Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niềm tin của nàng Ambapàli

05/04/201318:01(Xem: 5244)
Niềm tin của nàng Ambapàli


nangambapali_1
Niềm tin của nàng Ambapàli

Thích Nguyên Hùng

Nguồn: Thích Nguyên Hùng

Ambapàli (Am-ba-bà- lị) nguyên là một kỹ nữ hạng sang sống tại thành Tỳ-xá-li. Nàng sở hữu nhiều tài sản, trong đó có một khu vườn xoài nổi tiếng xinh đẹp nhất thành phô và cũng là trung tâm giải trí lớn nhất của tầng lớp thượng lưu.
Một lần nọ, Ambapàli nghe tin Đức Phật cùng các đệ tử du hành đến thành Tỳ-xá-li và nghỉ lại dưới những gốc cây xoài, nàng liền sửa soạn xe báu đi đến đảnh lễ Thế Tôn. Khi gần đến nơi, từ xa nàng đã thấy Đức Thế Tôn diện mạo đoan chánh, các căn đặc biệt khác thường, tướng tốt đầy đủ, như mặt trăng ở giữa những vì sao. Nàng rất hoan hỷ, xuống xe đi bộ lần tới chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ, ngồi xuống một bên.
Rồi Thế Tôn theo thứ lớp thuyết pháp, khai giải, giáo huấn, khiến cho lợi ích, hoan hỷ. Nghe Phật thuyết pháp xong, Ambapàli phát tâm vui mừng, quỳ trước Đức Thế Tôn phát nguyện trọn đời quy y Tam bảo và giữ gìn năm giới. Sau đó, nàng thỉnh cầu Đức Phật cùng các Tỳ kheo ở lại khu vườn nổi tiếng của mình và dự lễ trai tăng vào ngày mai. Sự thỉnh cầu ấy được Phật hứa khả. Quá xúc động và sung sướng trước tấm lòng từ bi thương tưởng của Thế Tôn, nàng dong xe nhanh chóng trở về nhà để chuẩn bị cho buổi lễ cúng dường trai tăng sáng hôm sau. Do chạy xe quá nhanh nên nàng đã gây va quẹt với đoàn xe của năm trăm công tử Lệ-xa, cũng đang trên đường đến đảnh lễ Đức Phật. Các công tử Lệ-xa bắt nàng lại và hỏi vì lý do gì mà chạy xe nhanh thế, thì được biết nàng phải về nhà gấp để chuẩn bị lễ cúng dường Đức Phật và chúng Tăng. Các công tử Lệ-xa liền đề nghị nàng nhường cho họ được cúng dường Phật trước và họ sẽ trả cho nàng một trăm ngàn lượng vàng. Ambapàli không đồng ý. Các công tử Lệ-xa ra giá cao hơn, gấp mười sáu lần trăm ngàn lượng vàng, cho đến số tài bảo gia trị bằng một nửa vương quốc. Nhưng nàng Ambapàli đã thẳng thừng tuyên bố: “Giả sử đem tài sản và bảo vật của cả nước cấp cho tôi, tôi cũng không nhận. Vì sao? Vì Phật hiện ở tại vườn xoài của tôi, Ngài đã nhận lời tôi thỉnh trước. Việc ấy đã xong, không thể nhường được”.
Thật quá bất ngờ cho năm trăm công tử Lệ-xa, và cho cả chúng ta!
Xuất thân thấp hèn, đối với xã hội thời Đức Phật, và cả xã hội ngày nay, trong mắt mọi người, Ambapàli chỉ là một kỹ nữ, không hơn không kém. Cho dù một số ít người đã coi kỹ nữ cũng là một cái nghề, nhưng cái nghề đó không được xã hội đồng tình, nếu không muốn nói là bị nhiều người lên án, chỉ trích, mạ lị (nguyên văn trong kinh nói nàng là một dâm nữ-Pàli: kàmesu micchàcàro, hành vi tà vạy trong các dục lạc). Với nhiều người, Ambapàli có một lý lịch xuất thân không đàng hoàng, là người bỏ đi, là hạng người thấp hèn, nhơ nhuốc, đáng bị người đời khinh khi, phỉ nhổ. Thế nhưng, chỉ sau một lần diện kiến Đức Thế Tôn, Ambapàli đã trở thành một con người khác, khác hoàn toàn. Nàng đã rủ bỏ tập khí đã gây tạo từ trước, tiêu trừ những cấu uế và làm một con người mơi. Đây là sự mầu nhiệm của Phật pháp, nhưng cũng là sự mầu nhiệm của khả năng tự chuyển hóa nơi mỗi con người. Không ai có quyền lựa chọn điều kiện hay hoàn cảnh xuất thân của mình, nhưng mình hoàn toàn có quyền lựa chọn cách sống, lối sống cho chính mình, để đời sống của mình thăng hoa hay chìm xuống tận đáy của xã hội.
Ambapàli trở thành một kỹ nữ có lẽ vì hoàn cảnh gia đình, cũng có thể là vì xã hội đẩy đưa. Có cả trăm ngàn lý do. Va có biết bao nhiêu người lâm vào hoàn cảnh giống như nàng, tưởng chừng như không còn lối thoát. Ấy vậy mà nàng Ambapàli đã thoát được, chỉ sau một lần đi lễ Phật! Vậy thì những người khác, có hoàn cảnh như nàng hay tương tự nàng, tại sao lại đánh mất niềm hy vọng trong khi cửa chùa đang rộng mở? Chúng ta phải có niềm tin.
Chính niềm tin đã đánh thức tâm linh của Ambapàli, thức dậy niềm tịnh tín vào Tam bảo, ngay lần đầu tiên diện kiến Thế Tôn. Chỉ một lần để cơn mưa pháp tưới những hạt cam lồ vào tâm thức thì bông hoa hạnh phúc đã đâm chồi nảy lộc trong trái tim người kỹ nữ. Và niềm hạnh phúc đó, giờ đây đối với nàng là không có gì so sánh được, không có gì co thể mua được, không có gì đánh đổi được, dù là tài bảo của cả vương quốc. Nàng đã thành tựu tín căn kiên cố, hay nàng đã thành tựu được bốn niềm tin bất hoại (tứ bất hoại tín). Bấy giờ, ai còn dám khinh khi người kỹ nư ấy? Nàng đã vào địa vị bất thối!
Mỗi chúng ta đều hơn một lần tự hào và nhân danh Phật tử, tự cảm thấy hãnh diện rằng mình xuất thân trong gia đình nề nếp, có địa vị xã hội, có giáo dục trường lớp… Nhưng so với người ky nữ kia, niềm tin của chúng ta đối với Tam bảo như thế nào? Và thái độ của chúng ta đối với tiền tài danh vọng ra sao? Ambapàli, vốn là một kỹ nữ, người mà chúng ta hơn một lần không để mắt tới, hoặc để mắt tới với thái độ khinh miệt, vậy mà chỉ sau một lần đi lễ Phật, nghe pháp, dù được trao đổi giá trị tài sản của cả giang sơn, nàng cũng không nhường cái quyền phụng sự, cúng dường Tam bảo cho người khác. Trong khi đó, có biết bao nhiêu người nhân danh này nọ lại có thể sẵn sàng đánh đổi lý tưởng, đánh mất niềm tin của mình chỉ vì một chút hư danh, một chút tàn dư bả lợi. Điều này tưởng cũng cần suy gẫm lắm thay!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 20440)
Mục đích của chúng tôi trong khi sưu tập những mẫu chuyện kể này là để mọi người thưởng thức những tinh hoa hay đẹp của giáo – lý qua những câu chuyện tươi sáng đẹp đẽ. Nếu công việc sưu tập ca – dao là một việc khó thì công việc sưu tập và trình bày những mẩu chuyện cổ của đạo Phật cũng là một việc khó khăn và đòi hỏi sự hợp lực của nhiều người. Hàng chục ngàn mẫu chuyện đạo, nào thuộc loại tiền thân, nào thuộc loại lịch sử, nào thuộc loại thí dụ, nào thuộc loại triết lý. . . những câu chuyện đó thật là phong phú và chứa đựng những tinh hoa của giáo - lý, từ - bi và trí tuệ. . . Ðọc những mẫu chuyện đạo ấy, không ai thấy chán nản cả. Các em thiếu nhi thích đã đành, người lớn chúng ta cũng vẫn thích và hơn thế nữa, lắm lúc cũng phải suy nghĩ nhiều để có thể hiểu được triết – lý của một câu chuyện. Chúng tôi sức lực không bao lăm thành thử trông mong rất nhiều ở các vị học giả thâm uyên và dày công nghiên cứu. Chúng tôi chỉ muốn làm công việc nói lên những nguyện vọng, và tr
22/10/2010(Xem: 3953)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng, có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời. Bà sống nhờ một thửa đất nhỏ trồng những hạt ngũ cốc. Vì cuộc đời đã trải qua nhiều gian truân từ nhỏ, bà lão cảm thấy nghiệp chướng trong người rất nặng nên đã cố công tìm hỏi những người chung quanh phương pháp chuộc tội để cầu xin cho tâm hồn được bình yên.
21/10/2010(Xem: 8690)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
19/10/2010(Xem: 8309)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
17/10/2010(Xem: 9775)
Hơn 6 tiếng xe lửa từ Aschaffenburg, tôi trở về đến nhà gần 10 giới tối. Lục đục tắm rửa, ăn chén súp nóng (do chồng nấu cho) huyên thuyên kể chuyện, rồi đánh răng... mãi gần 12 giờ khuya tôi mới lên giường đi ngủ. Sáng sớm hôm sau 6 giờ thức dậy sửa soạn đi... cày. Công việc ứ đọng của 2 ngày thứ 5, thứ 6 (lấy hè, cộng với công việc của thứ 2 đầy ắp trên bàn. Tôi một mình chịu trách nhiệm một phòng không ai thay thế). Ông xếp trước khi về văn phòng còn đứng đó chờ đợi, vẻ lo âu. Tôi trấn an ông:
17/10/2010(Xem: 4847)
Tết Trung Thu ăn vào ngày rằm tháng 8. Nguyên cuối đời nhà Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Vương Mãng nhân được cầm giữ chính quyền...
17/10/2010(Xem: 2989)
Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử. Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn đến hỏi cô gái: - Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây?
16/10/2010(Xem: 4149)
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn. Vốn là vùng rừng núi bạc ngàn nằm trên nóc nhà thế giới, Hy Mã Lạp Sơn là nơi thâm u bí hiểm với sơn lam chướng khí trùng trùng và vô số loài thú dữ cư ngụ sẵn sàng lấy mạng người để làm thức ăn. Thời đó, thổ dân Dravidian không có đủ vũ khí hùng mạnh để chống cự với các loài mãnh thú và tự bảo vệ mình. Từng người vào rừng săn tìm thức ăn đã không thấy trở về. Độc địa nhất không phải chỉ là những hổ, cọp, gấu, beo nằm lồ lộ chờ mồi bên bờ suối, dưới gốc cây hay trong khe đá, mà ngay bên dưới lớp lá khô mục của đường rừng là những loài rắn nguy hiểm chực chờ bước chân người.
16/10/2010(Xem: 3803)
Trong thiền không có đầu đuôi, khúc chiết, lý luận. Nó đập vỡ lý luận. Đó là thế giới lý tưởng của câu thơ lớp ba mồ côi luận lý. Thế giới của những câu cuối lấc cấc, mẹ gà con vịt. Đừng bắt tôi giải thích; hãy lang thang với tôi trong câu cuối của dăm ba chuyện thiền nổi tiếng.
16/10/2010(Xem: 3845)
Trong đời, tôi đã thấy mặt trăng lần nào chưa? Nhìn trăng, tôi nhìn cả đời. Nhưng thấy trăng, tôi không dám nói chắc. Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó, ngày xưa, tôi nằm nhìn mây bay. Nhìn trăng, tôi không thấy trăng. Chỉ thấy lá chuối, chõng tre. Thấy cả tôi với trẻ con hàng xóm nô đùa. Có lần tôi trốn tìm với chúng nó, bị lộ, tôi nhảy bừa vào bụi tre, bất ngờ có đứa con gái đã ngồi sẵn trong đó. Tôi sợ hoảng, toan vọt ra thì nó kéo tay tôi lại, ấn vai tôi xuống, cười đồng lõa. Trong loáng thoáng của cây lá, tôi thấy hai cái răng cửa của nó sáng ngời ánh trăng. Bây giờ, nhìn trăng non, tôi thấy cái miệng và hai cái răng. Tựa như hai cái răng của nó phát ánh sáng và in hình miệng nó lên bầu trời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]