Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tu luyện thân thể

28/05/201317:51(Xem: 10473)
Tu luyện thân thể
Con Đường Mây Trắng


Tu Luyện Thân Thể

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Có những phép tu luyện lung-gom, chủ yếu là nhảy từ thế ngồi hai chân tréo, nhưng không dùng tay. Trước khi nhảy, hành giả lung-gompa hít không khí đầy ngực. Cứ áp dụng phương pháp này hàng ngày thì hành giả nhảy được ngày càng cao và thân thể ngày càng nhẹ dần. Quan trọng nhất là hít thở thật sâu, phối hợp với kỷ luật thuộc thân. Tôi chưa tập phép này bao giờ và cũng không nhớ có ai nhắc đến nó tại Nyang-to Kyi-phug hay không. Thế nhưng theo bà Alexandra David-Neel thì phép này được xem là một cách thử nghiệm cho lung-gom.

“Người ta đào một cái hố, chiều sâu khoảng bằng chiều cao của thí sinh. Trên hố có một cái vòm với chiều cao cũng khoảng như thế. Trên đỉnh vòm có một cái lỗ. Như thế khoảng cách giữa đáy hố và đỉnh vòm khoảng chừng gấp đôi chiều cao cơ thể của thí sinh. Thí sinh phải ngồi xếp bàn tròn, nhảy dựng lên và lọt qua lỗ trên đỉnh vòm. Tôi được nghe người Khampa kể trong xứ họ phải đạt được như thế, nhưng chưa bao giờ thấy tận mắt (26).

Như đã nói, tôi không nghe tại Nyang-to Kyi-phug xác nhận điều này, lạ một điều là có sự trùng hợp với mô tả của John Blofeld về nhà huyễn thuật Meng Goong tại làng Miao ở bắc Thái Lan. Nhà huyễn thuật này ngồi trước bàn thờ tổ tiên “… trên cái ghế cao khoảng một mét, tay đập trống và giọng của ông khỏe mạnh nhưng đáng sợ, nghe không phải tiếng người, vang lên trong buổi lễ. Thỉnh thoảng xảy ra những điều phi thường, có thực và khiếp đảm. Với một tiếng rống ghê gớm ông bắn mình lên cao một mét hay mét rưỡi và rơi thịch xuống băng ghế làm nó rung rinh muốn gãy. Vận động này của một người, hai chân vẫn khoanh tròn không hề duỗi ra, đối với tôi đáng sợ đến mức toát mồ hôi lạnh(27).

Sự mô tả của một tác giả tiếng tăm và đáng tin cậy chứng minh hai điều: thứ nhất, phép tu của người Tây Tạng không phải là hoang tưởng nhưng nhiều độc giả có thể nghĩ; thứ hai, không phải chỉ có sức mạnh cơ bắp trong chuyện này. Nơi đây người Tây Tạng thấy có sự hiện diện của phép bay bổng(28), dù ngắn ngủi nhưng được sinh ra bởi cái nhẹ nhàng phi thường và sức mạnh tâm linh của một nhà Lung-gompa.

Dù gì đi nữa, những thuật tương tự như thế được thực hành ở đông Tây Tạng vàbắc Thái Lan đã xác nhận cảm giác đầu tiên của tôi là tại Tây Tạng, phép nhảy đó không phải của riêng mà cũng chẳng là điều chủ yếu, nó được một truyền thống khác bổ túc vào. Gốc gác đích thực là phép Long-gum, như đã nói, là phép niệm hơi thở pranayana của Ấn Độ cổ(cũng là phần chủ yếu của phép tu du già của Ấn Độ giáo và Phật giáo), trong đó phép luỵen thân thể không hề có vai rò gì. thế nên ta cũng không thể nói kẻ luyện lung-gom là những người chịu “chôn sống” hay nguyện “vĩnh viễn sống trong bóng tối”. Trong thế gian không có gì mà không chịu sự biến đổi hay chuyển hóa; ý muốn và ước vọng, tư tưởng và cảm xúc con người lại càng không. ngay cả thệ nguyện sống đời tu sĩ cũng không hề “vĩnh viễn” hay không được xét lại. Những ai tự thấy đời tu sĩ không hợp với mình hay không mang lại tiến bộ tâm linh đều có quyền quay trở lại cuộc sống bình thường. Đời sống trong tu viện, trong cảnh độc cư hay nhập thất cách ly hoàn toàn chỉ là phương tiện đưa đến mục đích, tự nó không phải là cứu cánh.

* * *

Thời gian mà một nhưng nhập thất phải sống cách ly tùy thuộc phép tu(29) và trình độ tu luyện. Người đó không bao giờ bị ép phải tiếp tục tu luyện nếu sức khỏe hay năng lực giảm sút. Tại Nyang-to Kyiu-phug thì các thời kỳ nhập thất được tính toán kỹ lưỡng và hiển nhiên là không ai tu tập mà không được thầy của mình chuẩn bị chu đáo. Thời gian ngắn nhất kéo dài khoảng một tới ba tháng, thời gian trung bình từ một tới ba năm và thời gian dài nhất là chín năm. Thời gian dài nhất đó xem như để hoàn tất phép lung-gom, hành giả có thể tăng lên mười hai năm như truyền thống để lại. Để tránh chuyện khai dối thời gian tu luyện (thường thì uy tín của hành giả lung-gom dựa trên thời gian đó), cửa vào thất được niêm phong bởi các cơ quan tôn giáo hay thế tục, thí dụ của tu viện trưởng hay chức sắc Nhà nước (vì Tây Tạng là một xứ sở của tăng lữ, các công việc thế tục và tinh thần không tách rời hẳn). Bảng niêm phong nếu không được phép của các vị chức sắc thì không được mở ra. Vì chỉ có sức mạnh ý chí và lòng thiết tha cao độ mới chịu nổi sự cách ly tuyệt đối trong một thời gian dài mà không bị nguy hại, nên thời gian đó được coi trọng. Nó được xem là thử nghiệm của sự kiên trì va tính chất mạnh mẽ của hành giả.

Trong thời gian tôi nghiên cứu tại đó thì có sáu người nhập thất ở Nyang-to Kyi-phug. Một trong số đó đã ba năm tịnh khẩu và thiền định, và người ta đoán là ông sẽ không ra khỏi thất trước sáu năm tới đây.

Không ai được phép nói chuyện với một hành giả Lung-gom, cũng như không được nhìn thấy thân thể, dù chỉ chút ít. Quy luật đó là để bồ đề tính chất vô ngã ẩn danh. Vì lý do mà tay của hàng giả được vải che kín khi ông thò ra lấy thức ăn nơi khe cửa, không cho thấy hình dạng đặc biệt của tay mình, như có vết sẹo hay xăm tay, cho nên không ai biết được người đó là ai. Khe hở đó, tôi đo là 22,5x25cm, cũng chính là nơi mà hành giả lung-gom chui qua sau chín năm tu luyện.

Người ta nói rằng, sau thời gian đó thì thân hành giả nhẹ và mềm dẽo tới mức có thể chui lọt lỗ đó, lỗ không to hơn bao nhiều một bàn tay của một người bình thường và hành giả có thể chạy nhanh như ngựa phi nước đại, chân hầu như không đụng đất. Nhờ khả năng đó mà hành giải có thể đến các thánh thất tại trung Tây Tạng (U-Tsang) trong một thời gian không thể tin được.

Và người Tây Tạng cũng tin rằng sau khi thực hiện xong sứ mạng trên thì hành giả lung-gom tìm một chỗ độc cư theo ý thích, trong một hang động hay một thất tự mình xây hay tín đồ xây tặng; trong đó ông ta sẽ thiền định và giáo hóa chúng sinh cho đến cuối đời bằng cách thực hành những trách nhiệm tinh thần, phù hợp với phép tu của mình, tùy theo yêu cầu của tha nhân và đệ tử.

Đối với những ai tìm tới mình, ông sẽ chia sẻ ân phước, cứu chữa kẻ ốm đau, giúp người hoạn nạn. Thời gian tu kuyện đã cho ông những sức mạnh tâm linh để chữa bệnh, có khi chỉ cần rờ tay đến hay qua những nghi lễ đặc biệt như sử dụng dược thảo hoặc thuốc men đã được ban phép, các thứ này đóng một vai trò quan trọng trong Phật giáo Tây Tạng. Các năng lực thiêng liêng này đều nhờ những hoạt động tâm linh mà có.người Tây Tạng tin rằng ai càng đi xa trên con đường đạo thì càng có nhiều năng lực cứu giúp cho kẻ khác, càng có thể ấn chứng vật thể bằng năng lực mang lại phước lành của mình.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2010(Xem: 2867)
Năm Tiết Đào lên tám, một hôm vào mùa thu, Tiết Đào đứng chơi bên cạnh cha, gần một cây ngô đồng. Cây đã già, cành lá sum sê đứng sừng sững trước nhà...
05/10/2010(Xem: 3839)
Kiều bào hơn 30 quốc gia trên thế giới đã về Thủ đô nhân mùa lễ hội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà nội. Ngày 30/9, tất cả đã có mặt, và được đón về khách sạn Kim Liên. Ngày mồng 1 và mồng 2 tháng 10, tất cả các đoàn Kiều bào được tập dợt tại đường Bắc Sơn, sơ duyệt diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Và những ngày sau đó được Ban Tổ chức đưa đi thăm viếng thắng cảnh, các khu di tích có liên quan đến triều đại Thánh Vương Lý Thái Tổ.
04/10/2010(Xem: 2668)
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
02/10/2010(Xem: 2980)
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
30/09/2010(Xem: 10069)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
27/09/2010(Xem: 6846)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật. Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy. Còn như nói đến tiền thân của Ngài từ khi chưa chứng quả vị, có kiếp Ngài làm con gái, có kiếp thì Ngài làm con trai, và cũng có kiếp Ngài làm vua nữa.
25/09/2010(Xem: 9747)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
10/09/2010(Xem: 58761)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
02/09/2010(Xem: 7017)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không, Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]