Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đến Tsaparang

28/05/201319:21(Xem: 10748)
Đến Tsaparang
Con Đường Mây Trắng


Đến Tsaparang

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Sau thời gian ở tại “lũng lâu đài mặt trăng” và những ấn tượng to lớn của vùng khe sâu lũng hẹp dưới chân núi dá trên đường tới Tholing, chúng tôi ngại rằng Tsaparang sẽ gây thất vọng hay ít nhất nó không tranh được với những kỳ diệu thiên nhiên mà chúng tôi đã gặp. Ngày cuối, khi từ một khe leo lên để tránh một mỏm núi, đột nhiên chúng tôi thấy một thành phố vươn lên, như đẽo từ đá, gồm toàn những đền dài và cung điện, thành phố của các nhà vua xưa, đó là đích của chúng tôi: Tsaparang. Sự bất ngờ của cảnh quan này làm chúng tôi nín thở và không dám tin những gì mình thấy.

Như quyện trong ánh chiều thành phố nằm trên bầu trời tối, vây quanh là một chiếc cầu vòng như ánh hào quang. Chúng tôi sợ tất cả sẽ sớm biến mất như một ảo giác trên sa mạc sau khi chúng đã hiện ra - thế nhưng nó là sự thực không lay chuyển, như đá núi mà trên đó thành phố vươn cao. Ngay cả cầu vồng - một hiện tượng cực hiếm trong vùng đất hầu như không mưa này - cũng nằm lâu trong bầu trời và bao bọc thành phố như hào quang của những báu vật bí ẩn của những tượng vàng và sắc màu rực rỡ, mà những linh ảnh và các nền minh triết của quá khứ vàng son đã tạo thành tác phẩm nghệ thuật.

Sau hai năm dài gian khổ của chuyến hành hương và sự bất định và sau hơn mười năm chuẩn bị, được thấy đích đến của mình nằm trong một hào quang rực rỡ, lòng chúng tôi không những tràn đầy xúc động mà còn thấy rằng đó là một điều kỳ diệu, nó xảy ra không hề do tình cờ. Đối với chúng tôi, đó là dấu hiệu cho thấy trước những biến cố và khám phá có ý nghĩa trọng đại - sự cảm nhận về trách nhiệm của mình mà chúng tôi phải làm cho đến cuối đời. Đó là sự tuyên bố rằng nổ lực của mình sẽ đưa đến thành công cuối cùng, đồng thời nó cũng là sự xác minh lòng tin tưởng của mình về sự hiện diện của những năng lực là đúng, đó là những sức mạnh dẫn chúng tôi đến đây và cũng vượt qua bao nhiêu hiểm nghèo.


* * *

Chúng tôi đến thành phố bị quên lãng này lúc trời vừa tối và tìm được chỗ nghỉ trong một lều đá. Đó là phần trước của một hang động, từng là chỗ ở của những người đặc biệt trong kinh đô này của thời đại Guge. Ngày nay cư ngụ ở đây là một người chăn cừu có vợ con. Ông cũng là người bảo vệ cho ba ngôi đền thoát được sự tàn phá của chiến tranh và thời gian. Tên của ông là Wangdu. Ông rất nghèo, đúng như tục ngữ thường nói “như một con chuột trong nhà thờ” và mừng vui kiếm được ít tiền từ việc đem lại cho chúng tôi nước, gạo và sữa. Trong lều đá nhỏ xíu này, chúng tôi cố gắng sắp xếp tươm tất, mặc dù bên trong lởm chởm và tối đen, nó là hang động thiên nhiên hơn là chỗ ở cho người.

Trong đêm đầu tiên dáng nhớ đó - đó là dêm 2.10.1948 - tôi viết trong nhật ký: “Mơ ước của đời tôi từ nhiều năm nay là viếng Tsaparang, được đưa ra ánh sáng những báu vật đã hoang tàn của nghệ thuật tôn giáo và truyền thống cổ xưa. Mười năm nay tôi hướng về mục đích này, mặc cho nhiều trở ngại và lời can ngăn của những người nghĩ rằng tôi đi tìm ngôi lầu xây trong không trung. Nay giấc mơ đã thành sự thực và tôi bắt đầu hiểu một giấc mơ khác mà tôi đã có từ ba mươi năm nay. Trong giấc mơ đó tôi thấy một ngọn tháp gỗ nằm trên đỉnh núi. Đó là một ngọn tháp cũ, gió mưa đã làm tróc sơn. Tôi buồn rầu khi thấy cảnh này vì nhớ rằng trong quá khứ, lúc còn nhỏ tôi đã từng đứng trong tháp ngắm cảnh vật xung quanh. Bỗng nhiên tôi thấy Phật hiện đến với tôi, Ngài cầm trên tay thùng đựng sơn và cọ. Tôi chưa kịp nói lên sự ngạc nhiên của mình thì Ngài đưa thùng và cọ cho tôi rồi nói: “Con hãy tiếp tục công việc này của ta và hãy nhận lấy”. Lòng tôi tràn một cảm giác vui sướng và đột nhiên hiểu rằng, tháp này là tháp của tri kiến, đó là biểu hiện của pháp, mà Phật đã xây nên cho những ai muốn vươn ra khỏi thế giới chật hẹp của mình. Vào thời đó, điều mà tôi chưa hiểu là, mình là người được chỉ định phụng sự pháp bằng sơn và cọ; để thể hiện pháp qua một số dạng hình đẹp nhất của nó trong các tác phẩm nghệ thuật cao quí, đưa nó ra khỏi sự quên lãng”.

Và hồi đó tôi cũng không biết là mình sẽ có một người giúp sức có tài và hăng say, đó là Li Gotami, cũng là người phụng sự các bậc giác ngộ như tôi và rất yêu thích các tác phẩm lớn của nghệ thuật văn hóa Phật giáo, mà biểu hiện cao quí và trọn vẹn nhất của chúng nằm tại Ajanta và Tsaparang. Chỉ những người mà đời sống tâm linh quan trọng hơn tiện nghi vật chất và niềm ước ao học được pháp Phật lớn hơn tham vọng của cải và quyền lực thế gian mới hoàn thành được những tác phẩm đó, qua đó mà cả tính chất hoang dã của một vùng đá sỏi trở thành sự phát biểu của cái nhìn nội quán và vật chất trần trụi trở thành sự thể hiện của thực tại siêu việt.

Chúng tôi choáng ngợp trước uy lực của thực tại này, khi ngày hôm sau và chính điện của hai ngôi đền lớn, đền “trắng” và “đỏ”, màu của vách tường bên ngoài, chúng đã trường tồn, thoát mọi tàn phá. Những bức tượng vàng to hơn người thật phát sáng giữa màu sắc ấm áp của các bích họa trên tường, và sinh động hơn tất cả những tượng chúng tôi từng thấy. Đúng, các bức bích họa đó là hiện thân cho cái thần của thành thị bị lãng quên này. Đó là những cái độc nhất mà thời gian không can thiệp được. Thế nhưng chúng tôi cũng biết rằng cả những gì còn sót lại cuối cùng này của thời vàng son cũng sẽ bị tàn lụi, khi thấy những vết nứt trên vách và trần của hai điện. Một số bích họa bị nước mưa hay tuyết tan, thấm qua mái đã dột, làm hư nát, và vài bức tượng của đền thờ trắng vốn làm bằng đất thếp vàng, nay đã hư hại.

Những bức bích họa hẳn là toàn thiện nhất trong số những gì chúng tôi từng thấy trong hay ngoài Tây Tạng. Chúng che kín các vách tường, chỉ trừ đoạn dưới màu đỏ của vách (khoảng ba phần tư mét) lên đến trần. Chúng được thếp vàng không tiếc với sự chi li kỹ lưỡng nhất, ngay cả tại những góc tối tăm hay nằm hẳn trên cao không ai thấy tới, thậm chí mặt sau của những bức tượng. Vài hình trong bích họa có kích thước khổng lồ. Giữa những hình đó là những hình vừa và nhỏ, có nhiều nơi là những hình nhỏ xíu, có cái lớn không quá móng tay. Thế nhưng những hình tí hon này vẫn đầy đủ chi tiết như lông mày, tóc tai, móng tay móng chân, trang sức, mặc dù phải cần kính lúp mới thấy chúng. Chúng tôi sớm biết rằng các bức bích họa này là sự thể hiện lòng phụng sự tôn giáo, không cần biết chúng có được trầm trồ nhìn đến hay không. Đó là lời cầu nguyện và hành động thiền định bằng màu và dạng, mỗi một nét vẽ là một hành động của tập trung cao độ. Khi vẽ lại từng nét các bức bích họa, chúng tôi cảm nhận sự kỳ diệu của những đường nét, nơi đó còn nóng hổi nhịp tim và lòng quên mình sinh động của nghệ nhân, họ hiến mình cho tác phẩm, không cần biết tên mình ngày sau có còn ai nhắc tới. Họ tìm nơi sáng tạo tác phẩm niềm cảm khái của mình. Bản thân tác phẩm của họ đã là sự thờ phụng. việc vẽ lại những nét tinh tế này cũng cần sự chú tâm cao độ. Đó là một cảm giác kỳ lạ, được sống lại cảm nhận và xúc động của những người sống gần một ngàn năm trước. Hầu như chúng tôi tiến lại thân thể và nhân cách của họ, tham gia vào suy tư và cảm xúc của họ và bị nội tâm của họ chiếm giữ. Điều đó cho thấy, xúc cảm không những được biểu hiện bằng động tác ra ngoài - thí dụ như nét vẽ, vũ điệu, cử chỉ, ấn quyết - mà cả sự lặp lại những động tác đó cũng sinh ra chứng thực và cảm xúc như nguyên thủy.

Với cách này, chúng tôi bị hút vào công việc, hầu như chúng tôi đã đánh mất tính chất riêng của con người mình và nhận nhân cách của người khác làm của mình, những người sống cách đây hàng trăm năm đã làm công việc tương tự. Biết đâu được chúng tôi chính là những nghệ nhân trong một đời sống trước và đó là lý do đã dưa chúng tôi về lại chốn sáng tạo cũ.

Trong ba tháng ở Tsapang, cứ mỗi ngày trước khi bắt đầu công việc, chúng tôi lại tụng kinh quy y và tán thán trước tượng vàng và cúng hương đèn cho vị giác ngộ, phẩm vật tượng trưng cho ánh sáng và đời sống. Và mỗi ngày sự hiện diện của các vị càng rõ rệt và thúc bách hơn, để lòng chúng tôi tràn ngập sự cảm hứng mà quên đi sự đói lạnh và mọi khắc nghiệt của tình trạng hiện tại, sống như trong sự xuất thần, từ lúc mặt trời mọc đến khi lặn, làm việc hầu như không nghỉ vói một lượng thực phẩm tối thiểu.

Thế nhưng càng ngày trời càng lạnh, đặc biệt trong đền, chỗ mặt trời không bao giờ chiếu vào. Khi rót bảy chén nước để cúng buổi sáng thì chưa rót chén cuối, chén đầu đã đông, dù chỉ cần chưa đầy năm giây để rót chén nước. Vách tường của điện lạnh tới mức mà đụng lâu đến nó sẽ bị gây đau đớn và việc vẽ lại các chi tiết kỹ lưỡng là một sự cực hình. Li phải ủ chai mực tàu trong người để nó khỏi đông và chốc chốc Li phải hà hơi vào cọ nếu không, chỉ sau vài nét vẽ, mực đã bắt đầu cứng. Điều này thật khổ sở trong những ngày cuối của chúng tôi tại Tsaparang, lúc đó mỗi phút mỗi quí, và tôi nhớ là Li phải khóc vì chiến đấu chống cái lạnh.

Tôi làm việc với các tượng lớn của các vị Thiền Phật và Bồ-tát nên phải dùng bút chì, phấn vẽ trên một thứ giấy trong và nhám. Phần lớn hình ảnh của tôi nằm trên cao nên tôi phải đắp một chồng đá để leo lên, những viên đá lấy từ những tòa nhà đổ nát. Những chồng dá này là lưng tôi đau nhức, mỗi ngày phải hạ xuống dựng lên vài ba lần, tùy theo công việc tới đâu và cũng tùy hình tượng. Thật đúng là công việc của Sisyphus(50)! Thế nhưng không bao lâu sau, chồng đá không còn đủ cao để vươn tới phần trên của bức bích họa. Vì thế tôi phải làm một cái thang gỗ đóng tạm dựng trên chồng đá và đu đưa đáng sợ trên bậc cao nhất của thang, mà nếu chỉ cần vô ý là ngã. Ngoài ra chân tôi tê cóng vì lạnh nên thỉnh thoảng tôi phải xuống thang cho máu điều hòa lại và hưởng chút hơi ấm của mặt trời ngoài điện. Muốn làm tay bớt cóng, chúng tôi ủ nó trên nắm cửa sắt của điện để hưởng hơi nóng mặt trời.

Thêm một cái khó nữa là ánh sáng trong điện không đều. Các ngôi đền của Tây Tạng được xây sao cho ánh sáng chiếu vào bức tượng chính, xuyên qua một cửa sổ phía trên của vách đối diện hay qua một lỗ nhỏ của mái điện nằm phía trên tượng. Nhờ thế mà ánh sáng chiếu từ tượng vàng làm sáng đền để ta có thể ngắm nhìn các bích họa hay các vật khác trong đền. Thế nhưng ánh sáng không đủ để có thể vẽ hay thực hiện các loại hình khác. Ngoài ra ánh sáng phản chiếu từ tượng không cố định mà thay đổi tùy vị trí của mặt trời nên các vùng sáng trong điện cũng khác nhau. Vì thế chúng tôi cũng phải đổi chỗ theo, hay có lúc phải dùng khăn trắng để chiếu thêm ánh sáng vào những góc quá tối hoặc những chỗ nằm sau cột đền.

Thường thường chúng tôi phải ngưng công việc đang làm chỉ vì muốn tận dụng một chỗ khác có ánh sáng tốt hơn; và quá trình này cứ diễn lại cho đến khi tất cả chi tiết của các bức bích họa được vẽ lại. Việc chụp hình cũng rất khó khăn trong điều kiện này và ngay cả Li vốn là thành viên của Hội nhiếp ảnh Hoàng gia Anh cũng trải qua một thời gian căng thẳng để chụp hình trong điện; vì chúng tôi không hề có bộ phận nháy sáng hay các phương tiện hiện đại khác. Trong thời kỳ đó, các phương tiện chụp hình còn hết sức khó tìm tại Ấn Độ và chúng tôi phải mừng là kiếm được phim cho những chiếc máy hình, chúng đã phục vụ chúng tôi một hay hai thập niên. Li có một chiếc máy Kodak số 1, loại 3, bao da xưa, có một ống kính rất tốt nhưng lại đòi hỏi thời gian thu hình rất lâu. Li không cần thiết bị đo mà vẫn có một cảm giác không bao giờ sai về thời gian thu hình. Những nét nổi của các bức tượng nhờ thế mà rõ hơn, nếu chụp với nháy sáng chưa chắc tốt. Thế nhưng nhiều bức họa vì ánh sáng không đều nên hình không thể đẹp được.
Ngay cả các bức tượng của chỉ có thể chụp với các miếng phản chiếu ánh sáng đặt đúng và sau khi quan sát ánh sáng nhiều ngày. Những bức tranh này, không kể các bức bích họa sao lại, là những thành tích quí báu nhất của chuyến đi.

Trong số những bích họa tại Tsaparang thì bức diễn tả đời sống Phật Thích-ca là đáng lưu ý và đẹp nhất. Đó là bức cổ nhất và hoàn thiện nhất về đời sống của Phật được biết cho đến nay. Cả Ajanta, vốn được xem là đỉnh cao của nghệ thuật họa hình Phật giáo, cũng chỉ có những tranh nói về tiền kiếp của Phật và rất ít tranh diễn tả Đức Phật lịch sử. Thế nên chúng tôi rất vui mừng tìm thấy các bức bích họa tại Tsaparang còn khá nguyên vẹn như thế. Ngay cả thời gian hàng trăm năm chưa xóa mờ các màu sắc đậm hay các đường nét tinh xảo. Các màu sắc còn như mới, hầu như chúng được vẽ trong thời đại của chúng ta, chứ không phải cách đây tám chín trăm năm.

Trong hai ngồi đền chính, đền nào cũng trình bày cuộc đời Đức Phật. Ngôi đền trắng cổ hơn và có một tượng Phật lớn rất cũ của Thích-ca, làm bằng những miếng kim loại thếp vàng, chúng được hàn hoặc tán lại với nhau. Lõm khung đựng tượng này được trang hoàng với bích họa rất tinh vi trình bày cuộc đời Đức Phật. Những cảnh tượng trong bích họa này được vẽ sát chồng lên nhau, để ta thấy mọi diễn biến trong đời Ngài nằm chung trong một bức. Các bức họa đó nằm hai bên vách của khung nhưng đáng tiếc là bên trái đã bị nước mưa làm lu mờ.

Còn trung tâm đền màu đỏ thì gần như mọi bức bích họa đều nguyên vẹn, các bức bị phá hủy hay mờ nhòe thì phía bên đền trắng lại còn. Đó thật là một sự tình cờ quý báu, nhờ thế mà chúng tôi giữ lại được toàn bộ hình ảnh truyền thống về cuộc đời Đức Phật.

Tôi không muốn đi sâu vào các bức bích họa này, vì chúng sẽ là nội dung của một cuốn sách riêng, trong đó công trình tái tạo kỹ lưỡng và trung thực của Li Gotami về các bức bích họa sẽ được trình bày. Trong lúc Li lo việc trình bày đời sống Đức Phật, tôi làm việc với các tượng lớn nằm trên bích họa, phải đổi chỗ liên tục vì ánh sáng không đều. Các tượng trong đền trắng gồm có hai loạt hình các vị Thiền Phật, mỗi Phật có quyến thuộc khoảng mười hai vị ấn quyết khác nhau nói lên những khía cạnh khác nhau về thiền định. Tổng cộng có khoảng 130 hình, trong đó có 65 hình với hoa lá, phần nửa còn lại được trang trí công phu xung quanh.

Trong đền đỏ, trên các bức trình bày cuộc đời Đức Phật là những bức tượng to lớn hơn người thật. Những tượng này vì quá khuôn sáo (có lẽ làm từ một khuôn, chỉ khác nhau ấn quyết và màu da) nên không hay lắm, chỉ có các tòa sen lại rất đáng được chú ý. Chúng được thực hiện một cách hết sức sáng tạo và trang trí công phu, trong đó các biểu tượng Phật giáo đan trộn vào nhau một cách mỹ thuật. Đối với những tòa sen này xứng đáng được viết bằng cả một cuốn sách về hệ thống của biểu tượng Phật giáo.

Với tất cả những báu vật của nghệ thuật tôn giáo cao quí đó mà chúng tôi làm việc suốt ngày từ sáng tới tối, được thúc đẩy bởi mối lo: mình là người cuối cùng có được vinh dự này, không những chỉ được nhìn, mà còn thu hình và tái tạo chúng, để một ngày kia, những tư liệu mình thu thập được sẽ là nhân chứng duy nhất và cuối cùng của chúng.

Chúng tôi được thuận lợi đặc biệt, vì có lẽ trong lịch sử Tây Tạng, trước mình không có ai được phép chính thức tái tạo trực tiếp những hình ảnh thiêng liêng này. Chúng tôi hết cố hết sức mình, với sự chính xác cao độ, vẽ lại từng nét và tô lại từng màu. Về màu thì các mảnh vụn rơi ra từ vách tường đã giúp chúng tôi làm mẫu và tái tạo các bức bích họa trong màu nguyên thủy của chúng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2020(Xem: 11728)
Không chỉ là một trong những cuốn sách xuất sắc về nội dung, "Hành trình về Phương Đông" còn có một số phận kỳ lạ. Và không chỉ bây giờ mà suốt vài chục năm qua rất nhiều diễn đàn trong và ngoài nước đã tranh luận rất nhiều về nguồn gốc, xuất xứ cuốn sách này. Mà người đã tạo ra nó lại yên lặng như không hề có liên quan.
20/04/2020(Xem: 2721)
Thắp xong mấy nén hương trầm, lâm râm khấn vái, dâng lên bàn thờ Phật, rồi bàn thờ gia tiên, dì Thêm thở dài, bước từng bước năng nề xuống bậc cấp cầu thang lát đá nhám màu đen sậm, mắt dõi theo hai bàn chân của mình đổi phiên nhau đặt từng bước xuống lần bên dưới. Cũng là những bước đó trước giờ, nhưng sao tối nay tự dưng dì cảm thấy như mình đang bước dần xuống hố sâu u ám đang chứa đầy nỗi thất vọng, buồn tênh… Hết bậc cấp, dì lê gót đến ngồi phịch xuống ghế sofa êm ái, nhìn bâng quơ qua cửa kính ra ngoài sân, cổng trước… Dì Thêm đang nghĩ về đứa con gái của mình.
16/04/2020(Xem: 4549)
Đường phố vắng hoe. Quán xá đều đã đóng cửa. Chỉ những khu vực chợ búa mới thấy có người tập trung qua lại với biểu hiện vội vội vàng vàng, Đã bước sang ngày thứ mười một của đợt giãn cách xã hội phòng chống dịch COVID-19.
13/04/2020(Xem: 3203)
Mỗi người trong chúng ta ít nhiều đều có những kỷ niệm lần đầu tiên mà mình nhớ mãi và chắc rằng Đại dịch năm nay cũng sẽ là kỷ niệm lần đầu tiên mà cả thề giới sẽ không bao giờ quên khi trận dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến mọi mặt trong xã hội và làm đảo lộn mọi thứ… Trong những ngày này, mọi người bị bắt buộc ở nhà và hạn chế đi lại, mỗi người chọn cho mình một cái gì đó để giải trí, để thư giản, để học hỏi, v.v… QT thỉnh thoảng tìm đọc những quyển sách tiếng Anh có những câu chuyện để chia sẻ trong Ngày Nhớ Ơn Mẹ, Ngày Nhớ Ơn Cha, Mùa Vu Lan… Những con số người chết hằng ngày mỗi gia tăng làm mình cũng xúc động… và QT tìm thấy câu chuyện này xin chia sẻ với cả nhà như là một kỷ niệm của riêng mình… Nguyện cầu Chư Phật gia hộ cho tất cả được nhiều bình an và đại dịch sớm qua mau. Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
01/04/2020(Xem: 4136)
Có một thứ được cất giấu, nếu nói là bí mật thì hơi quá, chỉ là hơi kín đáo trong cốp chiếc xe Future còn mới cáu xèng của anh. Anh lẳng lặng ghé chỗ cửa hàng bán vật liệu ống nước và sắt thép để mua nó, cất kỹ, lấy chiếc khăn lông dùng để lau bụi xe mà phủ úp lên che lại. Vợ con của anh chắc là không biết, vì xe là xe riêng của anh, không ai tò mò táy máy mở cốp ra làm gì. Vậy nên, người ngoài càng không hề biết.
01/04/2020(Xem: 5306)
Truyện ngắn "Trong cốp xe" của TK Vĩnh Hữu được đăng trên Thư Viện Hoa Sen vào ngày 16/02/2020, có đoạn: ... "Anh chú tâm niệm Phật, đúng ra là niệm Chuẩn Đề đà-la-ni, chỉ để thêm đạo lực, thêm ý chí mà vượt qua thời khắc khó khăn thử thách, quên đi mệt nhọc thân xác..." Tác giả chỉ nhắc qua việc "niệm chú" thật ngắn, không diễn bày hay kể lể gì thêm, lướt qua thật nhanh để trở về với mạch truyện. Chắc rất ít người lưu tâm để ý đến chi tiết vô cùng huyền diệu này, vì đang bị cuốn hút theo dòng trôi của câu chuyện "hết xăng, dắt xe đi bộ".
20/03/2020(Xem: 2889)
Tình yêu không chỉ là cảm xúc của con người, nó còn là cội nguồn của sức mạnh, của tinh thần lạc quan, của lòng dũng cảm và sự kiên cường. Tình yêu giúp chúng ta giải quyết rất nhiều vấn đề trong cuộc sống, giúp ta dễ dàng tha thứ cho những sai lầm và dẫn dắt ta tới những bến bờ hạnh phúc. Đó là buổi tối tháng 6 lộng gió, chàng trai gặp cô gái tại một bữa tiệc ở một nhà hàng gần biển. Cô là người xinh đẹp, dịu dàng và phần lớn khách trong buổi tiệc đều chú ý đến cô. Trong khi đó, chàng trai lại là một người rất bình thường, không có gì đặc biệt, cũng chẳng ai để ý tới anh. Anh cũng dõi theo cô ngay từ khi cô bước vào.
20/03/2020(Xem: 4333)
Quê hương khuất bóng hoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. Chiều về trên sông vắng, Chàng ngồi trầm ngâm ngắm cảnh sông nước của Sài Gòn. Tức cảnh sinh tình Chàng nhẹ nhàng lôi máy điện thoại iPhone vẫn luôn nhét trong túi ra nhắm một pô thật tình cảm, rồi trong ký ức thời còn đi học luôn bị ông Thầy dạy văn bắt học thuộc lòng các bài thơ Đường hay "Kẻ sĩ" trẹo vần của Nguyễn Công Trứ, Chàng liền xuất khẩu thành thơ ra ngay một câu đã chứa sẵn trong đầu "Bên sông khói sóng cho buồn lòng ai". Trước là để giải tỏa nỗi buồn cho quê hương đất nước đang điêu linh, sau là xả stress với các tin tức thế giới về con vi-rút độc hại, lỡ mang cái tên mỹ miều là Corona. Tên cúng cơm đầy đủ phải là Covid-19 nghe như mật mã của một điệp viên nổi tiếng cỡ 007 không bằng. Đại để chỉ nêu rõ xuất xứ của cô nàng vi-rút xuất hiện tại Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.
17/03/2020(Xem: 9264)
Nước kia có một ông vua Nghe lời đồn đãi khó ưa về mình Ngoài đời có kẻ phê bình Rằng mình bạo ngược, tính tình tàn hung Còn về chính trị chẳng thông, Vua nghe tức bực trong lòng lắm thay
17/03/2020(Xem: 12906)
Ngày nay, Sự hiện hữu lạ lùng của mấy con trùng nhỏ nhoi codv19 lại có một sức tấn công vô hình mà mãnh liệt làm các nhà chánh trị gia hùng cường nhất thế giới khi đưa tay để bắt tay nhau trong một tư thế quen thuộc của nền văn hóa âu tây lại vội vả rút tay về rồi họ cùng chấp hai bàn tay lên ngực để chào nhau và cùng rộ lên cười những tiếng cười hoan lạc, mỹ miều, khoan khoái, từ xưa nay chưa từng có ! Hay thay, Một khoản khắc trở về chân lý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]