Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dưới mái hiên chùa

22/05/201311:20(Xem: 8947)
Dưới mái hiên chùa
Chuyện Bình Thường


Dưới Mái Hiên Chùa

Thích Chân Tính
Nguồn: Thích Chân Tính


Đứng trên lan can phía trái của chính điện ngôi chùa, tôi có thể nhìn thấy những mái nhà tôn, nhà ngói, cái cao cái thấp, cái lớn cái nhỏ, lố nhố san sát nhau, thỉnh thoảng mới có một vài ngôi nhà đúc hai ba tầng cao trội hơn cả. Những đường hẻm ngoằn ngoèo như những con rắn mang bầu, chỗ phình ra chỗ hẹp lại không có luật lệ gì cả. Dường như trước đây mạnh ai có chút quyền thế gì cứ việc lấn chiếm hàng rào nhà mình cho rộng bất chấp đó là đường sá. Nhìn toàn bộ địa hình nơi đây ta có thể đoán được cuộc sống phức tạp của những người lao động chân tay nghèo khổ. Hai phần ba dân số là người Hoa. Hằng ngày họ tản mác đi làm các nơi khác đến chiều tối mới tụ họp về gia đình.

Mỗi ngày vào khoảng bảy giờ sáng, ngang con hẻm chùa, một bà lão trạc tuổi sáu mươi, tóc đã bạc trắng, hai gò mà nhô cao trên gương mặt xương xẩu nhăn nhó, cặp mắt hơi thụt vào và không còn thấy ánh sáng. Khoác trên thân hình gầy ốm tiều tụy là bộ đồ bà ba đen cũ kỹ sờn gấu. Một tay bà bám vào vai đứa bé trai khoảng tám tuổi, một tay bà cầm chiếc ca nhựa có quai, lần bước theo đứa bé đến sạp cà phê cách nơi bà ở khoảng năm mươi mét. Ngày nào cũng như ngày nào bà chỉ ngồi một chỗ, một chiếc bàn như là một thói quen. Sau khi uống cà phê và nói chuyện phiếm với khách xong, bà gọi đứa cháu dắt về. Có hôm nó mải đi chơi xa bỏ bà ngồi chờ chán rồi mới quay lại đưa bà về. Mỗi lần như vậy bà không quên rót trà vào ca mủ của mình đem về nhà uống.

Hơn ba tháng nay tôi để ý thấy bà cứ đi ngang con hẻm chùa và uống cà phê nơi sạp đó vào mỗi buổi sáng.

Một hôm nghe tiếng trẻ nhóc ở đây vỗ tay cười la “thầy chùa, thầy chùa” um sùm nhưng không rõ lý do gì. Trong tâm tôi đinh ninh rằng có lẽ vị sư nào đi khất thực ngang đây bị chúng chọc chăng? Để xác minh sự thật, tôi liền bước ra lan can ngó xuống đường và thấy lũ con nít đang bu quanh bà lão mù, đầu bà hôm nay bỗng trắng hếu, không còn tóc nữa.

Bà đứng lại la:

- Đồ quỷ, đồ yêu! Mẹ bay đẻ bay ra có tóc không mà đi chọc phá người ta, hả?

Cặp mắt bà trợn lên lộ cả tròng trắng, tròng đen với những đường chỉ đỏ, dáo dác nhìn theo phía tiếng trẻ nít. Mặt bà hậm hực như muốn nhào lại đánh chúng cho hả giận.

Bất chấp lời la mắng của bà, lũ nhỏ vẫn tiếp tục cười chọc. Thấy không ngăn nổi chúng, bà thúc đứa cháu đi về, miệng vẫn lẩm bẩm chửi rủa. Một vài cô sồn sồn đang đứng xem cũng đồng tình. Lúc ấy một người đàn ông đi qua la rầy lũ nhỏ. Các ả thấy vậy mới động lòng trắc ẩn lên tiếng can thiệp vào:

- Đừng có phá tụi bay.

- Người ta già cả mù lòa chọc ghẹo mai mốt sẽ mang quả báo đó.

- Gùa Thù ơi! Phán xẻ. Ngộ tả lị pây giờ.

Tuy miệng nói như vậy nhưng cặp mắt của mấy mụ thì ánh lên vẻ thích thú, nhìn theo lũ nhỏ đang đi theo sau chọc ghẹo bà lão mù.

Thực ra ai còn lạ gì cái xóm này nữa. Một số trẻ mới lớn đã được học chửi thề trước khi biết nói! Có lần tôi nghe cái mụ có thằng con tên Gùa Thù dạy con:

- Lị ngu quá, ló chửi lị như vậy mà lị im hả! Miệng mồm lị tâu mà không chửi lại! Pộ lị sợ ló tánh hả! Lồ cái thứ khôn nhà dạy chợ!

Phần lớn những đứa trẻ ở đây được giáo dục theo kiểu đó, thế nên mỗi lần hễ mở miệng ra nói chúng đều có kèm theo câu chửi thề và dường như cha mẹ chúng cũng rất vui mừng hả dạ khi thấy con mình chửi thề, nói tục giỏi hơn con người khác! Chính vì thế mà một hôm tôi thấy cái thằng Gùa Thù nó văng tục lại với mẹ nó khi tức giận. Huống chi lời hăm dọa của mụ khi nãy có thấm vào đầu nó chút sợ sệt nào đâu! Cha mẹ đã không ra cha mẹ thì bảo sao con cái trở thành con cái được! Thú thật lần đầu tiên đến sống nơi đây tôi rất khó chịu và khổ sở khi phải nghe những lời nói quá tục của họ xổ ra hằng ngày. Thế mà không hiểu sao bây giờ tôi đã lờn với nó rồi, trời ạ!

Thấy tụi con nít xúm nhau chọc phá như vậy mà sáng nào bà cũng đi đến sạp cà phê đó uống, tôi đâm thắc mắc. Bởi vì cách nhà bà vài căn cũng có sạp cà phê vỉa hè, tại sao bà không ở đó uống cho gần mà lại lần mò đi xa để cho lũ trẻ quấy rầy như thế? Giả sử vì sạp cà phê cạnh nhà không ngon thì bà có thể sai mấy đứa cháu nó đi mua về uống, cớ gì phải khổ sở đích thân lê la đến tận nơi mỗi ngày như vậy? Sau nhiều lần dò hỏi những người nghiện cà phê tôi mới biết người ta không chỉ nghiện cà phê mà còn nghiện cả chỗ ngồi nữa!

Mấy ngày nay tình hình trở nên lắng dịu, tiếng la cười chọc phá của lũ nhỏ không thấy nghe nữa. Tôi cho rằng tâm lý trẻ con bao giờ cũng vậy, chơi trò chơi gì cũng chỉ hăm hở ở lúc đầu rồi vài ngày sau là chán ngấy.

Sáng nay, tôi ra lan can cố đứng đợi bà lão mù đi ngang qua để xem lời đoán của mình có đúng không. Vài phút sau tôi mới vỡ lẽ là mình đã sai và hiểu rõ tại sao lũ con nít không dám chọc phá nữa.

Một ông lão trạc tuổi bà lão, trán hói lên tận đỉnh, mớ tóc chung quanh đầu cũng được ủi sạch nhẵn bóng, nổi bật trên gương mặt nhăn nheo là cái mũi to tướng, thỉnh thoảng hinh hỉnh lên, hai vành tai thì lại nhỏ xíu so với cái đầu “bưu”, cặp mắt ti hí hơi lõm vào. Nhìn gương mặt ông tôi có cảm tưởng nếu ông được lên sân khấu diễn vai hề chắc chắn sẽ thành công và rất ăn khách. Ông mặc chiếc áo sơ mi ngắn tay đã ngả màu đất và chiếc quần xà lỏn màu xám tro để lộ đôi chân xương xẩu được bao bọc bởi lớp da lùng nhùng chẳng còn bắp thịt. Nhìn những nếp nhăn nơi gương mặt và chân tay ông, tôi có thể đoán thời trai trẻ ông rất mập. Tay nắm tay, ông dắt bà lão thủng thẳng cùng đi.

Không hiểu sao đôi chân khẳng khiu của ông lại hấp dẫn tôi một cách lạ kỳ thế. Đứng ngắm nhìn từng bước chân đi như hai khúc xương di chuyển tôi cứ suy ngẫm rồi đâm ra so sánh:

Chắc chắn vợ chồng ông bà lão này so với Thầy tôi thì kém rất xa. Ở cái tuổi tám mươi mà Thầy tôi vẫn mập mạp hồng hào, bắp chân bắp tay còn chắc thịt, đi đứng vững vàng, lời nói trong thanh, tinh thần minh mẫn. Nếu nói rằng đó là kết quả của sự ăn uống đầy đủ sung sướng thì không có lý, vì Thầy tôi ăn chay từ bé đến giờ đâu có ăn cá thịt hay cao lương mỹ vị như người thế gian. Còn nếu cho rằng người tu hành nhàn rỗi nên được vậy thì lại hoàn toàn sai. Bởi lẽ từ khi xuất gia năm mười lăm tuổi đến nay, sống nơi đồng quê Thầy tôi đã lao động tự lực cánh sinh ít khi chịu ăn không ngồi rồi. Như vậy, cũng là người già với nhau, cũng ăn một lượng thức ăn bằng nhau mà có người thì mập ra, kẻ lại tóp vào. Thế là sao nhỉ?

Tôi suy nghĩ một lát thì chợt nhớ đến câu chuyện hôm qua, khi tôi cùng đi với người bạn trên đường Võ Thị Sáu gần đến ngã tư Bà Huyện Thanh Quan. Tôi giơ tay chỉ một cây cổ thụ bên lề đường hỏi:

- Cây gì vậy anh?

- Cây cao su đó thầy.

- Vậy hả! Sao nó lại phình to ở gốc cây vậy?

- Dạ, vì nó không bị lấy mủ nên mới mập như thế đó.

Tôi gật đầu đắc ý.

Nhờ cây cao su này đã giải đáp được câu thắc mắc của tôi. Lấy mủ hết thì cây sẽ khô héo tiều tụy dần, tích chứa mủ thì thân cây sẽ càng to lớn tươi xanh.

. . . . . . . . . . . . . .

- Từ từ chứ ông!

Nghe tiếng bà lão mù la lên, tôi liền ngó xuống đường.

- Đi nhanh lên một tí. – Ông lão thúc giục.

- Té tôi bây giờ đó.

- Bà đã nắm chặt tay tôi rồi còn sợ gì nữa.

- Chậm rãi mà đi, có giặc đâu mà phải vội vã.

- Bà có sợ té thì leo lên lưng tôi cõng về cho. Ông cúi người xuống phía trước bà pha trò.

- Đồ khỉ! Già rồi còn mất nết.

Ông lão cười hì hì rồi chậm rãi dắt bà đi.

Sáng nay tôi dắt chiếc Honda dame ra đường để chuẩn bị đi học. Thấy xe dơ quá, tôi lật yên lên lấy chiếc khăn ra ngồi lau sơ một tí.

Đối diện với con hẻm ngang hông chùa là Tổ hợp sản xuất dây đồng hồ. Lúc này vào khoảng hơn sáu giờ rưỡi, các công nhân đã tập trung trước cửa chờ đúng bảy giờ sẽ vào làm việc. Trong thời gian chờ đợi họ ngồi tán dóc với nhau đủ thứ chuyện trên đời.

Tôi loay hoay chùi xe không để ý đến các cô cậu thanh thiếu niên này. Bỗng một cậu lên tiếng:

- Dzách lầu mụ pho. Trăm năm hạnh phúc.

Một cậu khác thêm vào:

- Cho đến răng long đầu bạc.

- Không phải, răng long đầu trọc.

Cả bọn vỗ tay cười ồ lên.

Tôi hơi đỏ mặt khi nghe câu này. Mắt cứ chăm chú vào công việc không dám ngước nhìn lên, trong lòng thì lại thầm trách những anh chàng bất lịch sự thiếu văn hóa này. Xui thật, mới sáng sớm đã bị lũ choai choai này chọc ghẹo rồi. Nghe họ xì xầm cười nói tôi tưởng chọc mình nữa nên càng cúi gầm mặt xuống. Lúc đó chợt có hai bóng người lom khom đi ngang qua, ngước mắt lên nhìn, tôi mới nhận ra vợ chồng bà lão mù. À! Té ra nãy giờ không phải họ ghẹo mình. Tôi yên chí đứng dậy cất chiếc khăn vào yên xe, bật công tắc, leo lên xe đạp máy rồi khởi hành.

Xe lao lên phía trước, tôi thấy ông lão nắm tay dắt bà lão đi thật hạnh phúc. Ngẫm lại câu “trăm năm hạnh phúc cho đến răng long đầu trọc” của cái tụi thanh niên khi nãy là có cơ sở hẳn hòi. Nhìn lại chiếc đầu không có tóc của ông bà lão, tôi chợt nghĩ đến mình rồi cười thầm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2018(Xem: 4835)
Mẹo hay Đánh cược với hòa thượng, cậu bé thắng một gánh củi nhưng để mất thứ quý giá gấp nhiều lần
30/03/2018(Xem: 9464)
Ngày xưa có chú nai hiền Nhởn nhơ vui sống giữa miền hoang sơ Trong khu rừng rậm ven bờ Sông Hằng cuồn cuộn sóng mờ nhân gian. Dáng nai đẹp đẽ dịu dàng Sừng trong nước ngọc, thân vàng ánh châu Nhưng mắt nai lắng u sầu Thương cho trần thế nhuốm mầu bi ai, Nai nghe, nói được tiếng người Nai là Bồ Tát một thời hiện thân. Bên nai muông thú quây quần Coi nai như mẹ muôn phần yêu thương
21/03/2018(Xem: 9696)
Tu Viện Quảng Hương Già Lam, thường được công chúng gọi ngắn gọn là Chùa Già Lam, tọa lạc tại quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, do Hòa thượng Thích Trí Thủ sáng lập vào năm 1960, đây chính là nơi đào tạo tăng tài (cấp đại học) để hoằng dương chánh pháp, phụng sự Phật đạo. Ban đầu, chùa có tên là Giải Hạnh Già Lam, đến năm 1964 được đổi tên là Quảng Hương Già Lam, do lấy tên của một vị học tăng pháp danh Quảng Hương đã vị pháp thiêu thân vào năm 1963 ở Sài Gòn.
16/03/2018(Xem: 15415)
Bí Mật Xứ Tạng (sách pdf) Thích Minh Thế
13/03/2018(Xem: 10000)
Đại hành giả yogi Milarepa sinh trưởng tại tỉnh Gungthang miền Tây Tây Tạng. Ngài là con trai của một chúa đất giàu có tên là Mila Sherab Gyaltsen. Nhưng năm lên bảy tuổi, cha Ngài lâm trọng bệnh và qua đời, trước đó ông đã giao phó toàn bộ gia sản và gửi gắm vợ con mình cho chú thím của Milarepa rồi dặn dò khi nào Milarepa trưởng thành thì chú thím phải trả lại tài sản cho Milarepa và cô em gái. Thế nhưng sau khi cha Ngài mất, người chú và người thím xấu xa tước đoạt toàn bộ gia tài, họ còn bắt ba mẹ con Milarepa phải làm việc như những kẻ nô bộc trên đồng ruộng mà không được trả công. Khi Milarepa lớn lên, chú thím không những không trả lại gia sản mà còn cho rằng đó là phần mà cha Ngài phải trả nợ cho họ. Tức giận và cảm thấy bị sỉ nhục, mẹ của Milarepa gửi Ngài đi học huyền thuật để trừng phạt những kẻ vong ân bội tín. Chẳng bao lâu sau, Milarepa thành thục quyền năng huyền thuật hủy diệt và trong khi trả thù chú thím, Ngài đã sát hại rất nhiều người vô tội. Vô cùng hối hận t
13/03/2018(Xem: 8665)
Tôi rất vui mừng khi được một người bạn mời đóng góp cho trang tôn giáo, tiết mục Phật giáo, trên website của Gia đình Mũ đỏ vùng Thủ đô Hoa Thịnh đốn & Phụ cận, Trước khi bắt đầu cho những bài viết sắp tới, tôi xin được nói về bản thân mình, điều mà rất hiếm khi tôi thường nói đến. Vì tôi nghĩ, nói về Nhảy dù mà bản thân chẳng có một ngày nào sống trong binh chủng này, hay nói về Tae Kwon Do mà không biết tí gì về võ thuật, hay nói về kỹ thuật nhảy toán mà chưa một ngày mang huy hiệu thám sát của Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, thì khi nói đến ai mà tin. Vì vậy tôi phải nói một ít về bản thân, tạo niềm tin cho đọc giả với những bài viết về Phật giáo sau này.
09/03/2018(Xem: 11868)
Tuy là thầy của Nhật Hoàng Thiền sư vẫn thích lang thang du hành Ngài tuy đã rất nổi danh Vẫn làm khất sĩ dạo quanh khắp vùng. Một hôm ngài chợt tạm ngừng Ghé ngôi làng nhỏ trên đường lãng du Trời chiều tăm tối âm u Mưa rơi tầm tã, gió ru lạnh lùng Thân ngài thấm ướt vô cùng Dép rơm tơi tả muốn bung đứt rồi. Tại ngôi nhà nhỏ ven đồi Thấy vài đôi dép bày nơi cửa ngoài Ngài bèn ghé lại tìm người Hỏi mua dép mới thay đôi cũ này, Một bà ở tại trong đây Biếu ngài đôi dép. Lòng đầy xót xa
01/03/2018(Xem: 9317)
Con người còn sống là còn nhiều chuyện để làm, để nói, và suy nghĩ. Ngay cả sau khi chết, sự sống vẫn tiếp tục dưới nhiều hình thức khác. Dù tu chứng đến thành Phật hay Bồ tát thì các ngài vẫn có chuyện để làm, đó là tiếp tục ra vào sinh tử độ sinh, và công việc đó không bao giờ chấm dứt. Mạng sống của con người có ngày chấm dứt nhưng sự sống và dòng đời trôi chảy bất tận.
01/03/2018(Xem: 14264)
Từ lâu Kinh Phật dạy rồi: "Những điều chứa ẩn ở nơi Tâm người Luôn luôn biểu lộ ra ngoài: Tâm như họa sĩ đại tài khéo tay Vẽ muôn hình tượng giống thay, Chúng sanh nên gắng tu ngay Tâm mình!".
04/02/2018(Xem: 5053)
Các trung tâm Bưu điện Úc ( Australia Post – Mail Centre ) có thể nói là nơi dung nạp hay nói đúng hơn là nơi lựa chọn công việc để nương thân của một số những người VN tỵ nạn trong những năm đầu tiên được định cư nơ xứ sở tốt đẹp nầy. Công việc được tuyển dụng vào các trung tâm thư tín nầy là lựa thư ( mails sorting ) và đã được hệ thống Bưu điện Úc gọi cho một cái tên tương đối cũng vui vui là “Mail Officer “ . Việc làm tương đối không có gì cực nhọc, lương bổng cũng tạm hài lòng so với những công việc hiện thời, nhiều over time nên càng có cơ hội để kiếm thêm tiền, công việc vững vàng, ổn định, vì là thuộc diện Job chính phủ, rất hợp cho hoàn cảnh của những người VN tỵ nạn nữa thầy, nữa thợ nơi đây, nói vậy chứ một số lớn người VN làm cho ngành Bưu điện Úc, ngoại trừ một số người có mưu cầu cao hơn, thì cũng ít người bỏ việc nữa chừng, họ đã từ cái job nầy mà được ăn ngon, mặc đẹp, nhà cao, của rộng, xe cộ xênh xang, đời sống khá vững vàng, đủ điều kiện lo cho con cái ăn học nê
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]