Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vị lạt-ma tại Phiyang

28/05/201319:25(Xem: 10492)
Vị lạt-ma tại Phiyang
Con Đường Mây Trắng


Vị Lạt-Ma Tại Phiyang

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Chúng tôi vừa lại đền thì tỉnh trưởng của Rudol tới, đi cùng là sư trưởng của tu viện dòng Sakya tại Phiyang. Họ đến Tsaparang đêm hôm trước và hôm sau lạt ma Phiyang lên đền màu đỏ, khi chúng tôi vừa tụng kinh buổi sáng xong và định bắt đầu công việc. Vị lạt ma già với khuôn mặt đầy râu trắng và vẻ thân thiện, tỏ ra cho chúng tôi một niềm tin ông là một người chân thành tốt bụng và nghiêm túc. Sự giản dị, thái độ tự nhiền mà đáng kính và cách nói chuyện trầm tĩnh của ông cho chúng tôi thấy không phải ngại ngùng và những câu hỏi của ông xuất phát từ quan tâm tôn giáo chứ không phải để dò xét hay vì đãi bôi. Ông ngồi trước đền màu đỏ trong ánh nắng và nói chuyện tôn giáo ngay với tôi. Trước hết, ông hỏi tôi theo trường phái hay dòng nào, còn ông tuy và sư trưởng của một tu viện dòng Sakya nhưng thật ra thuộc dòng Nyingma và Kargyut. Tôi kể ông nghe về đạo sư Kargyut của mình và về Tomo Géché Rimpotsché và ông trả lời: “Không quan trọng là dòng tu nào. Chỉ có một điều quan trọng thật sự, đó là phép thiền định”.
Sau đó ông nhắc lại một câu thơ nói lên ý này với những chữ: “Không có thiền định thì không có pháp; chỗ nào có pháp, chỗ đó có thiền định”.

Tôi có cảm giác được nâng đỡ một cách lạ thường với sự có mặt của con người này, người cùng ngồi với tôi, đơn giản và tự nhiên trên mặt đất và trong chiếc áo cũ kỹ không có gì khác vưói một du sĩ đáng kính. Trong buổi nói chuyện, ông không chút tò mò, ông không hỏi gì về cá nhân chúng tôi từ đâu đến, chúng tôi định làm gì ở đây. Câu chuyện của ông chỉ xoay quanh các vấn đề tâm linh và phép tu thiền định. Rõ ràng ông là người có tri kiến sâu xa nhưng ông đã bỏ tham vọng của sự thông thái đơn thuần và đã chứng thực những thông điệp của Phật trong đời mình.

Lần đầu tiên, chúng tôi không thấy tiếc công việc mình bị gián đoạn, vì sau khi rời tu viện của thầy, chúng tôi về lại miền nam Tây Tạng, chúng tôi chưa gặp ai có khả năng cho chúng tôi cái cảm giác đã chứng ngộ như thế Vì sự chứng ngộ như hương thơm tự nhiên của một đóa hoa, nó trực tiếp gây chú ý mà không có tính chất thôi thúc, nó lan tỏa xung quanh dù mọi người có để ý đến hay không. Chúng tôi không giải thích được nhưng lạt ma Phiyang tỏa ra một niềm an bình làm mọi lo lắng của chúng tôi như tan đi. Cuộc chạy đua với thời gian làm cho chúng tôi luôn luôn bị căng thẳng bỗng nhiên chúng tôi cảm thấy vui lòng và bình an, thấy thời gian như không còn hiện diện. Với sự có mặt của lạt ma Phiyang, dường như tất cả vấn đề hết nặng nề và chúng tôi chỉ mong muốn là ông ở lại lâu hơn với mình. Thế nhưng ông nói là trên đường đi Ấn Độ để thăm các thánh tích, ông đã nhận lời cùng đi với vị tỉnh trưởng Rudok bao lâu hai người còn đi cùng hướng.

* * *

Sau khi cùng với lạt ma Phiyang về lều đá, vị tỉnh trưởng Rudok cũng đến và tham gia câu chuyện. Tỉnh trưởng là một người sống động, dễ mến, cởi mở và muốn nghe tất cả mọi chuyện và ấn tượng của chuyến đi chúng tôi, nhất là sinh hoạt của xã hội tại Lhasa mà chúng tôi quen một số người. Li đã chụp hình khá nhiều những người đó và nhân dịp này đem ra cho ông xem. Qua đó chúng tôi biết là có bạn quen chung với nhau. Đặc biệt nhất là vị tỉnh trưởng muốn có hình của vài cô mà Li nhất định đòi lại mới được, bằng cách nói là không thể đưa hình cho người khác nếu không có sự đồng ý của họ. Vị lạt ma Phiyang có vẻ vui cười khi thấy sự nhiệt tình của vị tỉnh trưởng này về phái đẹp, thế nhưng ông cũng không phá bĩnh câu chuyện vì thấy anh ta ham thích câu chuyện về người và vật, nhắc lại những kỷ niệm đẹp mà ngày nay với chức vụ tại Rudok ông bị mất mát nhiều.

Hai người đàn ông này khác nhau biết bao: một bên là một thanh niên yêu đời của nhân thế và bên kia là một người già minh triết! Thế nhưng xem ra hai người là bạn đường xa được; người thanh niên với sự vui tính tự nhiên và tính chất cởi mở, ông già với sự hiểu biết nhân hậu và lòng hỉ xả vô biên.

Ngày hôm sau hai người đã lên đường và khi Phiyang Rimpotsché đến chào từ giã, chúng tôi buồn thật sự. Để chứng tỏ tình cảm, chúng tôi tặng ông một ấn bản của Đức Phật tại Lộc Uyển (tượng của thế kỷ thứ 6). Chúng tôi vốn mang theo ấn bản này để đi đường nếu cần, sẽ tặng một vị lạt ma cao trọng. Dịp này đã đến. Nhưng rất đổi ngạc nhiên, vị lạt ma từ chối quà tặng một cách chân thành và chúng tôi hiểu ông rất thành tâm khi nói: “Cám ơn ông bà về tình cảm quí báu, nhưng tôi không cần hình ảnh bên ngoài của Đức Thế Tôn, vì Phật luôn luôn hiện diện trong tim tôi”. Sau đó ông ban phước và từ giã chúng tôi.

Chúng tôi cảm thấy hết sức cô đơn, giống như có một người rất gần gũi trong đời bỗng nhiên đi xa. Nếu công việc còn dang dỡ không níu chân lại, có lẽ chúng tôi đã xin phép đi theo chuyến hành hương.

Thế nhưng ai có ngờ là ước mong đó lại được thực hiện, điều mà trong giấc mơ chúng tôi cũng không dám ước - một sự thực hiện mà qua đó ấn tượng đầu tiên về người này đã được minh chứng rằng chúng tôi đã gặp một con người với trình độ tâm linh phi thường, một người có khả năng và ý chí, chia sẻ những thành tựu của mình cho kẻ khác.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2010(Xem: 2979)
Năm Tiết Đào lên tám, một hôm vào mùa thu, Tiết Đào đứng chơi bên cạnh cha, gần một cây ngô đồng. Cây đã già, cành lá sum sê đứng sừng sững trước nhà...
05/10/2010(Xem: 3958)
Kiều bào hơn 30 quốc gia trên thế giới đã về Thủ đô nhân mùa lễ hội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà nội. Ngày 30/9, tất cả đã có mặt, và được đón về khách sạn Kim Liên. Ngày mồng 1 và mồng 2 tháng 10, tất cả các đoàn Kiều bào được tập dợt tại đường Bắc Sơn, sơ duyệt diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Và những ngày sau đó được Ban Tổ chức đưa đi thăm viếng thắng cảnh, các khu di tích có liên quan đến triều đại Thánh Vương Lý Thái Tổ.
04/10/2010(Xem: 2763)
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
02/10/2010(Xem: 3070)
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
30/09/2010(Xem: 10327)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
27/09/2010(Xem: 6930)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật. Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy. Còn như nói đến tiền thân của Ngài từ khi chưa chứng quả vị, có kiếp Ngài làm con gái, có kiếp thì Ngài làm con trai, và cũng có kiếp Ngài làm vua nữa.
25/09/2010(Xem: 9887)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
10/09/2010(Xem: 60114)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
02/09/2010(Xem: 7238)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không, Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]