Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trên cao nguyên

22/05/201313:57(Xem: 10151)
Trên cao nguyên
Con Đường Mây Trắng


2. Cuộc Đời Hành Hương
Trên Cao Nguyên

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Chúng tôi đã vượt qua ngọn đèo đáng sợ cao sáu ngàn mét dưới một bầu trời không mây một cách dễ dàng. Lúc leo lên vách phía nam của đèo, mặt trời nóng tới mức mà tôi phải cởi hết áo quần ấm, cất vào hành lý. Thế nhưng vừa qua vách bắc của đèo, nằm trong bóng râm thì trời bỗng lạnh như băng làm tôi phải tiếc vì đã không cầm sẵn áo ấm trong tay. Trời lạnh tới mức mà ai cũng phải vận động liên tục để giữ hơi ấm. Vì vậy mà tôi không dám bảo đoàn người dừng lại để mở hành lý lấy áo ấm ra.

Tây Tạng là xứ sở mà người ta phải luôn tính đến chuyện gặp những cảnh bất ngờ. Ngay cả quy luật tự nhiên tưởng như quen thuộc cũng hầu như mất giá trị. Nhiệt độ sôi của nước thấp đến nỗi nếu vô ý nhúng tay vào nước sôi, người ta cũng hầu như không hay và không bị thương tích gì. Vì thế mà trên độ cao này không thể nấu cơm được vì thời gian nấu chín quá lâu đến nỗi cơm biến thành nước cháo hay hạt còn cứng bên trong. Thế nhưng cái khác biệt giữa bên mặt trời chiếu và bên bóng râm thì to lớn tới mức mà nếu ta đứng giữa hai bên, thì thân bên ánh sáng sẽ bị phỏng vì nắng và bên kia phải phòng lên vì khí lạnh như băng. Không khí quá loãng không hấp thụ nhiệt độ được để truyền nhiệt cho phía bóng râm cũng như không thể che chở cái nóng và các tia cực tím của mặt trời. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ánh nắng và bóng râm, như nhiều quan sát viên ghi nhận, có thể lên tới 100 độ Fahrenheit (38 độ C). Tôi không hề nghi ngờ điều đó vì khi cỡi ngựa thì chân tôi tuy mang ủng long nhưng giá lạnh tới mức không còn cảm giác, còn tay cầm cương ngựa thì bị phồng lên vì nóng. Tưởng như bị phỏng nước sôi. Tệ hại nhất là da mặt của tôi bóc ra từng mảng trước khi quen được với khí hậu này. Mặc dù có bôi kem nhưng môi tôi sưng phồng lên, ăn uống rất khó chịu. May thay chỉ sau khảng ba bốn tuần thì da tôi đã qen chịu đựng va sau đó trong chuyến hành trình không còn gặp trở ngại gì nữa.

Ngay cả người Tây Tạng, trừ những người liên tục sống ngoài trời như người chăn thú, nông dân hay thương nhân, cũng luôn luôn che mặt khi đi xa để tránh nắng mặt trời và gió lạnh thường thổi trên cao nguyên trong các mùa nhất định. Loại gió nầy mang theo cát, châm chích và chui lọt vào cả áo dày. Rồi khi gặp một đoàn người bịt mặt và vũ trang trong cảnh hoang vu không ai ở lại là một nỗi lo sợ không biết sau mặt nạ che đó là người dân bình thường hay kẻ cướp. Kẻ cướp cũng nhiều, nhất là trong thời kỳ bất ổn chính trị hay chiến tranh, khiến những vùng mà thương nhân hay qua lại thêm nguy hiểm.

Nhưng tôi cũng không quá sợ (mặc dù hồi đó đã biết vùng Turkentan đã có dân nổi loạn), vì sau khi rời biên giới Ladakh, tôi bỏ tuyến thương nhân đến “chỗ không người”, nằm giữa vùng đại hồi Panggong và Yak-Tso đến cao nguyên Aksai-Tschin. Biên giới giữa Ladakh và miền Tây Tạng do Lhasa cai quản hồi đố chưa rõ ràng, vì không ai quan tâm đến chỗ không người này. Trên thế giới, nó thuộc về những nơi ít ỏi mà con người và thiên nhiên cứ bị để mặc, không bộ máy hành chính nào ngó ngàng tới. Vì thế lòng tôi đầy một miềm sung sướng kỳ lạ và sự tôn quí, cảm thấy mình hoàn toàn thuộc về mình, đứng một mình giữa thiên nhiên vô tận, giữa trời đất bao la, như ngày mà con người chưa được dựng.

Hai người Ladakh trung thành và người ngựa là những sinh vật duy nhất còn liên hệ với tôi; và trong cảnh bao la của thiên nhiên này, tôi thấy họ gần gũi và thân thuộc với mình xiết bao. Không nhiều thì ít, chính những con ngựa quyết định chúng tôi phải dừng chân chỗ nào vì chỉ nghỉ ngưoi nơi nào có cỏ và nước cho chúng.

Dù cảm giác nhỏ nhoi trước cảnh hùng vĩ của vùng núi non, dù biết cái giới hạn và sự phụ thuộc của con người trước nắng mưa, với nước cỏ, với thức ăn, chất đốt và các điều kiện vật chất khác, thế nhưng tôi chưa từng có một cảm giác về tự do và độc lập lớn hơn thế này. Chưa bao giờ tôi rõ cái mà ta gọi là đời sống văn minh lại chật hẹp và hạn chế như thế và để có một đời sống an toàn, ta phải trả một giá cao thế nào về tự do và độc lập thật sự trong tư tưởng và hành động.

Một khi mỗi chi tiết đời sống đã được tính toán và qui định, mỗi khoảnh thời gian ngắn nhất đã được định trước phải làm gì, thì những dấu vết cuối cùng của tự tính vốn phi thời gian và vô tận của ta cũng biến mất; mà từ tự tính đó tự do được sinh ra. Tự do không phải là muốn làm gì thì làm, nó không phải là tự tùy tiện, bỏ mặc, chẳng phải là sự phiêu lưu, mà tự do là khả năng có thể chấp nhận được cái bất ngờ, thu liễm và chuyển hóa nó; tức là nới tâm mở rộng đối diện với mọi tình huống bất ngờ của đời sống - tốt cũng như xấu. Đó là khả năng có thể phù hợp được với muôn hình vạn trạng của điều kiện sống mà không đánh mất niềm tin nơi các mối liên hệ sâu xa giữa thế giới bên trong và bên ngoài. Đó là niềm xác tín, không bị thời gian lẫn không gian hạn chế, khả năng chứng thực cả hai mà không chấp trước vào một khía cạnh nào, không tìm cách chiếm đoạt chúng bằng cách chia chẻ chúng ra từng mảnh.

Thời gian bị chia chẻ một cách cơ giứi và giả tạo của con người hiện đại đã không làm con người thành chủ của nó mà ngược lại là nô lệ; càng muốn tranh thủ thời gian, ta lại càng mất nó. Điều đó giống như ta bắt dòng sông ép vào trong một cái chậu mà quên rằng chính sự trôi chảy, chính sự tương tục của vận động mới làm ra dòng sông. Điều này cũng đúng cho thời gian: chỉ ai chấp nhận nó trong toàn bộ kích thước, trong nhịp điệu vô tận và sáng tạo đời sống, cái làm nên tính tương tục của nó, thì kẻ đó mới làm chủ được nó, biến nó thành của mình được. Khi ta chấp nhận thời gian như thế, sẵn sàng thu liễm vào trong ta mà không ngăn chận dòng chảy của nó thì nó sẽ mất uy lực đối với ta. Chúng ta sẽ như được nó chuyên chở trên đỉnh cao, không bị nuốt trọn, không bị kéo xuống vực và nhờ thế mà không mất tầm nhìn về những cái phi thời gian.

Không nơi nào mà tôi cảm nhận được đièu naỳ sâu xa hơn bằng giữa bầu trời Tây Tạng, trong sự trầm lắng sâu thẳm, sự trong suốt của bầu không khí, cái rực rỡ của màu sắc và cái thanh tịnh hầu như trừu tượng của dáng núi. Cuộc sống hữu cơ đã thu laị thật nhỏ nơi đây, không có vai trò gì trong cảnh quan chung, bản thân cảnh quan lại là biểu trưng của sự sống, của những sức mạnh uyên nguyên từ trời đất. Núi đá vắng cây cho thấy một cách trọn vẹn qui luật của trọng trường - có đôi chút thay đôỉ thì cũng chỉ vì tác động của mưa gió - và của cấu trúc địa chất và tính cách của đất đá, biểu hiện bằng màu sắc và hình dáng.

Trời và đất đã đôỉ vai cho nhau. Nếu bầu trời thường sáng hơn cảnh vật dưới chân mình thì ở đây bầu trời thường tối và sâu; trong lúc đó, cảnh vật nổi bật trên bầu trời bằng sắc màu rực rỡ, hầu như chúng là nguồn sáng. Sắc đỏ và vàng bập bùng như lửa cháy trước bức màn xanh đen của trời.

Thế nhưng khi chiều buông thì màn đêm ập đến, cho một cái nhìn vào chiều sâu của vũ trụ. Ngàn sao sáng rực và gần gũi hầu như chúng là một phần của cảnh vật. Ta thấy chúng như từ trên cao sa xuống chân trời lóe lên một cái rồi biến mất, như một người cầm đèn biến mất sau cánh cửa. Vũ trụ không còn chỉ là một cái gì trừu tượng mơ hồ mà một thực tại có thể thấy rõ và vì thế ở đây không ai nghĩ về “thời gian” mà không nhớ đến mặt trời, mặt trăng và những vì sao, các thiên thể chế ngự nhịp điệu của đời sống; nhờ thế mà thời gian mất khía cạnh tiêu cực của nó, nó trở thành một kinh nghiệm cụ thể của một sự vận hành miên viễn, qui hoàn sáng tạo, là tự tính của muôn vật. Vì bầu trời hầu như không bao giờ bị mây che phủ hoàn toàn, con người luôn luôn thấy được tiếp xúc với các thiên thể và chiều sâu xa của không gian. Cả ban đêm cũng không bao giờ tối hoàn toàn. mộ t thứ ánh sáng lờ mờ kỳ lạ chiếu cảnh vật trong những đêm không trăng, một thứ ánh sáng tỏa ra từ các vì sao. Trong thứ ánh sáng đó mọi vật và cảnh quan hiện ra tương đối rõ nét không màu không bóng.

Mực nước trong sông suối cũng dâng hạ với nhịp vận hành của thiên thể, vì trong mười hai giờ của ngày hè thì tuyết trên núi bắt đầu tan khi mặt trời rọi, tối đến thì đông cứng lại. Thế rồi nước lại cần khoảng mười hai giờ để chảy từ núi xuống suối, nên khoảng chiều tối nước suối dâng cao và sáng hôm sau lại hạ xuống. Các dòng suối nhỏ thường khô kiệt trong các giờ ban ngày, ban đêm lại trở thành dòng thác chảy xiết. Vì thế nếu ai cắm lều bên cạnh một dòng suối tưởng khô ráo có thể ban đêm bị nước cuốn (điều này đã xảy ra cho tôi nhưng rất may giờ cuối đã cứu được cả người lẫn hành lý).

Nhịp điệu lớn lao của thiên nhiên xuyên suốt mọi thứ và con người đan kết với nó về vật chất lẫn tinh thần. Ngay cả trí tưởng tượng hay sự cảm xúc cũng ít tùy thuộc vào lĩnh vực của cá thể mà nó tùy thuộc vào cảnh vật. Trong đó nhịp điệu của vũ trụ tinh đọng thành một tiết điệu với sức thu hút không cưỡng lại được. Nơi đây trí tưởng tượng chính là biểu hiện của thực tại trên bình diện ý thức con người và ý thức này dường như nối mọi cá thể với nhau và cho cả vùng một không khí tâm linh.

Dưới ảnh hưởng của miền đất lạ lùng này, trong đó lũng còn cao hơn những đỉnh núi tại châu Âu, và núi non vươn đến những không gian siêu nhân thế; nơi dây đã xảy ra một sự du hành tâm linh kỳ lạ. Điều này dường như một tảng đá nặng đã được xuất hiện tự nhiên và nhẹ nhàng, nhưng không mất đi mối liên hệ và phương hướng của chúng. Một sự chú tâm và sáng sủa cao độ được đạt đến, không chút cố gắng và một niềm vui cao cả giữ tâm trong trạng thái sẵn sàng sáng tạo. Tâm thức như được nâng lên bậc cao hơn, nơi đó các chướng ngại quấy nhiễu của đời sống bình thường không còn hiện diện hay chỉ hiện ra như những ký ức lờ mờ, không còn quan trọng hay thu hút gì nữa. Đồng thời người ta ý thức về những dạng mới của thực tại, thấy nhạy cảm, mở rộng hơn với nó. Khả năng trực giác được đánh thức và kích thích: nói ngắn gọn, đã hình thành tất cả các điều kiện để chứng được đại định (dhyana) cũng như các dạng thiền quán cao hơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4593)
Trời đã sang đông. Tôi thường nghĩ vậy khi những cơn gió bấc vừa thổi qua, và nhìn lốc lịch trong năm chỉ còn lại vài chục tờ mỏng manh. Ơû cái thành phố phương nam nhộn nhịp này mà nói đến mùa đông, nghe ra chẳng mấy phù hợp. Về mặt địa hình địa lý quả là như thế. Nhưng với tâm lý chung mà hơn hết là trong dòng suy tưởng của tôi, thì mùa đông vẫn hiện hữu theo chu kỳ ở bất cứ nơi nào có sự sống. Còn nơi vùng đất vốn nổi tiếng hai mùa mưa nắng này cho đến cận ngày giáp tết, khí trời vẫn nóng bức khô khan.
10/04/2013(Xem: 4632)
Tượng Phật bằng đá không biết từ đâu lại được đặt trên chỉa ba của thân cây xoài bị cháy xém. Những ngày chiến sự tràn lan, người ta lo bồng bế nhau chạy ...
10/04/2013(Xem: 4274)
Đứng trên ban công- nơi đỉnh tháp cao nhất- có thể phóng tầm mắt nhìn khắp các dãy núi nhấp nhô mờ ảo trong đám sương mù. Nhiều buổi sáng rồi, thầy...
10/04/2013(Xem: 4859)
Thầy Minh Ký là một người lập dị khác đời. Mọi người đều nói về thầy như vậy, dù chẳng ai biết nhiều về thầy. Hai năm trước khi Hoà Thượng Viện Chủ ...
10/04/2013(Xem: 4520)
Không khí ướt đẫm, mây trắng là là giăng ngang đỉnh núi trông tợ như những tảng thiên thạch lớn thoạt ẩn thoạt hiện ra trong một buổi chiều đông giá buốt. Nhưng lúc này đang độ vào thu. Màu trời xen lẫn với màu xanh bạc của cánh rừng làm ánh lên chút sắc buồn thâm u diễm lệ. Cảnh sắc này ắt hẳn cũng từng ru hồn bao khách trần tìm đến để mong khám phá và chinh phục một cõi thiên nhiên hùng vĩ giữa đất trời.
10/04/2013(Xem: 5553)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộn thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. Sài Gòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát để cho thi nhân thả hồn mơ mộng mà tức cảnh sanh tình. Ở đây chỉ có cái nắng mưa bất chợt như lòng người vui buồn bất chợt, đến đi bất chợt. Tuy vậy, nơi mảnh đất có chiều dài lịch sử hơn ba trăm năm, đã từng sản sinh ra nhiều cái độc đáo…vừa chung mà lại vừa riêng. Đây cũng là nơi sẵn sàng quy tụ và phát huy mọi điều hay đẹp, kể cả những cái dung dị nhất, bình thường nhất. Từ đó đã tạo nên một dáng dấp Sài Gòn_ không giống ai mà cũng chẳng khác ai.
10/04/2013(Xem: 13879)
Cạnh con đường mòn, ven sườn núi tại Ngọc Nam, có một ngôi chùa nhỏ hoang vắng, nằm im lìm giữa một nơi hẻo lánh và quạnh quẽ. Mùa xuân năm ấy, giặc dã và trộm cướp nổi lên, dân chúng miền phụ cận đã chạy tản mác đi nơi khác, vị trụ trì trong chùa cũng bỏ trốn, chỉ để một mình ông già “ tứ cố vô thân” ở lại đèn hương sớm tối.
10/04/2013(Xem: 3419)
Chiều dần buông, khách vãn chùa lần lượt ra về, chùa Bảo Quang trở lại ninh tịnh, yên ắng. Pháp sư Trí Thông bảo đám đệ tử hồi phòng ngơi nghỉ, còn tự mình quét dọn nhà chùa, phủi sạch bụi bặm trần ai, xua tan mọi huyên náo nóng nực của cả một ngày.
10/04/2013(Xem: 6347)
Đức Phật, nàng Savitri và tôi là tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Hồ Anh Thái, do Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản. Tác phẩm được Công ty Văn hóa Phương Nam ấn hành với số lượng lớn, theo sự chuyển nhượng bản quyền với tác giả.
10/04/2013(Xem: 3844)
Phàm, ai lên đường cũng mang theo hành trang, nhiều hay ít, nặng hay nhẹ là do quan niệm về nhu cầu và mục đích chuyến đi. Khi gã đến bái biệt Thầy, lòng chợt rưng rưng khi chạm vào ánh mắt đầy xót thương. Chẳng lẽ chưa phải là lúc gã lên đường hay sao? Chẳng lẽ Thầy chưa thấy hết những quằn quại thôi thúc trong gã bấy lâu ư?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]