Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 17. Gothama Tapovanaya

11/06/201317:24(Xem: 2085)
Chương 17. Gothama Tapovanaya

TRÚ QUÁN QUA ĐÊM
(Từ có nhà đến không nhà)
Tự Truyện của một Tăng Sĩ Hoa Kỳ

[Bản điện tử lần thứ ba với tu chính]

Tỳ kheo Yogagivacara Rahula
(Bhavana Society, 2005 )
Chơn Quán dịch Việt

Chương 17

GOTHAMA TAPOVANAYA

Cố đô Kandy nằm trong vùng có khí hậu dịu mát hơn so với khí hậu nóng ẩm của duyên hải. Sự thay đổi đem cho Chris và tôi cảm giác rất thoải mái. Gia đình Sam luôn hiếu khách, dành cho chúng tôi một phòng lớn trong nhà từ đường. Rất thích thú! Nhưng chỉ hai hôm sau Chris phải vô nhà thương vì bị sưng chưn. Bác sĩ chưa biết bịnh gì nên giữ anh lại để làm thêm một số thí nghiệm và chụp quang tuyến. Chris không dám về bởi từng nghe nói nhiều tới các chứng bịnh nhiệt đới nên sợ.

Trại Chris nằm là một ba rắc cũ trống trơn, không có cả lưới cản ruồi muỗi, còn giường nằm xếp thành dãy dài không kín đáo gì hết. Mền gối chỉ được thay một tuần một lần và cơm bịnh không có gì hấp dẫn. Chỉ được có cái là tất cả đều miễ­n phí. Trong xứ nghèo thật khó thể đòi hỏi gì hơn! Trong suốt mười hôm Chris nằm nhà thương, tôi vô thăm mỗi ngày để xem kết quả thử nghiệm và ở chơi vài tiếng cho anh có bạn. Tôi cũng có đem cho anh trái cây và thức ăn bồi bổ, và một ít sách Wheel mua ở Buddhist Publications Society cho anh giải khuyây. Đây là dịp tôi hành hạnh từ, một điể­m yếu của tôi mà tôi kịp nhận thấy khi đối xử với Ronald ở Nepal.

Cùng trong lúc này, tôi đến viếng danh sư Nyanaponika Thera ở Forest Hermitage. Thầy sống trong một nhà lớn nằm sâu giữa rừng già sát cố đô. Đường đến Thầy rất ngoạn mục: có cái hồ nhỏ với tre cao vút và cây cối um tùm; khỉ ra từng bầy, đùa giỡn tự do trên cây chằng chịt dây leo như trong phim Tarzan. Lúc tôi tới, vị sư già uyên bác đang bận rộn với công việc viết lách của Thầy; tuy nhiên, Thầy vẫn ôn tồn mời tôi vào. Tôi thưa với Thầy rằng tôi đã đọc sách Thầy, thực tập thiền quán sổ tức bằng cách thở bụng, và đạt kết quả rất như ý. Thầy nói tập tỉnh thức dựa vào sự 'phồng xẹp' của bụng rất thuận lợi cho việc tạo sự tập trung nhứt thời mà thiền minh sát sử dụng. Phương pháp này được xem như thích hợp cho nhiều khí chất khác nhau và tạm đủ để phát triển nội tâm dẫn đến khai ngộ. Phương pháp chính thống của quán sổ tức, tức chú ý hơi thở qua chót mũi hay môi trên, được dùng nhiều để đạt phép nhứt-điểm-chú-tâm sâu xa dẫn đến tình trạng thiền na. Tôi mô tả sự thí nghiệm của riêng mình đối với hai phương pháp và rất tán đồng quan điểm của Thầy Thera.

Trước khi cáo biệt, tôi xin Thầy chỉ cho một ít thiền viện ở Sri Lanka, ngoài thiền viện Kanduboda, dạy phương pháp thiền minh sát Mahasi Sayadaw. Thầy cho tôi tên Gothama Thapovanaya và nói Thầy Vangisa Maha Thera ở đó có học riêng với nhiều sư Miến Điện đến đảo hồi 1956; Thầy này nói tiếng Anh không giỏi nhưng có người dịch. Thapovanaya là thiền viện duy nhứt phục vụ người phương Tây và chỉ cách Colombo có sáu dậm, trong một rừng cao su. Trước khi qua Ấn Độ, tôi muốn dành sáu tuần ở đây để thiền chớ không làm gì khác hơn nên định sẽ đi viếng 'rừng khổ hạnh' Thapovanaya khi nào Chris ra nhà thương.

Sau cùng, bác sĩ định bịnh cho biết Chris bị chứng đầu voi nhẹ. Bịnh này do muỗi truyền nhi­ễm và thường thấy miệt dọc biển. Chris bị nhi­ễm có lẽ lúc ở Unawatuna. Tôi ngạc nhiên không biết sao không bị, nhưng không mong. Chris chích thuốc kháng sinh, chưn anh xẹp dần, kể như hết bịnh, và được xuất viện sau đó. Trong lúc anh ở lại vùng Kandy mát mẻ này để dưỡng sức, tôi chỉ ở thêm vài hôm rồi xuống Colombo để tới Gothama Thapovanaya hỏi xin tạm trú và học thiền minh sát một tháng. Chúng tôi hẹn gặp nhau ở Colombo truớc 28 tháng Chín, ngày mà chúng tôi định lấy tàu trở qua Rameswaram hầu tới Pondicherry ngày 1 tháng Mười.

Đến Colombo tôi ở với Sam một ngày để báo anh biết những gì đã xảy ra và chương trình sắp tới của chúng tôi. Sau đó tôi đi liền ra Gothama Thapovanaya. Thiền viện ở giữa rừng cao su, rộng, có nhiều đường ngang dọc mới được quét sạch bóng. Thầy Vangisa Maha Thera trạc trung niên, thấp và tròn. Thầy tươi cười mời tôi vô tiền sảnh. Tôi kính bái Thầy và ngồi xuống sàn. Tôi thưa muốn học thiền dưới sự chỉ giáo của Thầy và không có đề cặp tới khóa học Kanduboda vì muốn xem mình là một học trò mới hoàn toàn. Thầy đồng ý cho phép tôi ở lại liền. Thầy gọi thị giả đưa tôi ra khu yogi và cho tôi một cốc với gối mền đầy đủ. Thầy nói tôi cứ lo thu xếp chỗ ở trước rồi Thầy sẽ cho gọi lên khi vị thông ngôn tới.

Một giờ sau, tôi lên gặp Thầy và bà thông ngôn. Thầy nói về phương pháp quán minh, cũng giống như phương pháp tôi học ở Kanduboda và đang tập lâu nay. Thầy bảo tôi thực hành chẫm rãi, nên đi và ngồi thiền xen kẽ, và thiền liên tục suốt ngày từ sáng đến tối. Tôi có thể tham vấn Thầy vào buổi chiều mỗi hai hoặc ba ngày khi có thông ngôn. Nếu có vấn đề gì gấp, tôi có thể đến liêu Thầy và Thầy sẽ giải quyết cho; Thầy không giỏi nhưng nói được tiếng Anh và trong viện cũng có một số đệ tử lâu năm biết tiếng Anh. Tôi trở về cốc bắt đầu thực tập. Tôi cũng lén tập điều tức và yoga, hai môn mà nơi đây không hẳn cấm đoán.

Cách sắp xếp ở viện này hơi khác cách sắp xếp ở Kanduboda. Khu nam yogi là một toà nhà duy nhứt gồm hai dãy cốc nhỏ với một hành lang chính giữa; mỗi dãy có mười cốc, còn hành lang được chia làm ba làn dùng cho thiền hành. Đầu trên hành lang có một phòng riêng biệt dùng làm điện thờ Phật. Đầu dưới là khu vệ sinh công cộng. Chung quanh tòa nhà có con đường đất mà học viên cũng có thể đi thiền. Toàn khu là rừng cây cao su rợp bóng mát. Ngay đối diện với cổng vào là giảng đường Phật học mới cất mà viện dùng làm nơi 'cắm trại sil'' trong những ngày poya trăng tròn.

Hiện tại, ngoài tôi chỉ có một yogi người phương Tây sống trong cốc ở đầu dưới. Anh cũng ở Mỹ qua, tên Allen. Chúng tôi có gặp nhau vài lần và có trò chuyện nhưng không có nói gì nhiều. Allen đến học thiền hai tuần nay và sẽ rời đây đi Ấn Độ trong vài ngày sắp tới. Anh cho biết viện rất yên tĩnh, ngoại trừ đám đông đến l­ễ trong những ngày trăng tròn và các em mồ côi do viện bảo trợ tới chơi giỡn trong sân.

Thời khóa biểu gần giống như ở Kanbuboda trừ mục thiền tập thể. Kiểng đánh thức lúc 4:00 giờ sáng (hợp lý hơn 3:00 giờ ở Kanduboda) và không có kiểng báo giờ đi ngủ; cũng không có đồng hồ trong nhà. Mỗi yogi được tự do đi hay ngồi thiền lúc thuận tiện (chớ không bị bắt buộc theo giờ giấc nhứt định). Giếng tắm giặt không xa nhà lắm. Có mười hai sa di tuổi từ 8-12 và bốn năm tỳ kheo; tất cả đều là đệ tử của Thầy Vangisa. Các chú tiểu thường xuyên học kinh sách và một ít phải ra ngoài học ở pirivenas (trường dành cho tu sĩ). Nhiều chú muốn học Anh văn nên thường kiếm yogi người phương Tây xin dạy cho bập bẹ vài tiếng, dầu rằng Thầy Vangisa không cho phép họ quấy rầy chúng tôi. Không có sư nào tập thiền quán, chỉ lo làm l­ễ puja hay đọc kinh dài lê thê.

Cơm dọn trong pháp đường và mọi nguời theo thứ bậc mình mà ngồi như sau: yogi ngồi trên chiếu dưới sàn; sa di ngồi theo hàng dọc nối tiếp trên băng dựa vách; tỳ kheo ngồi bàn bên kia cách bên này một khoảng; Thầy Vangisa ngồi đầu bàn. Tu sĩ ăn trong bình bát bằng thiếc đen. Yogi ăn trong dĩa như ở Kanduboda. Khác với đằng Kanduboda, thức ăn không phải do thí chủ mà do các chú tiểu múc; các chú múc mỗi thứ một muỗng đổ vô mỗi dĩa hay bình bát một cách không tỉnh thức chút nào hết. Tiểu trẻ ăn nhanh, chừng mười phút là xong nhưng phải ngồi chờ. Khi được Thầy Vangisa ra lịnh, các chú rửa nhanh tay dơ trong tô nước rồi đồng loạt đứng dậy ra ngoài đổ thức ăn thừa cho thú vật ăn trước khi rửa bình bát bằng nước vòi. Đối với tỳ kheo, tôn ti, trái lại, được Thầy Vangisa giữ rất nghiêm nhặt. Riêng tôi, thực tập ăn chậm nên tôi chỉ mới ăn được năm-sáu miếng là mọi người đã xong. Rất may, Thầy khoan dung bảo tôi cứ ngồi ăn trong tỉnh thức đến chừng nào xong thì thôi, do đó tôi luôn luôn là người ăn ra sau cùng.

Trước đây, Thầy Vangisa có thọ giới cho một tỳ kheo người Mỹ. Pháp danh người là Sudhamma. Thầy Sudhamma sống riêng biệt trong đầu dưới của một ẩn cư lớn có nhiều cốc độc lập dành cho hàng tỳ kheo cao cấp và sa di ngoại quốc. Giờ cơm, thầy đến nhận phần rồi đem về ăn trong cốc của thầy. Yogi không được phép đến khu ẩn cư đó nhưng tôi có lần được gặp thầy trong khu kế cận và có nói đôi ba câu chuyện với thầy. Tôi rất muốn hỏi thầy về đời sống tu sĩ ở đây và muốn biết phải làm thế nào để được thọ giới. Thầy thọ giới mới sáu tháng nay và là đệ tử Tây phương đầu tiên của Thầy Vangisa. Thầy nói Thầy hơi nản vì phải thiền hoài ở nơi vắng vẻ trong lúc các tiểu có thể đi quanh trò chuyện. Thầy cũng rất nhớ nhà ở Ohio. Thầy Sudhamma dự tính sẽ ra đi trong tuần tới và yêu cầu tôi đừng nói với ai câu chuyện này. Vài hôm sau, có tin Thầy Sudhamma đã 'nhảy rào,' để lại hành lý và không một lời từ giã, cả với Thầy Vangisa. Thầy cũng không lưu lại một chữ nào.

Sự ra đi bất thần của thầy Sudhamma làm viện buồn lòng, vì trong sáu tháng qua các tỳ kheo và Thầy Vangisa đã giúp thầy rất nhiệt tình. Các thầy hỏi tôi chớ sao thầy Sudhamma làm vậy. Tôi không ngạc nhiên nhưng nào dám có câu trả lời; vả lại, thầy đâu có nói với tôi rằng sẽ ra đi bất thần và bí mật như vậy. Tôi nghĩ tâm thầy đã bị phân hai và thầy sợ nếu thố lộ, thầy sẽ bị nói vô thêm rối trí, nên đi lén là hơn.

Một đêm nọ tôi đạt một chứng nghiệm độc đáo. Suốt ngày hôm trước, từ sáng cho tới tối lúc đi ngủ, lúc nào tôi cũng chú tâm tỉnh giác cao độ lên tất cả chi tiết của mọi động tác. Khuya, lúc 2:00 giờ sáng tôi thức giấc đi tiểu, tôi bỗng có cảm giác như mình đang xem chiếu bóng quây chậm: tôi có thể nhìn thấy từng 'hình' một khởi rồi tắt, nối tiếp liên tục. Nhận thức ấy bắt đầu từ lúc tôi mở mắt và ngay trong lúc tôi ngồi, đứng, đi vô phòng vệ sinh, tiểu, trở về cốc, nằm xuống, và nhắm mắt. Cũng giống như hồi ở Kanduboda, nhưng lần này thay vì một lóe riêng biệt của tâm thức, nó xảy ra liện tục và tự nhiên (không cố gắng) trong năm phút. Tôi quan sát trọn tiến trình lạ thường này một cách trầm tĩnh. Sáng dậy tôi trở lại trạng thái tỉnh thức bình thường. Một đôi lần khi tôi không bao giờ nghĩ tới, tâm thức tôi lại bừng sáng lạ kỳ, có thể nhận thức mọi chi tiết nhỏ nhặt như cử động của ngón chân, ngón tay, cái nháy mắt, tiếng chim kêu, hay làn gió qua tóc. Đó là những nội thức trực tiếp lên các khía cạnh của nhận thức bị che lấp bởi nhiều lớp màn dày do những cử động nhanh, sự trông chờ của 'cái tôi' và chấp trước.

Sau một tháng ở Gotama Thapovanaya tôi quyết định sẽ xuất gia khi ở Ấn Độ trở về. Tôi rất hạp với Thầy Vangisa và các tỳ kheo trẻ ở đây. Tôi cũng rất thích không khí tu học này. Tôi xin Thầy Vangisa được thọ giới tỳ kheo với Thầy khi tôi trở lại vào sáu tháng tới. Tôi trình bày: chương trình qua Ấn Độ của tôi được định từ trước, theo đó tôi sẽ học cho xong yoga bởi nhận thấy yoga giúp tôi sống khỏe, làm khí huyết điều hòa và trí lực gia tăng khả dĩ hữu ích cho công phu thiền định. Thầy rất đồng ý với tôi và nói tôi có thể trở lại Thapovanaya sống một thời gian trong lúc chờ Thầy quyết định việc thọ giới. Có lẽ Thầy chưa quên chuyện thầy Sudhamma nên dè dặt với người ngoại quốc. Tôi rất kính trọng và biết ơn Thầy

---o0o---

Nguồn: BuddhaSasana

Trình bày: Vĩnh Thoại

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/08/2021(Xem: 15414)
Thiền Sư Ngộ Ấn (1019 - 1088) (Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông) Và trả lời cầu hỏi của Phật tử Bảo Minh Toàn về bài kệ “Kinh Điển lưu truyền tám vạn tư” Đây là Thời Pháp Thoại thứ 275 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 21/08/2021 (14/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
19/08/2021(Xem: 16370)
Thiền sư Huệ Sinh (Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 274 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 19/08/2021 (12/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: quangduc@quangduc.com
18/08/2021(Xem: 2295)
Mỗi năm đến hè lòng tôi buồn lắm, chứ không buồn man mác đâu! Vì đấy là Mùa Vu Lan, mùa nhớ mẹ! Mặc dù tôi đã cài hoa hồng trắng đến hơn hai mươi năm rồi, nhưng vẫn không quên những câu nói, những hình ảnh thân thương của Bà ngày nào: "Con là hơi thở của mẹ". Ôi câu nói xúc động chạm đến tận lục phủ ngũ tạng của tôi và đã lấy không biết bao nhiêu nước mắt của người con gái mất mẹ trong những ngày Đại lễ Vu Lan. Mẹ tôi là người đàn bà đẹp, mà đối với bất kỳ một người con nào, mẹ mình chả là người đàn bà đẹp nhất trên đời! Có phải thế không? Bà sinh ra trong một gia đình giàu có tại Hải Dương, vừa xinh đẹp lại vừa giỏi giang, mới mười mấy tuổi đầu đã giữ tay hòm chìa khóa cho Thầy Đẻ (tiếng gọi bố mẹ của vùng miền). Năm mười ba tuổi đã có người đi sêu Tết dạm ngõ, chắc cũng môn đăng hộ đối nên ông bà ngoại tôi đã nhận lời. Mẹ tôi sợ phát khiếp không muốn lấy chồng, chỉ thích ra sông ôm cây chuối tập bơi và bắt chuồn chuồn cắn rốn cho mau biết bơi. Sêu Tết c
17/08/2021(Xem: 4467)
Thật là một điều kỳ diệu và lý thú khi được tin báo trên Viber là Tuyển Tập pháp Thoại vừa hoàn thành và đã sẵn sàng đến tay Phật Tử khi đến dự Lễ Vu Lan tại Tu Viện Quảng Đức (nếu không bị lockdown). Vì sao gọi là kỳ diệu? Chỉ sau khi tôi được học xong 10 duyên mà Đức Phật cho là quan trọng nhất theo thứ tự của 24 duyên, mà chúng ta ai cũng phải gặp trong thời gian còn làm người phàm, và nếu hiểu rõ tường tận thì mình có thể sẽ không bao giờ thốt lên câu “Học muôn ngàn chữ nghĩa nhưng không ai học được chữ Ngờ” của bộ Đại Phát Thú / Vi Diệu Pháp, do Giảng Sư Thích Sán Nhiên đã thuyết giảng qua 61 video, mỗi video kéo dài từ 3: 00 đến 3:50 giờ. Chính vì thế, nhờ đó tôi chợt nhận ra nhân duyên gì đã làm trưởng duyên và đẳng vô gián duyên, để tôi đến với Đại Gia Đình Quảng Đức Đạo tràng nói chung, và tiếp xúc liên hệ với TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng và được cộng tác với Ngài trên trang website Phật Giáo, Trang Nhà Quảng Đức, để rồi hôm nay lại có duyên
17/08/2021(Xem: 5193)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều “nhân” xấu nên khi chết đi chịu “quả” ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.
14/08/2021(Xem: 16887)
Chủ đề: Thiền sư Thuần Chân (Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 272 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 14/08/2021 (07/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
10/08/2021(Xem: 18286)
Con kính lễ Thiền sư Bảo Tánh và Thiền sư Minh Tâm (? - 1034) (Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, hai vị Thiền Sư chuyên thọ trì Kinh Pháp Hoa)🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
07/08/2021(Xem: 20230)
Chủ đề: Thiền Sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116) (Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vị Thiền Sư sau khi viên tịch tái sanh trở lại làm Vua vào triều đại nhà Lý VN) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 269 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 07/08/2021 (29/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
06/08/2021(Xem: 6553)
Cũng như chuông, trống cũng được coi như là một loại pháp khí không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của đa số dân tộc theo Phật giáo. Phật tử Việt Nam chúng ta rất gần gũi với thanh âm ngân vang thâm trầm của tiếng chuông; tiếng trống thì lại dồn dập như thôi thúc lòng người...Tại các ngôi chùa, trống Bát Nhã được đánh lên là để cung thỉnh Chư Phật, Chư Bồ Tát quang giáng đạo tràng chứng tri buổi lễ. Thông thường trống Bát Nhã được đánh lên vào ngày lễ Sám hối và trong những ngày Đại lễ. Ba hồi chuông trống Bát Nhã trổi lên để cung thỉnh Chư Phật và cung đón Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni quang giáng đạo tràng, đồng thời cũng nhắc nhở mọi người nên lắng lòng, buông bỏ mọi tạp niệm. Bà kệ trống Bát Nhã được đọc như sau: Bát Nhã hội Bát Nhã hội Bát Nhã hội Thỉnh Phật thượng đường Đại chúng đồng văn Bát Nhã âm Phổ nguyện pháp giới Đẳng hữu tình Nhập Bát Nhã Ba La Mật môn Ba La Mật môn Ba La Mật môn.
06/08/2021(Xem: 2877)
Dấu chân xưa du hóa, một mảnh trời bao dung, gởi những lời vàng ngọc hương xưa bay khắp cả cung trời. Từ xứ Ấn, nơi thánh tích niềm tâm linh Tôn Giáo Phật Đà, Bậc Cha Hiền Đấng Như Lai Thích Ca truyền giáo, khai sáng nguồn tâm nuôi dưỡng chủng tánh cho chư vị Thánh giả Tỳ Kheo Tăng, Tỳ Kheo Ni, hay chư vị Thiên thần Long vương, Trời người quy kính, nghe Đấng Như Lai thuyết giảng, từ gốc nhìn sâu lắng, từ pháp tu thực hành, nên Vua Quan, dân chúng ở xứ Ma Kiệt Đà, xứ Kiều Tất La, vang khắp dòng suối chảy Hưng Long Chánh Pháp nơi xứ Ấn. Có chư vị Thập đại đệ tử lớn, các vị Thánh Tăng tu tập chứng nghiệm, đạt thánh quả A-La- Hán. Tôn Giả A- Nan nối truyền Kinh Tạng nghe thông thuộc ghi nhớ không sót một câu, Tôn Giả Đại Ca Diếp nối truyền Y bát tâm tông Phật trao, làm đệ nhất Tổ sư truyền thừa, vị Luật sư Tôn giả Ưu Ba Ly, và 500 vị A- La-Hán, kết tập Kinh điển Giáo lý mà Đấng Như Lai thuyết trình qua 49 năm hành hóa độ sinh, Tôn Giả A- Nan là vị trùng tuyên Kinh Tạng, Tôn Giả Ưu-Ba-
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567