Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dưới mái hiên chùa

22/05/201311:20(Xem: 8946)
Dưới mái hiên chùa
Chuyện Bình Thường


Dưới Mái Hiên Chùa

Thích Chân Tính
Nguồn: Thích Chân Tính


Đứng trên lan can phía trái của chính điện ngôi chùa, tôi có thể nhìn thấy những mái nhà tôn, nhà ngói, cái cao cái thấp, cái lớn cái nhỏ, lố nhố san sát nhau, thỉnh thoảng mới có một vài ngôi nhà đúc hai ba tầng cao trội hơn cả. Những đường hẻm ngoằn ngoèo như những con rắn mang bầu, chỗ phình ra chỗ hẹp lại không có luật lệ gì cả. Dường như trước đây mạnh ai có chút quyền thế gì cứ việc lấn chiếm hàng rào nhà mình cho rộng bất chấp đó là đường sá. Nhìn toàn bộ địa hình nơi đây ta có thể đoán được cuộc sống phức tạp của những người lao động chân tay nghèo khổ. Hai phần ba dân số là người Hoa. Hằng ngày họ tản mác đi làm các nơi khác đến chiều tối mới tụ họp về gia đình.

Mỗi ngày vào khoảng bảy giờ sáng, ngang con hẻm chùa, một bà lão trạc tuổi sáu mươi, tóc đã bạc trắng, hai gò mà nhô cao trên gương mặt xương xẩu nhăn nhó, cặp mắt hơi thụt vào và không còn thấy ánh sáng. Khoác trên thân hình gầy ốm tiều tụy là bộ đồ bà ba đen cũ kỹ sờn gấu. Một tay bà bám vào vai đứa bé trai khoảng tám tuổi, một tay bà cầm chiếc ca nhựa có quai, lần bước theo đứa bé đến sạp cà phê cách nơi bà ở khoảng năm mươi mét. Ngày nào cũng như ngày nào bà chỉ ngồi một chỗ, một chiếc bàn như là một thói quen. Sau khi uống cà phê và nói chuyện phiếm với khách xong, bà gọi đứa cháu dắt về. Có hôm nó mải đi chơi xa bỏ bà ngồi chờ chán rồi mới quay lại đưa bà về. Mỗi lần như vậy bà không quên rót trà vào ca mủ của mình đem về nhà uống.

Hơn ba tháng nay tôi để ý thấy bà cứ đi ngang con hẻm chùa và uống cà phê nơi sạp đó vào mỗi buổi sáng.

Một hôm nghe tiếng trẻ nhóc ở đây vỗ tay cười la “thầy chùa, thầy chùa” um sùm nhưng không rõ lý do gì. Trong tâm tôi đinh ninh rằng có lẽ vị sư nào đi khất thực ngang đây bị chúng chọc chăng? Để xác minh sự thật, tôi liền bước ra lan can ngó xuống đường và thấy lũ con nít đang bu quanh bà lão mù, đầu bà hôm nay bỗng trắng hếu, không còn tóc nữa.

Bà đứng lại la:

- Đồ quỷ, đồ yêu! Mẹ bay đẻ bay ra có tóc không mà đi chọc phá người ta, hả?

Cặp mắt bà trợn lên lộ cả tròng trắng, tròng đen với những đường chỉ đỏ, dáo dác nhìn theo phía tiếng trẻ nít. Mặt bà hậm hực như muốn nhào lại đánh chúng cho hả giận.

Bất chấp lời la mắng của bà, lũ nhỏ vẫn tiếp tục cười chọc. Thấy không ngăn nổi chúng, bà thúc đứa cháu đi về, miệng vẫn lẩm bẩm chửi rủa. Một vài cô sồn sồn đang đứng xem cũng đồng tình. Lúc ấy một người đàn ông đi qua la rầy lũ nhỏ. Các ả thấy vậy mới động lòng trắc ẩn lên tiếng can thiệp vào:

- Đừng có phá tụi bay.

- Người ta già cả mù lòa chọc ghẹo mai mốt sẽ mang quả báo đó.

- Gùa Thù ơi! Phán xẻ. Ngộ tả lị pây giờ.

Tuy miệng nói như vậy nhưng cặp mắt của mấy mụ thì ánh lên vẻ thích thú, nhìn theo lũ nhỏ đang đi theo sau chọc ghẹo bà lão mù.

Thực ra ai còn lạ gì cái xóm này nữa. Một số trẻ mới lớn đã được học chửi thề trước khi biết nói! Có lần tôi nghe cái mụ có thằng con tên Gùa Thù dạy con:

- Lị ngu quá, ló chửi lị như vậy mà lị im hả! Miệng mồm lị tâu mà không chửi lại! Pộ lị sợ ló tánh hả! Lồ cái thứ khôn nhà dạy chợ!

Phần lớn những đứa trẻ ở đây được giáo dục theo kiểu đó, thế nên mỗi lần hễ mở miệng ra nói chúng đều có kèm theo câu chửi thề và dường như cha mẹ chúng cũng rất vui mừng hả dạ khi thấy con mình chửi thề, nói tục giỏi hơn con người khác! Chính vì thế mà một hôm tôi thấy cái thằng Gùa Thù nó văng tục lại với mẹ nó khi tức giận. Huống chi lời hăm dọa của mụ khi nãy có thấm vào đầu nó chút sợ sệt nào đâu! Cha mẹ đã không ra cha mẹ thì bảo sao con cái trở thành con cái được! Thú thật lần đầu tiên đến sống nơi đây tôi rất khó chịu và khổ sở khi phải nghe những lời nói quá tục của họ xổ ra hằng ngày. Thế mà không hiểu sao bây giờ tôi đã lờn với nó rồi, trời ạ!

Thấy tụi con nít xúm nhau chọc phá như vậy mà sáng nào bà cũng đi đến sạp cà phê đó uống, tôi đâm thắc mắc. Bởi vì cách nhà bà vài căn cũng có sạp cà phê vỉa hè, tại sao bà không ở đó uống cho gần mà lại lần mò đi xa để cho lũ trẻ quấy rầy như thế? Giả sử vì sạp cà phê cạnh nhà không ngon thì bà có thể sai mấy đứa cháu nó đi mua về uống, cớ gì phải khổ sở đích thân lê la đến tận nơi mỗi ngày như vậy? Sau nhiều lần dò hỏi những người nghiện cà phê tôi mới biết người ta không chỉ nghiện cà phê mà còn nghiện cả chỗ ngồi nữa!

Mấy ngày nay tình hình trở nên lắng dịu, tiếng la cười chọc phá của lũ nhỏ không thấy nghe nữa. Tôi cho rằng tâm lý trẻ con bao giờ cũng vậy, chơi trò chơi gì cũng chỉ hăm hở ở lúc đầu rồi vài ngày sau là chán ngấy.

Sáng nay, tôi ra lan can cố đứng đợi bà lão mù đi ngang qua để xem lời đoán của mình có đúng không. Vài phút sau tôi mới vỡ lẽ là mình đã sai và hiểu rõ tại sao lũ con nít không dám chọc phá nữa.

Một ông lão trạc tuổi bà lão, trán hói lên tận đỉnh, mớ tóc chung quanh đầu cũng được ủi sạch nhẵn bóng, nổi bật trên gương mặt nhăn nheo là cái mũi to tướng, thỉnh thoảng hinh hỉnh lên, hai vành tai thì lại nhỏ xíu so với cái đầu “bưu”, cặp mắt ti hí hơi lõm vào. Nhìn gương mặt ông tôi có cảm tưởng nếu ông được lên sân khấu diễn vai hề chắc chắn sẽ thành công và rất ăn khách. Ông mặc chiếc áo sơ mi ngắn tay đã ngả màu đất và chiếc quần xà lỏn màu xám tro để lộ đôi chân xương xẩu được bao bọc bởi lớp da lùng nhùng chẳng còn bắp thịt. Nhìn những nếp nhăn nơi gương mặt và chân tay ông, tôi có thể đoán thời trai trẻ ông rất mập. Tay nắm tay, ông dắt bà lão thủng thẳng cùng đi.

Không hiểu sao đôi chân khẳng khiu của ông lại hấp dẫn tôi một cách lạ kỳ thế. Đứng ngắm nhìn từng bước chân đi như hai khúc xương di chuyển tôi cứ suy ngẫm rồi đâm ra so sánh:

Chắc chắn vợ chồng ông bà lão này so với Thầy tôi thì kém rất xa. Ở cái tuổi tám mươi mà Thầy tôi vẫn mập mạp hồng hào, bắp chân bắp tay còn chắc thịt, đi đứng vững vàng, lời nói trong thanh, tinh thần minh mẫn. Nếu nói rằng đó là kết quả của sự ăn uống đầy đủ sung sướng thì không có lý, vì Thầy tôi ăn chay từ bé đến giờ đâu có ăn cá thịt hay cao lương mỹ vị như người thế gian. Còn nếu cho rằng người tu hành nhàn rỗi nên được vậy thì lại hoàn toàn sai. Bởi lẽ từ khi xuất gia năm mười lăm tuổi đến nay, sống nơi đồng quê Thầy tôi đã lao động tự lực cánh sinh ít khi chịu ăn không ngồi rồi. Như vậy, cũng là người già với nhau, cũng ăn một lượng thức ăn bằng nhau mà có người thì mập ra, kẻ lại tóp vào. Thế là sao nhỉ?

Tôi suy nghĩ một lát thì chợt nhớ đến câu chuyện hôm qua, khi tôi cùng đi với người bạn trên đường Võ Thị Sáu gần đến ngã tư Bà Huyện Thanh Quan. Tôi giơ tay chỉ một cây cổ thụ bên lề đường hỏi:

- Cây gì vậy anh?

- Cây cao su đó thầy.

- Vậy hả! Sao nó lại phình to ở gốc cây vậy?

- Dạ, vì nó không bị lấy mủ nên mới mập như thế đó.

Tôi gật đầu đắc ý.

Nhờ cây cao su này đã giải đáp được câu thắc mắc của tôi. Lấy mủ hết thì cây sẽ khô héo tiều tụy dần, tích chứa mủ thì thân cây sẽ càng to lớn tươi xanh.

. . . . . . . . . . . . . .

- Từ từ chứ ông!

Nghe tiếng bà lão mù la lên, tôi liền ngó xuống đường.

- Đi nhanh lên một tí. – Ông lão thúc giục.

- Té tôi bây giờ đó.

- Bà đã nắm chặt tay tôi rồi còn sợ gì nữa.

- Chậm rãi mà đi, có giặc đâu mà phải vội vã.

- Bà có sợ té thì leo lên lưng tôi cõng về cho. Ông cúi người xuống phía trước bà pha trò.

- Đồ khỉ! Già rồi còn mất nết.

Ông lão cười hì hì rồi chậm rãi dắt bà đi.

Sáng nay tôi dắt chiếc Honda dame ra đường để chuẩn bị đi học. Thấy xe dơ quá, tôi lật yên lên lấy chiếc khăn ra ngồi lau sơ một tí.

Đối diện với con hẻm ngang hông chùa là Tổ hợp sản xuất dây đồng hồ. Lúc này vào khoảng hơn sáu giờ rưỡi, các công nhân đã tập trung trước cửa chờ đúng bảy giờ sẽ vào làm việc. Trong thời gian chờ đợi họ ngồi tán dóc với nhau đủ thứ chuyện trên đời.

Tôi loay hoay chùi xe không để ý đến các cô cậu thanh thiếu niên này. Bỗng một cậu lên tiếng:

- Dzách lầu mụ pho. Trăm năm hạnh phúc.

Một cậu khác thêm vào:

- Cho đến răng long đầu bạc.

- Không phải, răng long đầu trọc.

Cả bọn vỗ tay cười ồ lên.

Tôi hơi đỏ mặt khi nghe câu này. Mắt cứ chăm chú vào công việc không dám ngước nhìn lên, trong lòng thì lại thầm trách những anh chàng bất lịch sự thiếu văn hóa này. Xui thật, mới sáng sớm đã bị lũ choai choai này chọc ghẹo rồi. Nghe họ xì xầm cười nói tôi tưởng chọc mình nữa nên càng cúi gầm mặt xuống. Lúc đó chợt có hai bóng người lom khom đi ngang qua, ngước mắt lên nhìn, tôi mới nhận ra vợ chồng bà lão mù. À! Té ra nãy giờ không phải họ ghẹo mình. Tôi yên chí đứng dậy cất chiếc khăn vào yên xe, bật công tắc, leo lên xe đạp máy rồi khởi hành.

Xe lao lên phía trước, tôi thấy ông lão nắm tay dắt bà lão đi thật hạnh phúc. Ngẫm lại câu “trăm năm hạnh phúc cho đến răng long đầu trọc” của cái tụi thanh niên khi nãy là có cơ sở hẳn hòi. Nhìn lại chiếc đầu không có tóc của ông bà lão, tôi chợt nghĩ đến mình rồi cười thầm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2018(Xem: 4434)
40 Năm Ở Mỹ, sách của TT Thích Từ Lực
11/01/2018(Xem: 5089)
Vào những năm đầu của thập niên 2000, khi cây bút đang còn sung sức, tôi viết rất nhiều bài về danh lam thắng cảnh trên quê hương Nha Trang của mình để giới thiệu trên các báo và tạp chí khắp đất nước. Trong số đó, hiển nhiên là có bài viết về ngôi chùa đã lưu nhiều hình ảnh, dấu ấn kỷ niệm vào ký ức tuổi thơ của tôi với tên gọi thân quen mộc mạc: “Chùa Núi Sinh Trung”.
08/01/2018(Xem: 11204)
Hồi còn tại thế xưa kia Trên đường giáo hóa Phật đi qua làng Ngài đi cùng ông A Nan Khai tâm gieo ánh đạo vàng giúp dân. Đang đi ngài bỗng dừng chân Bước quanh lối khác có phần xa thêm Ông A Nan rất ngạc nhiên Vội lên tiếng hỏi. Phật liền giảng ra: "Này A Nan phía trước ta Có quân giặc cướp thật là hiểm nguy Sau ta ba kẻ đang đi Gặp quân giặc đó khó bề thoát qua!"
08/01/2018(Xem: 9384)
Ở bên Ấn Độ thuở xưa Nơi thành Xá Vệ, buổi trưa một ngày Gia đình kia thật duyên may Phật thương hóa độ, dừng ngay tại nhà, Tiếc thay chồng vợ tỏ ra Tham lam, độc ác, xấu xa, hung tàn. Hóa thành một vị đạo nhân Phật đi khất thực dừng chân trước thềm Ôm bình bát, đứng trang nghiêm, Anh chồng đi vắng, vợ liền nhảy ra Tay xua đuổi, miệng hét la
07/01/2018(Xem: 7764)
Sau mỗi lần có dịp viếng thăm các chứng tích như tượng đài, lăng mộ, viện bảo tàng, nhà lưu niệm, ..., của những nhân vật mà cuộc đời phần nào liên quan đến đời sống vật chất hay tinh thần, sự thịnh suy ,... của một nhóm người, một dân tộc, một vùng, một quốc gia,..., tôi ra về lòng những bâng khuâng với hai câu : Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? trong bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
21/12/2017(Xem: 3781)
Anh sinh ra và lớn lên ở miền gió cát khô nóng Phan Rang. Là một Phật tử thuần thành, lại được phước báu khi có đến hai người con trai xuất gia, nên nhân duyên đưa đẩy đã trở thành đạo hữu của tôi qua nhiều lần hội ngộ lạ lùng ở các thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Kết tình đạo hữu với nhau đã gần mười năm rồi, mỗi lần gặp mặt, tôi và anh đều tay bắt mặt mừng, trò chuyện thân mật, nhưng người huyên thiên lúc đàm đạo là anh, còn tôi thì cứ chỉ biết gật gù, mỉm cười, họa hoằn lắm mới buông một đôi câu phụ họa. Anh quý mến tôi ở điểm đó.
15/12/2017(Xem: 6341)
Hương Lúa Chùa Quê" Bản Tình Ca Quê Hương của nhị vị Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Thích Như Điển. Sau khi đọc tác phẩm “Hương Lúa Chùa Quê” chúng con không dám mong ước giới thiệu sự nghiệp văn học, văn hóa cả đạo lẫn đời của nhị vị Hòa Thượng. Vì công trình tạo dựng sự nghiệp của các bậc xuất sĩ không nằm trong “nguồn văn chương sáng tác”. Vì xuyên qua mấy chục năm hành đạo và giúp đời, nhị vị đã xây dựng nhiều cơ sở Phật giáo đồ sộ trên nhiều quốc độ khác nhau như: chùa Pháp Bảo tại nước Úc; chùa Viên Giác và Tu viện Viên Đức tại nước Đức. Nhị vị cũng đã mang ánh Đạo vàng đến khắp muôn nơi, soi sáng cho bước chân “người cùng tử” được trở về dưới mái nhà xưa, để thấy lại “bóng hình chân nguyên”; dẫn đường cho những người chưa thể “tự mình thắp đuốc lên mà đi” được tìm lại “bản lai diện mục”. Đó mới gọi là “sự nghiệp” của bậc xuât sĩ. Điều nầy đã có lịch sử ghi nhận từ mạch nguồn công đức biểu hiện và lưu truyền.
15/12/2017(Xem: 87244)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
29/11/2017(Xem: 6637)
Trong loạt bài Kể Chuyện Đường Xa lần này, người viết đặt thêm tên cho mục này Vòng Quanh Thế Giới, để có cùng tên với loạt phóng sự sẽ đưa lên tvtsonline.com.au với nhạc hiệu mở đầu của bài “Vòng quanh thế giới” người viết sáng tác gần bốn thập niên trước đây. Từ năm 1990, chúng tôi đã bắt đầu viết bút ký với chuyến đi Bangkok (Thái Lan) và loạt bài cuối cùng là chuyến du lịch Âu Châu vào năm 2015.
27/11/2017(Xem: 4866)
Nếu chấp nhận thuyết nhân duyên của Đạo Phật thì có thể dễ dàng, giải thích cho mọi tình huống và mọi sự việc xảy ra trong cuộc đời nầy. Nhân duyên hay duyên sanh cũng tương tự với nhau. Đó là: „Cái nầy có cho nên cái kia có; cái nầy sanh cho nên cái kia sanh. Cái nầy diệt, cho nên cái kia cũng diệt theo“. Không ai trong chúng ta có thể biết trước được việc gì sẽ xảy đến cho mình về sau nầy cả; dầu cho chúng ta có cố gắng làm mọi việc tốt đẹp trong hiện tại; nhưng dư báo trong quá khứ, ai biết được thiện, ác còn lại bao nhiêu mà lường được. Chỉ khi nào nắp quan tài đậy lại trong kiếp nầy, thì lúc ấy ta mới biết được cái quả trong hiện tại là cái nhân như thế nào mà trong quá khứ của chúng ta đã gây ra và chính cái quả của ngày hôm nay sẽ là cái nhân cho ngày sau nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]