm hạnh phúc cho gia đình mình, cho mình và người thân theo quan niệm thường có ở thế gian ( của cải, vật chất) đã không màng đến tính mạng rủi ro xảy ra trên đường đến Anh Quốc . Chúng ta thường đã được nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận thức như sau khi đã tiếp xúc với nhiều dân tộc, ra nhiều thành phần trong xã hội " TẤT CẢ CHÚNG TA AI CŨNG MUỐN SỐNG CÓ HẠNH PHÚC CHỨ KHÔNG THÍCH KHỔ ĐAU " .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]