Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điểm đạo

22/05/201313:50(Xem: 11308)
Điểm đạo
Con Đường Mây Trắng


Điểm Đạo

Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Anagarika Govinda. Nguyễn Tường Bách dịch


Thật may mắn cho tôi không những được chuẩn bị bởi sự dạy dỗ kiên trì của Katschenla mà còn được một người bạn là một vị lạt ma Mông Cổ biết Anh ngữ, đã giúp tôi học hỏi kinh sách Tây Tạng, bù lại tôi chỉ cho ông tiếng Pali và thêm Anh văn. Ông đã học tập hai mươi năm trong một tu viện đại học gần Lhasa, đạt được học vị Géché và về sau cùng làm việc với nhà Đông phương học Stael-Holstein tại Bắc Kinh. Tên ông là Tubden Scherab, nhưng thường ông được gọi là “Géchéla”.

Nhờ ông làm thông dịch mà tôi không gặp khó khăn gì để hiểu giáo pháp của đạo sư và trao đổi riêng với ông, mặc dù – tôi sớm biết – vị đạo sư không cần đến thông dịch viên vì ông đọc tư tưởng của tôi như đọc một cuốn sách đang mở. Vì biết tôi đã dành phần lớn thời gian trưởng thành của mình để nghiên cứu Phật giáo, ông không phí giờ mà giảng cho tôi những giáo lý tổng quát nữa mà đến ngay với đề tài của phép tu thiền định, điều đối với ông hệ trọng hơn mọi ý kiến thức lý thuyết. Đối với tôi, điều này từ xưa đến nay chính là khía cạnh chủ yếu của đạo Phật cũng như đời sống tôn giáo.

Tới nay thì tôi dựa vào trực giác của riêng mình và các khai thị trong hệ Pali về việc hành trì thiền định, nhất là kinh Tứ Niệm Xứ [13](thời đó được phổ biến không phải theo phương pháp mới mà theo cách đơn điệu của trường phái Mynamar). Vì thế mà tôi hết sức quan tâm được đưa vào các phương pháp truyền thống, từng bước đi sâu vào sự chứng thực thiền định.

Trong ngày mà Tomo Géché Rimpotsché chính thức nhận tôi làm đệ tử và quán đỉnh cho tôi bằng một buổi lễ điểm đạo, trong đó tôi nhận được thần chú đầu tiên của mình, thì một điều quan trọng trở nên rõ ràng, điều mà tôi chưa có trong cuộc đời tôn giáo của mình. Đó là một biến cố tâm linh, nó không cần bất cứ triết lý hay lý luận phải trái gì vì nó không hề dựa trên sự hiểu biết lý thuyết mà là những sự thực xảy ra và sự chứng nghiệm trực tiếp và nhờ đó mà tôi chắc rằng, mục đích mình theo đuổi không phải là một ý niệm trừu tượng do đầu óc hư cấu ra, mà là tình trạng ý thức có thể đạt tới thực, một thực tại có thể nắm bắt.

Thế nhưng biến cố đã cho thấy thực tại có thể nắm bắt này lại quá tinh tế, vượt qua mọi so sánh, nên sự mô tả quá trình điểm đạo và những biến cố trong đó sẽ hết sức thiếu sót như ta tìm cách mô tả cảm thụ âm nhạc bằng ngôn từ. Đúng là sự mô tả chi tiết kỹ thuật và những cái gọi là “khách quan” sẽ hủy hoại cái chủ yếu, tính chất xúc cảm và nội dung đích thực của sự cảm thụ, vì sự “cảm xúc” trong nghĩa đích thực chính là cái làm tâm ta lay động, đào sâu, đánh thức nó, đưa lên một đời sống cao hơn, tới một khả năng nhận biết rộng hơn. Biểu hiện cao nhất của điều này là sự giác ngộ, sự chứng thực tự tính ánh sáng của ta, đồng thời đưa tới sự vận động tự tại, vô ngại, thanh tịnh nhưng lại bất động của tâm là vô minh – dù chúng ta do loại tư tưởng khái niệm, tham muốn hay bám giữ tạo ra. Sự bất động lại không đồng nghĩa với cái dừng chết, không có nghĩa kềm lại tư tưởng mà là dòng tâm thức không bị cản trở bởi những khái niệm tự tạo và ước muốn ích kỷ hay dòng chảy tự nhiên của nó bị chia cắt ra từng phần với hy vọng phân tích tìm hiểu nó. Điều này không có nghĩa là ta phải từ bỏ mọi tư duy khái niệm – đó là điều bất khả – mà đừng lạc lối trong đó để trở thành nô lệ của nó.

Cũng như từng âm thanh của một tiết điệu tự nó không mang ý nghĩa gì, nó chỉ có nghĩa trong mối liên hệ với những âm trước nó và sau nó – chúng là thời khắc của một sự vận động đầy ý nghĩa sinh động, không bị ngăn chận, những âm thanh đó cũng như bản thân tiết điệu không bị phá hủy; cũng tương tự như thế mà ta không thể tách những khái niệm hay biến cố đơn lẻ ra khỏi khung cảnh hay dòng chảy của tư tưởng hay cảm xúc được biến cố của lễ điểm đạo, tìm cách hiểu nó bằng khái niệm và suy luận thì ta chỉ có những phần tử chết trong tay chứ không phải “sợi dây tâm thức”, cái làm cho chúng có sức sống. “Sợi dây tâm thức’ này được người Tây Tạng gọi là dam-ts'hig. Đó là mối liên hệ nội tại giữa thầy với trò (cũng như mối liên hệ giữa những cái thiêng liêng và con người – dù nó xuất hiện dưới bất kỳ dạng nào), biểu thị sự vận động nội tại và chứng thực mà trên đó mối liên hệ được xây dựng.

Quá trình của lễ điểm đạo không chứa đựng điều gì bí ẩn, nhưng nó không thể trao truyền vì mỗi người phải tự nếm trải. Khi cố trình bày những điều vượt quá ngôn từ, ta chỉ kéo những điều thiêng liêng hạ xuống mức tầm thường, đánh mất cái “sợi dây” đó và không lợi gì cho ai. Với lời nói, ta chỉ hủy phá cái nhiệm mầu, cái thanh tịnh và sự hồn nhiên của tâm tư nội tại mình cũng như làm mất lòng kính sợ vốn là chìa khóa cổng đền cho sự mở hiện. Như bí ẩn của tình yêu chỉ có thể nẩy nở khi vắng bóng đám đông cũng như những kẻ yêu nhau không ai thảo luận tình yêu với người ngoài cuộc; thì cũng như thế, sự kỳ diệu của chuyển hóa nội tâm chỉ xảy ra khi những năn g lực bí ẩn của nó nằm ngoài mắt nhìn tầm thường và phiếm luận vô bổ của thiên hạ.

Điều có thể trao truyền được chỉ là kinh nghiệm thuộc về lĩnh vực của ý thức thông thường; và ngoài ra là kết quả và kết luận của những kinh nghiệm đó hay là những giáo pháp tập hợp những chứng thực qua nhiều thế hệ hay qua các vị thầy. Trong một tác phẩm trước đây[14] tôi đã cố gắng nói đến điều này và trong tập sách này tôi cũng sẽ nói đến về những ấn tượng cũng như những gì trải qua về các con người tạo ảnh hưởng quyết định lên đời sống tâm linh của mình.

Trong những con người đó thì Tomo Géché Rimpotsché là vĩ đại nhất. Mối dây liên hệ sinh ra trong lễ điểm đạo lần đầu và cũng là lần quan trọng nhất đối với tôi chính là nguồn suối của năng lực và sự cảm hứng. Vị đạo sư này đã giúp tôi bằng sự hiện diện của ông, ngay cả sau khi ông mất; hồi đó tôi không biết rõ sự giúp đỡ này cũng như không biết rằng ông là một trong những vị đạo sư Tây Tạng vĩ đại và được trọng vọng nhất và đối với hàng triệu người, tên ông đồng nghĩa với sự thực chứng cao nhất của Phật đạo.

Trong chừng mức nhất định thì cái không biết này lại thuận lợi cho tôi vì nó cho phép tôi, thông qua kinh nghiệm củachính mình mà quan sát tính cách phi thường của vị đạo sư một cách tự nhiên và không bị ý kiến của người khác chi phối; và tự mình biết rằng ông có thần thông như các vị thánh nhân trong quá khứ thường có.

Lần nọ, hoàn toàn tình cờ tôi cùng với người bạn Mông Cổ ở bên ông và đang nói chuyện về một số khía cạnh của thiền định. những câu hỏi của chúng tôi xoay quanh về các vấn đề nảy sinh trong các phép tu hằng ngày. Trong câu chuyện, vì người bạn tôi nói về các vấn đề riêng tư và vì không tham gia câu chuyện, tôi nghĩ ngợi về các điều khác. Lúc đó trong tâm nổi lên sự tiếc nuối là ngày ra đi của vị đạo sư không còn xa nữa, ông phải trở về tu viện chính, bên kia biên giới Tây Tạng và có thể nhiều năm sẽ trôi qua trước khi tôi có dịp ngồi lại dưới chân ông. Như theo một sức mạnh vô hình, tâm tôi nói thầm: “Hãy cho con một dấu hiệu rõ rệt của sợi dây nối con với thầy, cho con cái gì vượt lên mọi lời, nhắc nhở con nhớ đến mục đích cao cả va đức hạnh của thầy: dù đó là một tượng Phật nhỏ được thầy ban phước hay bất cứ cái gì…”. Chưa nói thầm hết ý thì vị đạo sư đã bất ngờ cắt câu chuyện, quay về phía tôi nói: “Trước khi chia tay, ta sẽ cho con một tượng Phật nhỏ làm kỷ niệm”.

Tôi choáng người, không dủ sức nói lời cảm ơn – phần vì vui mừng, phần vì xấu hổ mình đã ngắt câu chuyện của vị đạo sư chỉ vì ý nghĩ khẩn cầu và hầu như có tính chất thử thách. Nếu biết ông có thể nghe tư tưởng của tôi như lời nói bình thường, tôi đã không bao giờ dám ngắt câu chuyện của thầy, không hề muốn dùng ý nói chuyện với ông.

Ngay cả lúc đang bận chuyện khác, ông vẫn phản ứng về tư tưởng của tôi, điều đó làm tôi nghĩ rằng không những ông học được ý tưởng người khác mà có cái khả năng mà kinh sách Phật giáo gọi là “thiên nhĩ”, tức là nghe tất cả những tư tưởng của người khác hướng về mình. Và ngoài ra, tôi nói thầm những lời đó không bằng tiếng Tây Tạng, tôi nghĩ bằng ngôn ngữ của tôi, thế nên không phải ngôn ngữ mà ý nghĩa của ngôn ngữ, đó là điều mà vị đạo sư nghe thấy.

Trong ngày chia tay, dĩ nhiên là tôi rất hồi hộp. Từ lần đó đến nay, nhiều tuần đã trôi qua mà đạo sư không nhắc nhở gì lại điều mình hứa và tất nhiên tôi không dám hỏi gì về điều đó và tin rằng ông cũng nhớ đến như mình. Có thể ông thử lòng kiên nhẫn và tin tưởng của mình chăng. Điều này làm tôi càng nín lặng.

Nhưng khi vị đạo sư bị vô số người cần đến trong những ngày cuối cùng của ông tại Yi-Gah-Tscho-Ling, những kẻ đi từ xa đến xin gặp để được ban phước thì tôi không bỏ được lo ngại liệu lời xin của mình đã bị quên lãng đi không, có gì làm trở ngại không.

Vì thế mà tôi ngạc nhiên và vui sướng xiết bao khi phút chia tay ông trao cho tôi – trước khi tôi kịp nói điều gì – một tượng Phật Thích-Ca Mâu-Ni nhỏ nạm vàng, trang trí đẹp, làm bằng đát và cho tôi hay rằng, ông đã giữ nó trong tay lúc thiền định hàng ngày.

Tới bây giờ tôi mới ý thức được sự cao quý của tặng vật đó và lý do tại sao bây giờ tôi mới biết; và khi nhận nó trong tay, tôi phải dằn lòng lắm mới giữ được nước mắt. Không nói gì được tôi nghiêng mình lặng thinh, tôi thấy tay ông nằm yên trong tay tôi, năng lực của ông tràn khắp người tôi và cho tôi lòng tin chắc chắn không bao giờ xa ông, dù hàng ngàn dặm cách ly.

Kể từ ngày đó, tượng Phật trở thành bạn đồng hành thường xuyên của tôi, nó theo tôi suốt vô số lần trèo đèo tuyết phủ trên Himalaya và vùng nọi địa Tây Tạng; nó cùng đi với tôi trên những cao nguyên cô độc vùng Tschang Thang và những bình nguyên mầu mỡ ở miền nam và trung Tây Tạng. Nó đã cứu tôi trong những năm sau (1948) ra khỏi tình huống khó khăn tại miền tây Tây Tạng, triện son của nó là bằng cớ tôi là học trò của Tomo Géché Rimpotsché chứ không phải là điệp viên nước ngoài. Và trong dịp khác, nó làm dịu các người Momade vũ trang dữ tợn, họ bao vây khách lữ hành chúng tôi và chỉ chịu tha cho khi thấy phước lành của đạo sư, sau đó lại quay lui cho thêm sữa và bơ với yêu cầu hãy ban phước cho vợ con và đàn thú của họ.

Còn một điều nữa làm bức tượng nhỏ này thêm quí báu, đó là nó không phải do ai khác làm ra mà là từ bàn tay của Katschenla, người hết lòng phụng sự vị đạo sư và là người nối kết tôi với ông.

Trong những năm trước ngày vị đạo sư trở lại Yi-Gah-Tscho-Ling thì Katschenla không phải chỉ là người bạn mà còn là người đồng môn với tôi và cứ mỗi khi tôi trở về Yi-Gah-Tscho-Ling để trú ngụ tại tu viện hay gần nơi đó – tôi lại được ông tiếp đón và lo lắng như một người cha.

Điều này lại càng đặc biệt hơn khi vài năm sau, một vị tăng trẻ khác được giao nhiệm vụ giữ đền chính, còn Katschenla lo cho phòng riêng của vị đạo sư và mỗi ngày cúng tế trong bàn thờ tại đó, còn tôi, như đạo sư muốn, được ở trong phòng riêng thiêng liêng của ông, thì lại được Katschenla tốt bụng chăm sóc, lại càng cho thêm cảm giác là đạo sư vẫn còn ở đây, như trong ngày đầu gặp gỡ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 4107)
Khi tơi đang dịch “Nhân Kiếp và Tai Kiếp” (Human Life And Problems, do hịa thượng tiến sĩ K. Sri Dhammananda) vào giữa tháng 09/2001 tại Toronto thì bất ngờ được biết thầy Thích Tâm Quang bên Mỹ đã dịch xong với tựa đề là “Các Vấn Đề Của Xã Hội Hơm Nay” (web www.budsas.org)
29/03/2013(Xem: 10862)
Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
29/03/2013(Xem: 17319)
Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cảo thơm lần giở trước đèn, Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
29/03/2013(Xem: 9317)
Chuyến hành hương Thái Lan và Nhật Bản bắt đầu từ ngày 22 tháng 10 đến mùng năm tháng 11 năm 2012, vào một sáng mùa thu với nắng vàng ươm và se se gió lạnh. Có ai biết con số ghi tên tham dự chuyến hành hương Nhật Bản này lên đến bao nhiêu không? Trước giờ khóa sổ vào đầu tháng 10 là hơn một trăm vị, sau rút lui từ từ để dừng lại con số 85 với 14 quốc gia trên thế giới. Một con số đáng ngại trong lịch sử đi hành hương của quý Thầy.
20/03/2013(Xem: 3348)
Tác giả sinh năm 1937, 63 tuổi, hiện cư ngụ tại Worcester, Massachusetts. Công việc: Technician hãng điện tử ở Mass. Sau đây là bút ký về California lãnh Giải Thưởng do ông Luận viết. Bài đã phổ biến trong sách VVNM 2001, nhưng “mất tích” trên Việt Báo Online. Xin mời cùng đọc lại. Hình trên, từ trái: Thượng Nghị Sĩ California, Ông Joe Dunn và các viên chức dân cử khai mạc cuộc họp mặt. Phía trái là nữ nghệ sĩ Kiều Chinh. Phía mặt là cô Leyna Nguyen của truyền hình KCAL9.
19/03/2013(Xem: 10551)
Tập truyện “ Làng Cũ - Người Xưa” của Tiền Vĩnh Lạc (Australia) .Sách dầy 216 trang, bìa cứng 4 màu. Bìa trước cảnh nhóm chợ chồm hỗm ở làng quê tỉnh Trà Vinh. Bìa sau hình xe thổ mộ, ngưa kéo, tác giả gọi là “xe kiếng”? Nội dung gồm nhiều truyện ngắn, hồi ký, tài liệu quý giá...cùng nhiều kinh nghiệm sống viết ra ý chừng muốn khuyên răn con cháu, sách đọc thú vị và cần thiết để làm tài liệu nghiên cứu. Sách không bán, in để tặng . Ai cần xin gọi 618-8932- 3912
10/03/2013(Xem: 3208)
Nước Xá Vệ có cô gái nghèo tên Nan Đà, thân thế cô độc thân, sống bằng nghề ăn xin. Bấy giờ, cô thấy các vị vua chúa, quan đại thần, trưởng giả cúng dường Phật và chư Tăng, cô tự nghĩ: “Ta mắc tội báo gì mà sinh vào nhà bần tiện như thế này nên không thể cúng dường đấng phước điền?”. Cô tự hối trách lấy mình.
04/03/2013(Xem: 5731)
Theo lời Hòa Thượng trưởng lão Huyền Tôn kể rằng, những ngày Hòa Thượng còn ở quê nhà, nơi Tổ đình Thiên Ấn – miền Trung, có một chú sa di tên Diệu Mãn. Thường nhật Chú chỉ làm công việc quét chùa. Chú người hiền lành, ít nói, tánh tình ngồ ngộ. Đặc biệt trong chúng, ai nhờ việc gì đều hoan hỷ làm ngay. Cũng chính vì vậy, chú thường bị quí sư huynh đệ la rầy, sao đang làm việc này lại bỏ đi làm việc kia… Tuy vậy, nhưng lúc nào chú cũng hoan hỷ, không ai thấy chú câu chấp việc gì bao giờ.
20/02/2013(Xem: 16819)
Những Câu Chuyện Linh Ứng về Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát (trọn bộ 03 tập) do HT Thích Như Điển dịch Việt: Năm 2007 khi chúng tôi đang nhập thất tại Úc Châu thì có một Phật Tử tên là Huỳnh Hiệp từ Hoa Kỳ có liên lạc qua bằng E-mail cho Thầy Hạnh Tấn và nhờ tôi phiên dịch tác phẩm "Những mẩu chuyện linh ứng của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát tại Fuchù - Nhật Bản“ từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Tôi bảo cứ gởi một số chuyện tiêu biểu sang Úc, tôi dịch thử. Nếu đồng ý với cách dịch ấy thì tôi sẽ tiếp tục. Sau một tuần lễ, tôi gởi trở lại 3 chuyện đầu đã dịch của quyển một cho Phật Tử nầy và anh ta rất hoan hỷ và nhờ tôi dịch tiếp cho đến hết quyển sách. Tôi trả lời rằng: "Tôi rất sẵn sàng; nhưng tôi rất ít thì giờ; khi nào xong tôi chưa biết; nhưng tôi sẽ cố gắng. Đồng thời việc đánh máy sẽ giao cho các anh chị em thực hiện". Cầm quyển sách trên tay độ 400 trang A4 thấy cũng hơi nhiều; nhưng thôi, cứ cố gắng vậy. Ông bà mình thường nói: „Kiến tha lâu đầy tổ“ quả câu nầy chẳng sai chút nào.
01/02/2013(Xem: 8671)
Tuổi Hồng Con Gái là tác phẩm đầu đời của tôi được viết vào năm 1980 cùng thời gian với tấm ảnh ngoài bìa sách. Tuy lúc đó sống ngay trên quê hương Việt Nam với dân số đông đảo mấy chục triệu người nhưng xung quanh tôi, vì hoàn cảnh hết sức đặc biệt, tôi không có lấy một người bạn, một người thân để tâm tình những lúc vui, buồn trong cuộc sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]