Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đấu tranh với thời gian và chướng ngại

28/05/201319:26(Xem: 10281)
Đấu tranh với thời gian và chướng ngại
Con Đường Mây Trắng


Đấu Tranh Với Thời Gian Và Chướng Ngại

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Vị lạt ma Phiyang vừa đi thì thời gian trở thành có thực và cuộc chạy đua với nó bắt đầu. Chúng tôi đã rõ là kể từ nay không phải từng ngày mà từng phút là quý báu. Chúng tôi thức dậy với tia sáng đầu tiên của mặt trời chiếu qua khe của vách gồm những tảng đá chất lộn xộn bên nhau và chúng tôi ra về khi trong đền đã quá tối và mặt trời đã lặn sau rặng đá. Chúng tôi không dám phí thời giờ vì cả chuyện ăn trưa. Vì lý do đó mà chúng tôi nấu nướng và ăn uống sau khi mặt trời lặn. Có khi chúng tôi làm việc thêm dưới ánh nến với những bản vẽ và ghi chú trước khi đi ngủ, cho đến khi ngón tay chúng tôi còn động đậy được nhờ hơi nóng của chén xúp. Nhiệt độ trong phòng không bao giờ lên quá số không và điều này thường xảy ra là trà mới pha đôi lúc quên uống vì trò chuyện, đã đóng thành khối băng trong tách gỗ.

Muốn rửa tay rửa mặt, chúng tôi phải đập băng trong thau, vì nước đóng thành băng ngay sau khi Wangdu mang từ dưới lũng lên trong một bình gỗ và đổ thau cho chúng tôi. Để có nước nấu ăn pha trà, bình gỗ phải để bên cạnh lò lửa trong động của Wangdu. Vì chất đốt, thường là trấu, có khi phân trâu, rất hiếm; phải mang từ lũng lên mới có, nên ông dùng chung để nấu ăn với cái lò đặt giữa chỗ ngủ của chúng tôi và cửa động.

Thức ăn chủ yếu của chúng tôi là bánh kèm ít bơ mà chúng tôi đã mua với giá cao tại Tholing Gompa; và buổi tối chúng tôi thêm một loại xúp đặc có sữa và bột. Cuối cùng khi bơ của Tholing hết, chúng tôi gửi một người của Tschamba-Lhakhang đi Tholing, nhưng tu viện ở đó cũng hết bơ nên phải tìm những người chăn trừu gốc Nomade ỏ Tschang-Thang. Sau một tháng người đó về, cầm theo được hai thỏi bơ mỗi thỏi nặng một lạng, có mùi phó mát hơn mùi bơ.

Nói thế nhưng tượng Phật và bích họa trong các đền làm chúng tôi hào hứng hơn nên chuyện ăn uống không đáng lưu ý. Song song chúng tôi cũng không thể làm ngơ một điều là lương thực ngày càng ít đi với tốc độ đáng sợ. Cuối cùng chúng tôi khám phá sau bao đựng thực phẩm có một cái lỗ to. Chúng tôi thầm lặng bít lỗ và chất đồ ăn ở một chỗ an toàn hơn - xa cánh tay đã thò vào lỗ.

Vài ngày sau thì không có gì xảy ra nhưng sau đó đồ dự trữ lại hao hụt. Phải chăng ổ khóa mà chúng tôi khóa cửa gỗ mỗi sáng trước khi đi làm, đã bị mở ra trong lúc vắng mặt? Muốn chắc chắn, chúng tôi niêm phong ổ khóa mỗi sáng. Nhưng ổ khóa không bị ai mở, cũng không có dấu hiệu gì nơi vách tường chứng tỏ có trộm. Vậy tại sao dự trữ lại hao hụt hơn chúng tôi sử dụng nhiều. Chúng tôi chắc kể trộm chỉ có thể Wangdu hay bè bạn bà con thỉnh thoảng tới thăm. Nhưng lạ một điều là ai đó có thể vào được mà không mở cửa hay đục vách. Nhưng đục vách thì không thể vì phải tốn nhiều thời giờ và thế nào cũng để lại dấu vết, điều mà chúng tôi đã khám phá ra ngay nhờ từng có kinh nghiệm. Để đề phòng, thỉnh thoảng hai chúng tôi có người bất ngờ về lều đá, như bỏ quên điều gì.

Wangdu có một người anh em rễ, thỉnh thoảng tới thay công việc, anh ta nói với chúng tôi là cũng có quyền được làm để kiếm ít tiền. Điều mà lúc đầu hai người vui vẻ thỏa thuận với nhau, dần dần trở thành một chuyện tranh chấp và tới ngày nọ thì hai người tranh nhau dữ dội, người này muốn loại bỏ người kia ra ngoài. Lần đó chúng tôi đang ở trong lều, khi chuyện tranh chấp bắt đầu. Hình như có ai đạp người kiavà không cho vào phòng. Bỗng nhiên có tiếng đổ rầm - cả hai người lẫn chiếc cửa sập đổ vào phòng! Và chúng tôi hoảng hồn khi thấy cửa bật ra khỏi bản lề. Thế là câu trả lời đã rõ.

Hóa ra khi mỗi ngày khóa cửa và niêm phong ổ khóa để đi đến đền thì kẻ trộm chỉ việc nâng cửa ra khỏi bản lề và tha hồ lấy đồ dự trữ của chúng tôi. Và sau đó họ chỉ việc cho cửa vào lại bản lề và buổi tối (hay bất cứ lúc nào) khi chúng tôi về thì ổ khóa và niêm phong còn nguyên. Kể từ đó chúng tôi niêm phong luôn mặt kia của cửa và không còn bị mất trộm thức ăn nữa.

Trong thời gian đó thì một tháng rưỡi đã trôi qua và vị tỉnh trưởng Tsaparang, có lẽ ông đã trên đường đến Shipki, không nhắn gửi gì chúng tôi cả. Có thể đến Shipki không thấy chúng tôi, ông sẽ gửi người đi Tsaparang xem ra sao. Lúc đó có thể thêm một tháng trôi qua và phần lớn công việc của chúng tôi đã xong. Mặt khác cũng có thể lúc đó các ngọn đèo Himalaya đều bị tuyết phủ và lúc đó có bắt chúng tôi đi Ấn Độ cũng không được. Đối với chúng tôi thì chuyện xảy ra cũng không sao, miễn là công việc có tiến triển.

Khoảng giữa tháng 12 thì có chuyện chẳng lành xảy ra. Một chiều nọ một vài người xem ra thô lỗ đến Tsaparang và ngủ tạm trong hang của Wangdu, cả đêm họ uống rượu và la ó. Sáng hôm sau có một người đàn ông mặt mày tối om, mắt chột (về sau người ta kể gã bị mất một mắt trong một vụ bắn nhau ở Tschang-Thang) đến báo là vị tỉnh trưởng ra lệnh chúng tôi phải rời Tsaparang và ông có lệnh hộ tống chúng tôi đến đèo biên giới.

Vì các bản sao bích họa mới xong phân nữa, chúng tôi nói với ông là sẵn sàng đi, chỉ xin tỉnh trưởng cho thêm ít ngày để làm cho xong. Để tranh thủ thời giờ, tôi vội viết cho tỉnh trưởng một lá thư và nhờ một người trong bọn mang đi. Tôi cũng không chờ đợi thư chấp thuận nhưng đoán là cả tuần sau thì người dưa thư mới về lại. Vị tỉnh trưởng, theo lời các người trong bọn kể, đã từ Shipki về lại và hiện đang ở hành dinh chính tại Schangscha.

Đúng như tôi đoán. Sau một tuần người đưa thư về lại và nhờ đó mà chúng tôi hoàn thành được công việc. Li đã làm xong bản vẽ đời sống Đức Phật, còn tôi đã sao lại hầu hết tất cả các bích họa trong ngôi đền trắng cũng như phần lớn tượng trong đền đỏ. Ngoài ra Li cũng làm được ấn bản của một loạt tranh các buổi lễ khánh thành đền, nhờ đó mà ta có hình dung rõ nét về những người đã xây dựng hai ngôi đền.

Chỉ một ngày sau khi người đưa thư về, hai ngôi đền bị niêm phong theo lệnh của tỉnh trưởng. Đó là một ngày buồn rầu cho chúng tôi, hôm đó chúng tôi cử hành rước lễ trước những bức tượng vàng của Phật, những tượng mà mỗi ngày đều gây cảm hứng suốt ba tháng nay và cúi nhìn chúng tôi mỉm cười từ bi. Lúc này, lúc phải từ giã tượng, chúng tôi thấy như xa người bạn quí nhất. Đối với chúng tôi, tượng là hiện thân sinh động của trí huệ và từ bi. Tượng khiến lòng chúng tôi tràn ngập sự tinh tấn và phấn khởi, chúng tôi đã làm việc dưới sự bảo vệ của tượng. Các tượng đó đã giảng pháp bằng tiếng nói không lời về cái đẹp bất hủ nằm trong tim chúng tôi, cái đẹp đó sẽ sống mãi dưới dạng linh ảnh của thành tựu cao quý nhất. Chúng tôi rời các ngôi đền với lòng biết ơn sâu xa. Chúng tôi đã làm tròn nhiệm vụ của mình và không thế lực nào của thế gian có thể cướp đi những gì chúng tôi đạt được.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 3011)
Hằng Nga trong cung trăng: Theo sách của Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ uống trộm...
27/10/2010(Xem: 20310)
Mục đích của chúng tôi trong khi sưu tập những mẫu chuyện kể này là để mọi người thưởng thức những tinh hoa hay đẹp của giáo – lý qua những câu chuyện tươi sáng đẹp đẽ. Nếu công việc sưu tập ca – dao là một việc khó thì công việc sưu tập và trình bày những mẩu chuyện cổ của đạo Phật cũng là một việc khó khăn và đòi hỏi sự hợp lực của nhiều người. Hàng chục ngàn mẫu chuyện đạo, nào thuộc loại tiền thân, nào thuộc loại lịch sử, nào thuộc loại thí dụ, nào thuộc loại triết lý. . . những câu chuyện đó thật là phong phú và chứa đựng những tinh hoa của giáo - lý, từ - bi và trí tuệ. . . Ðọc những mẫu chuyện đạo ấy, không ai thấy chán nản cả. Các em thiếu nhi thích đã đành, người lớn chúng ta cũng vẫn thích và hơn thế nữa, lắm lúc cũng phải suy nghĩ nhiều để có thể hiểu được triết – lý của một câu chuyện. Chúng tôi sức lực không bao lăm thành thử trông mong rất nhiều ở các vị học giả thâm uyên và dày công nghiên cứu. Chúng tôi chỉ muốn làm công việc nói lên những nguyện vọng, và tr
22/10/2010(Xem: 3881)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng, có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời. Bà sống nhờ một thửa đất nhỏ trồng những hạt ngũ cốc. Vì cuộc đời đã trải qua nhiều gian truân từ nhỏ, bà lão cảm thấy nghiệp chướng trong người rất nặng nên đã cố công tìm hỏi những người chung quanh phương pháp chuộc tội để cầu xin cho tâm hồn được bình yên.
21/10/2010(Xem: 8410)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
19/10/2010(Xem: 7981)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
17/10/2010(Xem: 9477)
Hơn 6 tiếng xe lửa từ Aschaffenburg, tôi trở về đến nhà gần 10 giới tối. Lục đục tắm rửa, ăn chén súp nóng (do chồng nấu cho) huyên thuyên kể chuyện, rồi đánh răng... mãi gần 12 giờ khuya tôi mới lên giường đi ngủ. Sáng sớm hôm sau 6 giờ thức dậy sửa soạn đi... cày. Công việc ứ đọng của 2 ngày thứ 5, thứ 6 (lấy hè, cộng với công việc của thứ 2 đầy ắp trên bàn. Tôi một mình chịu trách nhiệm một phòng không ai thay thế). Ông xếp trước khi về văn phòng còn đứng đó chờ đợi, vẻ lo âu. Tôi trấn an ông:
17/10/2010(Xem: 4737)
Tết Trung Thu ăn vào ngày rằm tháng 8. Nguyên cuối đời nhà Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Vương Mãng nhân được cầm giữ chính quyền...
17/10/2010(Xem: 2921)
Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử. Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn đến hỏi cô gái: - Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây?
16/10/2010(Xem: 4076)
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn. Vốn là vùng rừng núi bạc ngàn nằm trên nóc nhà thế giới, Hy Mã Lạp Sơn là nơi thâm u bí hiểm với sơn lam chướng khí trùng trùng và vô số loài thú dữ cư ngụ sẵn sàng lấy mạng người để làm thức ăn. Thời đó, thổ dân Dravidian không có đủ vũ khí hùng mạnh để chống cự với các loài mãnh thú và tự bảo vệ mình. Từng người vào rừng săn tìm thức ăn đã không thấy trở về. Độc địa nhất không phải chỉ là những hổ, cọp, gấu, beo nằm lồ lộ chờ mồi bên bờ suối, dưới gốc cây hay trong khe đá, mà ngay bên dưới lớp lá khô mục của đường rừng là những loài rắn nguy hiểm chực chờ bước chân người.
16/10/2010(Xem: 3740)
Trong thiền không có đầu đuôi, khúc chiết, lý luận. Nó đập vỡ lý luận. Đó là thế giới lý tưởng của câu thơ lớp ba mồ côi luận lý. Thế giới của những câu cuối lấc cấc, mẹ gà con vịt. Đừng bắt tôi giải thích; hãy lang thang với tôi trong câu cuối của dăm ba chuyện thiền nổi tiếng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]